Bước sang thế kỉ 21, xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của kinh tế nước ta ngày càng được đẩy nhanh thể hiện qua các văn bản cao cấp như: Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, cơ chế ưu đãi thuế hội nhập của các nước ASEAN, hiệp định thương mại Việt - Đức.
32 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Bước sang thế kỉ 21, xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của kinh tế nước ta ngày càng được đẩy nhanh thể hiện qua các văn bản cao cấp như: Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, cơ chế ưu đãi thuế hội nhập của các nước ASEAN, hiệp định thương mại Việt - Đức.
Trong xu thế hội nhập đó. Hai yếu tố nổi bật và quan trọng là hợp tác chặt chẽ và cạnh tranh quyết liệt. Để thực hiện được 2 yếu tố này thì doanh nghiệp phải củng cố cũng như hoàn thiện bộ máy quản lý, qui trình sản xuất để có thể tạo thành cho mình 1 chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Việc quản lý rất quan trọng đối với mỗi công ty. Nó giữ vai trò trong việc điều hành và kiểm soát hoạt động kinh doanh ở công ty.
Quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giữ vai trò quan trọng nó chiếm 1 tỷ trọng lớn trong quá trình thu mua, vận chuyển bảo quản dự trữ, và sử dụng vật tư có ý nghĩa lớn trong việc tiết kiệm bảo quản dự trữ, và sử dụng vật tư có ý nghĩa lớn trong việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản xuất, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng nhằm từng bước nâng cao uy tín và sức cạnh tranh trên thị trường.
Chính vì vậy trong thời gian thực tập ở Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát - Hà Nội thông qua việc tìm hiểu thực tế tại Tổng công ty. Em quyết định đi sâu vào nghiên cứu đề tài "Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát - Hà Nội". Nội dung báo cáo quản lý gồm 3 phần:
Phần I: Khái quát chung về tình hình của Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát - Hà Nội
Phần II: Thực trạng công tác quản lý tại Tổng công ty
Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý NVL tại Tổng công ty.
Để hoàn thành được đề tài này. Em xin chân thành cảm ớn cô giáo Phạm Bích Ngọc, cảm ơn sự giúp đỡ quí báu của các cán bộ trong phòng tài vụ, phòng kế hoạch của Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát - Hà Nội trong thời gian thực hiện báo cáo quản lý.
Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Lan Hương
PHẦN 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH CÔNG TY
1. Quá trình hình thành và phát triển
Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát - Hà Nội được viết tắt "HABECO" là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc bộ công nghiệp quản lý. Nhiệm vụ chính là sản xuất Bia để đáp ứng nhu cầu giải khát cho toàn xã hội. Công ty có một địa thế khá thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi về giao thông thuận tiện cho việc chuyên chở sản phẩm đến nơi tiêu thụ.
Nắm bắt được thông tin trên thị trường một cách nhanh chóng phục vụ cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nước giải khát của người tiêu thụ.
Được thành lập 1890 lúc đó nhu cầu về bia còn chưa nhiều. Vốn đầu tư cho một công ty nhỏ. Công suất chỉ đạt từ 3 đến 6 triệu lít/năm số lượng công nhân viên 150 người.
Sau khi miền Bắc giành độc lập bước vào thời kỳ phục hồi trong kế hoạch 3 năm (1957 - 1960). Nhà máy đã gặp nhiều khó khăn, cán bộ công nhân kỹ thuật ít, thiếu tài liệu kinh tế và máy móc thiết bị. Song với lòng quyết tâm của tập thể cán bộ công nhân nhà máy. Sau đúng 1 năm kể từ khi xây dựng ngày 15/8/1958 Nhà máy cơ bản đã được phục hồi sản phẩm bia đầu tiên của nhà máy đã ra đời và chính thức có mặt trên thị trường. Cùng với sự giúp đỡ của các chuyên gia CHDC Đức - Tiệp Khắc sản lượng bia tại nhà máy sản xuất ra không ngừng tăng lên. Từ năm 1965 - 1972 sản lượng bình quân từ 5-6 lần so với năm 58, năng suất lao động của một công nhân bình quân tăng 4%/năm. Nhà máy luôn hoàn thành đúng kế hoạch.
