Đề tài Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ

Đất nước. Vì thếkhi đất nước có giặc ngoại xâm, họ đã hăng hái lên đường tham gia vào công cuộc đấu tranh chung, đểgiải phóng dân tộc. Là chiến sĩ đồng thời cũng là thi sĩ, các nhà thơquan niệm rằng: thơca là phải phục vụcách mạng, phục vụlý tưởng của Đảng. Cho nên mọi sựkiện, mọi vấn đềlớn nhỏcủa đời sống cách mạng, thông qua trái tim nhạy cảm của các nhà thơ đều trởthành đềtài và khơi nguồn cảm hứng sáng tác. Những trang thơ thời chống Mỹ đã làm trỗi dậy trong chúng ta những cảm xúc tựhào vềTổquốc và nhân dân anh hùng, càng thêm mến phục những con người quảcảm không tiếc xương máu hy sinh thân mình cho Tổquốc được hồi sinh. Thơca thời kỳkháng chiến chống Mỹkhắc hoạ được nhiều hình tượng nổi bật như: hình tượng lãnh tụ, hình tượng người chiến sĩ, hình tượng nhân dân Trong đó, hình tượng đất nước là một “hình tượng đẹp đẽ được xây thành công vào loại bậc nhất”[ 19 . 96]. Nhưvậy có thểkhẳng định: hình tượng đất nước trong thơca kháng chiến chống Mỹgiữmột vịtrí, vai trò đáng kểvà mang vẻ đẹp riêng của nó, được xây dựng trên cơsởkếthừa và phát triển có tính biện chứng của thơca truyền thống dân tộc. Tuy nhiên qua các công trình nghiên cứu vềvăn học thời kỳchống Mỹ, hình tượng đất nước chỉmới được đềcập đến chứ chưa trởthành đối tượng nghiên cứu chuyên biệt. Đềtài này được thực hiện xuất phát từyêu cầu bổsung nguồn tưliệu còn khá tản mạn và hạn chếvềthơca kháng chiến chống Mỹnói chung và hình tượng đất nước nói riêng. Có thểnói so với sốlượng tác phẩm, tuyển tập thơra đời khá đồsộthì tưliệu phê bình nghiên cứu vềnó quá ít ỏi, không tương xứng, chưa đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Việc nghiên cứu hình tượng đất nước trong thơca thời kỳkháng chiến chống Mỹkhông chỉcung cấp thêm vốn tưliệu cần thiết cho tôi và các giáo viên Ngữvăn khác trong quá trình giảng dạy mà còn giúp tôi khám phá ra cái hay cái đẹp của hình tượng văn học, hiểu biết sâu sắc hơn về đất nước và con người Việt Nam trong những năm đau thương mà rất đỗi hào hùng. Qua đó sẽgiúp người đọc bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, lòng tựhào dân tộc thêm sâu sắc. Và mỗi thếhệthanh niên hôm nay sẽbước tiếp con đường mà cha ông đã đi, đó là con đường xây dựng và bảo vệTổquốc.

pdf58 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 5114 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU ^Ö^ I. Lý do chọn đề tài Lòng yêu nước vốn là truyền thống tinh thần tốt đẹp bao đời của dân tộc Việt Nam. Nói như chủ tịch Hồ Chí Minh: “đó là thứ của quý, bấy lâu nay phải cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm nay nhờ cách mạng được đem ra trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê ”. [ 5 . 152 ] Kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc, nhiều thế hệ người cầm bút luôn hướng về quê hương, đất nước. Vì thế khi đất nước có giặc ngoại xâm, họ đã hăng hái lên đường tham gia vào công cuộc đấu tranh chung, để giải phóng dân tộc. Là chiến sĩ đồng thời cũng là thi sĩ, các nhà thơ quan niệm rằng: thơ ca là phải phục vụ cách mạng, phục vụ lý tưởng của Đảng. Cho nên mọi sự kiện, mọi vấn đề lớn nhỏ của đời sống cách mạng, thông qua trái tim nhạy cảm của các nhà thơ đều trở thành đề tài và khơi nguồn cảm hứng sáng tác. Những trang thơ thời chống Mỹ đã làm trỗi dậy trong chúng ta những cảm xúc tự hào về Tổ quốc và nhân dân anh hùng, càng thêm mến phục những con người quả cảm không tiếc xương máu hy sinh thân mình cho Tổ quốc được hồi sinh. Thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ khắc hoạ được nhiều hình tượng nổi bật như: hình tượng lãnh tụ, hình tượng người chiến sĩ, hình tượng nhân dân… Trong đó, hình tượng đất nước là một “hình tượng đẹp đẽ được xây thành công vào loại bậc nhất” [ 19 . 