Nguyễn Khải là cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại từ
sau Cách mạng tháng Tám. Ông thuộc số ít nhà văn sớm xác định cho mình
một quan niệm độc đáo về nghệ thuật, về vai trò của văn học và trách nhiệm
của nhà văn. Ông cũng thuộc số ít các nhà văn có sức viết dẻo dai, bền bỉ và
luôn có mặt ở những nơi " mũi nhọn" của cuộc sống. Bám sát từng bước đi của
đời sống với niềm hứng thú đặc biệt hướng vào " cái hôm nay" để nghiên cứu,
phân tích và đối thoại, sáng tác c ủa Nguyễn Khải vừa nóng hổi tính thời sự
vừa có tầm khái quát về nhiều vấn đề thiết cốt đặt ra từ đời sống xã hội và con
người đương thời. Tác phẩm của ông, vì thế, luôn được giới nghiên cứu phê
bình quan tâm luận bàn và đông đảo bạn đọc hào hứng đón nhận. Đúng như ý
kiến của Vương Trí Nhàn trong Lời giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Khải:
"Ông là một trong những nhà văn dẫn đầu thời đại. Sáng tác của ông luôn
luôn đánh dấu những biến chuyển của xã hội. Với cuộc cách mạng này,
những năm tháng đấu tranh gian khổ n ày, tác phẩm của ông là một bằng
chứng, một tài liệu tham khảo thực sự. Và muốn hiểu con người thời đại với
tất cả những cái hay cái dở của họ, đời sống tinh thần của họ, phải đọc
Nguyễn Khải" [32, tr.61]. Với ngòi bút hiện thực đặc sắc, năng lực quan sát và
óc phân tích sắc sảo, Nguyễn Khải đã đem đến cho người đọc những trang
văn mang hơi thở của cuộc sống đất nước và con người đương thời.
Nguyễn Khải sáng tác ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, ký,
tạp văn và đều có những tác phẩm có giá trị ở tất cả các thể loại đó.
121 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2969 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hình tượng tác giả trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG THỊ ANH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
THÁI NGUYÊN - 2008
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG THỊ ANH
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐÀO THUỶ NGUYÊN
THÁI NGUYÊN - 2008
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................................................... 1
NỘI DUNG ............................................................................................................................................................10
Chương 1: LÝ THUYẾT VỀ HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ. NGUYỄN
KHẢI VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA ÔNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI .........10
1.1. Lý thuyết về hình tượng tác giả ..............................................................................................10
1.1.1. Tác giả và hình tượng tác giả trong văn học ....................................................10
1.1.1.1. Khái niệm tác giả văn học ...................................................................................10
1.1.1.2. Hình tượng tác giả trong văn học ..................................................................13
1.1.1.3. Nội dung và biểu hiện của hình tượng tác giả trong văn học
................................................................................................................................................................... 16
1.1.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu hình tượng tác . 22
1.1.2.1. Ý nghĩa lý luận ..............................................................................................................22
1.1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn .........................................................................................................23
1.2. Nguyễn Khải và truyện ngắn của ông thời kỳ đổi mới .......................................24
1.2.1. Vài nét về Nguyễn Khải và hành trình sáng tác của nhà văn .............24
1.2.2. Truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới ......................................................28
Chương 2: CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA NGUYỄN KHẢI THỜI KỲ ĐỔI MỚI ..............................................33
2.1. Cái nhìn hiện thực tỉnh táo ..........................................................................................................34
2.2. Cái nhìn sắc sảo, tinh tế .................................................................................................................44