Từ tháng 6 năm 1987 nhà máy được Bộ Nông nghiệp và công nghệ thực phẩm cho phép hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân đầy đủ vào ngày 9/12/1993. Từ đây nhà máy thực sự được đổi tên thành Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát - Hà Nội và được quyền tự chủ kinh doanh đã đánh dấu một bước phát triển và lớn mạnh không ngừng của Tổng công ty cả về tính chất, qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để phục vụ nhu cầu ngày càng lớn của toàn xã hội, cùng với sự phát triển mở rộng qui mô sản xuất đến 1997 công ty hoàn thành và đưa vào sử dụng nhà nấu 50 triệu lít/năm đầu tư thiết bị máy móc. Do đó sản lượng ngày càng tăng chất lượng sản phẩm được nâng cao, công ty phấn đấu 2000 sẽ đưa vào sử dụng nhà nấu 100 triệu lít/năm và cho đến 2007 công ty đã đưa vào sử dụng với số lượng lớn hơn.
Trong nhiều năm qua sản phẩm của công ty đã được xây dựng tiếp nhận có mặt trên thị trường doanh thu năm tăng nhanh, nhiều năm liền công ty được chính phủ và các cơ quan ban, ngành khen thưởng nhiều huân, huy chương, cờ thi đua về hoạt động sản xuất và các mặt công tác khác.
Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát - Hà Nội gồm các thành viên:
1. Công ty cổ phần Bia - Thanh Hóa
2. Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương
3. Công ty cổ phần bia Hà Nội - Quảng Bình
4. Công ty cổ phần Bao bì Bia - Rượu - Nước giải khát
5. Công ty Thương mại và dịch vụ Bia - Rượu - NGK
6. Viện nghiên cứu Rượu - Bia - NGK
7. Công ty thủy tinh SANMIGUEL YAMAURA Hải Phòng
8. Công ty TNHH Nhà nước một thành viên rượu Hà Nội
Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty
Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát - Hà Nội HABECO
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên rượu Hà Nội
Công ty
cổ phần Bia
Thanh
Hoá
Công ty
cổ phần
Bia Hà
Nội Hải Dương
Công ty
cổ phần Bia Hà Nội Quảng Ninh
Công ty
cổ phần Bao bì Bia - Rượu - NGK
Công ty Thương mại và Dịch vụ Bia - Rượu - NGK
Viện Nghiên
cứu
Rượu - Bia - NGK
Công ty thuỷ tinh Sanmiguel Yamamura Hải Phòng
Mô hình tổ chức tổ hợp công ty mẹ - công ty con của Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát - Hà Nội
2. Đặc điểm cơ cấu, tổ chức, bộ máy của Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát - Hà Nội
* Các phòng ban
- Văn phòng: Đảm nhiệm và chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về lĩnh vực văn phòng, công tác hành chính, tổng hợp, công tác quản trị, công tác thi đua khen thưởng, công tác y tế, công tác bảo vệ, an ninh trật tự và quân sự.
- Phòng tổ chức - lao động: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về lĩnh vực tổ chức - lao động, công tác tổ chức - cán bộ, quản lý lao động…
Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về lĩnh vực quản lý các hệ thống chất lượng và môi trường.
- Phòng tài chính kế toán: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về lĩnh vực tài chính - kế toán tại công ty mẹ và giám sát phần vốn kinh doanh của công ty mẹ tại các công ty con.
- Phòng kế hoạch - Phòng thị trường: Đảm nhận việc lên kế hoạch sản xuất cho từng năm, quý, tháng, cán bộ phòng luôn theo sát triển khai kế hoạch mà giám đốc đã quyết, thực hiện kế hoạch báo cáo hàng năm.
- Phòng vật tư - nguyên liệu: Đảm nhận việc cung cấp vật tư, nguyên vật liệu, kho tàng, vận chuyển đáp ứng nhu cầu về kinh doanh của Tổng công ty.
- Phòng kỹ thuật công nghệ - KCS: Tham mưu cho giám đốc về kỹ thuật công nghệ có liên quan đến chất lượng sản phẩm
- Phòng kỹ thuật - cơ điện: phụ trách quản lý kỹ thuật cho các phương án trên lĩnh vực điện, cơ khí xây dựng
- Phòng đầu tư: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về lĩnh vực đầu tư của công ty mẹ và các công ty con.
- Phòng nghiên cứu ứng dụng và phát triển sản phẩm mới: Là phòng chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ công tác nghiên cứu ứng dụng và phát triển sản phẩm mới của công ty.
