Văn học là nhân học, tức văn học lấy con người làm mục đích và đối tượng của mình. Trong văn học, con người hiện lên một cách cụ thể, sinh động với tất cả những mối quan hệ của nó. Cũng chính con người với những cảm xúc, tình cảm đã tạo nên sự kì diệu cho cuộc sống. Người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo của mình luôn vươn tới cái đẹp, cái hoàn mĩ. Những tác phẩm nghệ thuật chân chính luôn hướng hình tượng con người trong cõi nhân gian.
Bằng tài năng, nhiệt huyết, trái tim giàu yêu thương của mình, nhà thơ Quang Dũng đã để lại cho nền văn học Viêt Nam nói chung và giai đoạn văn học chống Pháp nói riêng những tác phẩm giá trị.Ông sáng tác nhiều thể loại nhưng thơ là thành công nhất. Đến với thơ Quang Dũng ta bắt gặp cái đẹp kì diệu của tình yêu, của những khát khao và thương nhớ qua hình tượng nghệ thuật về con người.
Là sinh viên, chúng tôi mang trong mình niềm đam mê tìm hiểu, khát khao khám hình tượng con người trong văn chương nói chung và trong thơ Quang Dũng nói riêng để qua đó hiểu hơn về con người.
Việc thực hiện đề tài còn là dịp cho chúng tôi bước đầu làm quen, tập nghiên cứu độc lập một vấn đề văn học, từ đó giúp chúng tôi nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm cho việc học tập và nghiên cứu sau này.
58 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2671 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hình tượng tác giả - Nhà thơ trong thơ Quang Dũng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Văn học là nhân học”, tức văn học lấy con người làm mục đích và đối tượng của mình. Trong văn học, con người hiện lên một cách cụ thể, sinh động với tất cả những mối quan hệ của nó. Cũng chính con người với những cảm xúc, tình cảm đã tạo nên sự kì diệu cho cuộc sống. Người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo của mình luôn vươn tới cái đẹp, cái hoàn mĩ. Những tác phẩm nghệ thuật chân chính luôn hướng hình tượng con người trong cõi nhân gian.
Bằng tài năng, nhiệt huyết, trái tim giàu yêu thương của mình, nhà thơ Quang Dũng đã để lại cho nền văn học Viêt Nam nói chung và giai đoạn văn học chống Pháp nói riêng những tác phẩm giá trị.Ông sáng tác nhiều thể loại nhưng thơ là thành công nhất. Đến với thơ Quang Dũng ta bắt gặp cái đẹp kì diệu của tình yêu, của những khát khao và thương nhớ qua hình tượng nghệ thuật về con người.
Là sinh viên, chúng tôi mang trong mình niềm đam mê tìm hiểu, khát khao khám hình tượng con người trong văn chương nói chung và trong thơ Quang Dũng nói riêng để qua đó hiểu hơn về con người.
Việc thực hiện đề tài còn là dịp cho chúng tôi bước đầu làm quen, tập nghiên cứu độc lập một vấn đề văn học, từ đó giúp chúng tôi nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm cho việc học tập và nghiên cứu sau này.
2. Lịch sử vấn đề
Tuy số lượng tác phẩm thơ không lớn nhưng những trang thơ của Quang Dũng đã được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Giới phê bình, nghiên cứu, các bạn thơ cũng có nhiều bài viết về con người cũng như thơ của ông.
Qua những bài viết về đời và thơ Quang Dũng, chúng ta nhận thấy mỗi lần nhắc tới ông là nhắc tới một con người tài hoa, giản dị,giàu lòng yêu thương và thấm đậm hồn quê.
Năm 1987 nhà thơ Ngô Quân Miện trong bài viết Quang Dũng – con người hồn hậu ngòi bút tài hoa đã nhận xét đây là một con người tài hoa, nhưng thuần hậu, giản dị và mang đậm chất dân dạ. Bởi vậy “Bên cạnh cái đẹp dân dã, thơ văn Quang Dũng còn có cái đẹp tài hoa. Cái tài hoa trong thơ thể hiện rất rõ ở những bài Mắt người Sơn Tây, những làng đi qua, Tây tiến trong đó cảm xúc tinh tế, lời thơ thanh thú mà không bóng bẩy, không để lại dấu vết da công: nhạc điệu đẹp”.[15; 370]
Năm 1988, trong bài viết Tình người Quang Dũng, giáo sư Hoàng Như Mai cam đoan Quang Dũng là người không thù ai, không giận ai, không oán ai. Giáo sư còn cho rằng Quang Dũng có một tình yêu đời, yêu người lớn lao và có thái độ sống trượng phu. Con người Quang Dũng quả là khiến cho người ta kính nể.
