Sau hơn 20 năm đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Nền kinh tế tăng cao, xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống của nhân dân được cải thiện Tuy nhiên bên cạnh đó trong những năm đổi mới, đạo đức nói chung và đạo đức gia đình nói riêng đã có nhiều biểu hiện suy thoái.
Chữ hiếu là nền tảng của đạo đức. Gia đình là nền tảng của xã hội. Trong gia đình chữ hiếu là nền tảng để xây dựng hạnh phúc, đem đến sự an vui, an lạc cho tất cả mọi người. Con cái có hiếu với cha mẹ, ngoài việc mang lại niềm hạnh phúc chung trong gia đình, còn mang đến cho chính mình sự an lạc, bình an. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình trong xã hội, mỗi công dân của một quốc gia có an lạc, bình an thì xã hội, quốc gia đó mới có an lạc bình an, và mỗi xã hội, mỗi quốc gia có an lạc bình an thì thế giới của chúng ta mới được an lạc, bình an.
Cuộc hành trình của mỗi chúng ta còn dài nhưng việc được sống bên cạnh mẹ cha không phải lúc nào cũng định liệu được. Hãy xem việc được gần gũi cha mẹ như một điều may mắn để “ngộ" được đạo làm con và đạo làm người mà cha mẹ từng ao ước cho con. Hiếu thảo không chỉ là thể hiện tình yêu thương với mẹ mà còn là điều kiện để chúng ta được sống như là chính mình, để cảm thấy mình vẫn cứ bé nhỏ khi về với gia đình thương yêu, vẫn như là những đứa trẻ tranh nhau nép mình vào vòng tay cha mẹ.
29 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1987 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiếu thảo chỉ là một danh từ đơn giản nhưng đã trở thành ngôn từ thiêng liêng, trở thành một “điểm son” trong truyền thống gia đình, một danh xưng được tôn vinh cho người nào xứng đáng với nó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I – PHẦN MỞ ĐẦU.
Sau hơn 20 năm đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Nền kinh tế tăng cao, xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống của nhân dân được cải thiện…Tuy nhiên bên cạnh đó trong những năm đổi mới, đạo đức nói chung và đạo đức gia đình nói riêng đã có nhiều biểu hiện suy thoái.
Chữ hiếu là nền tảng của đạo đức. Gia đình là nền tảng của xã hội. Trong gia đình chữ hiếu là nền tảng để xây dựng hạnh phúc, đem đến sự an vui, an lạc cho tất cả mọi người. Con cái có hiếu với cha mẹ, ngoài việc mang lại niềm hạnh phúc chung trong gia đình, còn mang đến cho chính mình sự an lạc, bình an. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình trong xã hội, mỗi công dân của một quốc gia có an lạc, bình an thì xã hội, quốc gia đó mới có an lạc bình an, và mỗi xã hội, mỗi quốc gia có an lạc bình an thì thế giới của chúng ta mới được an lạc, bình an.
Cuộc hành trình của mỗi chúng ta còn dài nhưng việc được sống bên cạnh mẹ cha không phải lúc nào cũng định liệu được. Hãy xem việc được gần gũi cha mẹ như một điều may mắn để “ngộ" được đạo làm con và đạo làm người mà cha mẹ từng ao ước cho con. Hiếu thảo không chỉ là thể hiện tình yêu thương với mẹ mà còn là điều kiện để chúng ta được sống như là chính mình, để cảm thấy mình vẫn cứ bé nhỏ khi về với gia đình thương yêu, vẫn như là những đứa trẻ tranh nhau nép mình vào vòng tay cha mẹ.
Để trở thành người hiếu thảo, người ta phải được giáo dục và biết cách thể hiện điều mình muốn. Hiếu thảo là bổn phận, là cách sống thông thường của những người bình thường. Tấm gương của chính thái độ đối xử của cha mẹ với ông bà chính là nền tảng để nuôi dưỡng và sáng tạo những ứng xử hiếu thảo sau này cho con cái. Nói khác đi, sống có hiếu với cha mẹ ngày nay là sự ươm mầm cho sự kính trọng của các con với chúng ta ngày sau.
