Kể từ khi nền kinh tế chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều biến đổi, các doanh nghiệp tư nhân cũng như Nhà nước đua nhau cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường cho mình rất gay gắt và quyết liệt. Nếu như trước đây các doanh nghiệp chỉ lo tới việc làm sao hoàn thành được các chỉ tiêu do Nhà nước đặt ra thì ngày nay họ vừa phải lo sản xuất vừa phải lo tiêu thụ.
58 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty Sông Đà 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
PHẦN I : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY SÔNG ĐÀ II
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Lịch sử hình thành
Quá trình phát triển
Các giai đoạn phát triển qua các năm kinh doanh của Công ty
Kết quả qua các mặt hoạt động của Công ty
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY SÔNG ĐÀ II
Cơ cấu Sản xuất
Tổ chức bộ máy quản trị Công ty Sông Đà II
2.1. Giám đốc
2.2. Phó giám đốc phụ trách kinh tế
2.3. Phó giám đốc phụ trách thi công
2.4. Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật
2.5. Phó giám đốc phụ trách vật tư thiết bị
2.6. Các phòng chức năng
2.6.1 Phòng Quản lý kỹ thuật
2.6.2 Phòng Kinh tế kế hoạch
2.6.3 Phòng Quản lý cơ giới
2.6.4 Phòng Tài chính kế toán
2.6.5 Phòng Tổ chức hành chính
2.6.6 Phòng Đầu tư
3. Kết quả chủ yếu
3.1. Số công nhân viên
3.2. Số vốn
3.3. Số sản phẩm tiêu thụ
3.4. Tổng doanh thu
3.5. Tổng chi phí
3.6. Tổng lợi nhuận
3.7. Nộp ngân sách
III. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY SÔNG ĐÀ II
Đặc điểm về Quy trình công nghệ
Năng lực về thiết bị máy móc
Công tác quản lý cán bộ và lao động
Công tác quản lý kinh tế tài chính
PHẦN II : THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY SÔNG ĐÀ II
I. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH TẠI CÔNG TY SÔNG ĐÀ II
Môi trường vỹ mô
Môi trường nghành
II. THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC DÀI HẠN Ở CÔNG TY SÔNG ĐÀ II
III. HOẠCH ĐỊNH MỤC TIÊU MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH
IV. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY SÔNG ĐÀ II
1. Những thành tựu đã đạt được
2. Một số hạn chế
3. Nguyên nhân
V. LỰA CHỌN ĐÚNG ĐẮN PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC
VI. HOÀN THIỆN NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC
PHẦN III : MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY SÔNG ĐÀ II
I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
1. Môi trường ngành kinh tế
1.1. Đối thủ cạnh tranh
1.2. Khách hàng
1.3 Phân tích nhà cung cấp
1.4 Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
2. Phân tích hoàn cảnh nội tại của công ty
2.1. Phân tích các nguồn lực
Phân tích khả năng tổ chức của Công ty
Phân tích khả năng cạnh tranh của Công ty
II. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DÀI HẠN, NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY SÔNG ĐÀ II
Mục tiêu dài hạn
Mục tiêu ngắn hạn
III. HOẠCH ĐỊNH MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY SÔNG ĐÀ II
IV. PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC
V. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
VI. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CẤP QUẢN LÝ
1. Hỗ trợ về mặt thông tin môi trường
2. Hạn chế sự can thiệp của nhà nước và các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
3. Tạo điều kiện thuận lợi hơn để các doanh nghiệp phát triển các quan hệ kinh tế.
Kết luận
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi nền kinh tế chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều biến đổi, các doanh nghiệp tư nhân cũng như Nhà nước đua nhau cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường cho mình rất gay gắt và quyết liệt. Nếu như trước đây các doanh nghiệp chỉ lo tới việc làm sao hoàn thành được các chỉ tiêu do Nhà nước đặt ra thì ngày nay họ vừa phải lo sản xuất vừa phải lo tiêu thụ. Chính vì lý do đó mà hoạt động trong một doanh nghiệp đều phải được quan tâm, nó quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong kinh doanh cũng như vị thế và chỗ đứng của mình trong nền kinh tế nước nhà cũng như góp phần làm cho nền kinh tế trong nước phát triển hội nhập với thế giới trong nền kinh tế công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.
