Đề tài Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt Nam

Có thể nói hiện nay các nền kinh tế của các nước trên thế giới cũng như các khu vực khác nhau có trình độ phát triển chênh lệch khá lớn. Phần lớn các nước khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á có nền kinh tế phát triển mạnh với mức thu nhập GDP trên đầu người lên tới hàng chục nghìn USD. Một số nước khu vực Nam Mỹ, Đông Âu, Bắc Phi, Đông Nam Á có nền kinh tế phát triển ở mức trung bình, với mức thu nhập GDP trên đầu người ở khoảng từ 1.000 tới 10.000 USD/năm. Một số quốc gia còn lại tập trung ở Châu Phi, Nam Á.có nền kinh tế kém phát triển với mức thu nhập GDP trên đầu người dưới 1.000 USD. Bức tranh phát triển không đồng đều của nền kinh tế các nước trên thế giới là một thực trạng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó có những nguyên nhân mang tính lịch sử từ hình thành và phát triển của mỗi quốc gia từ hệ thống quan hệ sản xuất cho tới lực lượng sản xuất. Như chúng ta đã biết, mỗi quốc gia có những lợi thế so sánh riêng xuất phát từ những nét đặc thù của vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực con người và cả mức độ phát triển của nền kinh tế như đã đề cập ở trên. Chính những lợi thế so sánh khác nhau của các quốc gia đã tạo nên nhu cầu phân công lao động quốc tế nhằm thu được hiệu quả cao nhất cho mỗi quốc gia. Quá trình phân công lao động quốc tế phát triển sâu sắc sẽ làm cho các nền kinh tế của các quốc gia khác nhau ngày càng phụ thuộc vào nhau, dòng vốn đầu tư, dòng hàng hoá trao đổi giữa các quốc gia tăng lên mạnh mẽ. Chính những yêu cầu xuất phát từ thực tế này đã dẫn tới khái niệm mới thường được sử dụng hiện nay là Toàn cầu hoá, một mức độ phát triển rất cao của phân công lao động quốc tế. Toàn cầu hoá là quá trình tăng cường hợp tác phát triển giữa các quốc gia cả song phương và đa phương trong lĩnh vực kinh tế cũng như trong các lĩnh vực khác như xã hội, khoa học kỹ thuật, văn hoá, an ninh.Xu hướng toàn cầu hoá đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các định chế quốc tế mang tính toàn cầu, tính khu vực hoặc song phương. Điển hình nhất là Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có nhiệm vụ điều tiết các mối quan hệ thương mại giữa các quốc gia là thành viên của tổ chức này.

doc101 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan