Đề tài Hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn trong giai đoạn 2011-2015

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp đó phải tiến hành huy động mọi nguồn lực, phải biết điều hành tổng hợp mọi yếu tố nhằm đạt được mục tiêu đã định sẵn. Ngày nay, Marketing đã là một từ ngữ quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Không những ngày càng trở nên phổ biến mà tầm quan trọng của Marketing ngày càng được nâng cao và nhìn nhận đúng mức

doc56 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn trong giai đoạn 2011-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp đó phải tiến hành huy động mọi nguồn lực, phải biết điều hành tổng hợp mọi yếu tố nhằm đạt được mục tiêu đã định sẵn. Ngày nay, Marketing đã là một từ ngữ quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Không những ngày càng trở nên phổ biến mà tầm quan trọng của Marketing ngày càng được nâng cao và nhìn nhận đúng mức. Hoạt động Marketing ngày nay không chỉ đơn thuần là khuyến khích bán được nhiều hàng, làm quảng cáo thật hay, hấp dẫn để thu hút khách hàng. Marketing ngày nay là toàn bộ các hoạt động từ công đoạn tìm ý tưởng cho sản phẩm mới, nghiên cứu thị trường, định vị sản phẩm, tung sản phẩm ra thị trường, quảng cáo, khuyến mãi,… Thông qua chiến lược Marketing doanh nghiệp có thể phát huy hết nội lực hướng vào những cơ hội hấp dẫn trên thị trường và vì thế sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh trong quá trình mở cửa và tự do hóa nền kinh tế. Trong cơ chế thị trường hiện nay, cùng với sự đổi mới toàn diện của nền kinh tế, thì số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng nhiều, chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh và đa dạng. Bất kỳ một công ty nào, dù đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nào thì để góp phần đưa công ty ngày càng phát triển giàu mạnh, hội nhập vào nền kinh tế ngày nay đều phải có một chiến lược phát triển thị trường hợp lý. Yêu cầu đó đặt ra cho mỗi doanh nghiệp, mỗi công ty phải tự hoàn thiện mình để đạt hiệu quả cao nhất đồng thời có thể làm chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Chiến lược kinh doanh là một công cụ có thể biến những mục tiêu, dự định của doanh nghiệp trở thành hiện thực, hoặc điều chỉnh những hướng đi của doanh nghiệp cho phù hợp với môi trường kinh doanh đầy biến động. Công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn là một thực thể kinh tế cũng hoạt động trong môi trường kinh doanh như vậy. Việc tách ra khỏi môi trường kinh doanh là không thể. Để có được thế chủ động trong kinh doanh, chủ động trong sản xuất, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, dự đoán và chớp được thời cơ kinh doanh trên thị trường chỉ trong thoáng chốc cũng đủ làm thay đổi số phận và vị thế của công ty thì chiến lược phát triển thị trường sẽ phần nào đó hỗ trợ tích cực cho công ty thực hiện mục tiêu kinh doanh của mình. Nhận thấy tầm quan trọng của thị trường đối với các công ty, đặc biệt là thị trường đầu ra cho các sản phẩm. Tôi đã triển khai xây dựng đề tài “Hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn trong giai đoạn 2011-2015”. Mục đích nghiên cứu đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản về chiến lược phát triển thị trường, chiến lược thâm nhập thị trường, đánh giá và đối chiếu với thực trạng thực tế tại công ty Thái Sơn để từ đó rút ra những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế