Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tháng 12 năm 1996 khẳng định rằng “ Định hướng phát triển nhân cách con người Việt Nam thể hiện ở mục tiêu cơ bản của giáo dục và đào tạo là xây dựng con người và thế hệ trẻ thiết tha gắn bó với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá nhân loại ; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, tư duy sáng tạo, có kỷ luật, có sức khoẻ, là người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên”.
Từ nhận thức về định hướng nhân cách con người Việt Nam, việc hình thành nhân cách, đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay là việc làm hết sức quan trọng và được toàn xã hội quan tâm.Trong các hoạt động giáo dục của nhà trường hiện nay, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoàn thiện nhân cách, đạo đức của học sinh.Vì vậy trong nhà trường phổ thông, đặc biệt đối với bậc tiểu học tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giừo lên lớp là yếu tố cơ bản và cần thiết, nó là một bộ phận của quá trình giáo dục ( theo nghĩa rộng), vừa là yếu tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách theo mục tiêu đào tạo đáp ứng yêu
28 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4134 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu trưởng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CƯMGAR
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHẠM HỒNG THÁI
*****************
ĐỀ TÀI:
“HIỆU TRƯỞNG QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP”
((
Người thực hiện: Trần Thị Hải
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị: Trường TH Phạm Hồng Thái
CưSuê, CưMgar, Đaklak
Đánh giá, nhận xét của Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm của trường tiểu học Phạm Hồng Thái
..................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đánh giá nhận xét của phòng giáo dục và đào tạo huyện cưmgar
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
A.PHẦN MỞ ĐẦU
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lý do khách quan:
Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tháng 12 năm 1996 khẳng định rằng “ Định hướng phát triển nhân cách con người Việt Nam thể hiện ở mục tiêu cơ bản của giáo dục và đào tạo là xây dựng con người và thế hệ trẻ thiết tha gắn bó với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá nhân loại ; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, tư duy sáng tạo, có kỷ luật, có sức khoẻ, là người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên”.
Từ nhận thức về định hướng nhân cách con người Việt Nam, việc hình thành nhân cách, đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay là việc làm hết sức quan trọng và được toàn xã hội quan tâm.Trong các hoạt động giáo dục của nhà trường hiện nay, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoàn thiện nhân cách, đạo đức của học sinh.Vì vậy trong nhà trường phổ thông, đặc biệt đối với bậc tiểu học tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giừo lên lớp là yếu tố cơ bản và cần thiết, nó là một bộ phận của quá trình giáo dục ( theo nghĩa rộng), vừa là yếu tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách theo mục tiêu đào tạo đáp ứng yêu cầu đa dạng của xã hội đối với thế hệ trẻ.
2.Lý do chủ quan:
Trong thời đại ngày nay, khi nền kinh tế xã hội đang trên đà phát triển, nó tác động mạnh mẽ đến sự phát triển nhân cách của mỗi con người. Do vậy, học sinh ngày nay có những phát triển mới hơn về “chất” trong quá trình học tập và rèn luyện, các em phải mạnh dạn hơn và tư duy tốt hơn, có những nhu cầu cao hơn nhằm khẳng định sự phát triển của bản thân, chính vì vậy mà trong nhà trường chúng ta phải nắm bắt đúng nhu cầu đó để tổ chức tốt các hoạt động nhằm thoả mãn những nhu cầu, nguyện vọng của học sinh.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp các em nhận thức, định hướng đúng đắn, chủ động sáng tạo, biết hợp tác để không bị "hụt hẫng" là một điều cực kỳ quan trọng cho các em bước vào cuộc sống; biết yêu tập thể, ghét lối sống ích kỷ, coi lao động là nghĩa vụ vinh quang của mình thông qua những hoạt động hàng ngày, giúp các em giảm căng thẳng trong học tập, tạo cho các em có được tính tự tin trong giao tiếp, đồng thời giúp các em có được tâm thế thoải mái, sẵn sàng hoạt động, học tập. Từ đó kết hợp với hoạt động trên lớp thúc đẩy các em học tập đạt kết quả cao nhất.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cơ hội hợp tác giữa các lực lượng trong và ngoài trường, là điều kiện, là phương tiện để phát huy sức mạnh của cộng đồng cùng tham gia vào quá trình giáo dục của nhà trường
Qua thực tế cho thấy hoạt động giáo dục ngoài gời lên lớp còn nhiều hạn chế như: làm theo phong trào, chủ điểm, qua loa, chiếu lệ, nói chính xác hơn còn xem nhẹ vai trò của hoạt động này, nếu có tổ chức thì chỉ mang tính hình thức, đối phó.Nội dung còn đơn điệu chưa khắc sâu vào ý thức học sinh nên dẫn đến chất lượng và hiệu quả giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa cao.Muốn làm tốt công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp, Ban lãnh đạo nhà trường phải nhận thức rõ vai trò của hoạt động này, xem hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những công tác trọng tâm của nhà trường để đề ra biện pháp chỉ đạo cho phù hợp.
