Vấn đề dinh dưỡng là vấn đề sống còn trong nghề nuôi cá vì chi phí cho ăn chiếm đến gần 40-50% trong tổng chi phí sản xuất. Các nghiên cứu về dinh dưỡng đã đạt được nhiều kết quả tiến bộ khả quan trong những năm gần đây, với việc sản xuất thành công các loại thức ăn thủy sản mới, cân bằng dinh dưỡng và thúc đẩy tối đa sự phát triển cũng như sức khỏe của cá nuôi. Bên cạnh đó, các loại thức ăn đặc chế cho một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao cũng góp phần làm cho nghề nuôi được mở rộng nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng gia tăng của con người đối với các sản phẩm thủy sản có chất lượng cao, giá cả phù hợp và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
92 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2047 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiện trạng công nghệ và sản phẩm thức ăn nuôi trồng thủy sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Các chi phí trong mô hình nuôi cá Tra trong ao 6
Hình 2.1: Cây Yucca 17
Hình 2.2: Acid phytic 21
Hình 5.1: Cân tự động 52
Hình 5.2: Máy nghiền 55
Hình 5.3: Thiết bị lọc túi vải 57
Hình 5.4: Máy ép viên 62
Hình 5.5: Thiết bị làm nguội 65
Hình 7.1: Phần mềm WINFEED 91
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần hóa học cơ bản một số loại bột cá thành phẩm 10
Bảng 2.2: Thành phần sinh hóa một số nguồn protein động vật (% khối lượng) 11
Bảng 2.3: Thành phần sinh hóa một số nguồn protein thực vật (% khối lượng) 13
Bảng 2.4: Thành phần sinh hóa một số nguồn thực vật cung cấp tinh bột (% khối lượng) 14
Bảng 2.5: Sự cân đối độ ẩm nguyên liệu và ẩm độ không khí (70%) ở nhiệt độ 270C 23
Bảng 2.6 : Tóm tắt một số chất kháng dinh dưỡng và độc tố trong thức ăn (De Silva, Anderson, 1995; NRC, 1993) 25
Bảng 3.1: Giá trị GE và DE của một số chất dinh dưỡng 27
Bảng 3.2: Giá trị DE và ME của một số loại thức ăn cá 27
Bảng 4.1: Nhu cầu protein của một số cá 30
Bảng 4.2: Nhu cầu acid amin (%protein) một số loài tôm cá 31
Bảng 4.3: Mức sử dụng tối đa lipid trong thức ăn cho một số loài cá 33
Bảng 4.4: Nhu cầu lipid một số loài tôm 34
Bảng 4.5: Nhu cầu vitamin cho một số loài tôm cá (mg/kg thức ăn) 45
Bảng 4.6: Nhu cầu muối khoáng đa lượng cho một số loài cá (g/kg) 48
Bảng 4.7: Nhu cầu một số khoáng vi lượng của một số tôm cá (ppm) 48
Bảng 4.8: Nhu cầu khoáng đề nghị cho tôm biển 49
Bảng 6.1: Mối quan hệ giữa hàm ẩm thức ăn với sự phát triển của và côn trùng 72
Bảng 6.2: Kích thước viên cho thức ăn công nghiệp cho cá 72
Bảng 6.3: Chỉ tiêu cảm quan của thức ăn viên tôm càng xanh 75
Bảng 6.4: Chỉ tiêu hóa, lý của thức ăn viên tôm cành xanh 75
Bảng 6.5: Chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn viên tôm cành xanh 76
Bảng 6.6: Chỉ tiêu cảm quan của thức ăn viên cá tra, cá basa 79
Bảng 6.7: Chỉ tiêu hóa, lý của thức ăn viên cá tra, cá basa 80
Bảng 6.8: Chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn viên cá tra, cá basa 81
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG
1. VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN ĐỐI VỚI NGHỀ NUÔI THỦY SẢN
Chế độ dinh dưỡng tốt là nền tảng của sự thành công và bền vững của nghề nuôi trồng thủy sản về mặt hiệu quả kinh tế, đảm bảo sức khỏe cho cá nuôi, đem lại chất lượng sản phẩm cao và hạn chế tối thiểu các tác động có hại đến môi trường.