Xã hội ngày càng phát triển với những thay đổi tích cực về các giá trị, có thể chữ hiếu hôm nay được hiểu theo nhiều cách khác nhau, mỗi người thể hiện sự hiếu thuận theo hoàn cảnh của mình, nhưng chắc chắn rằng, tính chất của mối quan hệ cha con, mẹ con sẽ không bao giờ thay đổi.
Lòng hiếu thảo với cha mẹ như dòng chảy tự nhiên trong con người, nhưng người ta vẫn cần nhiều nỗ lực - để chữ hiếu còn là một chuẩn mực hành vi với những phương pháp, những kỹ năng làm người hiện đại.
Đã đến lúc mọi gia đình cần để tâm, suy xét lại, tái lập gia giáo, gia phong, phải nghĩ tới cái đạo ăn ở lễ nghĩa, quy củ, trật tự nề nếp trong nhà và trong tộc họ mình , sau đó là xã hội trên cơ sở nếp sống văn minh văn hóa. Bởi bất cứ ai tồn tại trên cõi đời này đều được sinh ra từ cha mẹ mình. Thể hiện đạo hiếu với cha mẹ không chỉ là bổn phận, là trách nhiệm của người làm con mà còn là quyền lợi thiêng liêng và cao cả của mỗi người. Việc giáo dục đạo hiếu giúp con cái thấy được bổn phận làm con, giữ đúng vị trí của mình trong gia đình là vấn đề hết sức quan trọng trong giáo dục gia đình từ xưa tới nay. Không chú tâm tới giáo dục đạo hiếu trong gia đình là thiếu sót, quên lãng cái nền móng cốt yếu nhất của đạo đức xã hội và con người.
Hiếu thảo chỉ là một danh từ đơn giản nhưng đã trở thành ngôn từ thiêng liêng, trở thành một “điểm son” trong truyền thống gia đình, một danh xưng được tôn vinh cho người nào xứng đáng với nó.
Xuất phát từ những nhận thức trên đây em xin đưa ra đề tài: “Lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ của mình”.
PHẦN II – THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐẠO HIẾU NGÀY NAY.
1. Công ơn của cha mẹ đối với con cái.
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi chúng ta có biết bao những tình cảm cao đẹp, đáng trân trọng và tôn vinh, những tình cảm mà chúng ta hằng khát khao, mơ ước. Một trong những tình cảm thiêng liêng, sáng ngời nhưng vô cùng thâm thúy mà mỗi người con thường khắc ghi trong lòng đó là tình thương, là công ơn trời biển của cha mẹ. Công ơn cha mẹ sinh thành dưỡng dục và giới thiệu con vào đời không thể phủ nhận được. Cha mẹ luôn luôn thương yêu con cái, hy sinh cuộc đời mình cho con cái về mặt tinh thần, con cái là niềm vui, là niềm hy vọng của cha mẹ , nên khi nói đến cha mẹ là nói đến công ơn:
“Biển đông còn lúc đầy vơi,
Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng”.
Một số người đã nhầm tưởng rằng ở các loài động vật, điểu thú sẽ chẳng bao giờ tồn tại những thứ gọi là tình thương, tình phụ tử, tình mẫu tử… nhưng họ đã nhầm, những tình cảm ấy luôn tồn tại trong chúng như một bản năng sinh tồn thật sự. Thật xúc động biết bao! Khi bất ngờ một cơn mưa ập đến, ta vội nép vào dưới mái hiên trú mưa, bất chợt ta nhìn thấy cảnh mèo mẹ ngậm vào cổ chú mèo con tha đi tìm nơi ẩn mưa, hay cảnh gà mẹ giang đôi cánh che kín những chú gà con khỏi bị ướt v.v…
Riêng đối với loài người chữ Hiếu không phải chỉ là tình cảm tự nhiên như bản năng sinh tồn mà còn được nhận thức cao hơn là bổn phận và trách nhiệm. Nho giáo của người Trung Hoa xem chữ Hiếu là đạo làm người, trải qua mấy ngàn năm, hạnh hiếu luôn được phổ biến trong dân chúng đi vào trong lòng mọi người những tấm gương hiếu hạnh là những bài học sâu sắc nhất.
Chính vì vậy mà hiếu thảo với cha mẹ là một đức tính tốt đẹp được mọi người ca tụng, đức tính ấy được coi như một nền tảng cho mọi đức hạnh, là nhân tố quan trọng để xây dựng đời sống hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội không chỉ ở Trung Quốc mà ở Việt Nam chúng ta cũng vậy.