Công ty Sông Đà II là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty Sông Đà - Bộ xây dựng chuyên xây dựng công trình dân dụng, thuỷ lợi, giao thông, kinh doanh vật tư xây dựng, vận tải v.v… Công ty đã có bề dày trong lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng liên quan đến xây dựng cơ giới hoá. Hiện nay Công ty thuộc Tổng Công ty Sông Đà đã và đang giữ vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của Tổng Công ty Sông đã góp phần làm cho nền kinh tế nước ta phát triển vượt bậc. Chính vì vậy Công ty Sông Đà II đã có những bước tiến lớn ngày càng phát triển mạnh mẽ làm cho đời sống cán bộ, công nhân viên được nâng cao. Công ty Sông Đà II là nơi mà các sinh viên có thể tìm hiểu thực tế hơn quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Với các kiến thức được trang bị ở trên lớp, cùng với thực tế hiện nay, đặc biệt là thông qua thời gian thực tập tại Công ty Sông Đà II em mới có dịp nhìn nhận thực tế việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất một cách tổng quát hơn.
Các nội dung của đợt thực tập này là tìm hiểu và thu thập các số liệu nhằm phục vụ cho việc phân tích hoạch định chiến lược kinh doanh bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
+ Giới thiệu khái quát hoá về Công ty
+ Đánh giá các kết quả hoạch định chiến lược của doanh nghiệp.
+ Những ý kiến đóng góp.
Mặc dù bản thân em cũng đã rât cố gắng trong việc tìm hiểu tình hình thực tế để thu hoạch kết quả thực tập bằng văn bản báo cáo tổng hợp này, song chắc chắn bản báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo để nội dung được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh tổng hợp, đặc biệt thầy Nguyễn Ngọc Huyền đã trực tiếp hướng dẫn đề tài và các cô chú, các anh chị trong Công ty Sông Đà II đã tận tình giúp đỡ để em hoàn thành bản báo cáo này.
PHẦN I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY SÔNG ĐÀ II
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1. Lịch sử hình thành
Tên Công ty: CÔNG TY SÔNG ĐÀ II thuộc tổng Công ty Sông Đà - Bộ xây dựng
Năm thành lập : 1960
Trụ sở tại: Toà chung cư, Km 10 đường Nguyễn Trãi Hà Nội – Hà Đông.
Tel: 04.8541106 hoặc 034.525177 Fax: 034.828255
Giấy phép hành nghề xây dựng số: 493 BXD/CSXD của Bộ trưởng xây dựng.
Số đăng ký kinh doanh: 106052 do trọng tài kinh tế tỉnh Hoà Bình cấp ngày 08/04/1993
Số tài khoản: 7301- 0012E tại Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Hà Tây
Đại diện ông: Phạm Mạnh Tới Chức vụ: Giám đốc Công ty
Nội dung hành nghề xây dựng:
- Xây dựng công trình dân dụng công nghiệp với quy mô lớn
- Xây dựng công trình thuỷ lợi: Đê, đập, hồ chừa nước, hệ thống tưới tiêu.
- Xây dựng công trình giao thông: Đường bộ tới cấp I, sân bay, bến cảng.
- Xây lắp đường dây và trạm biến thế điện.
- Lắp đặt thiết bị cơ - điện - nước công trình, kết cấu và cấu kiện phi tiêu chuẩn.
- Nạo vét và bồi đắp mặt bằng, đào, đắp nền, đào đắp công trình.
- Thi công các loại móng, khoan phun, hoá chất, khoan cọc nhồi, đóng ép cọc.
- Thi công bằng phương pháp nổ mìn các công trình hở, khai thác đá xây dựng.
- Sản xuất vật liệu, cấu kiện xây dựng.
- Kinh doanh vật tư vật liệu xây dựng, sản xuất bê tông thương phẩm, bê tông nhựa nóng.
- Hoàn thiện, trang trí nội/ ngoại thất công trình.
- Vận tải hàng hoá và sửa chữa ôtô cơ khí.
- Đầu tư và kinh doanh các dự án về nhà ở và các khu công nghiệp.
Thành tích qua quá trình sản xuất kinh doanh: Từ khi thành lập đến nay, Công ty Sông Đà II dã được trao tặng:
- 01 Huân chương độc lập hạng ba
- 02 Huân chương lao động hạng nhất
- 02 Huân chương lao động hạng hai
- 02 Huân chương lao động hạng ba và được Bộ xây dựng tặng 11 Huy chương vàng chất lượng cao ngành xây dựng.