Nhà thơ Trần Lê Văn cũng là bạn thân của Quang Dũng cũng một lần nữa khẳng định con người tài hoa, nhân hậu và thôn quê trong lời giới thiệu in trong cuốn Tuyển tập thơ Quang Dũng xuất bản năm 1999 : “Thơ Quang Dũng nhiều lúc đang phiêu diêu bỗng dừng lại, nghiêng tai tri âm với những tiếng nói thầm kín, tự cố tình che lấp sau những tiếng hát câu cười ồn ã” [15;39]. Trần Lê Văn cũng chính là người thấu hiểu và bênh vực Quang Dũng khi những tác phẩm thơ của ông như “Lính râu ria”. “Tây Tiến” bị đánh giá là loại thơ “lãng mạn tiểu tư sản”. Ông cho rằng “Bài thơ “Tây Tiến” có phảng phất những nét buồn , những nét đau, nhưng đó là cái buồn đau bi tráng chứ không phải cái buồn đau bi lụy. Và lại đó là cái bi để làm nổi cái tráng, là cách “vẽ mây nẩy trăng” trong họa , trong thơ, trong nghệ thuật nói chung” [15;25]. Như vậy mà phải mất một thời gian sau tác giả của nó mới được giải oan và “Lính Tây Tiến”,“Lính râu ria” mới được công nhận giá trị nghệ thuật.
Như nhà thơ Tố Hữu đã nói “ Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn”, chính từ những yêu thuơng xúc cảm chân thực trong tâm hồn mình Quang Dũng đã tạo ra những tác phảm đẹp cho đời. Cũng như trong lời giới thiệu của mình in trong cuốn Thơ Quang Dũng xuất bản năm 2006, Kiều Văn đã nói “ Bản chất nhân ái ở Quang Dũng đã làm tuôn trào những cảm xúc xót thương sâu thẳm, da diết khi nhà thơ rơi vào những cảnh huống “ mặt trông lòng đau” và để lại trong lòng chúng ta những ấn tượng khó phai” [14;10]
Trong bài viết “Áng mây trắng xứ Đoài” in trong cuốn Chân dung nhà văn Việt Nam hiện đại,tâp 2, xuất bản năm 2006 Văn Giá viết về Quang Dũng “ Ông cứ làm một áng mây trắng xứ Đoài hồn nhiên, lang thang từ làng ra phố, hết phố lên rừng, rồi lại từ rừng về phố” [3;86]. Áng mây trắng ấy đã từng chinh chiến nơi chiến trường, đã từng chịu bao sóng gió trước cuộc đời nhưng vẫn hát lên bài ca về lòng yêu thương con người, lòng say mê cuộc sống: “Không một bầm dập, một dung tục nào có thể làm suy xuyển lòng yêu, lòng say mê cuộc sống của Quang Dũng. Ông vẫn làm một áng mây ôm ấp tình yêu, ấp iu khung cảnh đời thường. Đám mây ấy vẫn là: “Mây ở đầu ô mây lang thang” và vẫn khát vọng “Hẹn những chân trời xa lạ” không có gì có thể làm cho con người thôi khát vọng. Ở người nghệ sĩ lớn như Quang Dũng còn là những khát khao cao đẹp và lớn lao” [3; 98].