96]. Như vậy có thể khẳng định: hình tượng đất nước trong thơ ca kháng chiến chống Mỹ giữ một vị trí, vai trò đáng kể và mang vẻ đẹp riêng của nó, được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển có tính biện chứng của thơ ca truyền thống dân tộc. Tuy nhiên qua các công trình nghiên cứu về văn học thời kỳ chống Mỹ, hình tượng đất nước chỉ mới được đề cập đến chứ chưa trở thành đối tượng nghiên cứu chuyên biệt. Đề tài này được thực hiện xuất phát từ yêu cầu bổ sung nguồn tư liệu còn khá tản mạn và hạn chế về thơ ca kháng chiến chống Mỹ nói chung và hình tượng đất nước nói riêng. Có thể nói so với số lượng tác phẩm, tuyển tập thơ ra đời khá đồ sộ thì tư liệu phê bình nghiên cứu về nó quá ít ỏi, không tương xứng, chưa đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Việc nghiên cứu hình tượng đất nước trong thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ không chỉ cung cấp thêm vốn tư liệu cần thiết cho tôi và các giáo viên Ngữ văn khác trong quá trình giảng dạy mà còn giúp tôi khám phá ra cái hay cái đẹp của hình tượng văn học, hiểu biết sâu sắc hơn về đất nước và con người Việt Nam trong những năm đau thương mà rất đỗi hào hùng. Qua đó sẽ giúp người đọc bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc thêm sâu sắc. Và mỗi thế hệ thanh niên hôm nay sẽ bước tiếp con đường mà cha ông đã đi, đó là con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 2 II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, tuy nhiên mỗi công trình lại nghiên cứu một vấn đề khác nhau. Đề cập đến hình tượng đất nước, ta thấy có những công trình đáng lưu ý sau: 1. Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại (1945 - 1975) - Nguyễn Duy Bắc - NXB Văn hóa dân tộc Hà Nội - 1998 : sách đã tập trung miêu tả hình tượng Tổ quốc qua các biểu trưng, mô típ được lặp lại và các hình ảnh tượng trưng khác vừa có tính chất truyền thống vừa có tính cách tân, đổi mới. Đó là các biểu trưng về Tổ quốc trong cái nhìn sinh thái - nhân văn, trong chiều sâu văn hóa lịch sử và trong hình ảnh nhân dân. Tổng kết, hệ thống hóa các biểu trưng của hình tượng Tổ quốc trong tác phẩm này, ta thấy trong tâm thức người Việt Nam, Tổ quốc là môi trường sinh thái của con người xét cả trong ý nghĩa xã hội lẫn ý nghĩa thiên nhiên. Tổ quốc, trước hết là làng quê, mái rạ, cánh đồng, bến sông, lũy tre, rộng ra là dòng sông, bầu trời, đất nước, là con đường nối các vùng quê, sâu hơn, Tổ quốc là môi trường văn hóa, là lịch sử, nhân dân, con người. Qua đây, hình tượng Tổ quốc được thể hiện mang nhiều sáng tạo mới. Tuy nhiên yếu tố truyền thống vẫn đóng vai trò chủ yếu trong việc sáng tạo hình tượng Tổ quốc của các nhà thơ, với những sắc thái và diện mạo quen thuộc. Đặc biệt trong tác phẩm này, hình tượng Tổ quốc được khám phá từ các tác phẩm thơ của cả hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. 2. Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945 - 1975 - Vũ Duy Thông - NXB giáo dục - 1998. Tác giả cung cấp cho người đọc một cái nhìn khái quát về những biểu hiện của hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến. Đồng thời, tác giả cũng sử dụng những dẫn chứng cụ thể trong một số tác phẩm thơ của các nhà thơ tiêu biểu như: Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyên Hồng, Nguyễn Khoa Điềm… để dẫn chứng, minh họa cho các nhận định của mình. Nhưng những nhận định của tác giả mang tính khái quát cho cả dòng thơ kháng chiến chứ không riêng cho thơ kháng chiến chống Mỹ. 3. Lịch sử văn học Việt Nam tập 3 - Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) - NXB Đại học Sư phạm - 2002. Tác phẩm có nói đến hình ảnh đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ nhưng chỉ đề cập thoáng qua. Bởi mục đích của tác giả khi viết cuốn giáo trình này nhằm khái quát đặc điểm của văn học, dựa trên sự hình thành các thể loại. Qua thành tựu, đóng góp của một số cây bút tiêu biểu, từ đó mang đến cho người đọc một cái nhìn toàn cảnh về diện mạo và quy luật phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại. 4. Hình tượng đất nước trong thơ ca kháng chiến của Tố Hữu - khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Huỳnh Ngọc Nguyên Hồng - Lớp DH2C1 - thực hiện năm 2005. Khoá luận đã đi sâu nghiên cứu, phân tích các tác phẩm thơ tiêu biểu trong 5 tập thơ của Tố Hữu: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa. Đồng thời đối chiếu, so sánh nội dung, nghệ thuật biểu hiện hình tượng đất nước trong các Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 3 tác phẩm thơ của một số tác giả như: Phan Bội Châu, Tản Đà, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Bao… Qua khoá luận, hình tượng đất nước đã hiện lên một cách sắc nét, sinh động giúp cho người đọc có cái nhìn rõ, sâu sắc hơn về nội dung biểu hiện và nghệ thuật xây dựng hình tượng đất nước trong thơ Tố Hữu. Khoá luận cũng góp phần khẳng định tài năng, vai trò của Tố Hữu đối với sự phát triển nền thơ ca cách mạng của dân tộc; giá trị của thơ ông trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cũng như trong thời đại ngày nay. Mặc dù khoá luận đi sâu khám phá hình tượng đất nước trong các tác phẩm thơ của một thi sĩ từng được mệnh danh là “con chim đầu đàn” của thơ ca cách mạng Việt Nam nhưng chưa đủ để khái quát, nhận diện đầy đủ về đặc trưng của hình tượng đất nước trong thơ ca thời kỳ này. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây tuy chưa đi sâu tìm hiểu biểu hiện của hình tượng đất nước, nhưng đều là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích và cần thiết cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận khoá luận này. III. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ nhằm những mục đích sau : 1.Khám phá những biểu hiện về nội dung và nghệ thuật xây dựng hình tượng đất nước. Qua đó khẳng định những đóng góp của thơ ca thời kỳ chống Mỹ. 2. Bổ sung kiến thức về thơ kháng chiến chống Mỹ. Vận dụng kết quả nghiên cứu nhằm phục vụ nhu cầu học tập và giảng dạy. IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu: hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ 2. Phạm vi nghiên cứu: Khoá luận chỉ đi sâu nghiên cứu, phân tích hình tượng đất nước trong một số tác phẩm thơ tiêu biểu của giai đoạn này. V. Phương pháp nghiên cứu Nhìn chung, khi tiến hành nghiên cứu hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ tôi đã sử dụng một số phương pháp sau : 1. Phương pháp hệ thống tư liệu Trên cơ sở những tài liệu thu thập được, tiến hành phân loại, sắp xếp những tác phẩm thơ theo từng phạm vi biểu hiện của hình tượng đất nước. Lựa chọn tác giả, những bài, đoạn thơ hay, phù hợp để làm dẫn chứng cho những nhận định nghiên cứu. Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 4 2. Phương pháp phân tích tổng hợp Phân tích những câu thơ, đoạn thơ phù hợp để làm nổi bật những biểu hiện của hình tượng đất nước, làm sáng tỏ những nhận định nghiên cứu được trình bày trong khoá luận. VI. Cấu trúc khoá luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của khóa luận gồm có 3 chương: Chương I: Khái quát về diện mạo và đặc điểm thơ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ I. Diện mạo của thơ ca Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ II. Những đặc điểm chính của thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ 1. Thơ ca tập trung phản ánh hiện thực công cuộc đấu tranh của dân tộc 2. Ý thức công dân, sự gắn bó của nhà thơ - người chiến sĩ với nhân dân, đất nước 3. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Chương II : Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ I. Đất nước vốn là những gì gần gũi thân quen 1. Đất nước trong chiều sâu văn hoá, lịch sử 2. Đất nước - làng quê hiền hoà, bình dị mến thương II. Đất nước trong đau thương máu lửa nhưng rất đỗi hào hùng 1. Quân thù giày xéo quê hương 2. Đất nước vùng lên quật khởi, kiên cường III. Đất nước tươi đẹp 1. Đất nước đẹp trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc 2. Đất nước đẹp trong chiến đấu và chiến thắng Chương III : Nghệ thuật xây dựng hình tượng đất nước I. Thể loại thơ 1. Thơ tự do 2. Trường ca II. Ngôn ngữ thơ 1. Sự tiếp nhận các yếu tố khẩu ngữ, yếu tố văn xuôi 2. Vận dụng sáng tạo các biện pháp tu từ III. Hình ảnh thơ 1. Hình ảnh bà mẹ Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 5 2. Hình ảnh màn đêm 3. Hình ảnh ngọn đèn - ngọn lửa VII. Đóng góp của khoá luận 1. Khóa luận giúp cho người đọc có cái nhìn hệ thống hơn về nội dung biểu hiện hình tượng đất nước trong thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. 2. Qua việc tìm hiểu nội dung khoá luận, người đọc sẽ bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc thêm sâu sắc. Từ đó có ý thức tu dưỡng bản thân, sống có ích cho gia đình và xã hội để xứng đáng với truyền thống của cha ông. Đồng thời, khoá luận còn góp phần khẳng định vai trò to lớn của thơ ca kháng chiến chống Mỹ trong sự phát triển của văn học hiện đại nói riêng và nền văn hoá dân tộc nói chung. 3. Trong chừng mực nào đó, khoá luận cũng đóng góp vào kho tài liệu của tổ bộ môn để phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy, học tập của thầy cô và sinh viên chuyên ngành Ngữ văn. Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 6 PHẦN II: NỘI DUNG ^Ö^ CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ DIỆN MẠO VÀ ĐẶC ĐIỂM THƠ THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ I. Diện mạo của thơ ca Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ Ngày 5/8/1964, đế quốc Mỹ tiến hành cho máy bay ném bom B52, bắn phá miền Bắc nước ta. Cuộc kháng chiến chống Mỹ mở rộng trên địa bàn cả nước. Cả dân tộc bước vào cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước. Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã đặt nhân dân ta trước những thử thách vô cùng ác liệt, gay gắt, đòi hỏi huy động triệt để mọi nguồn lực tinh thần và lực lượng của cả dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận và văn nghệ sĩ là những chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Cho nên, văn học trong thời kỳ này phải trở thành một vũ khí tinh thần quan trọng, phục vụ cho những mục tiêu cao cả và sống còn của dân tộc. Nền văn học cách mạng qua hai mươi năm hình thành và phát triển đã nhanh chóng nhập cuộc, đứng vào đội ngũ chung của dân tộc trong cuộc ra quân vĩ đại. Và hơn bao giờ hết các nhà văn, nhà thơ cần xác định đây là giai đoạn thử thách cao nhất mà mỗi người phải tự vươn mình lên trong sáng tạo nghệ thuật. Nhà thơ Chế Lan Viên hẳn rất tâm đắc về vị trí và tư thế của người cầm bút lúc bấy giờ : Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy Bên những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi. (Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng - Chế Lan Viên) Các văn nghệ sĩ đều có những chuyến đi bám sát các trận địa, các vùng chiến sự ác liệt ngay trên miền Bắc, nhiều người được điều động bổ sung cho lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam. Nhiều người viết thực sự vừa cầm súng vừa cầm bút, không ít nhà văn đã hy sinh ở chiến trường trong tư cách của người chiến sĩ. Họ hy sinh nhưng hình ảnh của họ sẽ còn