Khi con ra đời, con là một niềm vui của mẹ. Mẹ nâng niu, chiều chuộng, ấp ủ và che chở cho con. Có bao nhiêu nhọc nhằn gian nan, mẹ sẵn sàng đón nhận miễn sao con mình được lớn khôn trong bình an, hạnh phúc. Dòng sữa mẹ là một chất liệu ngọt ngào diệu vợi được kết tinh bởi bao tâm huyết, ước vọng của mẹ hiền, dòng sữa ấy chứa đựng bao tinh túy kỳ diệu của mẹ hiền hiền đối với con thơ. Con là tác phẩm tuyệt hảo của mẹ, là vật báu thiêng liêng mà mẹ vẫn không hiểu làm sao mà mình đủ khả năng tạo thành. Khi con cười, lòng mẹ chan hòa hỉ lạc và lòng mẹ lại quặn đau khi con bật khóc giữa những đêm trường cô liêu tĩnh mịch. Mẹ thức khuya, dậy sớm, âm thầm, kiên nhẫn như một vị Bồ tát vô danh luôn lo hạnh phúc của con thơ ngây dại. Khi con chập chững biết đi, mẹ nhìn con không nói, nhưng từ trong sâu thẳm nơi ánh mắt của mẹ hiền hai dòng lệ trong lanh đang lăn đều trên đôi gò má xanh xao của mẹ hiền. Rồi bất chợt, mẹ thốt lên trong niềm vui sướng: “Ôi, con tôi!”.
“Mẹ nằm chổ ướt át ,nâng con chổ ấm khô , đôi vú lo đói khát , hai tay che gió sương , yêu thương quên ngủ nghỉ , sủng ái hết giá lạnh , chỉ mong con yên ổn , mẹ hiền không cầu an”.
Suối nguồn tình thương của mẹ, nó dịu dàng, đầm ấm, âm thầm tuôn chảy không bao giờ dừng nghỉ. Tình thương của mẹ luôn chất ngất miên man, luôn un đúc, nuôi dưỡng con thơ lớn lên trong bầu trời hạnh phúc. Câu chuyện xử kiện của vua Salomon luôn làm ta xúc động về tấm lòng người mẹ: “Có hai người đàn bàn cùng tranh nhau một đứa bé, ai cũng bảo nó là con của mình. Cuối cùng vua phán đem đứa bé xẻ làm đôi, mỗi người một nửa. Người đàn bà gian xảo thì vui vẻ chấp thuận, còn người mẹ thật thì đau xót thưa vua rằng bà xin nhường con cho người đàn bà nọ”.
Đối với con tình thương của cha luôn giấu kín trong lòng và đôi khi tình thương của cha tiềm ẩn trong lời nói nghiêm nghị mỗi khi dạy con. Cha giống như một thân cây vững chắc, bám rễ thật sâu dưới lòng đấy để hút nhựa nuôi dưỡng cành lá, hoa, quả. Mẹ là tình cảm, cha là lý trí, mẹ mềm lòng, cha phải giữ kỷ cương, mẹ chín bỏ làm người, cha phải cầm cân này mực. Cuộc sống bắt cha hướng mắt ra ngoài đời, lăn lộn với đời. Cha thẳng tay trừng phạt những đứa con thối chí, lùi bước trước nghịch cảnh, cha luôn muốn con mình phải đứng thẳng và vững bước đi đến tương lai xán lạn. Tình thương của cha luôn được thể hiện qua sự giáo dục nghiêm cẩn, khắt khe. Tính cách cứng rắn, cao thượng của cha luôn tạo nên một ý thức tự chủ cần thiết cho con cái. Có được sự giáo dục của cha, người con mới có đủ điều kiện để trau dồi cho mình một nhân cách kiên định, vững vàng, hầu có thể đối diện và vượt qua bao sóng gió của cuộc đời thường thì người con cảm nhận được tình thương của cha khi con bước vào cuộc đời đầy cam go, thách thức, hay khi bóng cha đã khuất cõi dương thế:
“Thương cha lam lũ một đời
Tìm trong xa vắng những lời xa xưa
Bồng bềnh gió đẩy mây đưa
Bơ vơ con đứng bóng mưa ngập lòng”.