2. Quá trình phát triển
Công ty xây dựng Sông Đà II là một doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị thành viên của tổng Công ty xây dựng Sông Đà được thành lập theo quyết định số 131A/ BXD/TCĐ ngày 26/03/1993 của Bộ trưởng Bộ xây dựng.
Tiền thân của Công ty là Công ty xây dựng dân dụng và Công ty xây dựng công nghiệp số II trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Sông Đà được thành lập từ năm 1980. Trong hơn 20 năm xây dựng và phát triển Công ty đã thi công xây lắp nhiều công trình trọng điểm, trong đó có công trình thuỷ điện Hoà Bình. Sau khi Nhà nước có chính sách chuyển đổi nền kinh tế từ bao cấp sang cơ chế thị trường, để phù hợp với tình hình mới Tổng Công ty đã quyết định sát nhập chi nhánh Công ty Thi công cơ giới tại Hoà Bình vào Công ty xây dựng Sông Đà II thành đơn vị xây dựng đa chức năng như hiện nay.
3. Các giai đoạn phát triển qua các năm kinh doanh của Công ty Sông Đà II
Giai đoạn 1980- 1990:
1. Nhiệm vụ chính: Công ty hoạt động theo nền kinh tế tập trung bao cấp, việc triển khai nhiệm vụ theo kế hoạch SXKD từ Tổng Công ty. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là xây dựng các công trình dân dụng – Công nghiệp nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình. Trụ sơ Công ty đóng tại thị xã Hoà Bình.
2.Quy mô tổ chức: Lực lượng CBCNV có khoảng 2.500 người chủ yếu là công nhân xây lắp nề, mộc, bê tông và thợ hoàn thiện các loại.
3. Kết quả đạt được: Hoàn thành bàn giao các công trình như: Khu phụ trợ, khu nhà ở chuyên gia, nhà ở CBNV Việt Nam của nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
Giai đoạn 1990- 1999
1. Nhiệm vụ chính: Thực hiện nhiệm vụ trong nền kinh tế thị trường để tăng cường sức mạnh cho đơn vị, tháng 8 năm 1992, Tổng Công ty đã sát nhập Công ty xây dựng Công nghiệp vào Công ty xây dựng dân dụng và đổi tên thành: Công ty xây dựng dân dụng – Công nghiệp Sông Đà với các chức năng chủ yếu:
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp.
- Xây dựng công trình Thuỷ lợi, thuỷ điện.
- Xây dựng các công trình đường dây và trạm.
- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.
2. Quy mô tổ chức: Trong giai đoạn nay, lực lượng CBNV bình quân là 2.100 người, được sắp xếp và tổ chức thành 6 xí nghiệp, chi nhánh và hoạt động trên các địa bàn khắp cả nước. Năm 1991 Công ty đã đưa một chi nhánh về Hà Nội tham gia xây dựng các công trình tại Thủ đô Hà Nội và các vùng lân cận, bước đầu Công ty đã tự khẳng định được chỗ đứng trong cơ chế thị trường.
3. Kết quả đạt được: Trong giai đoạn này Công ty đã thi công hoàn thành bàn giao các công trình như:
- Hoàn thiện toàn bộ gian máy, gian biến thế, một số đường hầm của nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
- Xây dựng đài tưởng niệm, tượng Bác Hồ.
- Xây dựng các công trình tại Hà Nội như: Trụ sở Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam, khách sạn Thủ Đô, nhà G9 Thanh Xuân, nhà ở Bộ xây dựng .v.v…
- Tham gia xây dựng các công trình đường dây và trạm biến áp 110KV, 220 KV, đường dây 500KV Hoà Bình.
Giai đoạn 1999-2004
1. Đánh giá chung
Sau nhiều lần sát nhập, thay đổi Công ty bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm (1999-2004), tổ chức sản xuất Công ty đã ổn định dần với nền kinh tế thị trường, tuy nhiêm nảy sinh khó khăn và thách thức mới, đó là: Phần lớn xe máy thiết bị cũ, lao động trình độ thấp, trình độ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Song được sự giúp đỡ Tổng Công ty, phát huy ý thức trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và CVCNV trong Công ty nên 5 năm qua đã đạt được các kết quả:
1.1 Nhanh chóng ổn định tổ chức, xây dựng lực lượng, từng bước ổn định SXKD phù hợp với yêu cầu SXKD hàng năm.
1.2 Giải quyết cơ bản các tồn tại do “Hậu Sông Đà” để lại mà Công ty là một trong các đơn vị ảnh hưởng nặng nề nhất, Công ty đã giữ được lực lượng với số lượng CBCNV giao động trên dưới 1.000 người có việc làm thường xuyên và thu nhập tương đối ổn định.