Vấn đề dinh dưỡng là vấn đề sống còn trong nghề nuôi cá vì chi phí cho ăn chiếm đến gần 40-50% trong tổng chi phí sản xuất. Các nghiên cứu về dinh dưỡng đã đạt được nhiều kết quả tiến bộ khả quan trong những năm gần đây, với việc sản xuất thành công các loại thức ăn thủy sản mới, cân bằng dinh dưỡng và thúc đẩy tối đa sự phát triển cũng như sức khỏe của cá nuôi. Bên cạnh đó, các loại thức ăn đặc chế cho một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao cũng góp phần làm cho nghề nuôi được mở rộng nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng gia tăng của con người đối với các sản phẩm thủy sản có chất lượng cao, giá cả phù hợp và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Sử dụng và chế biến thức ăn cho cá cần được kết hợp với nhiều nghề khác như chăn nuôi, chế biến bột cá, chế biến phụ phẩm nông nghiệp, chế biến thực phẩm… Đồng thời khi cho cá ăn, cần đủ lượng và chất mới nâng cao được năng suất cá nuôi, giảm được giá thành sản phẩm.
Hình 1.1: Các chi phí trong mô hình nuôi cá Tra trong ao
Hình 1.1: Các mục chi phí trong mô hình nuôi cá Tra trong ao
2. ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG CƠ BẢN CỦA ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN
Thuỷ sản bao gồm các loài các xương và giáp xác, có những đặc điểm dinh dưỡng rất chuyên biệt và rất khác so với các động vật trên cạn:
• Đa số động vật thuỷ sản trong chu kỳ sống trải qua giai đoạn ấu trùng. Trong giai đoạn này nhu cầu dinh dưỡng ấu trùng thay đổi rất lớn nên nghiên cứu dinh dưỡng sẽ khó khăn hơn so với động vật trên cạn.
• Là động vật biến nhiệt nên nhu cầu năng lượng thấp hơn và lệ thuộc vào nhiệt độ môi trường sinh sống nên tỷ lệ giữa năng lượng và protein hay tỉ lệ năng lượng và các thành phần dinh dưỡng thức ăn cũng thay đổi rất nhiều.
• Động vật thuỷ sản có một số nhu cầu dưỡng chất khác với động vật trên cạn như cá có nhu cầu các acid béo họ n-3 chứa nhiều nối đôi như 20:5 n-3, 22:6 n-3 hay tôm và giáp xác có nhu cầu sterol.
• Động vật thuỷ sản có khả năng hấp thụ các muối khoáng trong nước nên nhu cầu các muối khoáng rất khác so với động vật trên cạn.
• Khả năng tổng hợp một số vitamin của động vật thuỷ sản có giới hạn nên chúng lệ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp từ thức ăn.
• Môi trường sống của động vật thuỷ sản rất khác động vật trên cạn. Do đó động vật thuỷ sản phải có những kiểu thích nghi như khả năng biến dưỡng ở điều kiện oxy thấp, tiêu hao năng lượng thấp hơn, giảm khối lượng bộ xương và khung chống đỡ cơ thể.
3. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG THỨC ĂN HIỆN NAY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là đồng bằng trũng, có nhiều dạng thủy vực, có tổng diện tích rộng lớn thuận lợi cho nuôi thủy sản. Thiên nhiên đã ưu đãi ĐBSCL trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Từ chế độ đất đai thổ nhưỡng đến chế độ khí tượng thủy văn đều thuận lợi cho nuôi thủy sản.
Nói riêng về thức ăn cho nuôi thủy sản hiện nay ở ĐBSCL có một số vấn đề chủ yếu sau:
3.1. Nguồn thức ăn nhân tạo
Thế mạnh của ĐBSCL là sản xuất nông nghiệp, là trung tâm lớn nhất của cả nước trong sản xuất lúa. Nguồn phụ phẩm nông nghiệp dồi dào có thể dùng cho nuôi cá. So với các khu vực khác trong cả nước thì ĐBSCL có nguồn thức ăn tốt phục vụ cho nuôi trồng thủy sản.