cần khắc phục, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường cho Công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn Phương pháp nghiên cứu: Để góp phần làm cho nội dung nghiên cứu thêm phong phú, đi sâu đi sát vào thực tế tình hình hoạt động của công ty và để tránh những đánh giá phiếm diện, chủ quan tôi đã chủ động áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: tìm hiểu những tài liệu liên quan đến lĩnh vực Marketing, liên quan đến chiến lược phát triển và thâm nhập thị trường; quan sát thực tiễn; tìm kiếm tài liệu, thu thập thông tin, tổng hợp những kiến thức mình đọc được; so sánh, đối chiếu giữa thực tế tình hình phát triển của công ty với lý thuyết; phân tích và rút ra những giải pháp cần hoàn thiện. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Chủ yếu tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chiến lược phát triển thị trường của công ty Thái Sơn trong thời gian vừa qua. Phạm vi không gian: nghiên cứu tình hình phát triển thị trường trong công ty, chủ yếu tại phòng Marketing, phòng Kinh doanh và phòng Hỗ trợ khách hàng. Phạm vi thời gian: nghiên cứu tình hình phát triển thị trường trong thời gian vừa qua và những giải pháp hoàn thiện chiến lược trong giai đoạn 2011 – 2015. Kết cấu của đề tài: Đề tài của tôi được xây dựng gồm 3 phần chia ra làm 3 chương với nội dung như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Thực trạng của Công ty Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn Chương 3: Đề xuất và giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường Công ty Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn giai đoạn 2011 - 2015 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN    2 1.1. Khái quát về Marketing 2: 6 1.1.1. Khái niệm Marketing: Marketing bao gồm mọi hoạt động của một công ty nhằm thích nghi với môi trường kinh doanh của mình một cách hiệu quả nhất. Trong lý thuyết Marketing hiện đại, vấn đề căn bản của Marketing là phát hiện ra những nhu cầu của thị trường và biến những nhu cầu đó thành cơ hội kinh doanh. Có rất nhiều cách định nghĩa về Marketing. Ta hãy thử hình dung đâu là khái niệm đúng nhất, bao quát nhất. Marketing là một nghệ thuật phát hiện ra nhu cầu và tìm cách thỏa mãn nhu cầu đó. Marketing quan tâm đến khách hàng, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng đến sự thỏa mãn khách hàng. Muốn đáp ứng nhu cầu phải nghiên cứu thị trường, môi trường kinh doanh và hành vi tiêu dùng một cách tỉ mỉ trước khi lựa chọn một chiến lược kinh doanh thích hợp. Marketing cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp về việc tìm ra nhu cầu và phương án thỏa mãn nhu cầu khách hàng, mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. 1.1.2. Vai trò quản trị Marketing Marketing hướng dẫn các doanh nghiệp nghệ thuật phát hiện nhu cầu khách hàng cũng như nghệ thuật làm hài lòng khách hàng, Marketing định hướng cho hoạt động kinh doanh và tạo thế chủ động cho doanh nghiệp. Marketing là cầu nối giúp doanh nghiệp giải quyết tốt các mối quan hệ và dung hòa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích xã hội. Marketing là một công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác lập vị trí, uy tín của mình trên thị trường. Marketing trở thành “trái tim“ của mọi hoạt động trong doanh nghiệp, các quyết định khác về công nghệ, tài chính, nhân lực đều phụ thuộc phần lớn vào các quyết định Marketing như: Sản xuất sản phẩm gì? Cho