* Các xí nghiệp
- Xí nghiệp chế biến
Thực hiện các công đoạn trong sản xuất gồm nấu, lên men, lọc bia thành phẩm các loại theo kế hoạch đảm bảo chất lượng, số lượng cho toàn bộ quá trình sản phẩm của Tổng công ty.
- Xí nghiệp cơ điện:
Thực hiện chiết bia cho các loại, bia chai, bia lon, bia hơi theo kế hoạch đảm bảo chất lượng, số lượng, mẫu mã của Tổng công ty.
- Xí nghiệp cơ điện
Cung cấp điện bảo dưỡng, sửa chữa toàn bộ máy móc, thiết bị và phục vụ sản xuất tại Tổng công ty theo kế hoạch được giao, lắp đặt xây dựng và sửa chữa những công trình nhỏ tại Tổng công ty.
- Xí nghiệp động lực
Sản xuất và cung cấp hơi nóng và lạnh, khí nén, CO2, nước cho các quá trình sản xuất và phục vụ sản xuất, tiến hành xử lý nước thải trong Tổng công ty.
* Ngoài ra công ty còn có
Bộ máy quản lý của Tổng công ty Bia - Hà Nội phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo tính thống nhất trong quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty có một đội ngũ cán bộ dày dặn kinh nghiệm có tay nghề cao, am hiểu kỹ thuật giúp cho Tổng công ty hoạt động tốt.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
Ban kiểm soát
Phó TGĐ
KHKT-Đầu tư
Phó TGĐ
KT-SX
Phó TGĐ Tài chính - Đổi mới DN
Văn
phòng
Phòng
KH
Phòng
tổ chức
lao động
Phòng
kỹ thuật cơ điện
Phòng KT - công nghệ
Phòng
tổ chức
kế toán
Phòng tiêu thụ - thị trường
Phòng
vật tư - NVL
Phòng Đầu tư
Phòng nghiên cứu US.SP mới
XN
chế biến
XN
Thành phẩm
XN
Động lực
XN
Cơ điện
Chi nhánh
Công ty TMDV Bia rượu- NGK
Viện nghiên cứu Bia-Rượu- NGK
Mô hình tổ chức quản lý của Tổng công ty Bia - Rượu - NGK - Hà Nội
3. Đặc điểm tổ chức sản xuất và qui trình công nghệ sản xuất
3.1. Đặc điểm tổ chức
Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình sản xuất, công ty đã nghiên cứu, áp dụng mô hình sản xuất lấy phân xưởng sản xuất làm nơi sản xuất chính, ngoài ra còn có phân xưởng cơ điện khối vật tư nguyên liệu.
- Phân xưởng sản xuất: là phân xưởng chính có qui mô lớn gồm 18 tổ. Mỗi tổ phụ trách một công việc riêng.
- Phân xưởng cơ điện: có nhiệm vụ lắp mới, thay thế phụ tùng thiết bị máy móc cho dây chuyền sản xuất. Gồm 8 tổ.
- Khối vật tư nguyên liệu: có nhiệm vụ cung cấp điều kiện cho quá trình sản xuất, tiếp nahạn, vận chuyển sản phẩm về phục cụ cho khu vực tiêu thụ, khối vật tư vật liệu gồm 7 tổ.
3.2. Đặc điểm qui trình công nghệ
Được tiến hành theo biểu liên tục, với nhiều công đoạn sản xuất và chế biến.
- Chế biến: gạo xay nhỏ ngâm với nước nâng nhiệt độ qua các giai đoạn hồ hóa 650C rồi đến giai đoạn dịch hóa 750C tiếp đến đun sôi ở 1620C trong một giờ. Sau đó trộn Malt với nước ở giai đoạn 520C, 620C, 750C Malt biến thành đường Malt lấy dung dịch có độ đường 1050C cho bia hơi 10,50C cho bia chai, và 120C cho bia lon.
- Lên men: dung dịch đường (Malt) theo độ đường cho từng lại sau khi đun sôi hạ nhiệt độ xuống 120C và bắt đầu quá trình lên men.
+ Lên men chính: nhiệt độ lên men từ 70C -> 130C trong 7 ngày.
+ Lên men phụ: kết thúc lên men chính chuyển snag lên men phụ nhằm mục đích bão hòa CO2 và ổn định thành phần hóa thời gian từ 15 ngày đối với bay hơi, 20 ngày bia chai, 45 ngày bia lon.
