Đề tài Hệ thống thông tin trong việc ra quyết định quản lý ở các doanh nghiệp dệt may

Ngành dệt may có lịch sử phát triển lâu đời ở nước ta. Tuy nhiên, nó mới chỉ trở thành một ngành sản xuất quan trọng được hơn chục năm nay và sự hòa nhập với thị trường thế giới cũng chậm hơn các nước khác trong khu vực khoảng 15 đến 20 năm. Trong 10 năm qua, ngành dệt may có những bước tiến vượt bậc Ngành dệt may đã đóng góp 17% cho GDP của Việt Nam năm 2006; kim ngạch xuất khẩu của ngành năm 2006 đạt con số rất ấn tượng 5,9 tỷ USD và dự kiến năm nay sẽ vượt mục tiêu 7 tỷ USD khi mà 9 tháng đầu đã đạt 5,7 tỷ USD, tăng gần 31% với năm 2005. Đây cũng là lần đầu tiên, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may vượt qua kim ngạch xuất khẩu dầu thô, đứng đầu trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Thông tin là đối tượng, công cụ của nhà quản lý.Trong các đơn vị sản xuất nhỏ, cá thể, việc Mặt khác mọi hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh đều có liên quan với thông tin, chỉ có trên cơ sở có đủ những thông tin phản ánh động thái cung cầu hàng hóa trên thị trường, nhà quản lý mới có thể xây dựng được kế hoạch sản xuất kinh doanh đúng đắn, bảo đảm cho sản phẩm ra có thị trường tiêu thụ,sử dụng các hợp lý các nguồn lực. Đồng thời để tiến hành chỉ đạo, giám sát , kiểm tra phân tích, đánh giá một cách đúng mức tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải dựa vào những tài liệu, số liệu chuẩn xác, nhất là tài liệu kế toán. chỉ đạo thực hiện các hoạt động sản xuất do bản thân người sản xuất tiến hành. Đối với họ thông tin chủ yếu là trí nhớ, với các tổ chức, công ty lớn, phức tạp bao gồm nhiều phân hệ, bao gồm nhiều bộ phận, hay kinh doanh đa lĩnh vực, các bộ phận có mối liên kết ràng buộc với nhau, cần phải xây dựng hệ thống thông tin thật tốt để đảm bảo thông tin cho việc ra quyết định của nhà quản lý . Với các ý nghĩa như vậy đề tài mong rằng sẽ xem xét và làm rõ hơn những vấn đề trong hệ thống thông tin ở các doanh nghiệp may, giúp cho các doanh nghiệp có thể xây dựng và hoàn thiện cho doanh nghiệp của mình cũng như sự phát triển của các ngành dệt may nói chung.

doc29 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hệ thống thông tin trong việc ra quyết định quản lý ở các doanh nghiệp dệt may, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên đề tài: HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ Ở CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY. MỤC LỤC. Mục lục 2 A.PHẦN MỞ ĐẦU. 4 LỜI NÓI ĐẦU. 4 B. NỘI DUNG. 5 I.Vai trò của thông tin trong việc ra quyết định quản lý. 5 1.Thông tin. 5 1.1. khái niệm thông tin. 5 1.2. Đặc điểm của thông tin quản lý. 6 1.3 Phân loại thông tin quản lý. 7 2. Quyết định 10 2.1 khái niệm và đặc điểm 10 2.2 yêu cầu đối với quyết định quản lý. 11 2.3 Phân loại 12 3. Mối quan hệ thông tin và quyết định quản lý. 14 3.1 Thông tin là cơ sở của việc lập kế hoạch 14 3.2 Thông tin là phương tiện ra quyết định chỉ đạo sản xuất kinh doanh. 14 II.THỰC TRẠNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ Ở CÁC DOANH NGHIỆP MAY. 15 1. Bản chất và vai trò của hệ thống thông tin trong việc ra quyết định . 15 1.1 khái niệm hệ thống thông tin. 15 1.2 Bản chất của hệ thống thông tin quản lý.