1.3 Từ đơn vị chuyên thi công xây lắp công trình dân dụng công nghiệp Công ty đã đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm với trang thiết bị thi công hiện đại, lực lượng CBCNV có thể đảm nhận được các loại công trình: Dân dụng Công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện đường dây và trạm với quy mô khác nhau.
1.4 Trong xu thế hội nhập, Công ty đã mở rộng thị trường xây dựng ra các nước trong khu vực, 5 năm qua Công ty đã mạnh dạn tiếp thị tìm kiếm việc làm tại nước bạn Lào. Công ty đang lập phương án trình Tổng Công ty mở đại diện Tổng Công ty tại Lào.
1.5 Qua 5 năm Công ty đã duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân 34%/năm, sản lượng năm 2004 gấp 3,28 lần năm 1999 (105 tỉ / 32,1tỉ) nộp ngân sách gấp 4,8 lần (7,1t tỉ/1,47tỉ) tài sản cố định tăng 2,3 lần (63,8tỉ/27,7 tỉ) nguồn vốn kinh doanh tăng 2,82 lần (42,13 tỉ/ 14,94tỉ) đời sống CBCNV ngày càng tiến tới ổn định.
4. Kết quả qua các năm hoạt động của Công ty Sông Đà II
4.1 Về sản xuất kinh doanh
Năm năm qua Công ty đã thi công nhiều công trình quan trọng như: Thuỷ điện Yaly, nhà máy mía đường Hoà Bình, nhà máy xi măng Bút Sơn, nhà máy Kính Đáp Cầu, nhà máy bia Tiger, Đại học Quốc Gia Hà Nội, trung tâm bưu chính Viễn thông, nhà khách. Các công trình đã hoàn thành và bàn giao đúng tiến độ, trong đó có 11 công trình được đánh giá là công trình chất lượng cao cấp Quốc gia.
Tại nước bạn Lào Công ty cũng đã hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng nhà máy thuỷ điện nhỏ Nậm Sạt, thuỷ điện Xiềng Khọ, Luông Prapăng và nay đang thi công nhà máy thuỷ điện Nậm La, tuy giá trị các công trình này không lớn nhưng bước đầu đã xây dựng được uy tín và chiếm được lòng tin của khách hàng.
Trong các năm 1999-2004 Công ty đã tham gia thi công đường cao tốc Láng- Hoà Lạc và đường quốc lộ 1A - đoạn Hà Nội - Lạng Sơn là hai công trình giao thông đường bộ có quy mô lớn, yêu cầu chất lượng, kỹ mỹ thuật cao, đã bảo đảm sản lượng hàng năm cho Công ty từ 30-40 tỉ trong 3 năm liền tạo điều kiện để Công ty mạnh dạn đầu tư đồng bộ dây truyền thi công đường bộ, đáp ứng phần lớn nhu cầu công việc, rèn luyện đội ngũ cán bộ kỹ thuật. Đây là kết quả lớn nhất của Công ty trong thời gian qua thể hiện chủ trương chuyển hướng đúng đắn của Đảng uỷ và lãnh đạo Tổng Công ty.
Công ty đã tập trung duy trì ổn định lực lượng khai thác, chế biến vật liệu đảm bảo đới sống gần 100 CBCN, hàng năm khai thác được 90-100 nghìn m3 đá các loại mỏ trung màu , Tân Trung.
Các trạm trộn bê tông Át phan, đúc cống ly tâm, trộn Subbase tuy khối lượng thực hiện ít so với công suất nhưng cũng đã đào tạo được đội ngũ CBCNV vận hành, phục vụ cho thi công dự án đường 1 và một phần cho thị trường và bảo đảm được việc làm cho 50 người tại các cơ sở sản xuất trên.