Sau khi tìm hiểu việc giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường.Tôi nhận thấy giáo dục ngoài giờ lên lớp góp phần thúc đẩy hoạt động giáo dục của nhà trường ngày càng đi lên.Nên tôi chọn đề tài nghiên cứu về vấn đề “ Giáo dục ngoài giờ lên lớp”.
II.GIỚI HẠN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
Thực tế để hình thành nhân cách cho học sinh, chúng ta phải thực hiện nhiều hoạt động như: Hoạt động giảng dạy, các hoạt động giáo dục trong đó có hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.Để hiểu rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh tiểu học tôi chọn đề tài nghiên cứu, giới hạn trong phạm vi “Hiệu trưởng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học Phạm Hồng Thái, Xã Cư Suê huyện CưMgar tỉnh Đăk Lăk, năm học 2009 – 2010.
III. PHẠM VI ĐỀ TÀI:
1.Khách thể của đề tài:
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
2 Đối tượng của đề tài:
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học Phạm Hồng Thái huyện Cưmgar, năm học 2009 – 2010.
IV. MỤC ĐÍCH – NHIỆM VỤ - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
1.Mục đích nghiên cứu:
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học là hoạt động giáo dục quan trọng không thể thiếu được trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, là bộ phận cấu thành của quá trình đào tạo, nó lôi cuốn đông đảo học sinh tham gia để mở rộng hiểu biết, khắc sâu kiến thức, tạo không khí vui tươi lành mạnh, tạo điều kiện để học sinh rèn luyện thói quen sống trong cộng đồng và phát huy tối đa năng lực, sở thích của từng cá nhân.Ngoài ra, đây còn là hoạt động lý thú, hấp dẫn, thường được các em chờ đón và tham gia một cách tự giác, hào hứng, thích thú. Khác hẳn với hoạt động học tập trên lớp, các em được vui chơi thoải mái, được sống trong những giây phút hồi hộp với những chiến thắng của đội nhà hay sự toả sáng của cá nhân.
Thông qua hoạt động, mối quan hệ thầy trò cũng được gắn bó thân thiện hơn giữa bầu không khí tươi vui, lành mạnh và bổ ích.
Hoạt đông giáo dục ngoài giờ lên lớp có tác dụng to lớn như vậy nhưng không ít các trường trong địa phương nơi tôi công tác với nhiều lý do khác nhau vẫn chưa dành cho lĩnh vực này sự đầu tư xứng đáng về cả trí tuệ, thời gian và kinh phí cho hoạt động.Qua thực tế và trò chuyện với một số học sinh tôi được biết các em còn rụt rè, nhút nhác, không có thói quen sinh hoạt cộng đồng và rất ham muốn được tham gia vào các hoạt động tập thể.
Ngược lại, ở các trường tổ chức tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp thì đại đa số các em mạnh dạn, tự tin hơn trong sinh hoạt hành ngày ở trường, ở lớp, đồng thời kết qủa các mặt giáo dục, rèn luyện cũng khả quan hơn.