2.3. Cái nhìn giàu tính phân tích .......................................................................................................53
Chương 3: GIỌNG ĐIỆU VÀ SỰ TỰ THỂ HIỆN CỦA TÁC GIẢ
THÀNH HÌNH TƯỢNG .................................................................................................67
3.1. Giọng điệu trần thuật - nét đặc sắc của hình tượng tác giả trong
truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới ...............................................67
3.1.1. Giọng điệu xót xa, cảm thông chia sẻ ....................................................................69
3.1.2. Giọng điệu hài hước, hỏm hỉnh, tự trào ...............................................................75
3.1.3. Giọng điệu tranh biện ..........................................................................................................80
3.1.3. Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý ............................................................................88
3.2. Sự tự thể hiện của tác giả thành hình tượng .................................................................95
3.2.1. Lối trần thuật ở ngôi thứ ba ............................................................................................97
3.2.2. Lối trần thuật ở ngôi thứ nhất ....................................................................................103
KẾT LUẬN .........................................................................................................................................................112
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................115
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Nguyễn Khải là cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại từ
sau Cách mạng tháng Tám. Ông thuộc số ít nhà văn sớm xác định cho mình
một quan niệm độc đáo về nghệ thuật, về vai trò của văn học và trách nhiệm
của nhà văn. Ông cũng thuộc số ít các nhà văn có sức viết dẻo dai, bền bỉ và
luôn có mặt ở những nơi "mũi nhọn" của cuộc sống. Bám sát từng bước đi của
đời sống với niềm hứng thú đặc biệt hướng vào "cái hôm nay" để nghiên cứu,
phân tích và đối thoại, sáng tác của Nguyễn Khải vừa nóng hổi tính thời sự
vừa có tầm khái quát về nhiều vấn đề thiết cốt đặt ra từ đời sống xã hội và con
người đương thời. Tác phẩm của ông, vì thế, luôn được giới nghiên cứu phê
bình quan tâm luận bàn và đông đảo bạn đọc hào hứng đón nhận. Đúng như ý
kiến của Vương Trí Nhàn trong Lời giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Khải:
"Ông là một trong những nhà văn dẫn đầu thời đại. Sáng tác của ông luôn
luôn đánh dấu những biến chuyển của xã hội. Với cuộc cách mạng này,
những năm tháng đấu tranh gian khổ này, tác phẩm của ông là một bằng
chứng, một tài liệu tham khảo thực sự. Và muốn hiểu con người thời đại với
tất cả những cái hay cái dở của họ, đời sống tinh thần của họ, phải đọc
Nguyễn Khải" [32, tr.61]. Với ngòi bút hiện thực đặc sắc, năng lực quan sát và
óc phân tích sắc sảo, Nguyễn Khải đã đem đến cho người đọc những trang
văn mang hơi thở của cuộc sống đất nước và con người đương thời.
Nguyễn Khải sáng tác ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, ký,
tạp văn và đều có những tác phẩm có giá trị ở tất cả các thể loại đó.
Trong nửa thế kỷ cầm bút, ông để lại cho đời khoảng bảy chục truyện
ngắn. Sự kết tinh nghệ thuật và độ "chín" của văn nghiệp Nguyễn Khải được
ghi nhận rõ rệt nhất là ở những truyện ngắn ông viết thời kỳ đổi mới. Làm nên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
đặc sắc riêng của thế giới nghệ thuật Nguyễn Khải trong truyện ngắn thời kỳ
đổi mới là hình tượng tác giả. Hình tượng tác giả là cái được biểu hiện ra
trong tác phẩm một cách đặc biệt. Nhà thơ Đức I.W.Goethe nói: "Mỗi nhà
văn, bất kể muốn hay không, đều miêu tả chính mình trong tác phẩm của
mình một cách đặc biệt". Viện sĩ Nga V.Vinôgrađôp đã khẳng định: "Hình
tượng tác giả là cơ sở, là trung tâm của phong cách ngôn ngữ". Việc nghiên
cứu hình tượng tác giả trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới là một
hướng tiếp cận văn học từ phương diện thi pháp. Cách tiếp cận này giúp
chúng ta có thêm một góc nhìn mới để phát hiện và khám phá vào chiều sâu
tác phẩm của Nguyễn Khải.