(Nguyễn Ánh Hồng)
Dòng đời cứ lặng lẽ trôi qua, con càng khôn lớn thì cảm nhận ân đức của cha mẹ càng nhiều hơn. Khi đã đủ trí khôn mỗi người con sẽ thấu hiểu tình thương của cha mẹ biết dường nào, mỗi đứa con sẽ cảm thấy thương cha mẹ mình biết bao nhiêu. Cuộc đời của cha mẹ đã trải qua biết bao sóng gió thăng trầm. Khi con lớn, mái đầu của cha mẹ đã bạc phơ, đôi mắt sẽ mờ đi và tai không còn nghe nữa, thân thể cha mẹ rời rã và lòng con lại trào dâng nỗi lo lắng, sợ hãi trước cảnh đổi thay của dâu bể tang thương. Truyện kể về một vị hiền giả nọ, một hôm bị phạm lỗi bị mẹ đánh, ông khóc tức tười hơn mọi lần. Mẹ ông hỏi: “Lần này mẹ đánh ít mà sao con khóc nhiều thế?” Ông thưa: “Thưa mẹ, những lần trước mẹ đánh con mạnh, con khóc vì đau, lần này mẹ đánh con ít, ngọn roi nhẹ tuy ít đau nhưng con biết sức mẹ đã yếu nên nghĩ vậy mà con đau lòng”.
Đời con càng trở nên trống vắng lạc lõng vô cùng nếu như một ngày kia cha mẹ vĩnh viễn ra đi, bỏ lại thân xác trong nấm mồ cô đơn lạnh lẽo. Lúc đó, lòng con lại dâng trào một nỗi buồn mênh mông sâu lắng:
“Thấy bơ vơ lạc lõng dấy trong lòng
Khi chợt nhớ mẹ già không còn nữa”.
Ân nghĩa sâu nặng của cha mẹ có thể kết thành những vần thơ tuyệt tác nhất. Và rồi hạnh hiếu được xem là một đức tính còn đẹp nhất để có thể thẩm định giá trị một con người trong lịch sử tồn sinh của nhân loại từ cổ chí kim từ Đông sang Tây. Đức Phật đã nhiều lần tuyên bố rằng: “Tâm hiếu là tâm phật, hạnh hiếu là hạnh phật”. Ngài đã tự mình là một tấm gương hạnh hiếu sáng ngời và Ngài dạy rằng hạnh hiếu là cội rễ của mỗi điều thiện. Trong kinh Nhẫn Nhục, Phật dạy rằng: “Điều thiện tối cao là chí hiếu, điều ác cùng cực là bất hiếu”. Kinh Tứ Thập Nhị Chương cũng nói: “Phàm người thờ quỉ thần, không bằng phụ thờ cha mẹ, cha mẹ là vị thần tối thượng”. Lời dạy của Đức Phật về hạnh hiếu trong nhiều kinh tập trung về hai điều chính, nếu cha mẹ còn hiện đời thì con phải chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, khuyến hóa cha mẹ tu tập theo chính pháp để đạt được an lạc giải thoát. Nếu cha mẹ đã lìa đời, người con cần phải tu tập các thiện nghiệp để hồi hướng công đức cho hương linh cha mẹ. Trang Tử khi nhớ đến cha mẹ thì lòng ngậm ngùi. Khổng tử có hơn ba ngàn đệ tử mà chỉ khen thầy Mẫn Tử: “Chí hiếu thầy Mẫn Tử Khiên”. Qua đây chúng ta thấy rằng chữ hiếu là một nguyên tắc đạo đức lâu đời của phương Đông nói chung và ở Việt Nam chúng ta nói riêng.
