Những năm đầu của thế kỷ XXI đang chứng kiến nền kinh tế Việt Nam biến chuyển mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, rất nhiều ngành kinh tế đã, đangvà sẽ buộc phải mở cửa cho phần còn lại của thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam không còn được Nhà nước bảo hộ bằng những biện pháp bao cấp nữa, thay vào đó, các doanh nghiệp phải đối diện với những vấn đề sống còn trong cạnh tranh.
67 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2886 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạch định chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp ……………………………………………………… 01
1.1.1 Khái niệm ………………………………………………………………………………………………….. 01
1.1.2 Chiến lược kinh doanh trong thực tiễn: ……………………………… ………. 02
1.1.2.1 Chiến lược tăng trưởng tập trung …………………………………………. 02
1.1.2.2 Chiến lược phát triển hội nhập …………………………………………….. 03
1.1.2.3 Chiến lược đa dạng hóa ……………………………………………… …………. 03
1.1.2.4 Chiến lược suy giảm …………………………………………………..……………. 03
1.2 Quy trình xây dựng chiến lược ………………………………………………………...……………… 04
1.2.1 Xác định nhiệm vụ kinh doanh ………………………………………………………………..05
1.2.2 Phân tích các yếu tố bên ngoài ………………………………….…………………………….05
1.2.3 Phân tích tình hình nội bộ …………………………………………….…………………………….06
1.2.4 Phân tích và lựa chọn chiến lược ……………………………………………..…………….06
1.3 Các công cụ xây dựng chiến lược ……………………………………………………………………..06
1.3.1 Giai đoạn nhập vào ………………………………………………………………………………….. 07
1.3.1.1 Ma trận EFE ………………………………………………………………………………… 07
1.3.1.2 Ma trận hình ảnh cạnh tranh ………….…………………………………….. 08
1.3.1.3 Ma trận IFE …………………………………………………………………………………. 08
1.3.2 Giai đoạn kết hợp ……………………………………………………………………………………… 09
1.3.2.1 Ma trận SWOT ………………….…….………………………………………………… 09
1.3.2.2 Ma trận SPACE ….…………………..………………..……………….……………..10
1.3.2.3 Ma trận BCG ………………..……….….…………………………………….………… 12
1.3.2.4 Ma trận IE …………………..…………..……………………..…………………………. 13
1.3.2.5 Ma trận Chiến lược lớn ……..……………………………………….……………15
1.3.3 Giai đoạn quyết định: ma trận QSPM …………………………………….………… 16
Kết luận chương 1 ………………………………………………………………………………………………………………… 17
1
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM TRONG
THỜI GIAN QUA.
2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ………....18
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ………………………………………………………….………18
2.1.2 Sản phẩm, dịch vụ ……………………………………………………………………………………….……20
2.1.3 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, mạng lưới phân phối ………………………21
2.1.4 Kết quả kinh doanh trong thời gian qua ………………………………………………....21
2.2 Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của Eximbank ……….26
2.2.1 Môi trường kinh tế …………………………………………………………………………………………… 26
2.2.2 Môi trường văn hóa, xã hội, địa lý …………………………………………………………… 27
2.2.3 Môi trường chính trị, pháp luật ….……………………………………………………………… 28
2.2.4 Môi trường công nghệ …………………….…………………………………………………………….. 28
2.2.5 Môi trường cạnh tranh …………………….……………………………………………………………...29
2.2.6 Đánh giá Cơ hội, Thách thức ………………………………………………………………….....31
2.2.7 Ma trận EFE của Eximbank …………………………………………………………………….....33
2.2.8 Ma trận hình ảnh cạnh tranh …………………………………………………………………….....34
2.3 Phân tích các yếu tố nội bộ Eximbank …………………………………………………………………35
2.3.1 Nguồn nhân lực (Quản trị - điều hành – tác nghiệp)………………….........35
2.3.2 Marketing ………………………………………………………………………...............................36
2.3.3 Năng lực tài chính …………………..……………………………………….……………………………… 38
2.3.4 Cơ cấu tổ chức và Quy trình nghiệp vụ …………………..……………………………… 38