Những bài viết về Quang Dũng đã giúp chúng ta hiểu thêm rất nhiều về con người cũng như thơ ca của ông. Kế thừa những thành quả, thông tin trong việc nghiên cứu con người và thơ Quang Dũng dưới nhiều góc độ của các bậc tiền bối chúng tôi tiếp tục phát triển chủ đề thông qua việc đi sâu tìm hiểu, khám phá hình tượng con người - tác giả trong thơ Quang Dũng trong mối giao cảm của con người với không gian, thời gian, con người và cuộc dời.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối với đề tài này, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là: Hình tượng tác giả - nhà thơ trong thơ Quang Dũng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Những tác phẩm thơ in trong cuốn Tuyển tập thơ Quang Dũng do Trần Lê Văn sưu tầm và giới thiệu năm 1999, nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu, căn cứ vào nội dung, yêu cầu của đề tài chúng tôi đã sử dụng lí thuyết thi pháp học và các phương pháp sau:
4.1 Phương pháp phân tích tổng hợp
4.2 Phương pháp thông kê miêu tả
4.3 Phương pháp so sánh văn học
5.Bố cục tiểu luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài của chúng tôi được kết cấu trong ba chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề khái quát
Chương 2: con người trong mối giao cảm với không gian và thời gian.
Chưong 3: Giọng điệu trữ tình trong thơ Quang Dũng
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1 Các khái niệm lí luận văn học
1.1.1.1 Đối tượng của văn học
Trước đây đã từng có quan niệm cho rằng đối tượng của nghệ thuật nói chung và của văn học nói riêng là cái đep, vẻ đẹp. Bác bỏ quan niệm phiến diện đó, nhà dân chủ cách mạng Nga Secnưsepxki nói rằng: “Phạm vi nghệ thuật bao gồm tất cả những gì có trong hiện thực (trong thiên nhiên và cuộc sống) làm con người quan tâm, không phải là cái quan tâm của một học giả, mà là cái quan tâm của con người bình thường. Cái mọi người quan tâm trong đời sống là nội dung của nghệ thuật “ [8; 55].
Đồng ý với nhận định đó của Secnưsepxki, lí luận văn học cũng cho rằng văn học phản ánh các quan hệ hiện thực mà trung tâm là con người xã hội. Văn học không miêu tả thế giới như những khách thể tự nó, mà tái hiện chúng trong tương quan lí tuởng, khát vọng, tình cảm của con người. Văn học không phản ánh hiện thực dưới dạng những bản chất trừu tượng mà, mà tái hiện nó trong tính toàn vẹn, cảm tính sinh động. Khái niệm trung tâm của đối tượng văn học là các tính cách của con người, con người sống, suy nghĩ, cảm xúc, hành động mang bản chất xã hội, lịch sử. [8; 60].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “khái niệm đối tượng của văn học trước hết khẳng định hiện thực đời sống là cơ sở phản ánh, thể hiện của văn học nghệ thuật. Thứ hai, nó xác định phương diện hiện thực riêng biệt mà văn học hướng tới chiếm lĩnh, nhào nặn để trở thành nội dung. Thứ ba, khái niệm đối tượng của văn học còn xác định tính chất tổng hợp và toàn vẹn của cuộc sống mà nhà văn tái hiện với tất cả bộ mặt cụ thể, cảm tính, cá biệt. Cuối cùng, đối tượng văn học không phải là một hình tượng nhất thành bất biến mà luôn luôn thay đổi theo sự phát triển của lịch sử và khả năng chiếm lĩnh thẩm mĩ của con người” [6; 126-127].
Như vậy, đối tượng của văn học đó là tất cả những gì tồn tại trong hiện thực khách quan có mối quan hệ chặt chẽ với con người được nghệ sĩ chiếm lĩnh, nhào nặn, tái hiện trong tương quan lí tưởng khát vọng, tình cảm của con người. Đối tượng văn học luôn thay đổi theo sự phát triển của lịch sử và khả năng chiếm lĩnh thẩm mĩ của con người.
1.1.1.2 Thơ trữ tình
Trước khi tìm hiểu khái niệm về thơ trữ tình, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm về thơ.Thơ là một thể loại văn học nảy sinh từ rất sớm trong đời sống con người. Là một thể loại nằm trong phương thức trữ tình nhưng bản chất của thơ lại đa dạng, nhiều biến thái và màu sắc phong phú. Với đặc tính hàm súc, khó nắm bắt, khó lí giải cho đến nay thơ vẫn là một thể loại khó tìm ra một định nghĩa chính xác. Dường như có bao nhiêu nhà nghiên cứu, nhà thơ thì có bấy nhiêu đinh nghĩa về thơ.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mãnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” [6; 309].