3.2. Vấn đề thức ăn tự nhiên
Thức ăn tự nhiên ở ĐBSCL rất phong phú. Các nhóm thức ăn tự nhiên đều phong phú từ tảo, động vật nổi, động vật đáy, vi khuẩn, đến các chất hữu cơ. Sự phát triển của thức ăn tự nhiên đã góp phần tích cực nâng cao năng suất cá nuôi, giảm chi phí thức ăn cho cá. Tuy nhiên tiềm năng thức ăn tự nhiên của ĐBSCL chỉ mới được khai thác ở mức thấp.
Việc coi nhẹ hoặc chưa thấy hết vai trò của thức ăn tự nhiên mà nhóm thức ăn này nhìn chung chưa được chú ý phát triển (kể cả trong các cơ sở quốc doanh, tập thể, tư nhân...). Vấn đề sử dụng phân bón thúc đẩy sự phát triển của thức ăn tự nhiên chưa được coi trọng ở ĐBSCL.
3.3. Nhận thức về vị trí của thức ăn trong nuôi thủy sản
Do nhận thức ngày càng rõ về vai trò của nghề nuôi thủy sản trong sự phát triển kinh tế khu vực, kinh tế gia đình nên vị trí thức ăn ngày càng được đánh giá đúng mức. Những quan niệm nuôi cá không cần cho ăn hoặc cho ăn ít đã dần được thay đổi.
Hiện nay ở ĐBSCL, việc cho cá ăn đã được quan tâm, nhất là đối với hình nuôi cá trong ao, bè ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp.
3.4. Vấn đề chế biến thức ăn
Tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong việc chế biến thức ăn cho cá chưa được áp dụng rộng rãi. Chế biến thức ăn chủ yếu mới tập trung ở các hình thức nuôi cá trong bè, ao thâm canh. Còn lại nhiều địa phương, nhiều cơ sở (quốc doanh, tập thể, tư nhân...) chưa áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong chế biến sử dụng thức ăn (thức ăn viên, vật liệu kết dính...). Một số sử dụng thức ăn tinh hiện nay là dùng thức ăn khô (bột cá, bột đậu nành, bột bắp, cám...) rải trên mặt nước ao. Như vậy thức ăn sẽ bị lãng phí nhiều, làm giảm hiệu quả cho ăn, rất dễ gây ô nhiễm môi trường nước.
3.5. Vấn đề sử dụng thức ăn trong các hình thức nuôi
Hiện nay tuỳ theo đối tượng nuôi và mức độ thâm canh mà người nuôi sử dụng các dạng thức ăn khác nhau để nuôi thủy sản.
Trong các mô hình VAC, VACR, hoặc nuôi ao hồ nhỏ, thức ăn chủ yếu là sẵn có từ nông hộ, mức đầu tư thấp. Trong khi nuôi cá, mô hình nuôi cá tra bè và nuôi ao thâm canh, hơn 70% là sử dụng thức ăn công nghiệp. Một số đối tượng cá đồng như cá lóc đen, lóc bông người dân sử dụng 100% là thức ăn cá tạp. Trong nuôi tôm hiện 80% là các hộ nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp. Đối với mô hình quảng canh thì gần như người nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn tự nhiên.
CHƯƠNG 2 : THỨC ĂN TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
1. GIỚI THIỆU - PHÂN LOẠI
Chất lượng nguyên liệu là vấn đề then chốt trong thức ăn thủy sản. Lựa chọn nguyên liệu thích hợp để phối chế thức ăn cho động vật thủy sản cần phải hội đủ hai điều kiện cơ bản là chất lượng và giá thành. Vì vậy việc hiểu biết về thành phần, tính chất của từng loại nguyên liệu sử dụng trong phối chế thức ăn là rất cần thiết.
