Đề tài Hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty ươm cây xanh Hà Nội

Năm 2000, thế giới bước vào thiên niên kỷ mới với nhiều thách thức lớn. Trong đó, với nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, nhiều khu thương mại, khu công nghiệp, khu đô thị đã mọc lên. Bên cạnh tốc độ phát triển chóng mặt này, môi trường trái đất bị đe doạ nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến đời sống của con người.

doc38 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty ươm cây xanh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu Năm 2000, thế giới bước vào thiên niên kỷ mới với nhiều thách thức lớn. Trong đó, với nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, nhiều khu thương mại, khu công nghiệp, khu đô thị đã mọc lên. Bên cạnh tốc độ phát triển chóng mặt này, môi trường trái đất bị đe doạ nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến đời sống của con người. Nền kinh tế Việt Nam đã chuyển sang cơ chế thị trường và dần hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế chính trị văn hoá - khoa học kỹ thuật và du lịch của cả nước. Do đó đòi hỏi tất cả mọi mặt đều phải có những bước chuyển biến, trong đó vấn đề môi trường, xanh hoá thành phố đang trở thành cấp thiết. ý thức được tầm quan trọng của vấn đề môi trường hiện nay em đã chọn đề tài "Hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty ươm cây xanh Hà Nội" để làm bài viết. Mục đích của chuyên đề là trên quan điểm lý luận và thực tiễn việc nghiên cứu, phân tích ra một số phương hướng đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ươm cây xanh Hà Nội. Thúc đẩy hoạt động của công ty, góp phần bảo tồn và phát triển cảnh quan môi trường của Hà Nội, xứng đáng là thủ đô ngàn năm văn hiến của cả nước. Bài viết của em gồm có 3 phần: Phần 1: Những vấn đề chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh Phần 2: Hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty ươm cây xanh Hà Nội. Phần 3: Phương hướng sản xuất và biện pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh ở công ty ươm cây xanh. Phần 1 Những vấn đề chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh. I. Một số khái niệm: 1. Khái niệm kinh doanh có hiệu quả 1.1. Khái niệm kinh doanh: - Kinh doanh là việc thực hiện một trong một số hoặc tất cả các công đoạn của qúa trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện quá trình dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận. - Một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả là doanh nghiệp thoả mãn tối đa nhu cầu thị trường và xã hội về hàng hoá dịch vụ trong giới hạn cho phép của nguồn lực hiện có và thu được lợi nhuận nhiều nhất. 1.2. Khái niệm hiệu quả: Hiệu quả là một phạm trù kinh tế quan trọng, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tái vật lực của một doanh nghiệp, một ngnàh hoặc toàn bộ nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu kinh tế xã hội nhất định. Về cơ bản, hiệu quả sản xuất xã hội có hai nội dung chính: Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. + Hiệu quả kinh tế: Phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ sử dụng các yếu tố của nền sản xuất xã hội. Tiêu chuẩn của nó là tối thiểu hoá chi phí hoặc tối đa hoá kết quả có tính tới toàn bộ nguồn lực hoặc các yếu tố ràng buộc của sự phát triển kinh tế. + Hiệu quả xã hội là kết quả thu được có ích về mặt xã hội. Tiêu chuẩn của hiệu quả xã hội là sự thoả mãn nhu cầu có tính chất xã hội trong sự tương ứng với các nguồn lực ảnh hưởng tới mục đích đó. * Gắn với mục đích hoạt động của các doanh nghiệp vấn đề hiệu quả được nhìn nhận khác nhau cho hai loại hình khác nhau. Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá và dịch vụ công công, hiệu quả về m ặt xã hội được đặt cao trên hiệu quả về mặt kinh tế. Còn đối với các doanh nghiệp kinh doanh, hiệu qủa kinh tế là mục tiêu hàng đầu cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. * Trên góc độ tài chính hiệu quả sản xuất kinh doanh được xác định bởi mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn. Với các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá dịch vụ công cộng, hiệu quả hoạt động được đánh giá với mục tiêu là bảo toàn vốn, còn các doanh nghiệp kinh doanh thì phải phát triển nguồn vốn qua mỗi chu kỳ kinh doanh. 2. Sự cần thiết phải nghiên cứu hiệu quả kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp lớn tồn tại và phát triển phải làm tốt công tác quản lý kinh tế, tức phải biết sử dụng một cách có lợi nhất, hợp lý nhất các nguồn vốn của mình. Muốn làm được điều đó, họ phải xác định được hiệu quả, phân tích được nguyên nhân ảnh hưởng để từ đó phát huy được những mặt mạnh, khắc phục được những tồn tại yếu kém. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay các doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều với mục đích kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận thì việc nghiên cứu hiệu quả kinh doanh là rất quan trọng. II. Các chi tiêu đánh giá hiệu quả phương pháp xác định hiệu qủa sản xuất kinh doanh. 1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả. Để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh có thể sử dụng các chỉ tiêu sau: 1.1. Chỉ tiêu về vốn: Muốn có các yếu tố đầu vào doanh nghiệp cần có vốn kinh doanh, nếu thiếu vốn mọi hoạt động của doanh nghiệp hoặc bị đình trệ hoặc kém hiệu quả. Chỉ tiêu sử dụng vốn là một chỉ tiêu hiệu quả, công thức để đánh giá sử dụng đồng vốn trong sản xuất như sau: = Nếu số vòng quay của vốn càng cao hiệu quả sử dụng vốn càng lớn. Hiệuq ủa sử dụng vốn của sản xuất được tạo từ hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động, trong đó: = = 1.2. Chỉ tiêu năng suất (cao hay thấp) Đây là chỉ tiêu quan trọng, thể hiện mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra; a. Năng suất chung (W) (cao hay thấp) W= hoặc W = W: Năng suất chung Q: Tổng đầu ra C: Tổng chi phí C = L + K + R + Q' L: Lao động K: Vốn R: Nguyên liệu thô Q': hàng hoá và dịch vụ trung gian khác VA: Giá trị gia tăng b. Năng suất lao động (WL) (Cao hay thấp) WL = hoặc WL = c. Năng suất vốn (WK) (cao hay thấp) WK = 1.3. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế (cao hay thấp) P = TR - (C + T) hoặc P = [P - (AC + t)] x Q P: Lợi nhuận sau thuế TR: Tổng doanh thu (TR = P.Q) C: Tổng chi phí P: Giá bán đơn vị sản phẩm AC: Chi phí bình quân đơn vị SP T: Tổng số thuế phải nộp t: Thuế tính cho đơn vị sản phẩm Q: Số sản phẩm sản xuất và bán ra. 1.4. Chỉ tiêu doanh thu (doanh số) (cao hay thấp) TR = P x Q 1.5. Chỉ tiêu tổng số thuế (T) nộp cho nhà nước T = t x Q 1.6. Chỉ tiêu về lao động Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản trong sản xuất góp phần quan trọng trong năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng lao động biểu hiện ở năng suất lao động mức sinh lời của lao động và hiệu suất tiền lương. 1.7. Chỉ tiêu về quy trình công nghệ. Đầu tư đổi mới trang thiết bị chính là yêu cầu đặt ra đối với bất kỳ mỗi doanh nghiệp nào. Hiệu quả trong từng doanh nghiệp, từng bộ phận, quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh được xem xét chủ yếu trên quy trình công nghệ. Công nghệ càng cao hiện đại càng nâng cao hiệu quả, năng suất cũng được nâng cao. Trên cơ sở nhận thức đó nhiều ý kiến đề cập tới vấn đề phải đo lường tính đến yếu tố khoa học kỹ thuật tính đến yếu tố khoa học kỹ thuật công nghệ để từ đó xác định hiệu quả. 2. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế trong doanh nghiệp sản xuất. Trong các doanh nghiệp sản xuất, xác định hiệu quả kinh tế là x ác định những sản phẩm đã luôn được trong quá trình sản xuất để từ đó tính giá thành sản phẩm chính xác cộng với việc xác định chi phí sản xuất tính theo một đơn vị sản phẩm cuối cùng. Trong các doanh nghiệp sản xuất có thể đánh giá sản phẩm làm ra theo một trong các phương pháp sau: - Đánh giá sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Đánh giá sản phẩm theo phương pháp sản lượng hoàn thành tương đương. - Đánh giá sản lượng làm ra theo chi phí sản xuất định mức sản xuất. - Đánh giá tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể về sản xuất kinh doanh, tỉ trọng mức độ và thời gian của các chi phí vào quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm theo yêu câù trình độ quản lý doanh nghiệp mà vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm cho phù hợp. Sau đó bước tiếp theo có thể xác định chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nền kinh tế phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp ngày càng phải quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất. Mục tiêu của doanh nghiệp làm sau chi phí bỏ ra ít nhưng kêt quả mang lại cao nhất. Theo định nghĩa ta có: Hiệu quả kinh doanh = Hiệu quả ở đây phản ánh sức sản xuất, sức sinh lời của chi phí đầu tư cho kinh doanh. Nó cho thấy cứ 1 đơn vị đầu vào thì thu được bao nhiêu đơn vị đầu ra. Chính bởi vậy, quản lý chi phí đầu vào cùng thấp và hợp lý mà kết quả đầu ra cao thì hiệu quả kinh doanh mới tốt. Hiệu quả kinh doanh = Hiệu quả ở đây phản ánh mức chi phí cho 1 đơn vị kết quả đạt được. Nó cho thấy vì 1 đơn vị kết quả đầu ra thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí đầu vào. Trong đó: - Kết quả đầu ra được phản ánh bằng các chỉ tiêu: giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lãi. - Chi phí đầu vào được phản ánh bằng các chỉ tiêu như: tài sản cố định bình quân, tài sản lưu động bình quân, vốn sản xuất bình quân, giá thành, tiền lương, tiền thưởng. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh Trong môi trường kinh tế cạnh tranh gay gắt và nhiều rủi ro, các doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cần phải quan tâm nghiên cứu, phân tích và rút ra những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Trên cơ sở những phân tích, nhận định đó đưa ra các biện pháp nhằm thúc đẩy các nhân tố có lợi, hạn chế những nhân tố bất lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhìn chung, trong phát triển kinh tế, doanh nghiệp nào cũng chịu sự ảnh hưởng bởi nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. 3.1. Nhân tố khách quan Nói đến nhân tố khách quan chúng ta hiểu đó là những yếu tố ngoài khả năng của doanh nghiệpu. Có thể nhìn nhận nhân tố này qua các yếu tố sau: - Yếu tố tự nhiên: Các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thường chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên: mưa, nắng, khí hậu... ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp: Với các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp một yếu tố quan tâm hàng đầu là nguồn tài nguyên trong tự nhiên có giới hạn nhất định, trong khi sự phát triển đòi hỏi ngày càng lớn. Bởi vậy cần phải sử dụng một cách có hiệu quả nhất với nguồn tài nguyên quý giá này. - Môi trường của nền kinh tế: Trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp không thể nằm ngoài môi trường phát triển chung của nền kinh tế. Các yếu tố lãi suất, lạm phát, nguồn lực lao động thay đổi sẽ tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp. Hơn thế tốc độ tăng trưởng cả nền kinh tế có thể thúc đẩy hoặc hạn chế quá trình phát triển cuả doanh nghiệp bởi chung quy doanh nghiệp không thể tách với các hoạt động khỏi môi trường kinh tế nói chung. - Yếu tố chính trị - xã hội Một xã hội muốn phát triển bền vững phải chia trên nền tảng yếu tố chính doanh nghiệp cũng vậy, trong quá trình phát triển hiện nằm trong môi trường chính trị của đất nước đó. Bởi vậy yếu tố chính trị ổn định sẽ thúc đẩy tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển, ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển này. - Trình độ khoa học công nghệ sẽ giúp cho các doanh nghiệp không ngừng nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm. - Phong tục, tập quán, thị hiếu, thời gian: trước khi sản xuất các doanh nghiệp phải định xem họ sẽ sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào. Mỗi vùng dân cư địa lý khác nhau có các nhu cầu, thói quen, cách sống riêng bởi vậy đây là yếu tố "cầu" tác động mạnh đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp. 3.2. Nhân tố chủ quan Trong xú hướng phát triển kinh tế cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp muốn tồn tại và đi lên cần dựa vào năng lực của chính bản thân doanh nghiệp mình. Đó chính là những nhân tố chủ quan mỗi doanh nghiệp cần quan tâm nhất trong quá trình phát triển. - Trình độ tay nghề và năng lực lãnh đạo. Trong mọi hoạt động yếu tố con người luôn là yếu tố tiên quyết. Nếu yếu tố con người được đáp ứng tốt (công nhân có trình độ, người lãnh đạo có nghệ thuật...) thì hiệu quả trong hoạt động sản xuất mang lại cao hơn. Yếu tố con người sẽ cùng được phát huy trên cơ sở vật chất sản xuất đầy đủ, nguồn vốn dồi dào và hơn nữa con người nắm trong tuy những trang thiết bị công nghệ khoa học kỹ thuật cao. - Uy tín của công ty: Một doanh nghiệp muốn có chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế trong hay ngoài nước cần phải chiếm được lòng tin, tuy có uy tín trong nền kinh tế. Lòng tin đối với doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi khi để doanh nghiệp chiếm lĩnh và mở rộng thị trường của mình dẫn đến doanh nghiệp ngày càng phát triển. Phần 2 Hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty công viên cây xanh Hà Nội I. Khái quát. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cây xanh Hà Nội. Tiền thân của công ty công viên cây xanh Hà Nội là một vườn ươm nhỏ chạy dài 1km dọc phố Thụy Khuê, Hoàng Hoa Thám thuộc khu Ba Đình Hà Nội. Vườn ươm này trước đây là chính là do người Pháp có tên La - Nho làm chủ) 1954 hoà bình được thiết lập, quyền làm chủ về tay người lao động. 1960 UBND thành phố ra quyết định thành lập công ty công viên cây xanh trên cơ sở sát nhập vườn ươm 14 Thụy Khuê và vườn Bách Thảo. Công ty được giao nhiệm vụ "sản xuất các loại cây hoa, cây cảnh, cây bóng mát, chăm sóc các vườn hoa, phục vụ trang trí các hội nghị, tang lễ của cơ quan TW và thành phố. Trong những ngày đầu mới thành lập lực lượng lao động sản xuất của công ty có 200 người" cơ sở vật chất nghèo nàn, dụng cụ sản xuất thô sơ, luôn thủ công là chính, phương tiện lớn nhất chỉ có chiếc xe gian xanh do người Pháp để lại. Do nhu cầu phát triển của công ty, tư liệu sản xuất, dụng cụ trang bị cho người công nhân sản xuất được đổi mới và nâng cấp và công ty được giao thêm nhiệm vụ trông và chăm sóc quản lý các cây bóng mát lấy gỗ trong