Thuế là một trong những công cụ quản lý và điều tiết của nhà nước về tình hình sản xuất, kinh doanh và lưu thông hàng hoá - dịch vụ trong nước. Ngoài ra chính sách thuế còn là một trong những công cụ để thực hiện các chiến lược kinh tế của đất nước. Trong hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế, các nước thường dùng các công cụ để quản lý như: hạn ngạch, tỷ giá, giấy phép, thuế quan. Trong đó thuế xuất nhập khẩu thường được các nước sử dụng cơ bản nhất bởi nó là cơ sở trong trao đổi buôn bán và là một nguồn thu đối với ngân sách quốc gia.
22 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Thuế là một trong những công cụ quản lý và điều tiết của nhà nước về tình hình sản xuất, kinh doanh và lưu thông hàng hoá - dịch vụ trong nước. Ngoài ra chính sách thuế còn là một trong những công cụ để thực hiện các chiến lược kinh tế của đất nước. Trong hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế, các nước thường dùng các công cụ để quản lý như: hạn ngạch, tỷ giá, giấy phép, thuế quan. Trong đó thuế xuất nhập khẩu thường được các nước sử dụng cơ bản nhất bởi nó là cơ sở trong trao đổi buôn bán và là một nguồn thu đối với ngân sách quốc gia.
ở Việt Nam, thuế xuất nhập khẩu được ban hành thành luật vào tháng 12 năm 1987 với tên gọi là Luật thuế xuất nhập khẩu hàng mậu dịch. Sau hai lần sửa đổi vào các năm 1991 và 1993 và gần đây nhất là tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá X (tháng 4, tháng 5-1998), Luật thuế xuất nhập khẩu đã có những nội dung thay đổi cơ bản về thời hạn tính thuế, thuế xuất, về xử lý vi phạm... Tuy vậy trong quá trình thực hiện, thuế xuất nhập khẩu vẫn còn nhiều hạn chế và có những điểm chưa phù hợp với tình hình thực tế trong nước, cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung.
Mặt khác, trong thực tiễn phát triển kinh tế của đất nước cũng như bối cảnh quốc tế mới, làm cho luật thuế xuất nhập khẩu vừa đáp ứng được nhu cầu quản lý kinh tế trong nước, vừa phù hợp với luật lệ và thông lệ quốc tế. Các yếu tố thúc đẩy hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu là:
Do nhu cầu đòi hỏi cần phải có chính sách thuế xuất nhập khẩu phù hợp để đảm bảo sự công bằng giữa các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu; khuyến khích sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu.
Sự gia nhập vào các tổ chức trong khu vực như ASEAN và sự tham gia hiệp định AFTA và gần đây nhất là việc Việt Nam ký hiệp định thương mại song phương với Mỹ đang đặt ra nhiều vận hội cho sự phát triển của đất nước, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức mà chúng ta thực sự phải nỗ lực thì mới đạt được những mục tiêu phát triển mong muốn. Thách thức trước mắt là chúng ta phải thực hiện những cắt giảm thuế quan với nhiều mặt hàng theo yêu cầu của CEPT trong chương trình của AFTA. Chương trình này đòi hỏi ta phải có những thay đổi về chính sách thuế xuất nhập khẩu cho phù hợp.
Quá trình quốc tế hoá đang phát triển mạnh mẽ, ở khắp các châu lục, các khu vực của thế giới, kéo theo sự tham gia ngày càng mạnh mẽ thậm chí của các nước chậm tiến nhất. Sự hoà nhập quốc tế này đòi hỏi phải có sự thống nhất ngày càng rộng rãi những luật lệ quốc tế trong hợp tác phát triển. Sự hoà nhập tất yếu của Việt Nam vào hợp tác khu vực và quốc tế cũng đang đặt ra nhiệm vụ thích hợp hoá các chính sách quản lý phát triển kinh tế, trong đó đặc biệt nhấn mạnh chính sách thuế xuất nhập khẩu, đối với các điều kiện và thông lệ chung của thế giới.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên chúng tôi thực hiện bài viết này với tiêu đề: “HOàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới”.