2.3.5 Nghiên cứu và phát triển ……………………………………………………………………………… 39
2.3.6 Công nghệ thông tin ………………………………………………………………………………………. 40
2.3.7 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu ……………………………………………………………..… 40
2.3.8 Ma trận đánh giá nội bộ (IFE) của Eximbank ……………………………………… 41
Kết luận chương 2 ……………………………………………………………………………………………………………………. 42
2
CHƯƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA EXIMBANK
ĐẾN NĂM 2010
3.1 Mục tiêu kinh doanh của Eximbank đến năm 2010 …………...……….………………… 43
3.2 Phân tích các chiến lược kinh doanh khả thi …………………..…..…………………………… 44
3.2.1 Phân tích ma trận SWOT của Eximbank …….................................…. 44
3.2.2 Phân tích ma trận SPACE của Eximbank ……….…….….............…….……… 45
3.2.3 Phân tích ma trận chiến lược lớn của Eximbank ….............……………… 46
3.2.4 Các chiến lược kinh doanh có khả năng thay thế ..............……………..47
3.3 Phân tích ma trận QSPM để lựa chọn chiến lược kinh doanh…………………… 50
3.4 Các giải pháp thực hiện chiến lược ……………..…………..………………………………………….. 51
3.4.1 Giải pháp tài chính……………………………………………………...........………………………...51
3.4.2 Giải pháp nhân lực, quản trị, diều hành……………..........…………..…………….52
3.4.3 Giải pháp marketing…………………………………………………..........………….………………53
3.4.4 Giải pháp công nghệ ………………………………………………...........………………………… 54
3.4.5 Giải pháp nghiên cứu và phát triển …………………...........……………….………… 55
3.5 Các kiến nghị ……………………………..…………………………………………………………………………………… 55
3.5.1 Kiến nghị với chính phủ, ngân hàng nhà nước Việt Nam ............… 55
3.5.2 Kiến nghị với Hiệp hội ngân hàng Việt Nam ……………………............… 56
3.5.3 Kiến nghị với Eximbank …………………….………………………………………...........…. 56
Kết luận chương 3 …………………………………………………………………………………….……………………………… 57
KẾT LUẬN …………………………………………………………………..………………………………………………………… 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
3
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết lựa chọn đề tài nghiên cứu
Những năm đầu của thế kỷ XXI đang chứng kiến nền kinh tế Việt Nam
biến chuyển mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, rất
nhiều ngành kinh tế đã, đang và sẽ buộc phải mở cửa cho phần còn lại của
thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam không còn được Nhà nước bảo hộ bằng
những biện pháp bao cấp nữa, thay vào đó, các doanh nghiệp phải đối diện
với những vấn đề sống còn trong cạnh tranh.
Ngành ngân hàng Việt Nam cũng không nằm ngoài bức tranh toàn
cảnh đó. Các ngân hàng thương mại Việt Nam đang nỗ lực hết sức để tồn tại
và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Hoạch định chiến
lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng ngân hàng nhằm tồn
tại và chiến thắng trong cạnh tranh trở thành nhu cầu cấp thiết đối với mỗi
ngân hàng.
Xuất phát từ thực tiễn đó, kết hợp với các kiến thức đã được các Thầy
Cô truyền thụ trong chương trình đào tạo cao học của Trường và kinh nghiệm
làm việc thực tế, tác giả xin lựa chọn đề tài nghiên cứu về chiến lược kinh
doanh tại một doanh nghiệp tiêu biểu của ngành ngân hàng: Ngân hàng
TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank)
Đề tài được chọn có tên gọi:
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề về chiến lược và
quản trị chiến lược, từ đó, áp dụng vào phân tích hoạt động kinh doanh của
ngân hàng Eximbank, có so sánh, đối chiếu với hoạt động của một số đối thủ
cạnh tranh khác trong ngành, gồm: Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Sài
Gòn Thương Tín (Sacombank) và Ngân hàng Đông Á.