2. Phận làm con chúng ta báo hiếu cha mẹ như thế nào đây?
Cha mẹ đã đánh đổi cả cuộc đời mình, chỉ mong cho con cái thành người. Niềm vui, niềm hạnh phúc và tự hào của cha mẹ là nhìn thấy sự thành công của con cái. Cho dù có phải vì con mà vất vả lao đao, cha mẹ vẫn không sờn lòng. Cho dù có vì con mà cha mẹ phải hao gầy, cha mẹ vẫn vui khi nhìn thấy con cái lớn khôn mỗi ngày. Sự hy sinh cho con cái chỉ là những biểu hiện có giới hạn xuất phát từ lòng thương yêu vô hạn . Chính vì lòng thương yêu của cha mẹ đối với con cái là vô hạn , nên chúng ta không thể đáp đền nổi . Cho dù người con thực hành các công đức lớn lao như thế nào đi chăng nữa thì cũng không trả được ân đức của cha mẹ . Bởi vì người con có làm gì đi nữa , thì lòng của người con đối với cha mẹ không thể sánh được lòng của cha mẹ đối với con cái , đúng như ca dao nước ta có câu : “Mẹ thương con biển hồ lai láng , con thương mẹ tính tháng tính ngày”.
Vì vậy, khi đề cập đến công ơn cha mẹ là dựa vào tâm thức của người con đối với cha mẹ có giới hạn . Điều đó là một quy luật tâm lý muôn đời . Chính nhờ ơn cha nghĩa mẹ cao dày như thế, chúng ta những người con cần phải dặn lòng:
“Trải bao gian khổ không sờn,
Muôn đời con vẫn nhớ ơn mẹ hiền”.
Sự nhớ ơn không phải để nói bâng quơ nhưng cần thể hiện bằng cả một tấm lòng ưu ái nhất, luôn lo lắng, quan tâm chăm sóc cha mẹ khi đã về già:
“Ai về tôi gửi buồng cau,
Buồng trước kính Mẹ, buồng sau kính Thầy.
Ai về tôi gửi đôi giầy,
Phòng khi mưa gió để Thầy Mẹ đi”.
Trong Nhị Thập Tứ Hiếu ta bắt gặp hình ảnh cậu bé nhà nghèo nhưng vẫn thể hiện được đạo hiếu. Ngô Mãnh lên tám, nhà nghèo không có màn. Thương cha mẹ bị muỗi cắn; đêm đêm Ngô Mãnh thường cởi áo nằm trần để dụ muỗi. Mặc cho muỗi chít cậu bé không dám đuổi vì sợ đuổi muỗi đi thì chúng bay sang hút máu cha mẹ:
“Đêm hè không màn trướng
Muỗi nhiều chẳng dám nao
Mặc bay no máu mỡ
Đừng đốt cha mẹ tao”
Hạnh Hiếu không chỉ thể hiện ở những người thường dân mà còn đến những vị vua anh quân để lại tấm gương sáng cho mọi người. Vào triều đại nhà Hán có vua là Hán Văn Đế từ xưa đến giờ ông đối với mẹ rất là hiếu thảo. Sau khi vua lên ngôi thì mẹ vua lâm bệnh nặng. Hằng ngày, ngoài giờ thiết triều nhà vua luôn ở bên cạnh mẹ để chăm sóc. Khi những người hầu đem thuốc đến, nhà vua nhất định tự mình nếm trước rồi mới dâng mẹ uống. Mẹ của vua nhìn thấy vậy rất đau lòng khuyên vua đi nghỉ để những người hầu chăm sóc. Nhà vua liền quỳ xuống thưa với mẹ: “Nếu như con không thể hầu mẹ khi còn sống, tự con không làm những việc nhỏ cho mẹ. Biết khi nào con mới có cơ hội báo đáp ân dưỡng của mẹ?”
Và rồi trong cuộc sống đâu phải mình muốn là được. Có những điều muốn làm nhưng lại không có cơ hội để làm. Như người con gái xa quê đã tiếc nuối khi không thể chăm sóc cha mẹ.
“Chim đa đa đậu nhánh đa đa,
Chồng gần không lấy, để lấy chồng xa.
Mai sau cha yếu, mẹ già.
Bát cơm đôi đũa, kỹ trà ai dâng?”
Đó chính là đạo hiếu đã ăn sâu trong tâm thức người Việt Nam chúng ta. Đạo hiếu luôn đòi buộc phận làm con phải biết sống sao cho vuông tròn ân nghĩa mẹ cha. Cho dù dòng đời có những đổi thay của làn sóng văn hóa Châu Âu hay Châu Mỹ, thì vẫn không thể phai nhòa chữ hiếu trong tâm thức của người Việt Nam. Cho dù cuộc đời có nhiều thay đổi của những xu thế thực dụng, hay những trào lưu văn hóa ngoại lai, thì người Việt Nam vẫn phải để hai chữ hiếu thảo làm đầu:
“Ngó lên trời thấy cặp cu đang đá,
Ngó ra ngoài biển, thấy cặp cá đang đua,
Đi về lập miếu thờ Vua,
Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha”.