Trên cơ sở khái niệm về thơ, ta đi sâu tìm hiểu khái niệm về thơ trữ tình. Theo Lê Bá Hán, “thơ trữ tình là thuật ngữ dùng chỉ chung cho các thể thơ thuộc loại trữ tình, trong đó những cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc nhân vật trữ tình trước các hiện tượng đời sống, được thể hiện một cách trực tiếp. Tính chất cá thể hóa cảm nghĩ và tính chất chủ quan hóa sự thể hiện là nhưng dấu hiệu tiêu biểu của thơ trữ tình. Là tiếng hát tâm hồn, thơ trữ tình có khả năng thể hiện những biểu hiện phức tạp của thế giới nội tâm, từ các cung bậc của tình cảm cho tới những chính kiến, những tư tưởng triết học” [6; 317].
Như vậy thơ trữ tình là lọai thơ mà qua đó nhà thơ hoặc nhân vật trữ tình bộc lộ tâm trạng chủ quan, thế giới nội tâm cũng như cách cảm, cách nghĩ của họ về cuộc sống, con người và thế giới xung quanh. Thơ trữ tình làm sống dậy thế giới của chủ thể hiện thực khách quan giúp chúng ta đi sâu khám phá thế giới của những cảm xúc, suy tư, nỗi niềm.
1.1.1.3 Nhân vật trữ tình và nhân vật trong thơ trữ tình
Thơ trữ tình là nơi nhân vật trữ tình bộc lộ cách cảm, cách nghĩ về con người, cuộc đời; đồng thời cũng là nơi thể hiện tâm trạng chủ quan, thế giới nội tâm của mình vì thế nói đến thơ trữ tình là nói đến nhân vật trữ tình. Lí luận văn học cho rằng: “nhân vật trữ tình là người trực tiếp thổ lộ suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng trong tác phẩm.Nhân vật trữ tình không có diện mạo, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể như nhân vật tự sự và kịch. Nhưng nhân vật trữ tình cụ thể trong giọng điệu, cảm xúc, trong cách cảm, cách nghĩ. Qua những trang thơ ta bắt gặp tâm hồn người, tấm lòng người. Đó chính là nhân vật trữ tình” [9; 359].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “nhân vật trữ tình là hình tượng nhà thơ trong thơ trữ tình, là phương thức bộc lộ ý thức tác giả. Nhân vật trữ tình là con người đồng dạng tác giả- nhà thơ hiện ra từ văn bản của kết cấu trữ tình như một con người có đường nét hay một vai sống động có số phận cá nhân xác định hay có thế giới nội tâm cụ thể, đôi khi có cả nét vẽ chân dung” [6; 234]
Nhân vật trữ tình là nơi gửi gắm tâm sự, nỗi niềm cũng như tư tưởng của tác giả. Tuy nhiên theo chúng tôi nhân vật trữ tình là người thống nhất chứ không đồng nhất với tác giả bởi trong thơ trữ tình nhà thơ xuất hịên như “người đại diện cho xã hội, thời đại và nhân loại” (Bê-Lin-Xki).
Nếu nhân vật trữ tình là người trực tiếp bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng thì “Nhân vật trong thơ trữ tình là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tình cảm, là nguyên nhân trực tiếp khơi nguồn tình cảm của tác giả” [9; 359].
Như vây, với tư cách là một hình tượng nghệ thuật, nhân vật trong thơ trữ tình là đối tượng , mục đích mà nhà thơ hướng tới để thể hiện cảm xúc và tư tưởng của mình. Nhân vật trong thơ trữ tình có thể đồng nhất hoặc không đồng nhất với nhân vật trữ tình.
1.1.1.4 Hình tượng nghệ thuật
Nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng miêu tả thế giới bằng hình tượng. Đó là kết quả của quá trình tư duy đầy sáng tạo, tách khỏi hoạt động tinh thần của nhà văn để tồn tại như một thực thể văn hóa xã hội.