4.2 Về công tác đầu tư
Tổng vốn đã đầu tư từ năm 1999 đến năm 2004 là 41,2 tỉ đồng, trong đó đầu tư dây truyền thi công đường là 34,9 tỉ đồng, đầu tư các thiết bị khác là 3.25 tỉ, đầu tư xây dựng trụ sở là: 3,0 tỉ. Đã tăng tài sản cố định của Công ty từ 27,7 tỉ đồng (1999) và tăng lên 63,8 tỉ đồng vào năm 2004.
Tuy vậy số thiết bị đầu tư cho dây truyền thi công đường vẫn không đồng bộ, một số thiết bị (trạm bê tông átphan) đầu tư nhưng chưa phát huy được hiệu quả.
4.3 Về công tác đấu thầu thiết bị
Ngay từ đầu Công ty đã thành lập bộ phận đấu thầu tiếp thị thuộc Phòng Kinh tế kế hoạch, đến năm 2001 Phòng dự án được thành lập chuyên đấu thầu tiếp thị có thể đảm đương công tác đấu thầu tiếp thị mọi loại hình công trình, mọi quy mô và các hình thức đấu thầu trong nước và Quốc Tế.
Năm 1999 Công ty tham gia dự thầu xây lắp dự án khôi phục và cải tạo đường 1 và các công trình Đại học Quốc gia, thuỷ điện nhỏ Nậm Sạt, Nậm La- Lào. Là các dự án đấu thầu Quốc tế có quy mô lớn và vừa, hình thức đấu thầu phức tạp, nhờ đó đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu. Hiện nay riêng hợp đồng ADB2 – N4 (Quốc lộ 1 Hà Nội-Lạng Sơn) giai đoạn 1 và 2 đã đạt được giá trị 160 tỉ đồng cho Công ty và các đơn vị trong tổng Công ty. Kết quả giá trị đấu thầu so qua các năm như sau: Năm 1996 là 21 tỉ đồng, năm 1998 là 80 tỉ đồng, năm 200 là 72 tỉ đồng, năm 2002 là 102 tỉ đồng và năm 2004 là 119 tỉ đồng.
4.4 Về công tác tổ chức quản lý
Đã đào tạo được một số đội ngũ cán bộ và công nhân đủ trình độ để quản lý và thi công các công trình giao thông theo hình thức đấu thầu Quốc tế và trong nước.
Đã đào tạo độ ngũ cán bộ và công nhân chủ động (tự quản lý, hạch toán) để quản lý và thi công các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi nhỏ, đường dây và trạm trên các địa bàn xa Công ty.
Xây dựng được hệ thống đơn giá định mức nội bộ của Công ty và phân cấp quản lý hạch toán kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc, xây dựng các quy chế về khoán quản cũng như các quy chế quản lý kỹ thuật, thiết bị, vật tư và an toàn lao động.
Tóm lại 5 năm qua trong điều kiện có nhiều khó khăn, thử thách nhưng Công ty xây dựng Sông Đà II đã từng bước khắc phục khó khăn ổn định sản xuất khai thác triệt để mọi nguồn lực, phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của tập thể CBCNV bảo đảm duy trì phát triển sản xuất thực hiện thi công xây lắp và hoàn thành nhiều công trình dân dụng công nghiệp và hạ tầng cơ sở, đảm bảo đời sống CBCN, bảo đảm các khoản trích nộp, trả một phần vốn tín dụng và lãi vay.
II .CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CẢU CÔNG TY SÔNG ĐÀ II
1. Cơ cấu Sản xuất
Hiện tại Công ty có 5 phòng ban và 5 xí nghiệp, 1 chi nhánh, 1 đội trực thuộc. Cơ cấu tổ chức các đơn vị và chức năng nghành nghề như sau:
Xí nghiệp sản xuất vật liệu Sông Đà 201
+ Trụ sở tại mỏ Trung Màu
+ Nghề nghiệp chính: Kinh doanh vật liệu xây dựng với khai thác chế biến đá dăm và đá cấp phối ở hai mỏ đá Tân Trung và Trung Màu.
+ Tổng số CBCNV là 94 người
+ Giá trị sản lượng thực hiện hàng năm từ 4-5 tỉ
Xí nghiệp xây lắp Sông Đà 202
+ Trụ sở tại tầng 7 trung cư Hà Đông và văn phòng đại diện ở Uông Bí- Quảng Ninh.