Trong sản xuất thức ăn cho động vật người ta thường phân chia theo khối lượng và mục đích sử dụng. Trong công thức thức ăn, các nguồn nguyên liệu được phân chia như sau:
• Nhóm cung cấp đạm: bột cá, bột tôm, bột đậu nành …
• Nhóm cung cấp năng lượng: cám, tấm, bột mì…
• Nhóm cung cấp chất khoáng: bột xương, bột sò, premix khoáng
• Nhóm cung cấp vitamin: bao gồm nhiều loại vitamin có thể có trong nguyên liệu hoặc premix vitamin
• Nhóm chất bổ sung: nhóm chất hỗ trợ dinh dưỡng, nhóm chất bảo quản và duy trì giá trị dinh dưỡng, nhóm chất hỗ trợ tiêu hóa, tăng trưởng….
2. NHÓM NGUYÊN LIỆU CUNG CẤP PROTEIN
Nhu cầu protein của động vật thủy sản khoảng 25-55%, cao hơn nhiều so với gia súc và gia cầm. Chính vì vậy trong chế biến thức ăn thủy sản, nguồn nguyên liệu cung cấp protein luôn là yếu tố được quan tâm đầu tiên, được chia làm hai nhóm: protein động vật và protein thực vật.
2.1. Nhóm protein động vật
Nguồn protein động vật có hàm lượng protein từ 50% trở lên và thường được động vật thủy sản sử dụng hiệu quả hơn nguồn protein thực vật. Các nguồn protein động vật thường được sử dụng trong thức ăn thủy sản là: bột cá, bột đầu tôm, bột huyết, bột mực, bột nhuyễn thể…, trong đó bột cá được xem là nguồn protein thích hợp nhất cho tất cả các loài tôm cá nuôi.
2.1.1. Bột cá
Bột cá là nguồn cung cấp protein tốt nhất cho các loài tôm cá. Bột cá có hàm lượng protein cao, trung bình từ 45 –60%, có loại hơn 70% và chủ yếu được làm từ cá biển. Bột cá chứa đầy đủ các acid amin cần thiết cho động vật thủy sản. Đặc biệt trong thành phần lipid của bột cá có nhiều acid béo cao phân tử không no (HUFA). Bột cá làm cho thức ăn trở nên có mùi hấp dẫn và tính ngon miệng của thức ăn. Hàm lượng khoáng trong bột cá luôn lớn hơn 16% và là nguồn khoáng được động vật thủy sản sử dụng hiệu quả.
Tuy nhiên một vấn đề gặp phải trong chế biến thức ăn là: trong một số bột cá có thể chứa chất kháng vitamin B1 (thiaminase), giá thành cao và nguồn nguyên liệu rất biến động. Bột cá thường được làm từ cá trích, cá mòi và cá cơm. Chất lượng phụ thuộc vào loài, độ tươi của nguyên liệu, phương thức chế biến và bảo quản.
Bảng 2.1: Thành phần hóa học cơ bản của một số loại bột cá thành phẩm (%khối lượng)
Nguyên liệu
Độ ẩm (%)
Protein (%)
Lipid (%)
Tro (%)
Xơ (%)
Bột cá KG 65% protein
8,01
65,26
6,19
19,08
1,01
Bột cá KG 60% protein
9,42
60,40
6,94
20,50
1,89
Bột cá KG 55% protein
10,10
55,67
7,89
24,23
1,88
Bột cá VT 55% protein
8,65
55,13
7,37
22,72
2,33
Bột cá PT 65% protein
9,08
65,04
6,10
18,25
1,50
(Nguồn : Nguyễn Văn Nguyện và ctv – 2006)
2.1.2. Bột đầu tôm
Bột đầu đầu tôm là sản phẩm của các nhà máy chế biến thuỷ sản, bột đầu tôm ngoài cung cấp protein còn là nguồn cung cấp khoáng và một số chất dinh dưỡng khác. Bột đầu tôm không được xem là nguồn cung cấp protein chính cho động vật thủy sản do hàm lượng protein thấp 35-40%. Ngoài ra bột đầu tôm giàu chitin là chất cần thiết cho quá trình hình thành vỏ của tôm. Mục đích bổ sung bột đầu tôm vào thức ăn cũng nhằm cải thiện mùi vị hấp dẫn của thức ăn. Chất lượng của bột đầu tôm rất biến động phụ thuộc vào loài, phương thức chế biến và bảo quản.