Từ những vấn đề trên tôi muốn đưa ra đề tài này để các bạn đồng nghiệp tham khảo và áp dụng vào thực tế của nhà trường nơi mình công tác.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Khảo sát hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh trường tiểu học Phạm Hồng Thái trong năm học 2009 – 2010
Thực trạng và phân tích thực trạng
Đánh giá, rút kinh nghệm
Đề ra các giải pháp và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt đông giáo dục ngoài giờ lên lớp.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu tư liệu và sản phẩm hoạt động sư phạm.
Phương pháp quan sát thực tế: Quan sát các hoạt động liên quan đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh và giáo viên.
Phương pháp hỏi đáp: Trao đổi trực tiếp với hiệu trưởng, giáo viên, học sinh về những vấn đề có liên quan đến nội dung đề tài.
Phương pháp thống kê, phân tích số liệu.
Nghiên cứu lý thuyết, văn bản pháp quy.
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ
I KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP.
1 Khái niệm:
1.1 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức ngoài giờ học của các môn học ở trên lớp nhằm nâng cao hiểu biết và tạo điều kiện để các em rèn thói quen sống, phát huy năng lực và sở thích của mình.Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học là một lĩnh vực hoạt động song song với hoạt động dạy học, giáo dục trên lớp, cùng thực hiện mục tiêu đào tạo cấp học theo các hướng giáo dục : nhân văn, khoa học.
Hoạt động giáo dục ngoài gìơ lên lớp gồm nhiều nhân tố : Khách quan, chủ quan, điều kiện môi trường, hoạt động cá nhân.Các nhân tố quan hệ với nhau chặt chẽ tác động đồng thời lên quá trình tổ chức hoạt động giáo dục.
1.2 Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp là tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch lên toàn bộ quá trình đó của nhà quản lý nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đã được xác định.
2 Vị trí, vai trò, mục tiêu, nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
2.1 Vị trí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
2.1.1 Nhà trường có nhiệm vụ dạy chữ và dạy người.Nếu nhà trường chỉ thực hiện hoạt động dạy - học các bộ môn văn hoá trên lớp thì nhiệm vụ dạy người sẽ không hoàn thành, vì học sinh sẽ thiếu môi trường hoạt động và giao tiếp, hạn chế về tình huống thực tế, hạn chế về thời gian.
Dưới góc độ chỉ đạo chung, vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được khẳng định tại điều 27 Điều lệ trường tiểu học( ban hành ngày 11 tháng 7 năm 2000) là một trong hai hoạt động giáo dục trong nhà trường: " Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường tổ chức,...".
Như vậy, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không phải là hoạt động "phụ" hoạt động " bề nổi" mà giữ một vị trí rất quan trọng trong các hoạt động giáo dục của các trường.
2.1.2 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà trường và xã hội.
- Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhà trường có điều kiện phát huy vai trò tích cực của mình với xã hội, mở ra khả năng thuận lợi để gắn học với hành, nhà trường với xã hội thông qua việc đưa thầy và trò tham gia các hoạt động cộng đồng.
- Bằng việc đóng góp sức người, sức của cộng đồng để tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là điều kiện và phương tiện để huy động sức mạnh cộng đồng tham gia vào quá trình đào tạo thế hệ trẻ, vào sự phát triển nhà trường.
2.2 Vai trò của họt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Từ vị trí quan trọng nêu trên, theo các tác giả Nguyễn Dục Quang và Ngô Ngọc Quế thì hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có những vai trò thể hiện ở những điểm sau:
- Đây là dịp để học sinh củng cố tri thức đã học trên lớp, biến tri thức thành niềm tin.Thông qua các hình thức hoạt động cụ thể, học sinh có dịp để đối chiếu, để kiểm nghiệm tri thức đã học, làm cho những tri thức đó trở thành của chính các em.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối hoạt động dạy học.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thu hút và phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phát huy cao độ tính chủ thể, tính chủ động, tích cực của học sinh.
2.3 Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học nhằm:
- Củng cố và khắc sâu kiến thức của môn học trên lớp; mở rộng hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống cộng đồng, bước đầu hình thành kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh.