(Management Information System) 1.3 Vai trò của hệ thống thông tin trong việc quản lý. 17 2. Hoàn thiện hệ thống thông tin trong các doanh nghiệp. 18 2.1 Nhu cầu thông tin ở các cấp, các khâu quản lý của doanh nghiệp. 18 2.2 Xác định nguồn thông tin. 18 2.3 Xác định nơi nhận thông tin quyết định 19 2.4 Quyết định lựa chọn hệ thống thông tin quản lý. 19 3. Thực trạng về hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý ở các doanh nghiệp mayViệt Nam. 20 3.1 Những điểm mạnh và khó khăn và yêu cầu cần có hệ thống thông tin . 20 3.2 Hệ thống thông tin khi cánh cửa hội nhập đã mở. 21 3.3 Nhu cầu thông tin ở các cấp, các khâu quản lý của doanh nghiệp. 22 3.4 Xác định nguồn thông tin. 22 3.5 Xây dựng hệ thống thông tin từng lĩnh vực quản lý. 23 III, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN CHO CÁC DOANH NGHIỆP MAY VIỆT NAM. 23 1.Về phía các doanh nghiệp. 23 2. Về phía nhà nước. 25 C. KẾT LUẬN. 26 Danh mục tài liệu tham khảo: 27 A.PHẦN MỞ ĐẦU. LỜI NÓI ĐẦU. Ngành dệt may có lịch sử phát triển lâu đời ở nước ta. Tuy nhiên, nó mới chỉ trở thành một ngành sản xuất quan trọng được hơn chục năm nay và sự hòa nhập với thị trường thế giới cũng chậm hơn các nước khác trong khu vực khoảng 15 đến 20 năm. Trong 10 năm qua, ngành dệt may có những bước tiến vượt bậc Ngành dệt may đã đóng góp 17% cho GDP của Việt Nam năm 2006; kim ngạch xuất khẩu của ngành năm 2006 đạt con số rất ấn tượng 5,9 tỷ USD và dự kiến năm nay sẽ vượt mục tiêu 7 tỷ USD khi mà 9 tháng đầu đã đạt 5,7 tỷ USD, tăng gần 31% với năm 2005. Đây cũng là lần đầu tiên, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may vượt qua kim ngạch xuất khẩu dầu thô, đứng đầu trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Thông tin là đối tượng, công cụ của nhà quản lý.Trong các đơn vị sản xuất nhỏ, cá thể, việc Mặt khác mọi hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh đều có liên quan với thông tin, chỉ có trên cơ sở có đủ những thông tin phản ánh động thái cung cầu hàng hóa trên thị trường, nhà quản lý mới có thể xây dựng được kế hoạch sản xuất kinh doanh đúng đắn, bảo đảm cho sản phẩm ra có thị trường tiêu thụ,sử dụng các hợp lý các nguồn lực. Đồng thời để tiến hành chỉ đạo, giám sát , kiểm tra phân tích, đánh giá một cách đúng mức tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải dựa vào những tài liệu, số liệu chuẩn xác, nhất là tài liệu kế toán. chỉ đạo thực hiện các hoạt động sản xuất do bản thân người sản xuất tiến hành. Đối với họ thông tin chủ yếu là trí nhớ, với các tổ chức, công ty lớn, phức tạp bao gồm nhiều phân hệ, bao gồm nhiều bộ phận, hay kinh doanh đa lĩnh vực, các bộ phận có mối liên kết ràng buộc với nhau, cần phải xây dựng hệ thống thông tin thật tốt để đảm bảo thông tin cho việc ra quyết định của nhà quản lý . Với các ý nghĩa như vậy đề tài mong rằng sẽ xem xét và làm rõ hơn những vấn đề trong hệ thống thông tin ở các doanh nghiệp may, giúp cho các doanh nghiệp có thể xây dựng và hoàn thiện cho doanh nghiệp của mình cũng như sự phát triển của các ngành dệt may nói chung. B. NỘI DUNG. I. Vai trò của thông tin trong việc ra quyết định quản lý. 1.Thông tin. 1.1 khái niệm thông tin. Thông tin là một khái niệm rộng,xét tùy vào lĩnh vực nghiên cứu người ta đưa ra những khái niệm