Ngày Mồng Hai Tết là dịp để con cháu chúng ta sống trọn chữ hiếu với mẹ cha của mình. Chữ hiếu được thể hiện qua những món quà chúng ta dâng tặng mẹ cha được lồng ép vào đó cả một tình con thảo hiếu. Đây cũng là ngày hội vui của đại gia đình. Ai cũng mong ngày tết được đoàn tụ bên gia đình. Ai cũng mong đón nhận những giờ phút linh thiêng nhất của ngày đầu năm bên cha mẹ ông bà.
Thế nhưng, chữ hiếu không chỉ dừng lại nơi những ngày Tết mới bộc lộ ra mà còn phải dàn trải trong suốt tháng năm sống bên cha mẹ. Hãy sống sao cho tròn chữ hiếu. Nếu những ai có cha mẹ còn trẻ hãy cảm ơn cuộc đời này vì chúng ta có một thành trì vững chắc để tựa nương. Nếu những ai cha mẹ đã già nua thì đừng xem thường và coi họ như gánh nặng. Hãy nói với cha mẹ chúng ta bằng những lời khiêm tốn, lịch sự đừng cáu gắt với tuổi già. Hãy ôn tồn vì chính họ cũng từng kiên nhẫn với tuổi thơ chúng ta, đã không quản mưa nắng, mệt nhọc, thức khuya dạy sớm vì tuổi thơ chúng ta. Xin đừng ai phụ ơn nghĩa mẹ cha. Hãy sống sao cho đúng phận làm con, vì:
“Nếu mình hiếu với mẹ cha
Chắc con cũng hiếu với ta khác gì.
Nếu mình ăn ở vô nghì
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công”.
Lễ hội Bông Hồng Cài Áo trong ngày Vu Lan là một dịp để những người con nhớ đến công cha nghĩa mẹ. Mỗi chúng ta hãy thành tâm dâng lên cha mẹ mình những đóa hoa lòng rực rỡ, ngạt ngào hương thơm của tình thương và lòng tri ân thắm thiết:
“Mẹ ơi, trên vạn nẻo đường
Con đi mới hiểu tình thương mẹ hiền
Đời con xuôi ngược bao miền
Nhưng tình của mẹ là nguồn yêu thương
Vu Lan, kinh gọi ngàn phương
Hiếu ân con trẻ vấn vương trong lòng
Áo con cài đóa hoa hồng
Thắm tươi tình mẹ như đồng lúa xanh”
Nhiều người tưởng rằng hiếu thảo là một đức tính bẩm sinh, không cần học cũng biết, cũng nhìn thấy nhưng điều đó là hoàn toàn không đúng. Để có thể trở thành một người con hiếu thảo đúng nghĩa là điều rất khó, nó phải được rèn luyện, mài dũa trong cuộc sống và tùy thuộc vào ý thức của mỗi con người khác nhau
3. Xoay quanh vấn đề bất hiếu hiện nay.
Mỗi người Việt Nam, không ai là không thuộc nằm lòng những câu câu ca dao trên nhưng chúng ta có thường xuyên nhớ tới, để tìm cách thể hiện lòng hiếu thảo của mình trong thực tế ở mức độ như thế nào, còn tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện của mỗi người.
Hơn nữa, do khả năng nhận thức của mỗi cá nhân có sai khác, nên chữ hiếu có được ý thức và thực hiện ở mức độ cao hay thấp, lại tùy thuộc vào khả năng nhận thức của người đó. Thậm chí có trường hợp bản tính hiếu thảo đối với cha mẹ vốn có sẵn từ khi mới sinh, nhưng đến nay, sau hơn 20 năm, 30 năm, có khi đến 50, 60 năm vẫn còn đang nằm bất động dưới tận đáy sâu tâm hồn, bị che phủ, che lấp dưới lớp trầm tích của vô minh và tham dục và vô tâm. Đây là trường hợp đại bất hạnh cho người đó, họ đang ở trong cảnh giới đại ngu si, liệt tuệ, si ám. Thật đáng thương!