thị trường nào? Sản xuất như thế nào? Số lượng bao nhiêu?. Marketing quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường. Đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường, nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh. 1.1.3. Tầm quan trọng của Marketing: Hiện nay, đã và đang có rất nhiều người không hiểu rõ sức mạnh quan trọng của Marketing. Họ nghĩ rằng Marketing dường như chỉ là một ngành nghề mang tính lao động tay chân và sáng tạo chơi cho vui. Nhưng họ đã sai lầm, nếu chỉ là một ngành tay chân sáng tạo cho vui thì đó chỉ là một ngành lao động, ngành nghệ thuật bình thường mà thôi. Còn Marketing là một ngành sáng tạo nhưng phải mang tính chiến lược. Để nhận định rõ hơn về tầm quan trọng của Marketing ta hãy thử đặt ra câu hỏi: “Nếu không có Marketing thì sẽ như thế nào?” + Thứ nhất, sẽ không bao giờ doanh số của công ty có thể tăng nhanh – vì ngày nay đối thủ cạnh tranh của một công ty rất nhiều cộng với việc khách hàng lại không có nhiều thời gian để tự tìm hiểu về các sản phẩm mà công ty đã tung ra. Chính vì vậy, nếu không có Marketing thì những khách hàng ấy sẽ không biết đến sản phẩm của công ty dẫn đến việc mua hành của đối thủ cạnh tranh. + Thứ hai, sẽ không bao giờ có những đợt giảm giá và khuyến mãi – đứng trên vai trò là một khách hàng, bạn sẽ không còn được mua những món hàng mình yêu thích với những mức giá hấp dẫn và bạn sẽ phải tốn thêm tiền để mua những món đồ đó. + Thứ ba, sẽ không bao giờ có những sự kiện hoành tráng miễn phí – ta dễ dàng nhận thấy rằng, để quảng cáo cho sản phẩm của mình trong năm 2010 Coca-cola đã tổ chức nhiều chương trình sự kiện nổi tiếng như: cho khách hàng dùng thử sản phẩm Coca-cola, tổ chức tài trợ cho nhiều chương trình Ca nhạc và thể thao… + Thứ tư, sẽ không bao giờ đường phố nhộn nhịp, tấp nập – chúng ta sẽ không còn thấy sự hoành tráng của các bảng hiệu quảng cáo sản phẩm, cũng như sẽ không còn những ánh đèn gây thu hút. + Thứ năm, sẽ không bao giờ có thể tiết kiệm tiền vận chuyển để mua đồ - chúng ta sẽ phải tốn tiền xăng, sức lực để mua thứ mà chúng ta thích. Hầu hết các công ty đều chưa quan niệm đúng về tầm quan trọng của Marketing. Họ nghĩ rằng họ có làm Marketing vì họ có Giám đốc Marketing, trưởng phòng Marketing, những người quản lý sản phẩm, lực lượng bán hàng, ngân sách dành cho quảng cáo…Thế nhưng, chưa chắc có được tất cả những lực lượng trên là công ty đó sẽ đi theo đúng quan điểm Marketing, hướng về thị trường và phục vụ khách hàng. 1.1.4. Các hoạt động của Marketing: Để cấu thành một kế hoạch Marketing hoàn hảo thì ta phải có được tập hợp các biến số chính như: thị trường, giá, sản phẩm và tiếp thị. Tập hợp các yếu tố đó được gọi là Marketing hỗn hợp hay còn được gọi là Marketing Mix. Bốn yếu tố của Maketing Mix có tác động tương hỗ lẫn nhau, quyết định về yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ba yếu tố còn lại. 81.1.4.1: Thị trường (Place): Là tập hợp các điều kiện và thỏa thuận mà thông qua đó người mua và người bán tiến hành sự trao đổi hàng hóa với nhau 1.1.4.2: Giá (Price): Số tiền mà khách hàng bỏ ra để có được sản phẩm. Giá cả phải tương xứng với giá trị, nếu không người mua sẽ tìm mua ở người sản xuất khác. 1.1.4.3: Sản Phẩm (Product): Là sự kết hợp vật phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cống hiến cho thị trường mục tiêu gồm: đặc điểm, phẩm chất, nhãn hiệu... 1.1.4.4: Tiếp thị (Promotion): Là những hoạt động thông