Mục đích của bài viết là làm sao để chính sách thuế xuất nhập khẩu của ta phù hợp với chính sách thuế của khu vực và thế giới. Bài viết được chia làm ba phần:
Phần một: Thuế và chính sách thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay.
Phần hai: Thực trạng và hạn chế của chính sách thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới.
Phần ba(phần chính): Hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới hiện nay.
Bài viết được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo. Do thời gian có hạn và trình độ còn hạn chế chính vì thế bài viết không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của các thày cô giáo để bài viết sau được thực hiện tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!.
Nội dung
I. Thuế và chính sách thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay.
1. Thuế xuất nhập khẩu và tác dụng của nó.
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phát sinh khi có sự chuyển dịch hàng hoá qua cửa khẩu và qua khu chế xuất. Đối tượng nộp thuế là tất cả hàng hoá được phép xuất nhập khẩu qua biên giới và hàng hoá ngoài thị trường mua bán với khu chế xuất. Hàng vận chuyển quá cảnh, hàng chuyển khẩu và hàng nhân đạo không thuộc diện chịu thuế.
Thuế xuất nhập khẩu là một trong những biện pháp tài chính mà các nước dùng để can thiệp vào hoạt động ngoại thương. Thuế xuất nhập khẩu thực chất là một khoản thu bắt buộc điều tiết vào giá của các hàng hoá, dịch vụ được trao đổi buôn bán giữa các quốc gia mà chủ sở hữu chúng phải nộp thuế cho nhà nước.
Thuế chính là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Thông thường nguồn thu từ thuế chiếm từ 60 - 90% ngân sách. Cho nên thuế thường trở nên là một công cụ quan trọng của chính phủ góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mất cân đối lớn trong nền kinh tế; góp phần khuyến khích tăng trưởng kinh tế; khuyến khích cạnh tranh và mở rộng các thành phần kinh tế, động viên khai thác tài nguyên lao động, nguyên nhiên vật liệu trong nước; kích thích khai thác nguồn vốn từ nước ngoài; mở rộng giao lưu hàng hoá... Ngoài ra, thuế còn có tác dụng góp phần bảo đảm công bằng xã hội, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế...
Việt Nam là một trong những nước mà hệ thống thuế chưa phát triển thì thuế xuất nhập khẩu được xem là một nguồn thu quan trọng trong ngân sách của chính phủ. Khối lượng thuế nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ nguồn thu của nước ta, do đặc điểm là sản xuất công nghiệp còn non yếu và tiêu thụ lại theo khuynh hướng chuộng đồ ngoại. Nên tốc độ nhập khẩu luôn tăng nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế và vì vậy thuế nhập khẩu càng trở nên quan trọng. Thuế nhập khẩu bảo hộ sản xuất trong nước, nâng đỡ các ngành công nghiệp non trẻ trong nước, đảm bảo các cam kết với chính phủ nước ngoài, là công cụ để nhà nước thực hiện các chiến lược lớn liên quan tới thương mạt quốc tế. Thuế xuất nhập khẩu còn có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp tham gia tích cực vào hoạt động xuất nhập khẩu...
2. Chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay.
Trong những năm qua, chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Việt Nam đã từng bước được đổi mới để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và chủ trương mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của Nhà nước ta. Nhờ đó, chính sách thuế xuất nhập khẩu đã góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, thực hiện chủ trương tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, dần trở thành công cụ quản lý vĩ mô, khuyển khích đẩy mạnh hoạt đông xuất nhập khẩu phù hợp với chính sách mở cửa, chính sách phát triển kinh tế đối ngoại của nước ta trong tình hình mới.
Theo quy định tại Luật thuế xuất nhập khẩu được sửa đổi vào năm 1993 và gần đây tại kỳ họp thứ X (tháng 4, tháng 5/ năm 1998) thì biểu thuế xuất nhập khẩu của ta bao gồm hai loại thuế suất là thuế suất ưu đãi và thuế xuất phổ thông.
