Đề tài Hiệu trưởng chỉ đạo và quản lý công tác thư viện ở trường Nguyễn Viết Xuân

Thư viện trường học có một vai trò rất quan trọng. Nó là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu của giáo viên, đọc sách của học sinh và xây dựng nếp sống văn hoá mới cho các thành viên của nhà trường. Thư viện là nơi cung cấp cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển để tra cứu, các loại sách báo, tạp chí các loại tài liệu, cần thiết của Đảng, Nhà nước và của các cấp các ngành phục vụ giảng day, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức các môn khoa học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Hiện nay, một số trường vẫn còn xem nhẹ công tác thư viện. Chưa có sự quan tâm đúng mức về các hoạt động của thư viện nhà trường. Cán bộ thư viện kiêm nhiệm quá nhiều việc, Hiệu trưởng thiếu sự chỉ đạo và quản lý sát sao về công tác này, hoặc quản lý còn lỏng lẻo dẫn đến hiệu quả công tác thư viện không đạt yêu cầu. Vì vậy, cần phải làm thế nào để xây dựng thư viện trường học đạt hiệu quả chủ động khai thác vốn sách, tổ chức các hoạt động của thư viện, quản lý thư viện, để kịp thời bổ sung các loại sách, tài liệu mới, sử dụng và quản lý chặt chẽ kinh phí đầu tư cho thư viện của nhà trường đúng mục đích. Đó là điều mà tôi băn khoăn, trăn trở trong vai trò công tác quản lý của mình. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Hiệu trưởng chỉ đạo và quản lý công tác thư viện ở trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân”.

doc11 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2137 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hiệu trưởng chỉ đạo và quản lý công tác thư viện ở trường Nguyễn Viết Xuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A/ PHẦN MỞ ĐẦU. I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Thư viện trường học có một vai trò rất quan trọng. Nó là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu của giáo viên, đọc sách của học sinh và xây dựng nếp sống văn hoá mới cho các thành viên của nhà trường. Thư viện là nơi cung cấp cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển để tra cứu, các loại sách báo, tạp chí các loại tài liệu, cần thiết của Đảng, Nhà nước và của các cấp các ngành phục vụ giảng day, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức các môn khoa học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Hiện nay, một số trường vẫn còn xem nhẹ công tác thư viện. Chưa có sự quan tâm đúng mức về các hoạt động của thư viện nhà trường. Cán bộ thư viện kiêm nhiệm quá nhiều việc, Hiệu trưởng thiếu sự chỉ đạo và quản lý sát sao về công tác này, hoặc quản lý còn lỏng lẻo dẫn đến hiệu quả công tác thư viện không đạt yêu cầu. Vì vậy, cần phải làm thế nào để xây dựng thư viện trường học đạt hiệu quả chủ động khai thác vốn sách, tổ chức các hoạt động của thư viện, quản lý thư viện, để kịp thời bổ sung các loại sách, tài liệu mới, sử dụng và quản lý chặt chẽ kinh phí đầu tư cho thư viện của nhà trường đúng mục đích. Đó là điều mà tôi băn khoăn, trăn trở trong vai trò công tác quản lý của mình. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Hiệu trưởng chỉ đạo và quản lý công tác thư viện ở trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân”. II/ MỤC TIÊU NHIỆM VỤ. 1/ MỤC TIÊU. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác thư viện ở trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân, huyện CưMgar những vấn đề đặt ra trước mắt, đề ra những giải pháp nhằm chỉ đạo, quản lý công tác thư viện nhà trường đạt hiệu quả. 2/ NHIỆM VỤ. Khảo sát tình hình thực tế, đánh giá thực trạng công tác thư viện của nhà trường. Nêu ra những giải pháp tích cực để chỉ đạo, quản lý công tác thư viện nhà trường qua các việc làm cụ thể hàng tuần, hàng tháng. Nêu được kết quả thực hiện qua 3 năm 2007 – 2008; 2008 – 2009; 2009 – 2010. 