2.1.3. Bột thịt
Bột thịt có hàm lượng protein cao tương đương bột cá (50-60%). Bột thịt xương có hàm lượng protein thấp hơn. Hàm lượng protein của hai loại này phụ thuộc vào chất lượng nguồn gốc nguyên liệu chế biến. Bột thịt thường được chế biến từ sản phẩm của lò mổ, bao gồm tất cả những phần không dùng làm thức ăn cho người như: ruột già, gân, móng, thức ăn trong dạ dày, gân, móng và lông.
2.1.3. Bột huyết
Bột huyết là sản phẩm của lò mổ gia súc, có hàm lượng protein rất cao, trên 80%. Bột huyết rất giàu lysine (9-11%), tuy nhiên thiếu isoleusine và methionine. Khả năng tiêu hóa bột huyết của động vật thuỷ sản thấp. Bột huyết rất dễ bị hư trong quá trình tồn trữ. Hàm lượng bột huyết được đề nghị sử dụng trong thức ăn cho tôm không quá 10%, cá tra không quá 7%.
2.1.4. Bột phụ phẩm gia cầm và bột lông vũ
Bột phụ phẩm phẩm gia cầm là sản phẩm của lò mổ gia cầm: lông, ruột, phổi… Hàm lượng protein khoảng 58 –60%, lipid 13 –15%. Bột lông vũ có thành phần chủ yếu là protein nên hàm lượng protein đạt 80-85%. Tuy nhiên thành phần protein chủ yếu là keratin có độ tiêu hóa rất thấp, do đó bột lông vũ không qua xử lý hầu như không sử dụng được. Bột lông vũ qua xử lý bằng hơi nước hoặc acid có thể được sử dụng, tuy nhiên bột này thiếu methionine lẫn lysine.
Bảng 2.2: Thành phần sinh hóa một số nguồn protein động vật (% khối lượng)
Nguồn
Protein (%)
Lipid (%)
Xơ (%)
Khoáng (%)
Bột thịt
50,9
9,7
2,4
29,2
Bột lông vũ
83,3
5,4
1,2
2,9
Bột đầu tôm
39,5
3,2
12,8
27,2
Bột máu
93,0
1,4
1,1
7,1
Bột nhuyễn thể
34,8
2,1
11,6
44,66
2.1.5. Cá tạp
Có hai nguồn cá tạp là cá tạp nước ngọt và cá tạp biển. Tuy nhiên, hiện nay người dân sử dụng chủ yếu là cá biển. Có thể kể một số nhóm cá chủ yếu sau: nhóm cá cơm, cá nục, cá trích, cá liệt, cá chỉ vàng, cá xây, cá bò… Thành phần đạm các loại cá tạp dao động từ 44,1% (như đầu cá nục, đầu cá trích…) đến 69,2% (như cá hố, cá cơm…). Hàm lượng khoáng của nhóm đầu cá khá cao (22-23,4%).
Việc sử dụng cá tạp làm thức ăn trực tiếp cho nuôi thuỷ sản có nhiều hạn chế.
2.2. Nhóm protein thực vật
Nhóm protein thực vật hiện nay được sử dụng nhiều trong thức ăn thuỷ sản với mục đích thay thế nguồn protein bột cá, nhằm giảm giá thành thức ăn. Tuy nhiên khi sử dụng các nguồn protein thực vật sẽ gặp phải một số trở ngại như: độ tiêu hóa thấp, thường chứa các chất kháng dinh dưỡng và độc tố, không cân đối về acid amin, thường thiếu lysine và methionine.
2.2.1.Bột đậu nành
Bột đậu nành được xem là nguồn protein thực vật thay thế cho bột cá tốt nhất trong thức ăn cho động vật thuỷ sản. Nhiều nghiên cứu cho thấy bột đậu nành có thể thay thế 60-80% bột cá trong khẩu phần thức ăn, ở cá rô phi O.niloticus có thể thay thế 100%. Trong thức ăn cho tôm bột đậu nành có thể được sử dụng đến 25%.