Thuế suất ưu đãi được áp dụng cho hàng nhập khẩu từ các nước có ký các điều khoản ưu đãi trong quan hệ buôn bán với Việt Nam với điều kiện phải ghi rõ từng mặt hàng, số lượng, mức thuế suất ưu đãi cụ thể.
Thuế suất thông thường được áp dụng chung cho các loại hàng hoá nói chung không phụ thuộc vào xuất xứ của hàng hoá từ nước nào, hàng hoá từ mọi nước dùng chung một mức thuế.
Để khuyến khích xuất nhập khẩu, đặc biệt đối với việc nhập khẩu hàng hoá phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu, chính sách thuế xuất nhập khẩu còn qui định các trường hợp được miễn giảm và hoàn lại thuế.
II. Thực trạng và hạn chế của chính sách thuế xuất nhập khẩu hiện nay của Việt Nam.
Trước yêu cầu của tình hình mới, đặc biệt là bố trí lại cơ cấu kinh tế, tăng cường mở rộng hơn nữa quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu thì chính sách thuế xuất nhập khẩu của nước ta đã bộc lộ những hạn chế như:
Chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu; Chưa phù hợp với chiến lược phát triển nền kinh tế nhiều thành phần; Chưa phù hợp với thông lệ và các nguyên tắc của các tổ chức quốc tế mà nước ta đã và sẽ hội nhập; Trong tổ chức thực hiện chính sách thuế xuất nhập khẩu còn nhiều bất cập.
Trong những năm qua mặc dù chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có nhiều thay đổi, tuy nhiên vẫn còn nhiều những điểm chưa hợp lý. Cụ thể như sau:
1. Biểu thuế:
Việc ban hành biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu (xuất nhập khẩu) hiện hành là chưa phù hợp: thuế suất dàn trải quá rộng, thuế xuất nhập khẩu do phải gánh chịu nhiều mục tiêu bao gồm cả kinh tế, văn hoá và xã hội, cho chính sách thuế xuất nhập khẩu nằm trong hệ thống thuế với tính chất là một công cụ điều tiết trong tay nhà nước. Do vậy, mà cơ cấu thuế trở lên quá phức tạp, trùng lắp nhiều mức thuế qui định quá chi tiết. Một vài mức thuế rất sát nhau, đặc biệt là thuế nhập khẩu như: 0,5%, 1%, 2% và 3%, 5%, 6% và 7%, 10% và 11%, 15% và 16%, 38% và 40%... có thể hiện có nhiều mức thuế chi tiết như thế là do phải thực hiện nhiều mục tiêu làm kinh tế - xã hội, nhiều trường hợp thuế bảo hộ đến từng doanh nghiệp sản xuất hoặc từng doanh nghiệp sản xuất trong từng nhóm doanh nghiệp trong nước. Điều này làm cho biểu thuế mất tính trung lập của nó. Quá nhiều mức thuế suất làm cho cơ cấu thuế phức tạp một cách không cần thiết. Thuế dàn trải là có hại - thậm chí tai hại hơn mức thuế suất cao nhưng thống nhất - vì chúng có thể đưa nguồn vốn vào hoạt động không có hiệu quả.
Việc ban hành biểu thuế nhập khẩu hiện nay có quá nhiều mức thuế suất dưới 5% làm cho kết quả thu vào ngân sách bị hạn chế, dồn gánh nặng về yêu cầu động viên ngân sách nhà nước cho các mặt hàng khác. Biểu thuế nhập nhẩu mặc dù quy định theo khung thuế suất tạo điều kiện cho việc qui định mức thuế suất cụ thể được linh hoạt nhưng lại dẫn đến thiếu ổn định, làm cho doanh nghiệp thiếu yên tâm trong việc đầu tư phát triển sản xuất và xuất khẩu.
2. Thuế nhập khẩu bao gồm nhiều thứ thuế, cả thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT cho nên thuế suất rất cao (như rượu- bia từ 100 - 150%, ôtô từ 50% - 200%...). Tuy có thuận tiện là tập trung nhưng không phù hợp với thông lệ quốc tế, dễ bị hiểu lầm là hạn chế hàng nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam.
3. Thuế suất cao và quá cao đánh vào một số mặt hàng tiêu dùng trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đủ đã khuyến khích tình trạng buôn lậu và trốn thuế của các doanh nghiệp trở lên rất mạnh. Nhiều phương thức trốn thuế được sử dụng kể cả hối lộ cán bộ Hải Quan và kết hợp với nhiều hiện tượng tiêu cực khác. Biểu thuế nhập khẩu càng có nhiều tầng nấc, nhiều sự phân biệt chiếu cố theo mục tiêu hỗ trợ phát triển kinh tế hay hạn chế tiêu thụ đều là chỗ dựa cho hiện tượng tiêu cực. Việc giảm xuất nhập khẩu tiểu ngạch đã phần nào hạn chế hiện tượng tiêu cực theo các cửa khẩu biên giới rất khó kiểm soát.
4. Một vấn đề nữa là việc ban hành biểu thuế với nhiều mức thuế suất cao, thấp còn căn cứ vào mục đích sử dụng chứ không theo tính chất hàng hoá. Vì vậy nhiều mặt hàng có cùng tính chất nhưng mục đích sử dụng khác nhau có thuế suất nhập khẩu chênh lệch khá lớn như: xe đua (thuế suất là 5%), xe đạp thường (70%), ôtô 4 chỗ (200%), xe cứu thương (0%)... Cho nên nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng điều này mà thực hiện hành vi gian lận thương mại, trốn thuế. Thủ thuật quan trọng nhất để trốn thuế là hạ thấp giá trị hàng nhập khẩu để hạ thấp giá trị tính thuế hay hạ quy cách kê khai để hưởng mức thuế suất thấp hơn đã trở thành phổ biến đối với hàng hoá có đơn giá lớn và thuế suất cao như: xe hơi, rượu mạnh... Điển hình như là các doanh nghiệp nhập khẩu xe tải nhẹ nhưng nguy trang dưới hình thức là nhập khẩu xe đông lạnh chuyên dụng để trốn thuế từ 60% xuống còn 10% hay xe ôtô du lịch thì được lắp thêm đèn, còi thành xe cứu thương để được hoàn thuế...
5. Thuế chồng lên thuế được thể hiện ở việc thuế đánh trên giá CIF và thuế đánh trên phụ thu, cụ thể như sau: ví dụ khi một Cty xuất khẩu gạo với giá FOB (hàng giao tại cảng Việt Nam) khoảng 250USD/MT, thì phải đóng thế suất là 1% tức là 25USD. Nhưng nếu Công ty đó xuất khẩu với giá CIF (hàng đưa đến tận cảng nước người bán) thì giá hàng cộng thêm phí vận chuyển là 40USD/MT, do đó giá thành xuất là 290USD/MT, với thuế suất xuất khẩu là 1% tức 29USD. Như vậy nhà xuất khẩu bị thiệt 4USD chi phí vận chuyển, đơn vị Vận tải biển cũng phải đóng thuế doanh thu trên 40USD đó. Và đơn vị bảo hiểm cũng đóng thuế doanh thu khi hưởng phí bảo hiểm vận chuyển qua biển do đơn vị xuất nhập khẩu đóng. Như vậy một tấn gạo xuất khẩu với giá CIF thì đóng thuế là 29USD, và đơn vị vận chuyển, đơn vị bảo hiểm cũng đóng thuế nữa. Trong đó, đơn vị xuất khẩu chịu thiệt thòi nhất, cho nên họ chỉ bán với giá FOB cho có lợi. Nếu đơn vị xuất khẩu với giá FOB thì đơn vị Vận tải và Bảo hiểm Việt Nam thất thu do đó ngân sachs nhà nước cũng thất thu, chính điều này cần phải nghiên cứu sửa đổi. ở Việt Nam không phải công ty nào cũng muốn xuất theo giá CIF. Một số công ty sợ rủi ro khi vận tải qua đường biển nên chỉ xuất theo giá FOB. Nhưng một khi ngành bảo hiểm hoạt động mạnh, thì số Công ty xuất khẩu theo giá CIF sẽ nhiều hơn (vì giá CIF đa số là được giá hơn giá FOB). Nếu chính sách thuế không kịp thời được sửa đổi để khuyến khích xuất khẩu theo giá CIF, và khuyến khích ngành bảo hiểm phát triển thì nguồn thu ngân sách sẽ bị hạn chế rất nhiều.