qua những giá trị của sản phẩm và thuyết phục được khách hàng mục tiêu mua sản phẩm ấy. Nó bao gồm các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi và bán hàng trực tiếp. 1.21033333 3. Thị trường: 1.2.1. Khái niệm thị trường: Thị trường bao gồm tất cả các khách hàng hiện tại và tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn đó. Thị trường được hiểu một cách đơn giản là bao gồm các yếu tố về cung – cầu – giá cả. Tùy theo góc độ tiếp cận thị trường khác nhau và phương pháp thể hiện khác nhau mà người ta có các khái niệm khác nhau. Theo quan điểm Marketing khái niệm thị trường được phân định ở hai góc độ: Xét ở góc độ vĩ mô: thị trường được hiểu là một tập phức hợp và liên tục các nhân tố môi trường kinh doanh, các quan hệ trao đổi hàng hóa hấp dẫn 1được dđược thực hiện trong một không gian mở, hữu hạn các chủ thể cung cầu và phương thức tương tác giữa chúng nhằm tạo điều kiện tồn tại và phát triển cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Xét ở góc độ vi mô: thị trường được hiểu là một tập hợp khách hàng, là người cung ứng hiện thực và tiềm năng cùng có nhu cầu về những phần mềm mà Công ty có dự án kinh doanh và tập hợp người bán – đối thủ cạnh tranh của nó. Một chiến lược tốt là một chiến lược có thể thực hiện được và đương nhiên chiến lược đó phải bao hàm yếu tố sứ mạng và mục tiêu cần đạt đến của doanh nghiệp. Đầu năm 1977, McKinsey là người đã phát hiện ra khái niệm bối cảnh 7-s. Đây là bối cảnh nổi tiếng được nhiều nhà quản trị trên thế giới biết tới. Bối cảnh này thể hiện 4 ý tưởng sau: Nhiều nhân tố phức tạp ảnh hưởng tới năng lực của tổ chức trong việc thay đổi và ảnh hưởng tới dạng thay đổi của nó. Bối cảnh 7-s cho phép hiểu biết các nhân tố này để phân tích các tổ chức và phân chia chúng thành các bộ phận có thể quản lý. Việc thực hiện thành công các chiến lược không chỉ phụ thuộc vào việc quan tâm các yếu tố, mà còn phải nhìn nó với quan điểm hệ thống, tức là xem xét một yếu tố trong mối quan hệ với những yếu tố khác. Rất nhiều chiến lược bị thất bại do các nhà quản trị thiếu sự chú ý đầy đủ đến các yếu tố này. Tầm quan trọng của từng nhân tố đối với một tổ chức sẽ phụ thuộc vào từng tổ chức cụ thể và vào từng thời gian cụ thể. Cấu trúc Phong cách Cán bộ Chiến lược Kỹ năng Hệ thống Mục tiêu Bối cảnh 7S của Mc Kinsey 1.2.2. Phân loại thị trường: Có nhiều cách khác nhau để phân loại thị trường. Theo nội dung hàng hóa: cách phổ biến nhất mà người ta vẫn thường sử dụng để giao dịch. Ở đây, các thị trường được chia ra thành thị trường hàng hóa tiêu dùng (thị trường đầu ra) và thị trường các yếu tố sản xuất (thị trường đầu vào). + Các thị trường đầu ra lại có thể phân nhỏ thành vô số thị trường cụ thể như: thị trường gạo, thị trường quần áo, thị trường ô tô, thị trường giáo dục… + Các thị trường đầu vào có thể phân thành thị trường vốn hiện vật (máy móc, nhà xưởng, thiết bị), thị trường đất đai, thị trường lao động… Nói tóm lại, tùy theo cách người ta quan niệm về hàng hóa là theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp hơn mà người ta có thể đặt tên thị trường theo một cách khác nhau. Theo không gian kinh tế: từ đó các quan hệ trao đổi hàng hóa diễn ra. Theo phân loại này thị trường có thể phân ra thành thị trường thế giới, thị trường khu vực, thị trường quốc gia, thị trường vùng hay địa phương. Để xem xét một thị trường cụ thể, trên một địa bàn hay không gian kinh tế cụ thể người ta vẫn thường kết hợp