3/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Công tác thư viện trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân huyện CưMgar từ năm học 2007 – 2008; 2008 – 2009; 2009 – 2010. Thời gian nghiên cứu : từ tháng 12/2009 – 3/2010. 4/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, các văn bản pháp qui về thư viện. - Phương pháp khảo sát, điều tra biểu mẫu, số liệu. 5/ BỐ CỤC ĐỀ TÀI. Đề tài gồm 3 phần: A/ Phần mở đầu. B/ Phần nội dung. I/ Cơ sở lý luận – cơ sở thực tiễn, thực trạng ở trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân, huyện CưMgar. 1/ Cơ sở lý luận. 2/ Cơ sở thực tiễn. II/ Những vấn đề đặt ra và giải pháp để quản lý chỉ đạo công tác thư viện ở trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân, huyện CưMgar. 1/ Những vấn đề đặt ra. 2/ Những giải pháp quản lý, chỉ đạo công tác thư viện ở trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân, huyện CưMgar. III/ Kết quả đề tài. C/ Kết luận và kiến nghị. 1/ Kết luận. 2/ Kiến nghị. B/ PHẦN NỘI DUNG. I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THƯ VIỆN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VIẾT XUÂN. 1/ Cơ sở lý luận của đề tài. Năm học 2009 – 2010 là năm học thứ 4 thực hiện nghị quyết Đại hội lần thứ X. Theo tinh thần Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 và chỉ thị số 14/2001/TTg ngày 11 tháng 6 năm 2001 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Mục tiêu trong giai đoạn hiện nay là phải tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, bổ sung những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Điều 2. Chương 1, Quyết định số 61/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 06 tháng 11 năm 1998 về qui chế tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông đã nêu: “Thư viện có nhiệm vụ cung cấp cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại SGK, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, tác phẩm kinh điển để tra cứu, các loại sách báo cần thiết khác, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và học sinh”. Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh những sách báo cần thiết của Đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục – Đào tạo, phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức của các bộ phận khoa học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy toàn diện “Công tác tổ chức và hoạt động của thư viện phải là một nội dung quan trọng trong đánh giá để công nhận trường chuẩn quốc gia và Danh hiệu thi đua hàng năm” (Quyết định số 61/1998/QĐ – BGD&ĐT). Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, giáo dục là quốc sách hàng đầu của quốc gia trong việc đào tạo con người mới phát triển toàn diện ... Không thể nào hình dung được một chiến lược phát triển giáo dục phổ thông mà không có sự tham gia tích cực của thư viện trường học cũng như các cơ quan thông tin. Thư viện còn giúp cho cán bộ - giáo viên – nhân viên – học sinh xây dựng phương pháp học tập, phong các làm việc khoa học, biết kỹ năng sử dụng sách, báo, tài liệu ... 