4
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là hoạch định chiến lược kinh doanh cho Ngân
hàng Eximbank đến năm 2010 và đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược
phát triển này nhằm đưa Eximbank trở thành một trong những ngân hàng
mạnh trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, kết hợp với
các công cụ ma trận đã được học trong các môn học: quản trị chiến lược, lý
thuyết hệ thống, marketing, tâm lý lãnh đạo, … ứng dụng vào nghiên cứu đặc
điểm kinh doanh, số liệu tài chính tại Eximbank và một số ngân hàng cùng
ngành.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn trong một ngành kinh tế
đặc thù: ngành ngân hàng, đồng thời, các số liệu phân tích chủ yếu là tại
Ngân hàng Eximbank và một số ngân hàng lớn khác trong cùng ngành. Do
đó, phạm vi của luận văn mang tính ứng dụng tại một doanh nghiệp cụ thể,
thuộc ngành ngân hàng. Đây là giới hạn của luận văn mà tác giả rất mong
muốn trong tương lai được mở rộng ra hơn nữa cho các ngành kinh tế khác của
nước ta.
6. Bố cục của luận văn
Luận văn được bố cục theo các nội dung chính như sau:
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1:Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
CHƯƠNG 2: Phân tích thực trạng kinh doanh của Ngân hàng TMCP
Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trong thời gian qua.
CHƯƠNG 3: Hoạch định chiến lược kinh doanh của Eximbank đến
năm 2010
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm:
“Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là một chương trình hành động
tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp. Chiến lược là
một tập hợp những mục tiêu và các chính sách cũng như các kế hoạch chủ yếu để đạt
được các mục tiêu đó” (2, 14)
Chiến lược không nhằm vạch ra một cách cụ thể làm thế nào để có thể đạt
được những mục tiêu vì đó là nhiệm vụ của vô số các chương trình hỗ trợ và các
chiến lược chức năng khác. Chiến lược chỉ tạo ra các khung để hướng dẫn tư duy để
hành động.
Chiến lược kinh doanh thông thường được xác định ở 3 cấp độ:
- Chiến lược cấp công ty: xác định và vạch rõ mục đích, các mục tiêu của công
ty, các hoạt động kinh doanh của công ty;
- Chiến lược cấp kinh doanh (Strategy Business Unit - SBU): xác định việc lựa
chọn sản phẩm hoặc dạng cụ thể của thị trường cho hoạt động kinh doanh riêng
trong nội bộ công ty, xác định cách thức mỗi đơn vị kinh doanh sẽ cố gắng hoàn
thành mục tiêu của nó để đóng góp vào việc hoàn thành mục tiêu của công ty.
- Chiến lược cấp chức năng: xác định các giải pháp, kế hoạch cho từng lĩnh vực
kinh doanh.
Xung quanh khái niệm về chiến lược kinh doanh có những khái niệm có liên
quan chặt chẽ, đó là:
- Bản báo cáo nhiệm vụ (Mission Statement): báo cáo về mục đích lâu dài của tổ
chức, giúp phân biệt tổ chức này với tổ chức khác. Nó mô tả những giá trị và những
vấn đề ưu tiên của tổ chức, xác định chiều hướng phát triển tổng quát của một tổ
chức.
6
- Mục tiêu dài hạn (Perspective Objectives): là những thành quả xác định mà một
tổ chức tìm cách đạt được khi theo đuổi những nhiệm vụ chính của mình. Mục tiêu
dài hạn có thời hạn trên một năm, phải mang tính thách thức và đo lường được. Mục
tiêu được xác định cho cả tổ chức và cho từng bộ phận trong tổ chức. Mục tiêu dài
hạn đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chiến lược.
- Chiến lược (Strategy): là những phương tiện để đạt tới mục tiêu dài hạn.
- Mục tiêu hàng năm (Annual Objectives): là những cái mốc mà tổ chức phải đạt
được để vươn tới các mục tiêu dài hạn. Mục tiêu hàng năm đóng vai trò quan trong
trong việc thực thi chiến lược.
- Các cơ hội (O – Opportunities) và nguy cơ (hay: thách thức, T – Threats)): đây là
những yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, ngoài tầm kiểm soát của tổ chức và có
thể làm lợi hay gây hại đến tổ chức. Trong quản trị chiến lược, cần hình thành các
chiến lược để tận dụng hết các cơ hội và tránh hay giảm các nguy cơ.
- Các điểm mạnh (S – Strengths) và điểm yếu (W – Weakness): là những yếu tố
nội bộ của tổ chức, trong phạm vi kiểm soát của tổ chức. Những điểm mạnh hay
điểm yếu được xác định trong mối liên hệ với các đối thủ cạnh tranh.