Theo lí luận văn học: “hình tượng văn học là một khách thể tinh thần đặc thù. Gọi là “khách thể” bởi vì đó là thế giới tinh thần đã được khách thể hóa thành một hiện tượng xã hội tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người sáng tạo hay người thưởng thức nữa. Cũng không gắn liền với quá trình tâm lí, tinh thần của tác giả như trong quá trình sáng tạo. Gọi nó là “tinh thần” bởi vì tinh thần là một cấp phản ánh đặc biệt của ý thức con người. Cái tinh thần muốn giữ lại thì bao giờ nó cũng thể hiện trong hình thức vật chất, trong nghệ thuật đó chính là các kí hiệu nghệ thuật, chất liệu nghệ thuật” [9; 138- 139].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “hình tượng nghệ thuật là phương thức chiếm lĩnh tái tạo hiện thực theo quy luật của tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật chính là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng, sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật. Bằng chất liệu cụ thể, nó làm cho người ta có thể ngắm nghía, thưởng ngoạn, tưởng tượng. Hình tượng có thể tồn tại qua chất liệu vật chất nhưng giá trị của nó là ở phương diện tinh thần.Nhưng nói tới hình tượng nghệ thuật người ta thường nói tói hình tượng con người bao gồm cả hình tượng một tập thể với những chi tiết biểu hiện cảm tính phong phú” [6; 146- 147].
Văn học lấy ngôn từ làm chất liệu. Hình tượng nghệ thuật là hình tượng ngôn từ. Hình tượng nghệ thuật là cái đuợc sáng tạo, được khái quát, không phải là cái sao chép, cái có sẵn mà được tạo nên bởi tư duy hình tượng, bởi ý thức của người sáng tạo, nó thể hiện tập trung các giá trị nhân học và thẩm mĩ của nghệ thụât.
1.1.2 Các khái niệm thi pháp học
1.1.2.1 Không gian nghệ thuật
Không gian, thời gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới vật chất trong đó có con người. Con người cũng như vật chất không thể tồn tại ngoài không gian và thời gian. Nghệ thuật không thể thiếu không gian và thời gian bởi con người với tất cả những mối quan hệ của nó là đối tượng đặc trưng của nghệ thuật. Không gian vật chất là vô cùng quan trọng với con người, nhưng nếu chỉ là không gian ba chiều thì đó chưa được gọi là không gian nghệ thuật. Vậy không gian nghệ thuật là gì?.
Theo Trần Đình Sử: “không gian nghệ thuật là mô hình thế giới độc đáo có tính chủ quan và mang ý nghĩa tượng trưng của tác giả. Nó là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống, là mô hình thế giới của tác giả cụ thể, đựơc biểu hiên bằng ngôn ngữ của các biểu tượng không gian” [13; 107- 109].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “ Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chủ thể của nó, có tác dụng mô hình hóa các mối quan hệ của bức tranh thế giới như thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự. Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học” [6; 160- 161].
Không gian nghệ thuật là một không gian đặc biệt mà ở đó con người luôn hiện lên với những nét cụ thể, cảm tính, sinh động; đồng thời đó cũng là nơi bôc lộ cảm xúc, thái độ của tác giả đối với sự vật, hiện tượng trong thế giới, đối với con người và thế giới xung quanh. Khi đi khám phá không gian nghệ thuật của tác phẩm cũng là lúc chúng ta khám phá quan niệm, chiều sâu cảm thụ thế giới khách quan của tác giả.
1.1.2.2 Thời gian nghệ thuật
Là hình thức của hình tượng nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là một trong những phạm trù quan trọng nhất của thi pháp học. Theo Từ điển thuật ngữ văn học “Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật, thể hiện sự cảm thấy của con người trong thế giới. Nó phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kì lịch sử, từng giai đoạn phát triển như sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thế giới. Trong thế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính tiêu đề được giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm, cho thấy đặc điểm tư duy của tác giả” [6; 322- 323].