2/ Cơ sở thực tiễn của đề tài: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là nhiệm vụ của nhà trường. Xây dựng thư viện, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tổ chức thu hút mọi thành viên trong nhà trường tham gia hoạt động thư viện nhằm khai thác triệt để kho sách, nhất là sách nghiệp vụ và sách tham khảo là góp phần để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Thực tiễn hoạt động thư viện của những năm trước đây: cơ sở vật chất thiếu thốn, không có phòng đọc, không có trang thiết bị tối thiểu, sách, tài liệu tham khảo, báo chí còn hết sức nghèo nàn ... còn rất nhiều hạn chế trong công tác thư viện trường học. Nhận thức công tác thư viên trường học đóng một vai trò quan trọng, trong công tác chỉ đạo, quản lý tôi đã có những cách làm, những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện nhà trường. 3/ Thực trạng thư viện nhà trường. 3.1/ Vài nét về nhà trường. Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân được tách ra từ trường cấp 1,2 Nguyễn Viết Xuân từ năm học 1996. Trường đóng chân trên địa bàn thôn Cư H Lâm thuộc thị trấn Ea Pốc. Cơ sở vật chất của nhà trường trước đây là sử dụng tạm thời khu trạm xá cũ của Nông trường Ea Pốc. Không đảm bảo điều kiện cho dạy của giáo viên và của học sinh. Từ năm học 2005 – 2006 được sự hỗ trợ của Nhà nước cùng với nguồn huy động đóng góp của nhân dân đã xây dựng được phòng học và các phòng chức năng khá khang trang, cảnh quan, môi trường xanh – sạch – đẹp. Hiện nay, tổng số cán bộ - giáo viên là 29 người. Tổng số học sinh là 324 em với 14 lớp. Trong đó học sinh người đồng bào chiếm 65% , 100% học sinh của trường đã được học 2 buổi/ngày. 3.2/ Về thư viện. Từ năm học 1996, 1997 đến năm học 2005 – 2006 thư viện nhà trường hầu như chưa được đầu tư thích đáng. Chỉ có một kho sách và thiết bị chung. Sách chủ yếu là sách giáo khoa của học sinh và một ít sách nghiệp vụ của giáo viên, rất nghèo nàn về số lượng và chất lượng. Cán bộ thư viện chưa có, chỉ cử một người làm công tác kiêm nhiệm nên không có hiệu quả. Chỉ làm nhiệm vụ phát sách cho giáo viên và học sinh đầu năm cuối năm thu lại. 3.3/ Nguyên nhân của thực trạng. - Do cơ sở vật chất nhà trường quá thiếu thốn, phòng học chỉ dành đủ cho học sinh học một buổi/ngày. - Cán bộ thư việ còn làm kiêm nhiệm, chưa có cán bộ có trình độ đúng theo yêu cầu. - Ban giám hiệu chưa có sự quan tâm đúng mức, nhận thức về công tác thư viện chưa đầy đủ nên trong công tác chỉ đạo quản lý chưa sát sao. - Chưa huy động được các nguồn lực trong nhà trường, các tổ chức đoàn thể địa phương để tham gia xây dựng thư viện vững mạnh. Từ thực trạng công tác thư viện như thế, nhận thức được tầm quan trọng của thư viện trong trường học là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Đặc biệt sự quan tâm chỉ đạo, quản lý của người Hiệu trưởng với công tác thư viện là vô cùng quan trọng nó quyết định sự thành công hay thất bại của nhà trường. II/ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP TRONG CHỈ ĐẠO, QUẢN LÝ CÔNG TÁC THƯ VIỆN CỦA HIỆU TRƯỞNG. 1/ Những vấn đề đặt ra. . Vấn đề thứ nhất : Xây dựng được thư viện trường học, có kho sách, có phòng đọc, tủ kệ đựng sách, có đủ bàn ghế cho giáo viên và học sinh ngồi đọc và vốn tài liệu. . Vấn đề thứ hai : Muốn xây dựng thư viện chuẩn cần phải có cán bộ thư viện, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ về công tác thư viện để xử lý kỹ thuật như đăng ký, đóng dấu, phân loại sách, mô tả, sắp xếp sách .... . Vấn đề thứ ba : Làm thế nào để tổ công tác thư viện hoạt động đều và có chất lượng. . Vấn đề thứ tư : Khi đã có thư viên, có tổ cộng tác viên thì việc tổ chức đọc sách, khai thác sách như thế nào để đạt được mục đích và có hiệu quả. 2/ Giải pháp thực hiện. 2.1/ Tăng cường công tác xây dựng cơ sở vật chất cho thư viện. Theo qui định về tiêu chuẩn thư viên trường phổ thông, (Ban hành kèm theo quyết