khác nhau. Là một khái niệm trừu tượng, dùng miêu tả những gì mang lại cho con người sự nhận biết về hiện thực khách quan. Trong lĩnh vực nghiên cứu quản lý thông tin mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng,suy cho cùng quá trình quản lý là việc xử lý thông tin,coi thông tin là tất cả những thông báo những số liệu dùng làm đầu vào cho quá trình ra quyết định. Theo nghiên cứu quá trình quản lý luôn luôn là quá trình định hướng, phản ánh mối quan hệ qua lại giữa người tạo ra tin và người sử dụng tin. Có thể hiểu ,thông tin là cung cấp cho người sử dụng một tin tức nào đó mà trước đó họ chưa biết. Trong trường hợp không có người sử dụng thông tin thì sẽ không tồn tại khái niệm thông tin nữa. Góc độ quản lý,tất cả mọi tài liệu số liệu chia làm 3 loại: Tài liệu, số liệu có ích cho việc ra quyết định quản lý :thông tin. Tài liệu, số liệu dùng để ra quyết định sau này; Thông tin dự trữ. Tài liệu, số liệu dùng không liên quan đến việc đề ra quyết định: tài liêu thừa. Tin tức được thu thập là gì ? đó chính là những tri thức, tư liệu giúp cho việc phán đoán đưa ra quyết định hay ý kiến,việc đó giống như khi ta muốn làm một việc gì đó, ta phải phải tập trung những điều kiện cần thiết để thực hiện công việc. Còn mức độ cần thiết thì phải trải qua quá trình chọn lọc và sang tạo mới nhận ra được. Dù có bao nhiêu tri thức và tư liệu vẫn chưa đủ,đó không phải mục đích cuối cùng mà cái chíh là phải biết kết hợp với những cái cần thiết, những điều hữu ích phù hữu ích phù hợp với mục đích thành công. Biết kết hợp tổng hợp tạo ra các thông tin quyết định đầu ra ,điều đó rất quan trọng Bởi vậy cương quyết gạt bỏ đi các tri thức không cần thiết. Từ phân tích ở trên có thể định nghĩa về thông tin quản lý như sau: Thông tin là những tin tức mới, được thu nhận, được cảm thụ và được đánh giá có ích cho việc đề ra quyết định hoặc giải quyết một nhiệm vụ quản lý nào đó. 1.2 - Đặc điểm của thông tin quản lý. 1.2.1- Thông tin tồn tại trong các vỏ vật chất. Chúng ta hiểu thông tin với tư cách là đắc trưng biểu hiện của phương thức tồn tại và trạng thái vận động của vật chất, nó tuy bản thân không phải là vật chất nhưng cũng không thể tách rời vật chất. hông tin luôn tồn tại trong các vỏ vật chất, ọi là vật mang tin, hay giá mang tin. Ví dụ như báo cáo kế tóan của doanh nghiệp,báo cáo tài chính… đều cần diễn đạt thông qua các giá đựng tin nhất định như ngôn ngữ, số liệu bảng biểu, bằng từ. 1.2.2 Thông tin tự nó không biến đổin Nhưng các sự vật hiện tượng mà nó phản ánh lại luôn luôn biến đổi, nó không có khấu hao hữu hình nhưng có khấu hao vô hình . Thông tin bao giờ cũng phản ánh sự vật hiện tượng tại một thời điểm nhất định.nhưng các sự vật hiện tượng luôn biến đổi theo thời gian, thông tin mới chính xác sẽ có giá trị cao. 1.2.3 Nội dung của thông tin không phản ánh đầy đủ giá trị của thông tin. Thời đại ngày nay, thời đại của nền kinh tế tri thức thông tin đã trở thành hàng hóa, thông tin cũng đem ra trao đổi mua bán .giá trị của thông tin được đo bằng hiệu quả quản lý nhờ sử dụng nó, nó sẽ trở thành giá trị hiện thực khi tạo ra khả năng tăng tiềm lực vật chất cho con người, bảo đảm cho người phát triển toàn diện và không ngừng hoàn thiện,giá trị của thông tin cũng mất đi cùng với sự thay đổi các điều kiện của những nhiệm vụ quản lý đặt ra. 1.2.4 Một nội dung có nhiều cách mã hóa . Mã hóa thông tin là một vấn đề cần thiết trong việc xây dựng hệ thống thông tin.