Nguyễn Khải và các truyện ngắn của ông thời kỳ đổi mới đã được tìm
hiểu nghiên cứu ở một số phương diện. Song chưa có một chuyên luận nào đi
sâu nghiên cứu hình tượng tác giả - một trong những phương diện quan trọng
của thi pháp Nguyễn Khải. Việc nghiên cứu hình tượng tác giả trong truyện
ngắn của ông thời kỳ đổi mới là một việc làm cần thiết, góp phần thiết thực
vào việc tìm hiểu phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải và làm sáng rõ hơn
những đóng góp của nhà văn đối với nền văn học nước nhà.
1.2. Nguyễn Khải là một trong số các nhà văn có tác phẩm được đưa vào
giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Trong chương trình Sách giáo khoa cũ
ông có truyện ngắn Mùa lạc và trong chương trình Sách giáo khoa mới ông
có truyện ngắn Một người Hà Nội. Việc nghiên cứu hình tượng tác giả trong
truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới càng có ý nghĩa thiết thực trong
việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập những tác phẩm của ông ở nhà trường
phổ thông.
2. Lịch sử vấn đề
Số lượng tác phẩm và chất lượng sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Khải
suốt nửa thế kỷ đã xếp ông vào vị trí xứng đáng của nền văn học nước nhà.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Từ những sáng tác ra đời ở thời kỳ mới vào nghề như: Xung đột, Mùa lạc,
Nguyễn Khải đã được giới nghiên cứu phê bình đánh giá là một ngòi bút
thông minh, sắc sảo trong khám phá và nắm bắt hiện thực. Sự mẫn cảm với
cái hằng ngày, với những gì đang diễn ra, với những vấn đề hôm nay đã khiến
những trang viết sắc sảo, đầy "chất văn xuôi" của Nguyễn Khải không những
luôn luôn có độc giả mà còn khơi gợi được hứng thú tranh luận, trở thành nơi
"giao tiếp đối thoại" với đông đảo bạn đọc.
Cùng với sự ra đời của hàng loạt tác phẩm nghệ thuật khẳng định tài
năng sáng tác của Nguyễn Khải, người đọc còn có thể tìm thấy một số lượng
khá lớn, khá phong phú những bài nghiên cứu phê bình về Nguyễn Khải được
công bố dưới nhiều dạng khác nhau và đề cập đến nhiều phương diện khác
nhau của sáng tác Nguyễn Khải.
Nghiên cứu một cách khái quát và toàn diện về tác gia, tác phẩm Nguyễn
Khải có bài viết của Phan Cự Đệ trong cuốn Nhà văn Việt Nam 1945 - 1975
(tập II), của Đoàn Trọng Huy trong Giáo trình văn học Việt Nam 1945 -
1975 (phần tác giả). Ngoài ra còn phải kể đến "Lời giới thiệu" của Vương Trí
Nhàn trong tuyển tập Nguyễn Khải (3 tập) và bài Nguyễn Khải: một đời
gắn bó với thời đại và dân tộc của Bích Thu...
Những công trình trên đã đưa đến cho người đọc một hình dung khá cụ
thể về Nguyễn Khải cả ở sự nghiệp sáng tác, giá trị tác phẩm cùng phong cách
riêng của ông. Hầu hết các tác giả đều khẳng định: Nguyễn Khải là một trong
những nhà văn tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam từ sau 1945.
Chiếm số lượng nhiều nhất là các bài viết về từng tác phẩm cụ thể hoặc
đi vào các phương diện sáng tác của Nguyễn Khải. Các bài viết về Nguyễn
Khải có giá trị của nhiều nhà nghiên cứu phê bình đăng trên các báo, tập san,
tạp chí... đã được tập hợp lại trong công trình Nguyễn Khải - về tác gia và
tác phẩm (do Hà Công Tài và Phan Diễm Phương tuyển chọn và giới thiệu).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Những truyện ngắn thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải đã tạo được sự chú
ý của công chúng độc giả. Các bài viết đã khẳng định những đặc điểm cơ bản
trong sáng tác của Nguyễn Khải: khả năng phát hiện vấn đề, ý thức tìm tòi lật
xới hiện thực, kiểu nhân vật tư tưởng, sở trường tổ chức đối thoại, nghệ thuật
kể chuyện hấp dẫn... Ở đây, chúng tôi chỉ xin được đề cập đến những bài viết
có liên quan đến vấn đề hình tượng tác giả trong những truyện ngắn Nguyễn
Khải thời kỳ đổi mới.