định số 01/2003/QĐ – BGD&ĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo) thì hầu như cơ sở vật chất về thư viện chưa đạt yêu cầu. Từ năm học 2006 – 2007, bám sát yêu cầu về tiêu chuẩn cơ sở vật chất thư viện trường học, Ban giám hiệu đã lên kế hoạch đầu tư xây dựng thư viện để phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia. Về phòng thư viện, chúng tôi đã bố trí một kho đựng sách diện tích 40m2, một phòng đọc sách 45m2. Lắp điện, quạt đầy đủ, thoáng mát, đủ ánh sáng để phục vụ bạn đọc. Về trang thiết bị chuyên dùng, chúng tôi đã tham mưu với Phòng giáo dục hỗ trợ một nguồn kinh phí ban đầu cùng với nguồn kinh phí tiết kiệm từ nguồn chi thường xuyên để mua sắm tủ, kệ đựng sách, tủ thư mục, bàn ghế ngồi đọc sách cho giáo viên và học sinh, bàn ghế cho cán bộ thư viện. Trang bị máy tính có nối mạng Internet để truy cập thông tin. Trang trí phòng thư viện , bảng hướng dẫn giáo viên, học sinh cách sử dựng tài liệu trong thư viên ... Hàng năm, chúng tôi đều dành nguồn kinh phí từ nguồn ngân sách để mua sách, báo, thiết bị để nâng cấp thư viện. Về sách giáo khoa, chúng tôi đã xây dựng “Tủ sách giáo khoa dùng chung” để phục vụ cho những học sinh không có điều kiện mua sách, các em có thể đến thư viện để mượn. Đối với giáo viên, cung cấp cho mỗi giáo viên một bộ sách theo khối lớp. Ngoài ta, chúng tôi còn dự trữ mỗi tên sách ít nhất 3 bản. Về sách nghiệp vụ của giáo viên, chúng tôi trang bị đủ các văn bản, nghị quyết của Đảng; văn bản qui phạm pháp luật của Nhà nước, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ của ngành phù hợp với cấp tiểu học. Về sách tham khảo, bổ sung các loại sách phù hợp với yêu cầu của giáo viên và học sinh như “Tủ sách pháp luật”, “Tủ sách đạo đức”, “Tủ sách về Bác Hồ” ... Về báo, tạp chí, tranh ảnh bản đồ, băng đĩa, chúng tôi đặt ra mua báo giáo dục thời đại, báo phụ nữ, báo nhân dân, báo Đắk Lak, tạp chí “Dạy và học ngày nay”, tạp chí “Toán học tuổi thơ”, chuyên đề “ giáo dục tiểu học”, chuyên đề “Người phụ trách”... phù hợp lứa tuổi, nhu cầu tham khảo của giáo viên và học tập của học sinh. 2.2/ Để xây dựng thư viện đạt chuẩn, thư viện tiên tiến, thư viện xuất sắc thì cần phải có một cán bộ thư viên đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ đồng thời Hiệu trưởng phải trực tiếp chỉ đạo việc xử lý các kỹ thuật thư viện. Do đặc điểm tình hình nhà trường trước đó là không có cán bộ thư viện, chỉ làm công tác kiêm nhiệm, nên kết quả công việc còn thấp. Thực hiện thông tư số 35/2006/TTLT – BGD&ĐT ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ giáo dục và Đào tạo – Bộ nội vụ về thông tư liên tịch hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập. Theo định mức biên chế ở trường tiểu học hạng 2 sẽ được bố trí một biên chế thư viện, thiết bị. Năm bắt văn bản này, Hiệu trưởng nhà trường làm tờ trình đề nghị UBND huyện, lãnh đạo Phòng giáo dục để bổ sung cho nhà trường một cán bộ thư viện được học qua trường lớp, có trình độ trung cấp thư viện. Sau khi đã có cán bộ thư viện đat chuẩn, chúng tôi đã chỉ đạo xây dựng kho tài liệu, nhằm đảm bảo những yêu cầu về sách báo, tạp chí ...cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Khi mới bắt đầu thành lập thư viện, vốn tài liệu cơ bản ban đầu là phải có. Sau đó hàng tháng, hàng năm chúng tôi mua bổ sung thường xuyên để đáp ứng yêu cầu bạn đọc. Hiệu trưởng chỉ đạo cán bộ thư viện đăng ký tài liệu đã mua, xem tài sản của thư viện là tài sản chung của nhà trường và cũng là cơ sở để báo cáo cho Hiệu trưởng vào cuối học kỳ, cuối năm học về tài sản của thư viện. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra việc sắp xếp, phân loại tài liệu của cán bộ thư viện. Việc bố trí sách phải hợp lý, hài hoà, dễ lấy, tạo điều kiện cho bạn đọc dễ tìm. Hàng năm, vào cuối năm học, Hiệu trưởng thành lập Ban kiểm kê sách gồm có Hiệu trưởng (hoặc Hiệu phó) làm Trưởng ban, cán bộ thư viện làm Phó ban, một giáo viên làm thư ký và hai giáo viên khác làm thành viên. Kiêm kê nhằm mục đích kiểm tra số lượng sách các loại thực tế ở giá sách, số còn thiếu ở vị trí kệ sách, lý do tại sao thiếu (do độc giả còn mượn hay mất). Từ đó có biện pháp trong công tác bảo quản sách của cán bộ thư viện. 2.3/ Hiệu trưởng chỉ đạo tổ cộng tác viên thư viên hoạt động đạt hiệu quả. Hiệu trường là người chịu trách nhiệm mọi mặt tổ chức và hoạt động của nhà trường. Đối với công tác thư viện, theo qui định, Hiệu trưởng phân công một lãnh đạo trực tiếp phụ trách công tác thư viện, bố trí tổ công tác thư viện hoặc cán bộ làm công tác thư viện. Hàng năm, vào đầu năm học, tôi đã ra quyết định thành lập tổ công tác thư viện. Trong những năm đầu mới thành lập, bản thân tôi trực tiếp làm tổ trưởng, chỉ đạo trực tiếp công tác thư viện nhà trường.Cán bộ thư viện làm tổ phó. Các thành viên bao gồm : Đại diện Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các khối trưởng chuyên môn và một số học sinh có khả năng hoạt động thư viện. Những năm sau này do Phó hiệu trưởng làm tổ trưởng, Hiệu trưởng là người chỉ đạo chung. Để hoạt động của tổ cộng tác viên đạt hiệu quả, tổ trưởng phải phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên. Chủ yếu các nhiệm vụ sau : - Phát hiện, sưu tầm sách báo mới, tư liệu mới. Tổ chức giới thiệu sách mới nhằm phục vụ các nhu cầu dạy học theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. Ví dụ: Trong đợt học sinh thi giải toán trên mạng Internet, tài liệu trên mạng không tải về được. Tổ cộng tác viên biết được thông tin: Nhà sách giáo dục có bán loại sách này để thông báo cho thư viện biết để mua. - Vận động các cá nhân ủng hộ tiền (để mua sách) hoặc sách cho thư viện Mỗi năm học, Hiệu trưởng đều vận động học sinh đóng góp sách cho thư viện bằng nhiều hình thức. Có thể là sách hoặc tiền. Tuy số tiền không nhiều, chỉ mỗi em 2 – 3 nghìn đồng nhưng giáo dục cho các em ý thức xây dựng thư viện, làm cho nguồn sách phong phú hơn, đồng thời các em có ý thức hơn trong việc bảo quản và giữ gìn sách khi đọc. - Tham gia công tác giới thiệu sách, hướng dẫn học sinh đọc sách. - Phân phối, thu hồi, bảo quản và sử dụng sách giáo khoa. 2.4/ Hiệu trưởng chỉ đạo các hoạt động của Thư viện nhằm đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Để đánh giá được một thư viên hoạt động có hiệu quả hay không, người ta không chỉ căn cứ vào số vốn tài liệu, cơ sở vật chất được trang bị cho thư viện mà còn căn cứ vào số lượng bạn đọc đến với thư viện nhiều hay ít. Đây là một điều mà tôi luôn nghĩ tới và bản thân đã có sự chỉ đạo, xác định nhiệm vụ của thư viện là phải luôn gắn bó mật thiết với nhiệm vụ dạy và học của nhà trường. Bám sát chủ đề từng tháng, từng năm học, chỉ đạo cho cán bộ thư viện phân chia lịch đọc cho từng lớp trong tuần. Tránh tình trạng học sinh vào thư viện ồ ạt gây mất trật tự, ảnh hưởng đến việc nghiên cứu tài liệu hoặc đọc sách của giáo viên. Cán bộ thư viện phải lập kế hoạch hoạt động của thư viện trong năm, học kỳ và từng tháng, trình Hiệu trưởng phê duyệt. Tham khảo ý kiến Hiệu trưởng về những nội dung công tác lớn của thư viện trong năm cần phải làm. Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu sách mỗi tháng một lần theo chủ điểm. Ví dụ: “Về Bác Hồ kính yêu”, về ngày nhà giáo Việt Nam, về Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, về Đoàn TNCSHCM, về mẹ ... hoặc những loại sách phù hợp với đối tượng bạn đọc, có tính thời sự, nội dung thích hợp . Tổ chức thi kể chuyện theo sách, hoạt động này giúp cho học sinh có thói quen đọc sách và làm theo sách, mở rộng nhận thức cho các em về thế giới xung quanh, bồi dưỡng cho các em tình cảm lành mạnh, có những ước mơ đẹp và có mối quan hệ tốt với mọi người. Tổ chức điểm sách theo chủ đề, tức là trình bày nội dung một cuốn sách với một cuộc nói chuyện ngắn gọn với một chủ đề cho trước. Thường tổ chức ở khối 4 và khối 5 mỗi năm từ 1 đến 2 lần. Đối với học sinh lớp 1,2, 3 các em chưa đọc tốt nên cán bộ thư viên đã chọn những cuốn sách phù hợp, cho các em đọc lần lượt cho các bạn nghe, cán bộ thư viện uốn nắn cho các em về cách phát âm và khả năng đọc diễn cảm. Đối với giáo viên, ngoài các sách chuyên môn, nghiệp vụ, giáo viên còn được tham khảo các loại sách báo tài liệu bổ ích khác để nâng cao kiến thức cuộc sống của bản thân. III/ Kết quả của đề tài. Từ thực trạng công tác thư viên, có sự chỉ đạo, quản lý của hiệu trưởng, đặc biệt là đề ra các giải pháp nên hiệu quả đạt được như sau : 1/ Về đầu tư kinh phí cho thư viện ( ngàn đồng) Năm học  Kinh phí mua sách báo, tài liệu, tạp chí  Kinh phí mua sắm CSVC  Ghi chú   2007 - 2008  31.422.000  43.435.000  PGD hỗ trợ 43.435.000   2008 - 2009  13.846.000  10.000.000  Trường tiết kiệm từ nguồn chi thường xuyên   2009 - 2010  6.601.000  15.781.000  Trường tiết kiệm từ nguồn chi thường xuyên   Phân tích số liệu : - Năm học 2007 – 2008 là năm đầu tiên bắt xây dựng thư viện nên kinh phí đầu tư ban đầu khá lớn. - Những năm sau tiếp tục đầu tư bổ sung về CSVC và mua sách, báo, tài liệu nên nguồn chi giảm đi. - Năm học 2009 – 2010 do nhu cầu, nhà trường dành 1 phòng để mở phòng đọc cho giáo viên với diện tích 45m2 với 20 chỗ ngồi đọc. Như vậy, diện tích phòng đọc của giáo viên và học sinh ngồi đọc là 90m2. 2/ Tình hình bạn đọc của thư viện. Năm học  TSGV  TSHS  Số lượt bạn đọc đến thư viện  Số lượt sách đưa ra phục vụ trong năm  Ghi chú      GV  HS  GV  HS  GV  HS  GV  HS    2007 - 2008  27  409  2270  4675  775  657  1009   95  4500    2008 - 2009  28  364  2819  8498  940  952  1100   120  6300    2009 -2010  29  324  2980  8035  950  970  1000   110  6963  Tính đến tháng 02/2010   3/ Công tác tuyên truyền, giới thiệu sách: Năm học  Số lần giới thiệu sách  Kể chuyện theo sách (lần)  Điểm sách (lần)  Thi vui đọc sách (lần)  Đọc to nghe chung (lần)  Ghi chú   2007 - 2008  9  3  1  2  2    2008 - 2009  9  3  2  3  4    2009 - 2010  7  3  2  3  5  Tính đến tháng 02/2010   4/ Danh hiệu thư viện đạt được qua 3 năm học trở lại đây: Năm học  Danh hiệu thư viện   2007 - 2008  Đạt chuẩn   2008 - 2009  Đạt tiên tiến   2009 - 2010  Đạt tiên tiến   Nhà trường tổ chức chuyên đề giới thiệu sách chủ đề “Bác Hồ kính yêu” cho thư viện toàn huyện dự nhân dịp ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 03/2/2010. Cán bộ thư viện tham gia thi “Cán bộ thư viện giỏi” đạt giải khuyến khích năm học 2009 – 2010. C/ PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 1/ KẾT LUẬN. Thư viện là nơi cung cấp nền tảng kiến thức cho công tác giáo dục. Nhìn vào thư viên có thể đánh giá được sự quan tâm của người Hiệu trưởng đối với chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh hay không. Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, sách, tài liệu cho thư viện, tổ chức khai thác nguồn sách để phục vụ giảng dạy và học tập trong nhà trường là những vấn đề đa