Bột đậu nành được sử dụng làm thức ăn cho động vật hiện nay chủ yếu là bột đậu nành ly trích dầu có hàm lượng protein khoảng 47-50%, lipid không quá 2%. Bột đậu nành thiếu methionine, cystine.
Hạn chế của bột đậu nành là chứa nhiều loại độc tố, nhất là chất ức chế enzyme tiêu hóa protein: anti – trypsine, chất này ức chế hoạt động của enzyme tiêu hóa protein là trypsine và chymontrypsine.
2.2.2. Bánh dầu đậu phộng (lạc)
Bánh dầu đậu phộng là phụ phẩm của quá trình ép dầu. Hàm lượng protein của bánh dầu đậu phộng khoảng 45%, hàm lượng chất béo khoảng 8 - 10%. Thành phần và hàm lượng acid amin của bánh dầu đậu phộng không tốt bằng bánh dầu đậu nành. Bánh dầu đậu phộng thiếu methionine và lysine.
Hạn chế lớn đối với việc sử dụng bánh dầu đậu phộng là dễ bị nhiễm nấm Aspergilus flavus. Nấm này tiết ra độc tố aflatoxine với hàm lượng thường rất cao. Đây là loại độc tố làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và gây độc cho động vật thủy sản.
2.2.3. Bánh dầu bông vải
Bánh dầu bông vải có hàm lượng protein 40 - 50%, hàm lượng lipid 4 - 5%, hàm lượng xơ khá cao (>12%). Hàm lượng acid amin như: cystine, methionine, lysine thấp, nhưng giàu vitamin B1. Ngoài ra bánh dầu bông vải chứa 0.03 - 0.2% gossypol, chất này ức chế hoạt động của men tiêu hóa và giảm tính ngon miệng của thức ăn đối với động vật thủy sản.
Bảng 2.3: Thành phần sinh hóa một số nguồn protein thực vật (% khối lượng)
Thành phần
Bánh dầu đậu nành
Bánh dầu bông vải
Bánh dầu dừa
Bánh dầu đậu phộng
Protein (%)
45 – 48
41
21,5
45 – 48
Lipid (%)
1,9
1,4
1,6
1,1
Khoáng (%)
6,2
6,5
7,0
4,5
2.3. Một số nhóm cung cấp protein khác
Trong thức ăn sử dụng nuôi thủy sản, một số nguồn protein như nấm men, tảo đơn bào cũng là nguồn cung cấp protein cho động vật thủy sản. Các nguồn nguyên liệu này có thể được sử dụng trực tiếp làm thức ăn cho động vật thủy sản hoặc gián tiếp thông qua việc làm nguồn thức ăn để nuôi các động vật sống làm thức ăn cho cá như luân trùng, Artemia….
3. NHÓM NGUYÊN LIỆU CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG
Nhóm nguyên liệu cung cấp năng lượng gồm có nhóm cung cấp carbohyrate (chủ yếu là nhóm thực vật cung cấp tinh bột) và nhóm dầu mỡ (dầu động vật và thực vật).
3.1. Nhóm cung cấp tinh bột
Tinh bột là thành phần chủ yếu trong mô của các loại khoai củ, ngũ cốc và phụ phẩm nông nghiệp như cám gạo, cám mì…
Đặc điểm chung của nhóm cung cấp tinh bột:
• Hàm lượng protein thấp (không quá 20%), acid amin không cân đối.
• Lipid thấp khoảng từ 2 - 5%. Tuy nhiên cám gạo có hàm lượng lipid cao 10 - 15%.
• Hàm lượng chất xơ cao, đặc biệt là cám gạo, hàm lượng xơ biến động từ 11 - 20% tùy theo chất lượng cám do đó ít được sử dụng làm thức ăn cho tôm.