Trong cuốn Nhà văn Việt Nam 1945-1975 (tập II) nhà nghiên cứu Phan
Cự Đệ đã chỉ ra phong cách văn xuôi hiện thực tỉnh táo trong sáng tác của
Nguyễn Khải. Theo ông, sức hấp dẫn của truyện ngắn Nguyễn Khải là nhờ ở
những chi tiết tâm lý sâu sắc và chi tiết sự việc sống động:" Truyện ngắn và
truyện vừa có màu sắc trí tuệ của Nguyễn Khải vẫn tạo nên một sức hấp dẫn
đặc biệt nhờ ở tính thời sự nhạy bén của các sự kiện và ý nghĩa lâu dài của
các vấn đề đặt ra, nhờ ở những chi tiết tâm lý sâu sắc và chi tiết sự việc sống
động - những chi tiết đó lấp lánh rải rác trong các truyện của anh- nhờ ở lối
kể chuyện linh hoạt trong đó có sự kết hợp khiếu quan sát tinh tế của nghệ sĩ
trên mặt trận tư tưởng" [41,tr.51]. Như vậy, cái nhìn nghệ thuật thể hiện trong
hệ thống chi tiết - một trong những yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả đã
được nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ khẳng định và coi như một dấu hiệu tạo nên
sự hấp dẫn của truyện ngắn Nguyễn Khải.
Tác giả Nguyễn Văn Hạnh trong bài Vài ý kiến về tác phẩm Nguyễn
Khải đã nhận ra hình tượng tác giả qua cái nhìn đặc trưng của nhà văn: "Nhà
văn có một cái nhìn nhạy bén, thấu suốt vào một số những mặt chủ yếu,
những vấn đề khá phức tạp của cuộc sống" [8, tr.53]. Thống nhất với ý kiến
của tác giả Nguyễn Văn Hạnh, tác giả Chu Nga trong bài viết Đặc điểm ngòi
bút hiện thực Nguyễn Khải đã khẳng định: "Với con mắt sắc sảo của mình,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
nhìn vào ngõ ngách nào của cuộc sống, Nguyễn Khải cũng có thể rất nhanh
nhạy phát hiện ra những vấn đề phức tạp" [28,tr.65].
Trong một cuộc luận bàn về sáng tác của Nguyễn Khải, hai nhà nghiên
cứu Lại Nguyên Ân và Trần Đình Sử cùng đi tìm nguyên nhân: vì sao sáng
tác của Nguyễn Khải gây được sự chú ý của độc giả. Theo Lại Nguyên Ân thì
người đọc thích Nguyễn Khải bởi " chất văn xuôi". Đó là tính hiện thực của
tác phẩm Nguyễn Khải khi viết về "những con người, những sự việc những
vấn đề của hôm nay", "đề tài nhằm thẳng vào đời sống hiện tại". Cái hiện tại,
cái hôm nay luôn luôn là trung tâm chú ý của nhà văn Nguyễn Khải. Trần
Đình Sử nhất trí với ý kiến đó và chỉ ra rằng: "Cái nhìn tỉnh táo" của Nguyễn
Khải giúp người đọc nhận thức cuộc sống và con người một cách chân thực
[2,tr.77-79].