+ Nghề nghiệp chính: Kinh doanh xây lắp các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, khoan nổ.
+ Tổng số CBCNV là 99 người
Xí nghiệp xây lắp và thi công cơ giới Sông Đà 203
- Trụ sở ở thị xã Hoà Bình
- Nghề nghiệp kinh doanh xây lắp công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi, thuỷ điện.
- Tổng số CBCNV là 186 người.
- Giá trị sản lượng thực hiện hàng năm từ 15-16 tỉ đồng.
Xí nghiệp xây lắp Sông Đà 204
- Trụ sở tại 14 Trần Đăng Ninh Hà Đông
- Nghề nghiệp kinh doanh: Xây lắp công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, đường dây và trạm, công nghiệp.
- Tổng số CBCNV là 113 người
- Giá trị sản lượng hàng năm từ 14-15 tỉ đồng
Xí nghiệp cầu dường Sông Đà 205
- Trụ sở tại Hoà Lạc – Hà Tây
- Nghề nghiệp kinh doanh: Xây lắp các công trình giao thông cầu- đường.
- Tổng số CBCVN là 120 người
- Giá trị sản lương thực hiện hàng năm từ 30-32 tỉ đồng.
Chi nhánh Sông Đà II tại Hà Nội:
- Trụ sở tại tầng 6 nhà trung cư Hà Đông
- Nghề nghiệp kinh doanh: xây lắp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp.
- Tổng số CBCNV là 232 người
- Giá trị sản lượng thực hiện hàng năm từ 17-18 tỉ đồng.
Đội SXKD vật liệu xây dựng:
- Trụ sở tại ở Trạm bê tông Đông Anh – Hà Nội
- Nghề nghiệp kinh doanh: Sản xuất bê tông át phan, đúc cống ly tâm mới tách ra từ xí nghiệp 205.
- Tổng số CBCNV là 20 người
Tổ chức bộ máy quản trị Công ty Sông Đà II
2.1 Giám đốc
Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất Công ty, chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty, từ việc xây dựng chiến lược, tổ chức thực hiện đến việc kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh và lựa chọn các phương án và huy động các nguồn lực để tổ chức và thực hiện. Giám đốc chịu trách nhiệm về hoạt động quản lý và các cán bộ do Giám đốc ký bổ nhiệm và đề nghị bổ nhiệm, bao gồm: Các phó giám đốc, các Trưởng – Phó phòng ban của Công ty, Chánh phó giám đốc các xí nghiệp, Chánh phó giám đốc quản đốc phân xưởng.
Giám đốc là đại diện cao nhất cho pháp nhân của Công ty, là người đại diện chủ sở hữu chủ tải khoản và chịu trách nhiệm trước nhà nước và Tổng Công ty Sông Đà về các kết quả kinh doanh của Công ty.
2.2 Phó giám đốc phụ trách kinh tế
Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và phương án hoạt động của các lĩnh vực được phân công phụ trách thường xuyên. Báo cáo các vấn đề biến động của thị trường nắm bắt được sự thay đổi để từ đó đưa ra những quyết định chính xác đem lại lợi ích cho tổ chức.
Chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức chỉ đạo, các phòng ban dưới quyền thực hiện kế hoạch, phương án đã được phê duyệt, báo cáo định kỳ các hoạt động của mình phụ trách lên Giám đốc.
Được uỷ nhiệm ký và chịu trách nhiệm trước Giám đốc kinh doanh về các hợp đồng kinh doanh tổng hợp, hợp đồng đại lý tiêu thụ, thường xuyên xem xét báo cáo của các cấp dưới để có hướng điều chỉnh cụ thể, là người phụ trách cao nhất các vấn để kinh tế khi Giám đốc vắng mặt.
2.3 Phó giám đốc phụ trách thi công
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về các hoạt động thi công, các công trình dân sự và cũng như các hoạt động xây dựng của Công ty, quản lý nhân viên dưới quyền theo quy định của Công ty. Kiểm tra đôn đốc các hoạt động các nhân viên dưới quyền báo cáo định kỳ hàng ngày, từ đó kiểm tra đốc thúc các hoạt động thi công đúng tiến độ theo hợp đồng, thường xuyên thành lập các ban thanh tra đến các công trình kiểm tra các tiêu chuẩn chất lượng có đạt yêu cầu để từ đó báo cáo lên Ban Giám đốc.
Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và phương án hoạt