- Bước đầu rèn luyện và hình thành cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với học sinh tiểu học như: kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kỹ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; hình thành các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động tự phục vụ và hoạt động tập thể..
- Bồi dưỡng thái độ tự giác tham gia các hoạt động tập thể; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội.
2.4 Nhiệm vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
2.4.1 Nhiệm vụ giáo dục về nhận thức
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp học sinh bổ sung, củng cố và hoàn thiện tri thức đã được học trên lớp; giúp các em có những hiểu biết mới.
- Những tri thức học sinh thu được trong giờ lên lớp là tri thức cơ bản nhất, hiện đại nhất.Nếu không được củng cố, bổ sung thì những tri thức đó khó có thể duy trì được lâu bền.Vì vậy hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ giúp cho học sinh việc cũng cố tri thức đã học, đồng thời tăng cường cho học sinh sự hiểu biết thêm về tự nhiên, xã hội, về con người.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tạo cơ hội cho học sinh được tiếp xúc, được làm quen với những hoạt động : khoa học – kỹ thuật, lao động sản xuất, văn hoá – nghệ thuật, thể dục – thể thao, kinh doanh, xã hội, nhân đạo, giúp các em có điều kiện vận dụng những tri thức đã học vào thực tiễn cuộc sống và làm phong phú vốn hiểu biết của các em.
2.4.2 Nhiệm vụ giáo dục về thái độ
Đây là nhiệm vụ khó khăn nhưng vô cùng quan trọng đối với bậc tiểu học, bởi vì mọi thái độ, tình cảm đúng đắn với ông bà, cha mẹ, người thân đối với quê hương, đất nước…phải được giáo dục từ lứa tuổi này, cho nên nhiệm vụ này đòi hỏi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải tạo điều kiện tốt để bồi dưỡng thái độ tích cực của các em đối với bản thân, bạn bè, công việc và cộng đồng.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp góp phần giáo dục cho học sinh tình đoàn kết hữu nghị với thanh thiếu niên, nhi đồng quốc tế, với các dân tộc trên thế giới.
2.4.3 Nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng
Thói quen hành vi và kĩ năng chỉ được hình thành thuận lợi khi các em có điều kiện tham gia các hoạt động.Trong khi tham gia các hoạt động các em sẽ gặp những tình huống cụ thể của cuộc sống buộc chúng phải tìm cách giải quyết bằng trí tuệ và sức lực của mình.Từ đó giúp các em hiểu biết, biết cách làm và cách tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực.
3.Các nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
3.1 Nguyên tắc về tính mục đích, tính kế hoạch
Tính mục đích : Bất cứ hoạt động giáo dục nào cũng phải đạt được những mục đích nhất định, tuy nhiên thực tiễn giáo dục trong nhà trường.Vì vậy, nhà trường phải xác định mục đích của hoạt động ngoài giờ lên lớp cho cả năm học, từng học kỳ, từng hoạt động; trong đó cần định hướng tính đa dạng của mục tiêu giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện
Tính kế hoạch : Kế hoạch sẽ định hướng và giúp cho việc tổ chức hoạt động có chất lượng và hiệu quả.Tính kế hoạch của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ đảm bảo tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính hướng đích.
3.2 Nguyên tắc về tính tự nguyện, tự giác tham gia hoạt động
Nếu học sinh bắt buộc phải học tập các môn học trên lớp thì các em có quyền lựa chọn tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mà các em ưa thích.Nguyên tắc này đảm bảo học sinh có quyền lựa chọn tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng, hứng thú, sức khoẻ và điều kiện cụ thể của bản thân mỗi em.
Nguyên tắc này đòi hỏi nhà trường, các nhà giáo dục phải tổ chức và duy trì được nhiều nhóm hoạt động với các chủ đề khác nhau như các đội thể thao, đội văn nghệ, từ thiện xã hội…Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
3.3 Nguyên tắc tính đến đặc điểm lứa tuổi và tính cá biệt của học sinh
Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, mỗi lứa tuổi có đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, cá