Để công và dồn khá nhiều tâm huyết nghiên cứu về con người và văn
chương Nguyễn Khải là nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn. Với bài viết
Nguyễn Khải trong sự vận động của văn học cách mạng từ sau năm 1945 ,
nhà nghiên cứu đã giúp người đọc nhận ra nét căn bản trong sáng tác của
Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới là: "Cái nhìn sắc sảo vốn có từ sớm và khao
khát có mặt trong ngày hôm nay. Đối thoại với chính mình và tự phát hiện trở
lại - một phong cách vừa dân dã vừa hiện đại" [31,tr.114]. Trong bài viết, nhà
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: "Những truyện ngắn của Nguyễn Khải viết từ
1988 - 1999 đến thời gian gần đây, khơi vào hai cái mạch chính: Một là cuộc
sống hôm nay của những người chung quanh, bạn bè đồng nghiệp quen biết,
cùng tuổi tác và tâm sự. Hai là số phận của những người thân trong gia đình
họ hàng nội ngoại của tác giả, những ông cậu, bà mợ mà tâm tư tình cảm của
Nguyễn Khải còn nhiều quyến luyến" [31,tr.116]. Viết về những người thân
trong gia đình họ hàng, Nguyễn Khải gửi gắm trong đó nhiều tâm tư tình cảm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
của mình. Thông qua những nhân vật này, hình tượng tác giả hiện lên rõ và
sâu sắc.
Tác giả Đào Thuỷ Nguyên trong cuốn Phương pháp tiếp cận sáng tác
của Nguyễn Khải trong giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại [29] đã lưu ý
tới cái nhìn xoáy sâu vào nhiều vấn đề của đời sống con người đương thời:
con người trong thời gian và lịch sử; con người trong các khả năng lựa chọn
và thích ứng; con người trong quan hệ gia đình; con người trong mâu thuẫn và
tiếp nối giữa các thế hệ...
Cũng đề cập đến hình tượng tác giả, Nguyễn Thị Bình trong bài viết
Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết đã chỉ ra một hình tượng người kể
chuyện đặc biệt trong sáng tác của Nguyễn Khải: "Có một người kể chuyện
đóng vai tác giả là nhà văn, nhà báo, là "chú Khải", "ông Khải"...cùng với rất
nhiều chi tiết tiểu sử như biểu hiện nhu cầu nhà văn muốn nói về mình,muốn
coi mình là đối tượng của văn chương(...) Nhân vật này góp phần tạo ra
giọng điệu tự nhiên, chân thành mà vẫn phóng túng trên các trang văn
Nguyễn Khải" [4,tr.141]. Vương Trí Nhàn cũng cho rằng: "Trong những
trường hợp thành công nhất của mình, Nguyễn Khải hiện ra như một người kể
chuyện thông minh, la cà khắp nơi chia sẻ với mọi người mọi vui buồn khi
quan sát việc đời" [31,tr.120].
Nhà nghiên cứu Đoàn Trọng Huy trong bài viết Vài đặc điểm phong
cách nghệ thuật Nguyễn Khải đã nhận ra tính chất đa giọng điệu trong sáng
tác Nguyễn Khải: "Ngôn ngữ của Nguyễn Khải giàu chất sống, chất văn xuôi
là ngôn ngữ hiện thực. Đặc biệt là tính chất nhiều giọng điệu. Nhà văn
thường đứng ở nhiều góc độ, nhiều bình diện để tả và kể. Không chỉ kể bằng
giọng của mình, bằng lời của người dẫn truyện, tác giả còn biết biến hoá
thành nhiều giọng điệu phong phú khác nhau" [9,tr.92-93]. Như vậy, yếu tố
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
giọng điệu - một trong những yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả đã được
nhà nghiên cứu Đoàn Trọng Huy đề cập đến.