đó là việc xây dựng một tập hợp những mã ,ký hiệu ngắn gọn vêg một thuộc tính của một thực thể hoặc hệ thống. Mã hóa thông tin cho phép ta có thể nhận diện nhanh chóng ,tiết kiệm được không gian lưu trữ,thời gian lưu trữ. sử dung tìm kiếm nhanh chóng, một cách khoa học. 1.3 Phân loại thông tin quản lý. Phân loại thông tin quản lý là một yêu cầu cần thiết khách quan nhằm mục đích nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống chức năng của thông tin quản lý,đồng thời tổ chức hợp lý các dòng tin phục vụ cho việc triển khai các hoạt động quản lý. Trong thực hiện, thông tin quản lý thường được phân loại theo tiêu thức dưới đây : 1.3.1 Theo nguồn xuất xứ của thông tin , hoặc theo quan hệ của thống cho trước ,thông tin chia thành hai loại : thông tin bên trong va thông tin bên ngoài . 1.3.1.1 thông tin bên trong : Bao gồm các loại tài liệu, số liệu về tiến hành sản xuất, tiêu thụ ;giá thành , giá cả, cung cấp nguyên vật liệu; tồn kho vật tư hàng hóa, chi phí lưu thông, bảng kế toán,tài chính doanh nghiệp … nhờ chúng phân tích, đánh giá đúng đắn tình hình hiện tại của tổ chức. Thông tin bên trong dễ thu thập theo các kênh khác nhau giúp lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định tốt nhất trong các giai đoạn khác nhau. 1.3.1.2 thông tin bên ngoài : theo tính chất gồm hai loại là các văn bản pháp quy: các chỉ thị, nghị quyết, mệnh lệnh,các nghị định thông tư hướng dẫn ban hành đây là những thông tin pháp luật có ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động của tổ chức. Một loại khác là các tài liệu, số liệu về chủng loại, số lượng quy cách, chất lượng giá cả, tị phần…của các đối thủ cạnh tranh,của mộ trường bên ngoài, tiếp nhân từ nhiều nguồn khác nhau, có thể dùng các mô hình nghiên cứu môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. ví dụ ma trân BCG. Mô hình “năm lực lượng” của M. Porter. 1.3.2 - Theo chức năng thể hiện của thông tin.chia làm hai loại thông tin chỉ đạo và thông tin thực hiện . 1.3.2.1 thông tin chỉ đạo : bao gồm những tài liệu mang các mệnh lệnh chỉ thị, chủ trương, định hướng, quan điểm, nguyên tắc do cơ quan chỉ đạo đề ra, để hướng dẫn cấp dưới thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đạt được xác định trong chiến lược, quy hoặc kế hoạch. Nó có ảnh hưởng đến tương lai của đối tượng quản lý, hướng dẫn đối tượng quản lý triển khai hoạt động theo quỹ đạo mà cơ quan chỉ đạo. 1.3.2.2 Thông tin thực hiện : Bao gồm các tài liệu kế toán, thống kê về những sự kiện đã xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất , kinh doanh của tổ chức . Nó đóng vai trò mối liên hệ ngược trong hệ thống quản lý, phản ánh một cách toàn diện cụ thể kêts quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã định cho cơ quan chỉ đạo có thể kiểm soát cà điều tiết sự hoạt động của đối tượng quản lý trong khuôn khổ cho phép. 1.3.3 Theo phương hướng chuyển động của thông tin: Chia làm thông tin dọc và thông tin ngang . 