- Các chính sách (Policy): chính sách cũng là những phương tiên quan trọng để đạt
được các mục tiêu đề ra nhưng với phạm vi hẹp hơn, mang tính chức năng và tính
linh hoạt hơn là chiến lược.
1.1.2 Chiến lược kinh doanh trong thực tiễn:
Trên thực tế , chúng ta thường gặp các loại chiến lược phổ biến như sau:
1.1.2.1 Chiến lược tăng trưởng tập trung
Nhóm chiến lược này chủ yếu nhằm cải thiện vị thế cạnh tranh của công ty
với những sản phẩm hiện có trên cơ sở tăng cường hoạt động Marketing hoặc thay
đổi chiến lược thị trường hiện có mà không thay đổi sản phẩm nào, loại này có ba
chiến lược chính:
- Chiến lược thâm nhập thị trường: tìm kiếm thị phần tăng lên cho các sản phẩm
hiện tại và các dịch vụ trong các thị trường hiện có qua những nỗ lực tiếp thị nhiều
hơn .
7
- Chiến lược phát triển thị trường: đưa các sản phẩm hiện có vào các khu vực mới.
- Chiến lược phát triển sản phẩm: tăng doanh số bằng việc cải tiến hoặc sữa đổi các
sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có.
1.1.2.2 Chiến lược phát triển hội nhập
Nhóm chiến lược này nhắm tới mục tiêu kiểm soát các nhà phân phối, nhà
cung cấp, hoặc các đối thủ cạnh tranh.
- Hội nhập về phía trước: nhằm tăng quyền sỡ hữu hoặc kiểm soát đối với nhà phân
phối hoặc bán lẻ hàng hóa của doanh nghiệp.
- Hội nhập về phía sau: tìm kiếm quyền sỡ hữu hoặc kiểm soát đối với nhà cung cấp
của doanh nghiệp.
- Hội nhập theo chiều ngang: tìm kiếm quyền sỡ hữu hoặc kiểm soát đối với các đối
thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.1.2.3 Chiến lược đa dạng hóa
Nhóm chiến lược này thường được sử dụng trong công ty đa ngành, nó chiếm
một vị trí quan trọng trong chiến lược cấp công ty. Nhóm chiến lược này tương đối
uyển chuyển và linh hoạt tuy nhiên đòi hỏi những cơ sở hạ tầng về vật chất, tài
chính và khả năng quản trị. Nhóm chiến lược này bao gồm:
- Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm: nhằm thêm vào các sản phẩm mới nhưng có
liên hệ với nhau (nhóm hàng hóa thay thế hoặc bổ sung).
- Chiến lược đa dạng hóa hàng ngang: thêm vào những sản phẩm dịch vụ mới
(không có liên quan đến sản phẩm hiện tại) nhắm vào khách hàng hiện có.
- Chiến lược đa dạng hóa tổng hợp: thêm vào những sản phẩm dịch vụ mới không
có liên hệ gì với nhau (nhóm hàng hóa độc lập).
1.1.2.4 Chiến lược suy giảm
Nhóm chiến lược này được sử dụng khi công ty cần sự chỉnh đốn sau những
ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế hay cần phải củng cố tránh sự suy thoái toàn diện của
công ty. Bao gồm các chiến lược chính sau:
8
- Thu hẹp hoạt động: củng cố lại tổ chức thông qua cắt giảm chi phí và tài sản để
tập trung nguồn lực vào một / một số ngành.
- Cắt bỏ hoạt động: bán đi một bộ phận của công ty nhưng vẫn đảm bảo công ty
hoạt động được.
- Thanh lý: bán tất cả tài sản của công ty từng phần một với giá trị thực của nó.
1.2 Quy trình xây dựng chiến lược:
Xây dựng (hoạch định) chiến lược là giai đoạn đầu trong quá trình quản trị
chiến lược. Khái niệm quản trị chiến lược bao hàm nội dung rộng hơn khái niệm xây
dựng chiến lược. Quảõn trị chiến lược bao gồm: xây dựng (hoạch định), thực hiện và
đánh giá chiến lược.
Xây dựng chiến lược là quá trình thiết lập sứ mạng kinh doanh, thực hiện điều
tra nghiên cứu môi trường bên trong để xác định các mặt mạnh, mặt yếu, nghiên cứu
môi trường bên ngoài để xác định cơ hội và nguy cơ, đề ra các mục tiêu dài hạn xây
dựng và chọn lựa các chiến lược thay thế.