- Lọc: sau khi kết thúc lên men phụ tiến hành lọc bia
- Chiết chai: bia được lọc xong đưa vào chiết ở áp suất 3 kg/m3.
-> Đem thanh trùng ở nhiệt độ 620c - 680C để tiêu diệt men bia và các vi sinh vật.
Chiết chai
Đóng nút
Rửa lon
Chiết lon
Rửa
Rửa chai
Ghép mí
Thanh trùng
Kiểm tra đầy vơi
Xuất
Nhập kho
Dán nhãn
Đóng két
Thanh trùng
Xuất
Nhập kho
Đóng hộp
Xuất
Chiết
Lắng trong ở nđ lạnh
Lên men
Lọc bão hoà CO2
Men giống
Khí sạch
Tăng chứa áp lực
Chai
Lon
Keg
Tách bã bia
Hoa
Lên men chính
Lên men phụ
Thu hồi men
Thu hồi CO2
Men giống
Khí sạch
Đường
Lắng trong
Bã bia
Lên men sơ bộ
Hạ nhiệt độ
Gạo + malt
Làm sạch
Xay
Hồ hoá
Dịch hoá
Đun sôi
Malt
Làm sạch
Ngâm
Xay
Đạm hoá
Đường hoá 1
Đường hoá 2
Lọc
Đun hoa
Bã bia
1
Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất bia tại Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Hà Nội
4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2005/2004
2006/2005
Doanh thu BH và cung cấp dịch vụ
725.439.699
906.931.495.409
1.136.905.444.344
125.02
125.36
Các khoản giảm trừ
289.421.445.337
349.897.980.562
418.223.433.859
120.9
119.53
- Chiết khấu thương mại
230.404.000
- Giảm giá hàng bán
- Hàng bán bị trả lại
- Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp
289.421.445.337
349.897.980.562
418.065.295.755
120.9
119.49
1. Doanh thu thuần
436.017.978.362
557.033.514.847
718.682.010.485
127.75
129.02
2. Giá vốn hàng bán
215.134.067.180
288.813.785.507
398.154.592.848
134.25
137.86
3. Lợi nhuận gộp
220.883.911.182
268.219.729.340
320.527.417.637
121.43
119.5
4. Doanh thu hoạt động tài chính
29 949 981 649
35.545.741.636
45.505.058.085
118.68
128.02
5. Chi phí tài chính
1.045.666.667
4.166.800.302
4.410.199.779
398.48
105.84
Trong đó: lãi vay phải trả
1.045.666.667
6. Chi phí bán hàng
32.930.700.915
69.925.883.773
85.212.040.306
212.34
121.86
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp
21.132.670.483
27.548.626.855
35 545.529.819
130.36
129.03
8. Lợi nhuận thuần từ HĐKD
195.724.854.766
202.124.160.046
240.863.705.812
103.27
119.17
9. Thu nhập khác
8 744.131.949
6.676.122.689
16.430.993.855
76.35
246.12
10. Chi phí khác
3.153.492.745
3.434.574.788
584.894.485
108.91
170.29
11. Lợi nhuận khác
5.590.639.204
3.241.547.901
10.582.099.370
57.98
326.45
12. Tổng lợi nhuận trước thuế
201.315.493.970
205.365.707.947
252.428.963.188
102.01
122.92
Trong đó chi phí không được tính vào lợi nhuận trước thuế
396.716.800
13. Tổng thu nhập chịu thuế TNDN
201.712.210.770
205.365.707.947
252.428.963.188
101.81
122.92
14. Thuế thu nhập DN phải nộp
64.413.507.446
57.432.398.225
71.020.642.502
89.16
123.66
15. Lợi nhuận sau thuế
136.901.896.524
147.933.309.722
181.408.320.686
108.06
122.63
Từ bảng trên ta thấy lợi nhuận của Tổng công ty luôn tăng qua các năm. Lợi nhuận sau thuế 2005 so với 2004 tăng 108,6% năm 2006 tăng lên so với 2005 là 122,63% lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2004, 2005, 2006 tăng lần lượt là 103,27% và 119,17% lợi nhuận tăng tương đối cao. Thể hiện tình hình kinh doanh đang phát triển rất tốt của Tổng công ty. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng khá ổn định là 125,02% và 125,36% cho thấy Tổng công ty không có giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại, năm 2006 có chiết khấu thương mại cho siêu thị.