1.3.3.1 Thông tin dọc: là thông tin qua laịi giữa các cơ quan quản lý khác cấp. Trong đó chia ra: thông tin lên là thông tin cấp dưới báo cáo lên cấp trên; thông tin xuống là thông tin cấp trên truyền đạt cho cấp dưới . thông tin dọc thông suốt, kịp thời nhanh chóng là điều kiện đảm bảo cho việc hiện trôi chảy và có hiệu quả của các hoạt động trong tổ chức. 1.3.3.2 Thông tin ngang: là thông tin qua lại giữa các cơ quan quản lý cùng cấp. Nó có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện nền kinh tế chuyển sang hoạt động cơ chế thị trườn, quyền tự chủ sả xuất kinh doanh, nhất là quyền tự chủ tài chính, của doanh nghiệp được tôn trọng. 1.3.4 Theo cách truyền tin: 1.3.4.1 Thông tin hệ thống: Bao gồm các báo cáo thống kê được duyệt, các báo cáo nghiệp vụ hàng ngày, mười ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm về tình hình sản xuất, cung cấp tiêu thụ…nó có nguồn thu thập đã biết trước, được truyền đi theo nội dung và thủ tục đã định, có tính chất chu kỳ và trong thời hạn quy định. 1.3.4.2 Thông tin không hệ thống : Mang tính ngẫu nhiên tạm thời. Nó thường truyền đi khi có các sự kiện đột xuất nảy sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi phải có sự can thiệp tức thời của cấp trên để giải quyết. 1.3.5 Theo cách phát thông tin , thông tin chia thành thông tin chính thức và thông tin phi chính thức . 1.3.5.1 Thông tin chính thức: Bao gồm các tài liệu mang tài liệu mang những thông tin có tính chỉ đạo, điều hành do các cơ quan cấp trên truyền đạt để hướng dẫn cấp dưới thực hiện nhiệm vụ được giao. 1.3.5.2 Thông tin không chính thức : Bao gồm các tài liệu mang những thông tin có tính gợi ý, tham khảo, tạo điều kiện cho cấp dưới sử dụng những giải pháp thích hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 1.3.6.2 Theo nội dung mà thông tin phản ánh.thông tin chia thành: Thông tin về chủ chương chính sách của đảng và nhà nước; Thông tin về môi trường quốc tế và khu vực ; Thông tin về giá cả, thị trường, khách hàng, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh; Thông tin kinh tế ; Thông tin phi kinh tế; Ngoài ra thông tin còn được phận chia theo nhiều cách tiếp cận và các tiêu thức khác không đề cập trong phạm vi nghiên cứu. 2. Quyết định . 2.1 khái niệm và đặc điểm 2.1.1 khái niệm Quyết định quản lý là những hành vi sáng tạo của chủ thể quản lý nhằm định ra mục tiêu, chương trình và tính chất hoạt động của tổ chức để giải quyết một vấn đề đã chin muồi trê cơ sở hiểu biết các quy luật vận động khách quan và phân tích thông tin về tổ chức và môi trường. Mỗi quyết định quản lý nhằm trả lời một hoặc trong số các câu hỏi sau: Tổ chức cần làm gì? Khi nào làm cái đó? Làm trong bao lâu? Ai làm? Và làm như thế nào? 2.1.2 Đặc điểm của quyết định quản lý: Quyết định là sản phẩm của tư duy con người, là kết quả của quá trình thu nhận thông tin, tìm kiếm, phân tích và lựa chọn. Mỗi con người với tư cách là thành viên cảu tổ chức, và xã hội đều phải đưa ra những quyết định cho mình.quyết định thể hiện sự lựa chọn tương lai của con người. Sự khác biệt giữa quyết định cá nhân và quyết định tập thể được thể hiện ở các điểm sau: - Quyết định quản lý là quyết đinh của tổ chức mà người đưa ra và có trách nhiệm về quyết định của mình,là quyết định của cá nhân hoặc tập thể các nhà quản lý ở các cấp, các bộ phận khác nhau của tổ chức . Quyết đinh quản lý là sản phẩm