Sau khi doanh nghiệp đã xác định chiến lược cần phải theo đuổi thì quá trình
quản trị chiến lược sẽ chuyển sang giai đoạn mới: giai đoạn thực hiện chiến lược.
Bản chất của giai đoạn này là chuyển dịch ý tưởng chiến lược thành hành động
chiến lược.
Giai đoạn này mang những đặc điểm cơ bản khác với giai đoạn xây dựng
chiến lược: nếu như xây dựng chiến lược là một quá trình tri thức, đòi hỏi kỹ năng
trực giác và phân tích, chỉ cần sự hợp tác của một số cá nhân thì thực hiện chiến lược
là một quá trình hành động, đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo và khuyến khích, cần sự hợp
tác của tất cả mọi người trong tổ chức.
Đánh giá chiến lược là quá trình so sánh kết quả mong muốn với kết quả thực
sự đạt được. Giai đoạn này nhắm đến mục đích xem xét, điều chỉnh các công việc,
chính sách thực hiện chiến lược nhằm đảm bảo chiến lược đề ra được triển khai và
thực hiện đúng. Đánh giá chiến lược nhắm đến cả mục tiêu dài hạn và hàng năm.
Do đề tài của luận văn được giới hạn trong phạm vi: hoạch định chiến lược
9
kinh doanh của ngân hàng nên trong chương 1, luận văn sẽ không đi chi tiết vào các
vấn đề lý luận của giai đoạn thực hiện và đánh giá chiến lược.
Quy trình xây dựng chiến lược bao gồm 4 bước: xác định nhiệm vụ kinh
doanh; phân tích môi trường bên ngoài; phân tích tình hình nội bộ; phân tích và lựa
chọn chiến lược. Mỗi bước sẽ bao gồm các công việc chủ yếu như sau:
1.2.1 Xác định nhiệm vụ kinh doanh
Ý tưởng về các bản báo cáo nhiệm vụ kinh doanh do Peter Drucker đưa ra
vào thập niên 70 của thế kỷ trước với sự nghiên cứu tập đoàn General Motors của
Hoa Kỳ. Bản báo cáo nhiệm vụ kinh doanh là một bản tuyên bố về “lý do tồn tại”
của một doanh nghiệp. Nó trả lời câu hỏi trung tâm: công việc kinh doanh của một
tổ chức là gì? Bản báo cáo nhiệm vụ là cơ sở quan trọng để thiết lập mục tiêu kinh
doanh và quản trị các chiến lược phù hợp.
Bản báo cáo nhiệm vụ tốt sẽ diễn tả triết lý kinh doanh của doanh ghiệp: xuất
phát từ nhu cầu và cho người tiêu dùng thấy sản phẩm của doanh nghiệp có lợi như
thế nào cho nhu cầu của họ. Ví dụ: AT&T đưa ra bản báo cáo đặt trọng tâm vào
truyền thông chứ không phải điện thoại; Universal Studios tập trung vào nhu cầu
giải trí chứ không phải phim ảnh.
1.2.2 Phân tích các yếu tố bên ngoài
Tất cả các doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên
ngoài. Có thể chia các yếu tố này ra thành 5 loại chính: (1) Môi trường kinh tế; (2)
Văn hóa, xã hội, địa lý, nhân khẩu; (3) Luật pháp, chính phủ và chính trị; (4) Công
nghệ; (5) Môi trường cạnh tranh.
Phân tích các yếu tố bên ngoài sẽ cho phép doanh nghiệp nhận diện rõ: đâu
là cơ hội (O) mà doanh nghiệp có thể tận dụng và đâu là nguy cơ hay thách thức (T)
mà doanh nghiệp phải đương đầu.
Nhận diện và đánh giá các cơ hội và những nguy cơ từ môi trường bên ngoài
ảnh hưởng đến doanh nghiệp sẽ cho phép doanh nghiệp xây dựng được nhiệm vụ
10
kinh doanh rõ ràng, xác định mục tiêu dài hạn khả thi, thiết kế được chiến lược phù
hợp và đề ra các chính sách hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu hàng năm.
Việc phân tích các yếu tố bên ngoài mang nhiều màu sắc tính chất định tính,
trực giác, khó hình dung. Trong quả