sống mãi trong lòng nhân dân, họ mất mà như vẫn sống, sống hào hùng mãi : Có những phút làm nên lịch sử Có cái chết hóa thành bất tử (Hãy nhớ lấy lời tôi - Tố Hữu) Đặc trưng của văn học là phản ánh hiện thực. Do đó, hiện thực đời sống chống Mỹ với tất cả những nét khác nhau đã được thể hiện một cách chân thực, đúng với tầm vóc lớn lao của nó trong văn học. Đó là yêu cầu, là đòi hỏi của lịch sử, thời đại. Dân tộc ta vốn có truyền thống yêu thơ nhưng “lịch sử thơ ca dân Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 7 tộc chưa bao giờ biết đến một thời kỳ nào mà thơ lại có một cuộc sống phong phú và sôi nổi đến thế” [ 13 . 117 ] . Thơ có mặt ở khắp mọi nơi: trên chiến hào đánh giặc, trên ba lô hành quân ra trận, trên các tờ báo, trong những đêm liên hoan văn nghệ. Trong vòng 10 năm (1965 - 1975), đã diễn ra bốn cuộc thi thơ trong không khí sục sôi bom đạn nhưng cũng vô cùng náo nhiệt bởi những chiến công vang dội của quân và dân ta ở cả hai miền Nam Bắc. Thơ ca đã bám sát hiện thực và phản ánh trung thành những sự kiện lớn lao của đất nước, phản ánh sự chiến đấu dũng cảm của quân đội và nhân dân anh hùng. Thơ đã ghi lại được nhiều hình ảnh về đất nước, con người trong những năm tháng không thể nào quên. Thơ ca thời kỳ này không ngần ngại cất thành lời kêu gọi, khẩu hiệu, mệnh lệnh tiến công : Giặc Mỹ mày đến đây, thì ta tiêu diệt ngay (Sao chiến thắng - Chế Lan Viên) Anh chị em ơi! Hãy giương súng lên cao chào xuân 68 (Xuân 68 - Tố Hữu) Trong thơ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, ta thường gặp hình ảnh con đường ra trận, những cuộc lên đường với khát vọng chiến đấu và niềm tin tưởng tất thắng : Đường ra trận mùa này đẹp lắm Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây (Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây - Phạm Tiến Duật) Cuộc đời trải mút mắt ta Lối mòn nhỏ cũng dần ra chiến trường Cuộc chiến tranh càng lan rộng và quyết liệt, thơ càng bám sát hiện thực chiến tranh, phản ánh nhiều hình ảnh cụ thể chân thực và sinh động. Không chỉ bám sát hiện thực, cuộc chiến đấu qua những hình ảnh, chi tiết cụ thể như đã nêu trên, thơ chống Mỹ còn kịp thời ghi nhận những sự kiện lớn, những vấn đề hệ trọng trong đời sống chính trị, tư tưởng. Theo hướng đó, thơ ca thời kỳ này giàu tính thời sự và đậm chất chính luận. Các nhà thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh… đều chuyển mạch theo hướng thơ chính luận, khuynh hướng ấy cũng chi phối cả lớp nhà thơ trẻ được sinh ra và lớn lên dưới mái trường Xã hội chủ nghĩa như: Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân, Thanh Thảo…Nhìn vào diện mạo chung của thơ ca thời kỳ này, ta thấy rõ một điều là chưa bao giờ dân tộc ta có một đội ngũ nhà thơ và người làm thơ đông đảo, sung sức đến như vậy. Tuy sự đóng góp của các thế hệ nhà thơ chưa thật đồng đều nhưng mỗi thế hệ đều có mặt mạnh và đặc điểm riêng không thể thay thế được. Họ đều có ý thức rút ngắn khoảng cách giữa thơ và cuộc sống, nâng mình lên ngang tầm thời đại để thơ của mình có khả năng bao quát hiện thực, xây dựng những hình tượng, Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 8 biểu hiện những tình cảm lớn của thời chống Mỹ. Viết về đề tài chiến tranh cách mạng, họ thường suy nghiệm về đất nước và dân tộc anh hùng. Tổ quốc thường được khám phá, nhìn nhận trong chiều sâu lịch sử bốn nghìn năm của dân tộc. Cuộc chiến đấu với một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất của thời đại đòi hỏi dân tộc không chỉ phát huy sức mạnh của hiện tại mà còn biết khơi dậy sức mạnh của quá khứ, lịch sử : Như Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi Một cây ná, một mũi chông cũng tiến công giặc Mỹ (Bài ca xuân 68 - Tố Hữu) Các nhà thơ còn hướng tới việc khám phá Tổ quốc và dân tộc trong bề rộng của không gian, trong mối liên hệ với thời đại, với các dân tộc bè bạn năm châu : Đi trước thời gian, đánh thức buổi bình minh Thúc thời đại tiến nhanh lên một bước Ta đứng ở trung tâm của phong trào chống Mỹ Nhìn bốn phương vẫy gọi cả loài người (Quyết thắng - Sóng Hồng) Ta vì ta ba chục triệu người Cũng vì ba ngàn triệu trên đời (Miền Nam - Tố Hữu) Thơ của họ mang tính triết lý, luận bàn về thời cuộc chính trị và thế thất bại tất yếu của kẻ thù, đề cập đến các sự kiện, các vấn đề nóng bỏng của cuộc chiến đấu để phân tích, tìm ra câu trả lời, đem đến cho người đọc một cách nhìn cách hiểu. Thơ của họ đã phản ánh được số phận, vận mệnh chung của cộng đồng, dân tộc, tuy nhiên, họ vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu, nhận thức và tình cảm của người đọc. Sự xuất hiện của lớp nhà thơ trẻ đã đem đến cho thơ hiện đại Việt Nam một tiếng nói mới, tươi trẻ, khoẻ khoắn: Tiếng nói của một thế hệ sinh ra và lớn lên trong cái nôi của cách mạng. Tiếng nói của những người trực tiếp xung kích trên mặt trận chống quân thù. Tiếng nói của họ đã thực sự đáp ứng được yêu cầu của thời đại, của nền thơ chống Mỹ. [ 3 . 75 ] Thơ ca những năm kháng chiến chống Mỹ vừa kế thừa những thành tựu xuất sắc của chặng đường thơ cách mạng kể từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 vừa có những đặc điểm riêng. II. Những đặc điểm chính của thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ 1. Thơ ca tập trung phản ánh hiện thực công cuộc đấu tranh của dân tộc Hiện thực cách mạng là nguồn sáng tạo vô tận đối với thơ ca. Thực tế cách mạng đã đem cuộc sống với toàn bộ sự phong phú, đa dạng của nó vào làm giàu Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 9 cho thơ. Khác với những sáng tác thơ ca thời kỳ trước cách mạng - những bài thơ có tính chất thoát ly, xa thực tế, những sáng tác thơ sau cách mạng đã trực tiếp đề cập những vấn đề nóng hổi của cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mang ý nghĩa và tầm vóc của thời đại. Hiện thực đời sống chiến tranh hơn bao giờ hết lấp lánh chất thơ. Và cũng hơn bao giờ hết hiện thực chiến tranh tràn vào thơ một cách ồ ạt từ những sự kiện lịch sử to lớn, những thử thách của đời sống chiến trường, phút giáp mặt trong chiến đấu, những tổn thất đau thương, những kỳ tích anh hùng đến những chi tiết hết sức bình thường của cuộc sống. Các nhà thơ hầu hết là những chiến sĩ đi vào cuộc chiến tranh, ở giữa cuộc chiến tranh, trực tiếp tham gia chiến đấu, giáp mặt với kẻ thù. Cho nên hơn ai hết, họ hiểu rất rõ hiện thực cuộc đấu tranh của dân tộc. Hoà trong không khí của thời đại chống Mỹ, trong sức sống mãnh liệt của dân tộc, các nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc hơi thở cũng như niềm vui, nỗi buồn của nhân dân. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã nói hộ thế hệ mình bao cảm nhận về sự kỳ vĩ của dân tộc - thời đại - lịch sử : Trong chiến tranh này có ai nói giùm ta Những kỳ diệu của một mùa nước lớn. Phản ánh hiện thực không có nghĩa là sao chép, mô phỏng, chụp ảnh một cách máy móc mà nhà thơ phải lựa chọn sự kiện, chi tiết để đem vào thơ, từ đó nắm bắt được cái cốt lõi của các vấn đề trong cuộc sống. Các nhà thơ đã đưa vào thơ những chi tiết bình thường và những chi tiết nói về cái dữ dội, ác liệt của cuộc chiến đấu chống Mỹ; đồng thời qua đó, các nhà thơ còn khắc hoạ được vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam dù trong khó khăn, nguy hiểm vẫn tin tưởng, lạc quan, yêu thương đùm bọc nhau để trông chờ ngày đất nước toàn thắng. Mỗi tác giả đã khai thác một khía cạnh khác nhau của cuộc sống, nhưng nhìn chung, họ đã nhìn ra chất thơ ẩn giấu trong những chi tiế