riêng có của các nhà quản lý và các tập thể quản lý . Chỉ có những cơ quan cá nhân có thẩm quyền mới được phép đưa ra các quyết đinh quản lý - Phạm vi rác động của quyết định quản lý rộng về số lượng, phạm vi tác động các quyết định quản lý luôn luôn lớn hơn hoắc bàng hai người. Có những quyết định quản lý tác động đến cả một quốc gia, khu vực, hay mang tính chất toàn cầu. - Quyết đinh quản lý luôn gắn với những vấn đề của tổ chức. trong quá trình hoạt động của tổ chức luôn xuất hiện những vấn đề phát sinh mà cần phải khắc phục, giải quyết . Dù lớn hay nhỏ thì cũng có tác động nhất định tới tổ chức yêu cầu các quyết đinh quản lý. 2.2 yêu cầu đối với quyết định quản lý. Để đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quản quyết định quản lý cần đảm bảo các yêu cầu sau đây. 2.2.1 Yêu cầu về tính hợp pháp Tức là phải tuân thủ theo pháp luật.Mọi quyết đinh đưa ra nếu không đam bảo tính pháp lý đều bị đình chỉ hoặc hủy bỏ. Người hoặc tổ chức đưa ra quyêt định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thể hiện ở những khía cạnh như sau: Quyết định được đưa ra trong phạm vi thẩm quyền tổ chức hay cá nhân. Quyết định không trái với các nội dung mà pháp luật quy định, Quyết định đúng thủ tục và thể thức. 2.2.2 Yêu cầu về tính khoa học. Quyết định có tính khoa học đòi hỏi phù hợp lý luận và thực tiễn khách quan.Yêu cầu tính khoa học của quyết định quản lý được thể hiện trên các khía cạnh: Quyết định phù hợp với định hướng và mục tiêu của tổ chức. Quyết định phù hợp với quy luật, các xu thế khách quan, các nguyên tắc và nguyên lý khoa học. Quyết định đưa ra trên các cơ sở vận dụng các phương pháp khoa học. Quyết định phù hợp điều kiện cụ thể, với tình huống cần đưa ra quyết định, kể cả thế cà lực cũng như môi trường tổ chức. 2.2.3 Yêu cầu về tính hệ thống Các quyết định được ban hành bởi các cấ và bộ phận chức năng nhưng phải thống nhât theo cùng một hướng. Hướng đó do mục tiêu chung xác định. Các quyết định được ban hành tại các thời điểm khác nhau không được mâu thuẫn, trái ngược và phủ định nhau,quyết định đã hể hiệu lực cần loại bỏ , đính chính. 2.2.4 Yêu cầu về tính tối ưu. Quyết định thực chất là một phương án hành động nhằm giải quyết một vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động của tổ chức.vì vậy đòi hỏi phải thực hiện phương án tối ưu. Theo nghĩa tổng quát thì phương án tối ưu là phương án thỏa mãn tốt nhất mục đích, mục tiêu với những ràng buộc nhất định của tổ chức. 2.2.5 Yêu cầu về tính linh hoạt. Phải phản ánh được mọi nhân tố mới trong lực chọn quyết định,phản ánh tính thời đại , môi trường mà quyết định ra đời và thực hiện.đòi hỏi việc xử lý tình huống phải linh hoạt, khéo léo tránh rập khuôn , máy móc, giáo điều, kinh nghiệm chủ nghĩa. Phương án quyết đinh đáp ứng được với sự biến đổi của môi trường. 