Bên cạnh đó tình hình chi phí bán hàng và chi phí quản lý của Tổng công ty cũng có xu hướng tăng nhanh. Chi phí bán hàng năm 2005 năm lên đến 212,34% nhưng đến năm 2006 chỉ còn tăng 121,86%. Chi phí bán hàng tăng nhanh là do giá cả ngày càng tăng khiến cho chi phí bán hàng như tiền lương nhân viên bán hàng tiền thuê mặt bằng kinh doanh…. tăng mạnh. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng khá tăng là 130,36% và 129,03%, một phần là do Tổng công ty liên tục mở rộng mạng lưới tiêu thụ làm cho chi phí quản lý tăng.
Nhìn chung Tổng công ty vẫn liên tục phát triển và giữ được tốc độ tăng trưởng khá cao trước sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Trong năm nay, tổng công ty sẽ thực hiện cổ phần hóa để phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế đảm bảo cho vị trí vững vàng trước các đối thủ cạnh tranh trong tương lai.
PHẦN II
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU
1. Tổ chức bộ máy của phòng kế hoạch kho vật tư
Phòng kế hoạch kho vật tư của công ty chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động liên quan đến vật tư. Phòng gồm 5 người.
1 Trưởng phòng
1 Nhân viên phụ trách các công việc lập kế hoạch sản xuất
1 Nhân viên phụ trách kế hoạch cung ứng sử dụng vật tư
2 Thủ kho: 1 người phụ trách việc nhập NVL
1 người phụ trách việc bảo quản kiểm kê NVL
Mỗi người chịu trách nhiệm 1 phần việc khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Họ có thể giám sát nhau trong mọi việc tránh được sự gian lận trong công tác đảm bảo được toàn bộ công việc của phòng điều đó làm giảm số lượng lao động, giúp bộ máy không bị cồng kềnh, tiết kiệm được chi phí quản lý.
2. Thực trạng công tác quản lý NVL tại Tổng công ty
a. Khái quát về NVL
* Đặc điểm
Chỉ tham gia vào chu kỳ sản xuất nhất định và trong chu kỳ sản xuất đó NVL có thể bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị biến đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành thực thể của sản phẩm. Về mặt giá trị do chỉ tham gia vào chu kỳ sản xuất nhất định nên khi tham gia vào sản xuất giá trị của NVL được tính hết 1 lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Trong các doanh nghiệp sản xuất NVL thường chiếm tỉ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho nên quản lý quá trình thu, mua, vận chuyển, bảo quản dự trữ và sử dụng NVL có ý nghĩa rất lớn trong việc tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm.
Sản phẩm chủ yếu của Tổng công ty là bia các loại NVL được sử dụng để sản xuất bia.
- Malt: là lúa mạch được dùng để tạo đường trong quá trình nấu bia
- Hoa Hupblon dùng để tạo vị đắng của bia
- Gạo: dùng để thay thế 1 phần cho Malt với mục đích giảm giá thành sản phẩm
- Các hợp chất nấu: H3P04, Cacl2, CaSO4…
- Men
- Các vật liệu phụ và hợp chất tẩy rửa
* Phân loại NVL tại tổng công ty
Nguyên vật liệu trong tổng công ty được chia thành
- Nguyên vật liệu chính: gồm Malt, Hublon, Hupblon, gạo tẻ, đường, khí CO2, thuốc chống váng, men.
- Vật liệu phụ: gồm hóa chất nấu, lọc, rửa
- Nhiên liệu: gồm than đá, xăng dầu dùng để chạy lò nấu
- Phụ tùng thay thế như sửa máy móc, thiết bị sản xuất như bulông…
- Hàng quảng cáo
- Phế liệu thu hồi.
- Nguyên vật liệu sản xuất mỹ phẩm
b. Thực trạng công tác quản lý NVL
* Công tác xác định mức NVL trong doanh nghiệp
Phòng kế hoạch kho vật tư chịu trách nhiệm lập kế hoạch mua sắm cấp phát, sử dụng NVL trong công ty cuối kỳ căn cứ vào kế hoạch sản xuất của kỳ tới, căn cứ vào khối lượng NVL tồn kho… đầu kỳ tới phòng kế hoạch lập ra mức NVL cần dùng trong kỳ.