Bảng 2.4: Thành phần sinh hóa một số nguồn thực vật cung cấp tinh bột (% khối lượng)
Nguồn
Protein (%)
Lipid (%)
Xơ (%)
Khoáng (%)
Bắp vàng
8,5
3,6
2,3
1,3
Gạo
12,8
4,6
5,3
7,4
Cám gạo
12,8
13,7
11,1
11,6
Khoai mì
0,9
1,7
0,8
0,7
Tấm
9,5
1,9
0,8
2,1
Lúa mì
12,9
1,7
2,5
1,6
Bột mì
11,7
1,2
1,3
0,4
Cám gạo
Hàm lượng đạm trong một số loại cám dao động trong khoảng từ 8,34 - 16,3%. Cám ly trích dầu có hàm lượng đạm cao nhất (16,3%) do đã được ly trích một lượng lớn chất béo. Hàm lượng chất béo trong cám ly trích dầu thấp nhất (2,76%). Ưu điểm nổi bật của cám là hàm lượng vitamin A, D, E và nhóm B (B1, B2) cao. Đối với vấn đề sử dụng cám hiện nay, một trở ngại thường gặp là do cám có hàm lượng chất béo cao, dễ hút ẩm và dễ bị oxy hóa, trở nên đắng, ảnh hưởng đến sức khỏe, sự sinh trưởng và chất lượng của cá nuôi.
3.2. Dầu động thực vật
Dầu động và thực vật được sử dụng trong thức ăn cho động vật thủy sản như là nguồn cung cấp các acid béo không no cần thiết cho động vật thủy sản. Thường trong nguyên liệu chế biến thức ăn thủy sản có sẵn lipid nên trong công thức thức ăn chỉ bổ sung thêm khoảng từ 2-3% dầu. Tùy theo đối tượng nuôi mà nguồn dầu được bổ sung là dầu thực vật hay động vật, hoặc kết hợp cả hai.
4. SỬ DỤNG PROBIOTIC TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Khoảng 20 năm trước đây, kháng sinh dùng với một lượng rất lớn, hàng năm lượng kháng sinh sản xuất ra lên tới 27 ngàn tấn, 90% số lượng này bổ sung vào thức ăn chăn nuôi (International Poultry Production,1998). Con người đã tốn hàng tỷ đô la để nghiên cứu và tìm ra những loại kháng sinh mới thay thế kháng sinh cũ đã mất tác dụng diệt khuẩn.
Ngày nay, kháng sinh đã bị hạn chế sử dụng làm chất kích thích sinh trưởng và phòng bệnh trong chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Bắt đầu từ năm 2006, Cộng đồng Châu Âu đã cấm
sử dụng tất cả các loại kháng sinh làm thức ăn bổ sung trong chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.
Nhiều biện pháp đã được áp dụng để thay thế kháng sinh, trong số các biện pháp này probiotic đã có tác dụng lớn và có nhiều triển vọng. Na Uy giảm lượng kháng sinh trong NTTS
từ 50 tấn năm 1987 xuống còn 746,5 kg năm 1997, nhưng sản lượng cá vẫn tăng từ 50 ngàn tấn lên 350 ngàn tấn.
Theo Laurent Verschuere và ctv (2000), probiotic được định nghĩa như sau: “Probiotic là những vi khuẩn sống có ảnh hưởng tốt cho vật chủ nhờ vào sự biến đổi hệ vi khuẩn gắn với vật chủ hay xung quanh con vật chủ, từ đó cải thiện khả năng sử dụng thức ăn, nâng cao khả năng chống bệnh của vật chủ và cải thiện chất lượng môi trường xung quanh”. Hầu hết probiotic được dùng như một tác nhân kiểm soát sinh học trong nuôi trồng thuỷ sản thuộc về vi khuẩn lactic (Lactobacillus, Carnobacterium...), Vibrio (Vibrio alginolyticus...), Bacillus và Pseudomonas.
Sử dụng probiotic trong NTTS còn rất mới. Yasuda và Taga, lần đầu tiên sử dụng vi khuẩn như một nguồn thực phẩm và như một tác nhân sinh học để khống chế bệnh của cá vào năm 1980. Vi khuẩn Vibrio alginolyticus được dùng như một probiotic cho tôm ở Ecuador vào năm 1992, nhờ vậy sản lượng tôm đã tăng 35% trong khi toàn bộ lượng dùng kháng sinh giảm 94% trong thời gian từ năm 1991-