2.3 Phân loại . Các loại quyết đinh quản lý được phân ra thành nhiều loại khác nhâu tùy theo tiêu thức phân chia. Thông thường chia các quyết định theo các tiêu thức sau: 2.3.1 Theo thời gian gồm: Quyết định dại hạn là các quyết định có hiệu lực trong thời gian dài, thường từ năm trở lên. Khi đưa ra các quyết định dài hạn chủ thể cần lựa chọn một cách thận trọng. Quyết định trung hạn, là quyết địnhquản lý có hiệu lực trong thời gian ngắn hơn thường trong khoảng từ 1 đến 5 năm. Quyết định ngắ hạn có hiệu lực dưới 1 năm. 2.3.2 Theo tầm quan trọng Quyết định chiến lược, là các quyết định quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển tổ chức, nó quyết định đường lối phát triển của tổ chức. Quyết định chiến thuật, nó nhằm xác định cách thức cụ thể để thực hiện mục tiêu và giải pháp của cá quyết định chiến lược. Quyết định tác nghiệp (các quyết định hàng ngày) giải quyết những tình huống cụ thể hằng ngày, những tình huống bất ngờ ,cụ thể của tổ chức. 2.3.3 Theo phạm vi điều chỉnh của quyết định Quyết định toàn cục và quyết định bộ phận. 2.3.4 Theo tính chất quyết định. Quyết định chuẩn mực( mang tính chất chung)nhằm đưa ra căn cứ cho việc xử lý những tình huống cụ thể hàng ngày.áp dụng cho nhiều trường hợp . Quyết định riêng biệt.nhằm xử lý mọt tình huống cụ thể đối với đối tượng cụ thể. Có hiệu lực 1 lần.ví dụ quyết định bổ nhiệm cán bộ, quyết định khen thưởng, kỷ luật. 2.3.5 Theo cấp quyết định Quyết định cấp cao: là những quyết định được đưa ra ở cấp chup bu của tổ chức, như quyết định của hội đồng quản trị. Quyết định cấp trung gian, là quyết định được đưa ra bởi cấp trung gian.quyết định mang tính chất chiến thuật. Quyết định cấp thấp do quyết định cấp quản lý chức năng đưa ra mang tính chất tác nghiệp. 2.3.6 Theo lĩnh vực hoạt động của tổ chức Quyết đinh quản lý nhân sự. Quyết đinh quản lý tài chính Quyết đinh quản lý công nghệ, nghiên cứu và triển khai. Quyết đinh quản lý sản xuất. Quyết đinh quản lý hoạt động marketing. Quyết đinh quản lý hoạt động đối ngoại. 3. Mối quan hệ thông tin và quyết định quản lý. Thông tin là đối tượng,công cụ của nhà quản lý.Trong các đơn vị sản xuất nhỏ, cá thể, việc chỉ đạo thực hiện các hoạt động sản xuất do bản thân người sản xuất tiến hành. Đối với họ thông tin chủ yếu là trí nhớ, với các tổ chức, công ty lớn, phức tạp bao gồm nhiều phân hệ, bao gồm nhiều bộ phận, hay kinh doanh đa lĩnh vực, các bộ phận có mối liên kết ràng buộc với nhau, cần phải xây dựng hệ thống thông tin thật tốt để đảm bảo thông tin cho việc ra quyết định của nhà quản lý . 3.1 Thông tin là cơ sở của việc lập kế hoạch. Lập kế hoạch là khâu đầu tiên va cũng là khâu quan trọng nhất của quá trình quản lý. Các kế hoạch bản thân chúng là một hệ thống bao gồm các chiến lược, quy hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn, kế hoạch hàng năm, chương trình, dự án. Khi lập các kế hoạch này nhà quản lý tiến hành phân tích, tính toán dựa trên các nguồn thông tin về nhân lực, vật lực, tài lực, mối quan hệ tối ưu giữa chúng, tạo lập lên những điểm mạnh, yếu của tổ chức để thích nghi với sự biến động của môi trường. Dựa trên những đánh giá từ môi trường bên trong và bên ngoài một phương hướng quan trọng của quá trình lập kế hoạch là sự tăng cường dự báo. Mà để tiến hành dự báo cần sử dụng các tài liệu, số liệu quá khứ, vừa phải dựa vào các kết quả phâ tích tình hình hiện tại trên các số liệu cụ thể đáng tin cậy và chính xác. 3.2 Thông tin là phương tiện ra quyết định chỉ đạo sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo cho sản xuất phù hợp với tiêu dùng, nhà quản lý cần nắm vững một cách chuẩn xác, toàn diện các tài liệu, các số liệu, các nguồn thông ti
Tài liệu liên quan