cách phân loại này với cách phân loại thị trường theo nội dung hàng hóa. Ví dụ: người ta thường nói đến thị trường lúa gạo, cà phê hay chung hơn là thị trường nông sản. Theo cấu trúc thị trường: người ta chia ra thành các thị trường khác nhau. Một cấu trúc thị trường cụ thể thường được định dạng bởi số lượng người mua, người bán trên đó và mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa họ. Theo cách phân loại này, thoạt tiên các thị trường được phân ra thành 2 loại lớn: + Thị trường cạnh tranh hoàn hảo (trên thị trường này, người mua hay người bán không có quyền lực chi phối giá cả hàng hóa). + Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (ở đây, người mua hay người bán riêng biệt, dù ít, dù nhiều vẫn có khả năng chi phối giá). Ở thị trường này lại bao gồm những dạng thị trường như: thị trường độc quyền thuần túy, thị trường độc quyền nhóm, thị trường cạnh tranh có tính độc quyền. 1.2.3. Phân khúc thị trường: Phân khúc thị trường theo người tiêu dùng: Phân khúc theo tần xuất mua sản phẩm. Phân khúc theo tỉ lệ sử dụng: thường xuyên, không thường xuyên… Phân khúc theo sự trung thành: vô điều kiện, tương đối, không trung thành. Phân khúc theo mức độ sẵn sàng của người mua: mong muốn, quan tâm,… Phân khúc theo thái độ của người mua: vui mừng, bàng quang, thù ghét… Phân khúc thị trường theo địa lý: là chia thị trường theo từng vùng miền, từng đơn vị địa lý chẳng hạn như miền Bắc, Trung và miền Nam, chia theo tỉnh. Doanh nghiệp có thể xác định chỉ nhắm vào một vùng địa lý nào đó hoặc có thể hoạt động trên các vùng nhưng vẫn có tập trung chú ý vào sự khác biệt về nhu cầu, ý muốn của khách hàng giữa vùng này với những vùng khác. Phân khúc theo nhân chủng học: Chủ trương chia thị trường qua sự khác nhau về quốc tịch, dân tộc, chủng tộc, tuổi tác, giới tính, quy mô gia đình, thu nhập, nghề nghiệp, tôn giáo, các thế hệ, anh em... Phân khúc thị trường theo tâm lý: Chia thị trường thành từng nhóm khác nhau dựa trên sự khác biệt về tầng lớp xã hội, lối sống, cá tính. Phân khúc thị trường theo hành vi, thái độ: Chia thị trường thành từng nhóm một dựa trên sự khác biệt nhau về kiến thức, thái độ, cách quan niệm, cách sử dụng hoặc là phản ứng đối với một sản phẩm. Phân khúc thị trường doanh nghiệp: Thị trường doanh nghiệp có thể phân khúc dựa theo địa lý, tâm lý, nhân chủng học (qui mô công ty, loại hình, ngành kinh doanh...), phân khúc cũng có thể dựa trên những lợi ích mà doanh nghiệp tìm kiếm, cách sử dụng sản phẩm, mức độ sử dụng sản phẩm và mức độ trung thành. Phân khúc thị trường quốc tế: Ở phân khúc này về nguyên tắc giống các cách phân khúc kia. Nhưng quan trọng nhất là cần ứng dụng cho gần giống với điều kiện đặt ra và bài toán markeitng phải giải. Các mục tiêu mà việc phân khúc nhắm tới là: + Phân khúc thị trường nhằm làm cho việc kinh doanh thực hiện đơn giản và dễ dàng hơn, đem lại hiệu quả cao hơn. + Giúp cho các công ty xác định và nhắm đúng vào thị trường mục tiêu của họ. Để tiến hàng phân khúc, ta cần xác định các thông tin sau: Họ là ai? Làm cách nào để đối thoại hiệu quả nhất với họ? Thói quen sử dụng các phương tiện truyền thông, giải trí của họ là gì? Tiềm năng của phân khúc (khả năng tiêu thụ): số lượng, mức độ thay thế… Nhãn hiệu đang dùng của họ là gì? Mức độ hài lòng/trung thành của họ đối với sản phẩm hiện tại? Quan niệm, phản ứng của họ về giá cả? Cơ hội cho sản phẩm mà ta đang dự tính cung cấp cho họ? Kênh phân phối nào