6. Quy định trong việc nộp thuế nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và hoàn trả thuế xuất khẩu cũng còn hạn chế, bất hợp lý. với biểu thuế từ 30 - 45% cho những lô hàng nguyên liệu, phụ liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, trong thời gian nộp thuế 30 ngày thì cơ sở sản xuất sẽ không có đủ vốn để tạm ứng nộp thuế, vì khi nguyên liệu về, cơ sở phải lo triển khai sản xuất trong thời gian vài tháng thậm chí có lô kéo dài tới nửa năm.
Việc thực hiện thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới còn bất hợp lý. Điều này được thể hiện ở chỗ: thông thường thì các mặt hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc là những mặt hàng khuyến khích xuất khẩu như than số 11, 12; chuối xanh, tiêu, điều, ớt, dừa... Với số lượng ít, kém chất lượng những mặt này khó xuất khẩu theo con đường chính ngạch, mà chỉ phù hợp với hình thức xuất khẩu tiểu ngạch. Nhưng xuất khẩu tiểu ngạch phải chịu một mức thuế suất là 5%, cao hơn xuất khẩu chính ngạch... Chính thuế nhập khẩu đánh vào hàng nguyên liệu đầu vào đã làm tăng giá cả hàng hoá sản xuất và xuất khẩu trong nước, làm giảm khả năng cạnh tranh hàng hoá của ta trên thị trường thế giới. Như vậy thuế suất đó là một lực cản kìm hãm xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước.
Hiện nay, Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại với nhiều nước, trong đó có điều khoản dành cho nhau ưu đãi tối huệ quốc về thuế nhập khẩu (MFN) nhưng không ghi rõ từng mặt hàng với số lượng cụ thể. Do đó, trên thực tế, Biểu thuế nhập khẩu hiện hành của Việt Nam chỉ có duy nhất một loại thuế suất áp dụng phổ cập cho tất cả các loại hàng hoá không phân biệt nguồn gốc xuất xứ hoặc tình huống áp dụng. Hơn nữa, Việt nam đã tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn kinh tế Châu á Thái Bình Dương(APEC), và sắp tới sẽ là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nên trong quan hệ thương mại với các nước thành viên của các tổ chức này và một số nước Việt Nam có chung biên giới, Việt Nam đã, đang và sẽ có những thoả thuận ưu đãi riêng. Như vậy qui định về thuế suất ưu đãi của luật thuế xuất nhập khẩu hiện hành chưa cụ thể, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế về ưu đãi tối huệ quốc (MFN).
Đặc biệt mới ta đã ký hiệp định thương mại song phương với Mỹ, do đó hàng hoá của ta sẽ thâm nhập dễ dàng hơn vào thị trường nước Mỹ - một thị trường lớn, giầu và quan trọng vào bậc nhất thế giới. Hơn nữa, qua hiệp định này Việt Nam cũng sẽ ký được hiệp định thương mại với nhiều nước khác nữa. Như vậy, qui định về thuế suất ưu đãi của luật thuế xuất nhập khẩu hiện hành không còn phù hợp với tình hình kinh tế đối ngoại của Việt Nam hiện nay cũng như trong thời gian tới. Do đó cần phải hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu của ta cho phù hợp với chính sách thuế của khu vực và thế giới.