Trần Đình Sử lại cho rằng: “thời gian nghệ thuật là hình thức của hình tượng nghệ thuật, là sản phẩm sáng tạo của tác giả bằng các phương tiện nghệ thuật nhằm làm cho người thương thức cảm nhận được : hoặc hồi hộp chờ đợi, hoặc thanh thản vô tư, hoặc đắm chìm vào quá khứ. Thời gian nghệ thuật do được sáng tạo ra nên mang tính chủ quan, gắn với thời gian tâm lí. Nó là một biểu tượng. một tượng trưng, thể hiện một quan niệm của nhà văn về cuôc đời và con người” [13; 76- 77]
Thời gian nghệ thuật là thời gian mà chúng ta có thể chiêm nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với độ dai của nó, với nhịp điệu nhanh hay chậm, với chiều thời gian là hiện tại, quá khứ hay tương lai. Thời gian nghệ thuật là đặc trưng của văn học bởi văn học là nghệ thuật thời gian. “ thời gian là đối tượng, là chủ thể, là công cụ miêu tả, là sự ý thức và cảm giác về ssự vận đông và thay đổi của thể giới trong các hình thức đa dạng của thời gian xuyên suốt toàn bộ văn học” ( D.X.Likhasôp). Và cũng như không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật giúp người đọc khám phá, tiếp cận sâu hơn, đầy đủ hơn về hình tượng nghệ thuật cũng như thế giới nội tâm, quan niệm của tác giả về con người, cuộc đời và thời đại.
1.1.2.3 Hình tượng tác giả
Tác giả là người sáng tạo, khai sinh ra tác phẩm vì vậy dấu ấn của tác giả trong tác phẩm hiện lên rât rõ. Việc nghiên cứu tác phẩm giúp chúng ta khám phá hình tượng tác giả, tìm hiểu những cảm xúc, quan niệm của người nghệ sĩ về con người và cuộc sống.
Theo Trần Đình Sử: “hình tượng tác giả là hình tượng đựơc sáng tạo ra trong tác phẩm theo nguyên tắc tự biểu hiện cảm nhận và thế giới thẩm mĩ đối với thế giới xung quanh. Nó không chỉ là sự phản ánh cái tôi của tác giả vào tác phẩm thể hiện tương quan giữa người sáng tạo ra văn học và bản thân văn học mà còn là vấn đề của cấu trúc nghệ thuật, sự thể hiện của chủ thể. Hình tượng tác giả thể hiện chủ yếu ở cái nhìn riêng độc đáo, nhất quán, có ý nghĩa tư tưởng, đạo đức, thẩm mĩ; giọng điệu tác giả thâm nhập vào cả giọng điệu nhân vật ; và ở sự miêu tả, có hình dung của tác giả đối với chính mình. [13;128- 130].
Từ điển thuật ngữ văm học lại cho rằng: “ Đó là phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả về vai trò của xã hội và vai trò của văn học của mình trong tác phẩm văn học, một vai trò được người đọc chờ đợi. Phạm trù hình tượng tác giả chẳng những cho phép nhận ra phong cách cá nhân mà còn giúp hiểu tính hệ thống của văn bản tác phẩm văn học” [6; 149- 150].
Như vây, hình tượng tác giả là phạm trù pháp quan trọng giúp chúng ta hiểu sâu hơn về tác giả cũng như tác phẩm. Hình tượng tác giả có tính chât loại hình sâu sắc nhưng cũng mang đậm cá tính tác giả.
1.1.2.4 Giọng điệu
Giọng điệu là một yếu tố vô cùng quan trọng để tạo lập vị thế và phong cách riêng cho tác giả. Vì vậy nghiên cứu giọng điệu trong tác phẩm cũng giúp chúng ta trong quá trình tìm hiểu, khám phá thế giới nội tâm, cách cảm của người nghệ sĩ trước cuộc sống. Vậy giọng điệu là gi?.
Theo Trần Đình Sử: “Giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm mang nội dung tình cảm, thái độ, ứng xử trước các hiện tượng đời sống không chỉ biểu hiện bằng cách xưng hô, trường từ vững mà còn hệ thống tư thế, cử chỉ biểu cảm trong tác phẩm. Giọng điệu có cấu trúc của nó. Xét lời văn trong quan hệ với người đọc ngoài văn bản thì ta có ngữ điệu. Sự thống nhất của hai yếu tố này tạo ra giọng điệu” [13; 132-133].
Từ điển thuật ngữ văn học thì cho rằng: “Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong viêc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra đựơc tác phẩm măc dù đã có đủ tài liệu v