thành phố. Sau 1960 Sở Nông lâm tách làm 2 sở là Sở nông nghiệp và Sở lâm nghiệp. Công ty được UBND thành phố đưa về trực thuộc Sở công trình đô thị Hà Nội. Công ty công việc lúc này có hai vườn hoa lớn nhất thành phố là công viên thống nhất (nay là công viên Lênin) và vườn thú Bách Thảo. Ngoài ra còn có 30 vườn hoa nhỏ trong các quận của thành phố, lúc này công ty đã có một lực lượng lao động trên 500 người. Hàng năm công ty sản xuất ra hàng vạn cây hoa, cây cảnh, cây bóng mát và chăm sóc chim thú để phục vụ cho nhân dân vui chơi giải trí. Đồng thời góp phần làm đẹp cho cảnh quan thành phố. 1976 sau khi hoàn thành công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. UBND thành phố quyết định di chuyển khu nuôi thú tại công viên Bách Thảo về khu công viên thủ lệ (nay là vườn thú Hà Nội). Từ đó công ty công viên chỉ có nhiệm vụ chủ yếu sản xuất cây hoa, cây cảnh, cây bóng và duy trì toàn bộ các vườn hoa trong thành phố. Ngoài nhiệm vụ sản xuất các loại cây, công ty còn có nhiệm vụ cắt sửa những cây nặng tán và hạ những cây sục mục trên đường, thay lại bằng những cây giống mới làm đường phố gọn và sạch hơn nhất là hạn chế tai nạn do cây đổ vào mùa mưa bão, không làm ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của nhân dân. 1982 Công ty công viên cây xanh Hà Nội tác làm 3 đơn vị hạch toán độc lập: 1. Công viên Lênin trực thuộc Sở văn hoá thông tin Hà Nội. 2. Ban quản lý quảng trường lăng thuộc ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. 3. Công ty công viên thuộc sở công trình đô thị Hà Nội. Từ đó công ty công viên đã không ngừng phát triển từ một đơn vị hạch toán bao cấp chuyển sang đơn vị kinh tế bao thầu. Hàng năm Sở công trình đô thị giao chỉ tiêu cho công ty cải tạo và làm mới các vườn hoa trong thành phố như vườn hoa xung quanh hồ Hoàn Kiếm, vườn hoa ngoại giao đoàn và công ty làm hoa xuất khẩu. Về phía công ty đã tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất kinh doanh trong công ty vay vốn để phát triển sản xuất. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh do hai đơn vị, công ty công viên và công viên Lênin có những điểm sản xuất giống nhau nên UBND thành phố ra quyết định số 1304/QĐ - TCCQ về việc thành lập công ty công viên cây xanh Hà Nội trên cơ sở sát nhập công ty công viên và công viên Lênin. Ngày 27/7/1991, công ty công viên cây xanh Hà Nội ra đời và chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Sở giao thông công chính HàNội. Công ty có trụ sở tại 2A Phố Nguyễn Đình Chiểu. Tuy nhiên đến tháng 10/1997 UBND thành phố lại ra quyết định tách công viên Lênin ra khỏi công ty công viên cây xanh Hà Nội. Mặc dù có những thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức nhưng cho đến nay công ty côngviên cây xanh Hà Nội vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch và uỷ ban nhân dân Sở giao thông công chính Hà Nội giao cho. 2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty. Công ty công viên cây xanh Hà Nội là một đơn vị kinh tế hoạt động theo phương thức kinh doanh bao thầu, hạch toán kinh tế đối lập, có tư cách pháp nhân và được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của Nhà nước. Công ty có những chức năng nhiệm vụ cơ bản sau: + Quản lý duy trì tôn tạo cũng như xây mới các công viên, vườn hoa và hệ thống cây xanh của thành phố. + Sản xuất các loại cây hoa, cây cảnh, cây bóng mát, cây hoa giống để phục vụ cho nhu cầu phát triển môi sinh, môi trường cảnh quan đô thị và xuất khẩu. + Kết hợp tổ chức các hoạt động dịch vụ về văn hoá, vui chơi giải trí, ăn uống, giải khát phục vụ nhân dân và khách quốc tê. + Hàng