Trong chuyên luận Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn
Khải những năm tám mươi đến nay, nhà nghiên cứu Bích Thu đã tập trung
sự chú ý vào một yếu tố quan trọng tạo nên phong cách nghệ thuật của
Nguyễn Khải, cũng là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả. Theo Bích
Thu: "Sức chinh phục của truyện ngắn Nguyễn Khải những năm gần đây một
phần đáng kể là do nghệ thuật kể chuyện, trong đó giọng điệu trần thuật là
một trong những yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn trong các sáng tác tự
sự của nhà văn" [39,tr.122]. Tác giả đã chỉ ra sự phức hợp giọng điệu được
thể hiện trong sáng tác của Nguyễn Khải như: giọng triết lý, tranh biện; giọng
điệu thể hiện sự trải nghiệm cá nhân, tâm tình, chia sẻ; giọng hài hước hóm
hỉnh... Kết thúc bài viết, tác giả khẳng định: Sáng tác của Nguyễn Khải từ
những năm tám mươi cho đến nay không "chệch ra khỏi quy luật tiếp nối và
đứt đoạn của quá trình văn học. Một giọng điệu trần thuật chịu sức hút của
chủ nghĩa tâm lý, kết hợp kể, tả, phân tích một cách linh hoạt, thông minh và
sắc sảo. Lời văn nghệ thuật Nguyễn Khải là lời nhiều giọng, được cá thể hoá,
mang tính đối thoại của tự sự hiện đại" [39,tr.132].
Trên cơ sở khảo sát các bài viết, các bài nghiên cứu về nhà văn Nguyễn
Khải và các sáng tác của ông thời kỳ đổi mới, chúng tôi có thể sơ bộ rút ra
những nhận xét sau:
1. Số lượng các bài viết, những ý kiến đánh giá về Nguyễn Khải và tác
phẩm của ông rất phong phú. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều khẳng định
Nguyễn Khải là một nhà văn sắc sảo, đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống,
có nhiều tìm tòi, sáng tạo và đổi mới trong cách viết.
Các bài viết, các ý kiến đề cập đến truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi
mới đều chỉ ra những điểm mới trong cách thể hiện của tác giả từ cách nhìn,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
giọng điệu cho đến ngôn ngữ. Nhìn chung các bài viết đều khẳng định:
Truyện ngắn thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải góp phần quan trọng trong
việc đổi mới nền văn học nước nhà.
2. Mặc dù các nhà nghiên cứu đã đề cập đến một số khía cạnh của thi
pháp hình tượng tác giả trong tác phẩm của Nguyễn Khải nhưng vẫn chưa có
một chuyên luận nào đi sâu tìm hiểu hình tượng tác giả trong truyện ngắn thời
kỳ đổi mới của Nguyễn Khải. Trên tinh thần tiếp thu, phát triển ý kiến của
những người đi trước, chúng tôi mạnh dạn góp phần nghiên cứu làm sáng tỏ
vấn đề: Hình tượng tác giả trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ
đổi mới.
3. Mục đích nghiên cứu
Đi sâu tìm hiểu và lý giải nét riêng về hình tượng tác giả trong truỵện
ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới như: cái nhìn nghệ thuật, giọng điệu, sự tự
thể hiện của tác giả thành hình tượng, chúng tôi hy vọng góp một phần nhỏ
vào việc nghiên cứu văn chương nghệ thuật Nguyễn Khải và khẳng định vị trí
của ông trong nền văn học hiện đại Việt Nam
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu hình tượng tác giả trong truyện
ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu,
chúng tôi cũng đề cập đến một số tác phẩm Nguyễn Khải ở giai đoạn trước để
so sánh và khẳng định những luận điểm của mình.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp khảo sát, thống kê
5.2. Phương pháp hệ thống
5.3. Phương pháp phân tích
5.4. Phương pháp tổng hợp, khái quát
5.5. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Lý thuyết về hình tượng tác giả. Nguyễn Khải và truyện
ngắn của ông thời kỳ đổi mới.
Chương 2: Cái nhìn nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thời
kỳ đổi mới.
Chương 3: Giọng điệu và sự tự thể hiện của tác giả thành hình tượng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
NỘI DUNG
Chương 1
LÝ THUYẾT VỀ HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ. NGUYỄN KHẢI
VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA ÔNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1.1. Lý thuyết về hình tượng tác giả
1.1.1. Tác giả và hình tư