đang áp dụng cho nhóm khách hàng này? Hai phương pháp cơ bản để phân khúc thị trường: Phân khúc sẵn có (Pre-defined segmentation) Phân khúc tạo mới (Post-hoc segmentation) Thị trường được phân khúc theo các tiêu chí mà nhà sản xuất đã chọn trước như: chủng loại, nhãn hiệu đang dùng, số lượng người dùng (ít, nhiều), thu nhập… + Khám phá phân khúc + Tập hợp các nhân tố cùng tính chất để tạo ra một phân khúc riêng (về lợi ích mong muốn, nhu cầu, thái độ…) 1.2.4. Chiến lược phát triển và thâm nhập thị trường: Trên cơ sở phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh, nhà quản trị nhận biết được các cơ hội, những nguy cơ đang tác động đến sự tồn tại và phát triển của công ty để từ đó xác định nhiệm vụ, mục tiêu và điều quan trọng hơn là đưa ra các phương án chiến lược thực thi. Chiến lược thị trường thông thường, công ty có thể thiết lập theo hai phương án: Chiến lược phát triển thị trường và chiến lược xâm nhập thị trường. Chiến lược phát triển thị trường (Market development strategu) chủ yếu là đưa sản phẩm hiện có của doanh nghiệp vào các thị trường mới khác với thị trường hiện tại. Theo chiến lược này, khi quy mô nhu cầu của thị trường hiện tại bị thu hẹp, công ty cần nổ lực tìm kiếm thị trường mới để bán các sản phẩm hiện đang sản xuất với các giải pháp: Thứ nhất, tìm kiếm thị trường trên các địa bàn mới bao gồm vùng lãnh thổ, quốc gia khác: Đây là giải pháp được nhiều công ty của các quốc gia phát triển trên thế giới thực hiện để gia tăng doanh số và lợi nhuận. Tuy nhiên, khi quyết định phát triển thị trường mới phải chú ý cân nhắc các điều kiện về cơ hội, đe doạ cũng như điểm mạnh, điểm yếu của công ty so với các đối thủ cạnh tranh, cân nhắc đến yếu tố chi phí thu nhập và đánh giá các khả năng phát triển thị trường. Mặt khác, để phát triển thị trường mới thành công, công ty phải chú trọng đến chiến lược marketing. Thứ hai, tìm kiếm khách hàng mục tiêu mới: Giải pháp này bao hàm cả việc tìm kiếm các nhóm khách hàng mục tiêu mới ngay địa bàn thị trường hiện tại. Khi thiết kế sản phẩm ban đầu, nhiều công ty chỉ hướng đến một hoặc một vài đối tượng là khách hàng mục tiêu. Trong quá trình phát triển, các nhà quản trị marketing, người bán hàng phát hiện ra những đối tượng khác cũng có nhu cầu đối với các sản phẩm này thông qua các cuộc khảo sát thị trường có chủ định hoặc tình cờ. Thứ ba, tìm ra các giá trị sử dụng mới của sản phẩm: Một sản phẩm có nhiều công dụng tiềm tàng nhưng lúc đầu các nhà nghiên cứu cũng như các công ty sản xuất chưa phát hiện ra hết. Theo thời gian, thông tin về công dụng mới có thể phát hiện từ các nhà thiết kế sản phẩm, người sử dụng mới có thể được phát hiện từ các nhà thiết kế sản phẩm, người sử dụng, người bán hàng, các nhà quản trị… Mỗi công dụng mới có thể vừa tạo ra một thị trường mới hoàn toàn cho công ty, vừa giúp công ty kéo dài chu kì đời sống sản phẩm. Chiến lược xâm nhập thị trường (Market Penetration Strategy): ở chiến lược này chủ yếu doanh nghiệp cần phải tìm cách gia tăng số lượng tiêu thụ của sản phẩm hiện có trên thị trường của doanh nghiệp. Biện pháp để thực hiện chiến lược này là tăng cường các hoạt động tiếp thị như cải tiến bao bì, linh động về giá bán, thay đổi hoặc bổ sung cách thức phân phối, gia tăng các hoạt động chiêu thị và sử dụng thương mại hóa điện tử. Thương mại điện tử có thể được hiểu theo nhiều cách, có quan niệm cho rằng phải có thanh toán qua mạng mới là Thương mạ
Tài liệu liên quan