năm công ty còn tổ chức nghiên cứu thực nghiệm các đề tài khoa học công nghệ và khi tạo giống cây bóng mát, cây hoa, cây cảnh, cải tạo và xây dựng vườn thực vật nhằm đáp ứng nhu cầu càng càng cao về xây dựng và phát triển công viên cây xanh thành phố. + Liên doanh liên kết với Nhật Bản: xây dựng làng hoa Thụy Khê với Singapore xây dựng nhà hàng Hào Hoa tại quán gió công viên Lênin. Nhìn chung công ty công viên cây xanh Hà Nội đã đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới, hoàn thành kế hoạch được giao, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và từng bước cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên: - Tổng doanh thu đặt năm 1999: 15,005 tỷ đạt 103% kế hoạch giao 1999 - Thực hiện kế hoạch sở giao thông công chính giao thuộc nguồn vốn duy trì: 12,182 tỷ. - Thực hiện kế hoạch kinh doanh sản xuất của công ty đạt: 2,823 tỷ. 3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý của công ty. 3.1. Đặc điểm lao động của công ty: 1999 tổng số cán bộ công nhân viên: 752 người. Trong đó: nữ có 388 người. Nam có: 364 người Do công ty công viên cây xanh là một trong những đơn vị doanh nghiệp có nhiều ngành nghề khác cho nên em chỉ đi sâu phân tích một số chỉ tiêu nhỏ về lực lượng lao động kết cấu lao động ở các đơn vị sản xuất kinh doanh ở công ty. Tổng số nhân lực lao động: 136 người gồm: - Lao động gián tiếp: 11 người chiếm tỉ trọng x 100 = 8% toàn bộ phận sản xuất. + Trình độ đại học: 7 người chiếm 63,6% tổng số lao động gián tiếp. + Trình độ trung học: 1 người chiếm 9% trong số lao động gián tiếp. + 10/10: 3 người chiếm 27% tổng số lao động gián tiếp. - Lao động trực tiếp: 125 người chiếm: 92%. + Công nhân trồng cây hoa, cây cảnh, cây bóng mát: 119 người chiếm tỉ trọng : 95% x 100% = 95% tổng số công nhân + Công nhân bán cây hoa, cây cảnh, chậu cảnh là: 6 người chiếm 4,8%: x 100% = 4,8% - Trình độ bậc thợ của lao động trực tiếp: + Số công nhân bậc 7: 12 người chiếm x 100% = 9,6% + Số công nhân bậc 6: 19 người chiếm x 100% = 15% + Số công nhân bậc 5: 22 người chiếm x 100% = 17,6% + Số công nhân bậc 4: 25 người chiếm x 100% = 20% + Số công nhân bậc 3: 30 người chiếm x 100% = 24% + Số công nhân bậc 2: 15 người chiếm x 100% = 12% + Số công nhân thời vụ (theo nhu cầu tuyển dụng của công ty): 2 người chiếm x 100% Qua phân tích về kết cấu lao động của các đơn vị sản xuất kinh doanh ta thấy công ty công viên có một đội ngũ công nhân có tay nghề cao, trình độ bậc thợ chủ yếu áp dụng vào bậc: 3, 4, 5, 6. Số công nhân bậc 7 tuy không nhiều mới chỉ chiếm 9,6% trong tổng số công nhân lao động trực tiếp, nhưng nó cũng phản ánh một trình độ tay nghề bậc thợ khác có nhiều kinh nghiệm trong công việc. Để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty đã dần đầu tư cho khối đơn vị sản xuất một đội ngũ cán bộ gián tiếp, trong đó người có trình độ đại học chiếm 62,3% tổng số gián tiếp (trong tổng số 7 người thì 4 người vừa làm cán bộ quản lý vừa là cán bộ kỹ thuật) đó là một điều kiện thuận lợi để giúp các đơn vị sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. 3.2. Đặc điểm nguồn vốn của công ty. TT Chỉ tiêu ĐVT 1997 1998 1999 1 Tài sản cố định nguyên giá trđ 13.159.430 15.598.000 16.367.000 2 Gía trị hao mòn luỹ kế trđ 3.422.430 4.308.530 5.708.000 3 Nguồn vốn sản xuất KD trđ 62.400.918 65.263.416 65.931.000 Trong đó: + Vốn cố định trđ 61.840.795 64.703.293 65.370.877 + Vốn lưu động trđ 560.123 560.123 560.123 Công ty công viên cây xanh Hà Nội là một doanh nghiệp công ích trên phương tiện tài chính thì công ty phải bảo toàn nguồn vốn. Nhưng qua bảng trên
Tài liệu liên quan