BẢNG ĐỊNH MỨC NVL QUẢN LÝ IV NĂM 2006
Loại NVL chính
Từ ngày 01/01/2006 Đến ngày 31/12/2006
Số lượng NVL dùng để sản xuất ra 1 000 000 lít (bia) hơi
STT
Tên NVL
Mã vật tư
Đơn vị tính
Số lượng
1
2
3
4
5
6
7
Malt
Gạo
Hoa Hupblon
Hoa Hupblon lá
Khí CO2
Thuốc chống váng
Men giống
N01
N02
N03
N04
N05
N06
N07
kg
kg
kg
kg
kg
kg
kg
123660
46560
603
10
4500
1
08
BẢNG ĐỊNH MỨC NVL QUẢN LÝ IV NĂM 2006
Loại NVL phụ
Từ ngày 01/01/2006 Đến ngày 31/12/2006
Số lượng NVL dùng để sản xuất ra 1 000 000 lít (bia) hơi
STT
Tên NVL
Mã vật tư
Đơn vị tính
Số lượng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
43
Kizengua xanh
Kizengua đỏ
Zaven
Khí NH3
Lưu huỳnh
Cồn
H3P04 85%
NaOH
P3 reencone
P3 Oxonia
Cereflo
Rermamyl
CaSO4
Giấy lọc các loại
Thanh hoạt tính
Men rượu
Mốc giống
………..
Dầu máy phát
V01
V02
V09
V08
V11
V12
V13
V14
V15
V16
V17
V18
V20
V23
V48
V59
V60
…..
V32
kg
kg
kg
kg
kg
lít
lít
kg
kg
kg
kg
kg
kg
kg
kg
kg
ống
627
627
192
20
16
41
104
1280
32
190
29
49
579
42
224
72
16
60
Nhận xét:
Việc lập định mức tiêu hao NVL tại Tổng công ty Bia - Rượu - Hà Nội như trên có ý nghĩa quan trọng công tác lập định mức NVL tiêu hao 1 cách hợp lý không những giúp cho NVL lưu giữ trong kho không có những biến động bất thường mà còn không gây ứ đọng vốn.
Việc lập định mức NVL hợp lý sẽ giúp cho nhà quản lý có kế hoạch thu mua NVL sao cho hợp lý để không nhiều quá gây ứ đọng vốn, thiếu chỗ chứa, làm ảnh hưởng đến chất lượng NVL, hoặc cũng không ít quá gây lãng phí chi phí kho tàng bảo quản, không đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất. Đồng thời việc lập định mức tiêu hao NVL sẽ giúp cho nhà quản lý có căn cứ cho việc xuất NVL để sản xuất sản phẩm.
Tại Tổng công ty Bia - Rượu Hà Nội, việc lập định mức tiêu hao NVL được tiến hành một cách trình tự khoa học, hợp lý dựa trên kế hoạch sản xuất của Tổng công ty
* Công tác xác định kế hoạch NVL tại Tổng công ty Bia - Rượu - Hà Nội là sản xuất. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Bia - Rượu Hà Nội là sản xuất sản phẩm theo thời vụ, mặt hàng chủ yếu là bia, được kinh doanh chủ yếu vào dịp hè. Hàng năm cứ vào khoảng cuối QII đầu công suất sản xuất bia đạt tới mức tối đa mà có khi hàng vẫn không đủ cung cấp cho thị trường.
Nhận thức được vấn đề trên nên phòng kế hoạch kho vật tư của Tổng công ty Bia - Rượu Hà Nội vẫn thường xuyên và định kỳ lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch thu mua, kế hoạch cung ứng và sử dụng NVL một cách chi tiết sau đó trình giám đốc ký duyệt.
Trong quý IV do nhu cầu tiêu thụ giảm nên nhu cầu về NVL cũng giảm Tổng công ty dự kiến sản xuất 2500.000 lít bia, NVL cần mua được phòng kế hoạch vật tư lập như sau:
BẢNG DỰ TRÙ VẬT TƯ
Từ 01/10/2006 Loại NVL chính Đến ngày 31/12/2006
STT
Tên NVL
Mã VT
ĐV
ĐMVT
Lương NVL cần dùng
Lượng NVL tồn kho
NVL cần mua
1
Malt
N01
kg
123 660
309 150
1 6041
23