Trong thực tế đầy biến động của xã hội hiện nay bên cạnh những tấm gương hiếu thảo, những tấm lòng nhân nghĩa, ân tình với cha mẹ, thì vẫn còn đó nhiều người con có thái độ bất nhân bất nghĩa, thiếu tôn trọng hoặc có hành vi hỗn láo, vô đạo đức đối với cha mẹ. Một số người khác lại nghĩ rằng, chỉ cần đóng góp tiền bạc để nuôi dưỡng bố mẹ là đã làm tròn bổn phận của người con. Có những gia đình kinh tế khó khăn, điều kiện vật chất eo hẹp nên không có đủ điều kiện hoặc thường lảng tránh công việc chăm sóc cha mẹ. Thật đáng trách biết bao!
Nhưng có những người rất giàu có thì việc phụng dưỡng cha mẹ không có gì là khó khăn nhưng than ôi họ lại báo hiếu cha mẹ bằng cách thuê những người xa lạ về chăm sóc cha mẹ, để cha mẹ sống trong buồn tủi cô đơn. Họ cho rằng: nay con đã lớn khôn, giàu có khỏe mạnh hơn cha mẹ, nên họ xem cha mẹ mình không ra gì, không quan tâm hay chăm sóc gì cả tất cả giao phó cho người giúp việc hết. Từ đó gây ra cảnh nghịch lý đáng buồn:
“Không ăn thì ốm thì gầy
Ăn thì nước mắt chan đầy bát cơm”
Hoặc
“Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể
Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày”
Họ đâu biết rằng như thế là sai, là làm trái lẽ phải, họ đâu biết rằng những hành động, lời lẽ vô lễ ấy sẽ làm cho cha mẹ buồn lòng, nó sẽ như là một nhát dao cứa vào tim các bậc sinh thành ra họ. Khi đó việc hiếu kính của những người con đó sẽ không được trọn vẹn, đôi khi đưa đến bất hiếu, bởi vì chúng ta có giàu có, có lớn xác thì chúng ta vẫn là con của cha mẹ, thì bổn phận làm con vẫn là kính hiếu với cha mẹ suốt đời không bao giờ thay đổi, như vậy việc phụng dưỡng cha mẹ mới được kính hiếu trọn vẹn.
Từ bài học trên xin kể ra đây một câu chuyện có thật xảy ra vào đời vua Minh Mạng, có hai cha con kia nhà ở gần nhau. Cha thì nghèo mà con thì rất giầu. Đêm khuya nọ, cha lén sang nhà con xúc trộm gạo. Con thức giấc tưởng là kẻ trộm, vội vác gậy đánh vào lưng cha, chẳng may cha lăn ra chết.
Toà án xã và huyện đều xử là “ngộ sát”, sau đó hồ sơ được gởi về kinh đô Huế. Vua Minh Mạng mở hồ sơ ra, ngài thức cả đêm đọc đi đọc lại vụ án, và cuối cùng vua quyết định cho xử lại và truyền lệnh xử tử người con. Vua Minh Mạng phân tích rằng: “Không phải chỉ xét việc giết người, mà phải xét việc ăn trộm. Tại sao người cha phải đi ăn trộm ? Lại là ăn trộm của con mình ? Một người con giầu có mà lại để cha mình đói khổ, đến nỗi đêm hôm phải sang nhà con ăn trộm gạo, thế thì người con đó là gì ? Có đáng là con không ? Tội con bất hiếu như thế thật đáng phải chết. Trước khi đã giết lầm cha bằng gậy, thì đứa con đã để cha nhục nhã và chết đói rồi !”
Ngày nay không thiếu những người con như câu chuyện trên. Nhiều người con đã tự lập, có thể mua sắm nhiều tài sản; nhưng dành môt ít để chăm sóc cho cha mẹ già thì lại cứ chần chờ. Khi cha mẹ yếu đau, bệnh tật, có những đứa con mang tiền hoặc thức ăn đến cho như là một hành vi bố thí cho kẻ bần cùng ?
Có nhiều người con khi vào tuổi trung niên cứ mải mê chạy theo cuộc