III. Các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới hiện nay.
Trong điều kiện hiện nay, việc hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu cần phải thực hiện theo những mục tiêu, phương hướng sau:
Chính sách thuế xuất nhập khẩu phải là công cụ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại, hướng về xuất khẩu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trở thành công cụ định hướng và hỗ trợ phát triển các ngành kinh tế của Việt Nam được xác định là có lợi thế cạnh tranh trong thương mại khu vực và thế giới. Điều này đòi hỏi bảo hộ có chọn lọc, hợp lý chứ không tràn lan, chung chung như trước đây. Chức năng hướng dẫn tiêu dùng, tăng cho ngân sách của thuế này được chuyển cho thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT để phù hợp với thé giá trị gia tăng mới ban hành và thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được bổ sung trong thời gian tới.
Chính sách thuế xuất nhập khẩu cần bảo hộ có điều kiện sản xuất trong nước, nhưng không cản trở cho mở rộng buôn bán, đầu tư giữa nước ta với các nước ASEAN, và sự tham gia của ta vào WTO. Chính sách thuế xuất nhập khẩu phải tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất khẩu.
Chính sách thuế xuất nhập khẩu phải tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong điều kiện mới, đồng thời bảo đảm quản lý tốt hoạt động xuất nhập khẩu và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách từ hoatj động xuất nhập khẩu phù hợp với cải cách toàn diện hệ thống thuế nước ta hiện nay. Để phù hợp với nội dung này, cần bổ sung những quy định về giá tính thuế, kê khai, nộp thuế, thời hạn nộp thuế một cách rõ ràng, chặt chẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng xác định được nghĩa vụ thuế của mình và thực hiện nộp thuế đầy đủ nghiêm túc theo đúng luật định. Đồng thời phải tiếp tục hoàn thiện việc tổ chức, quản lý thực hiện chính sách thuế, giảm thiểu những phiền hà, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia.
Hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới thì đòi hỏi chính sách thuế đó phải phù hợp với yêu cầu của hội nhập kinh tế, thông lệ quốc tế chống lại thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh của nước ngoài. Tham gia vào các khối liên kết kinh tế, chúng ta đã ký các cam kết về ưu đãi thuế nhập khẩu, ưu đãi tối huệ quốc trong hiệp định thương mại giữa Việt Nam với các nước, ưu đãi đặc biệt với các nước ASEAN, APEC, EU trong thời gian qua và các cam kết trong thời gian tới với các nước thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và mới đây là hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Các cam kết này là cơ sở pháp lý, cũng như thể hiện rõ ràng chính sách thuế nhập khẩu được phân biệt theo mức độ quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước, tạo thuận lợi cho đàm phán về thuế với các nước khu vực và thế giới. Vì vậy chính sách thuế xuất nhập khẩu cũng cần phải quy định các mức thuế suất khác nhau.
Đồng thời, để tăng cường các công cụ pháp lý bảo hộ sản xuất trong nước phù hợp với thông lệ quốc tế trong điều kiện tự do hoá thương mại hiện nay, thuế xuất nhập khẩu cần được bổ những quy định về các mức thuế suất tạm thời áp dụng trong các trường hợp nước nào đó sử dụng những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, hoặc có những phân biệt đối sử trong buôn bán với Việt Nam.
Từ những mục tiêu, phương hướng cơ bản nêu trên, việc hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu cần phải tập trung vào cả nội dung, tổ chức thực hiện và áp dụng đồng bộ các loại thuế khác nhau:
1. Đối với thuế xuất khẩu.
Trong việc hoàn thiện, sửa đổi biểu thuế xuất khẩu hiện hành thì chính phủ nên bỏ việc thu thuế xuất khẩu. Bỏ thuế xuất khẩu sẽ hỗ trợ cho hàng hoá Việt Nam khả năng cạnh tranh tại thị trường nước ngoài. Mặc dù bỏ thuế xuất khẩu sẽ giảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, nhưng bù lại Chính phủ sẽ thu được các khoản thuế khác do phát triển sản xuất và mở rộng xuất khẩu. Hoặc ít ra thì Chính phủ cũng nên thu hẹp diện các mặt hàng chịu thuế. Nếu có đánh thuế xuất khẩu thì chỉ nên đánh thuế đối với các sản phẩm thật cần thiết, thuế có khả năng hạn chế hoặc có khả năng thu đ