Trong nền kinh tế thị trường, từng đơn vị sản xuất kinh doanh thì sự thành công hay thất bại là do vấn đề quản trị nhân lực, việc quản trị nhân lực đúng đắn có kế hoạch mang tính chất quyết định trong vấn đề duy trì, vận hành và phát triển doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp phải dùng rất nhiều biện pháp để phát huy khả năng của lực lượng lao động nhằm nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.
¬¬ Mỗi doanh nghiệp có các hình thức khác nhau để tác động tới người lao động nhưng nói chung đều dựa trên các yếu tố vật chất và tinh thần.
Vật chất và tinh thần là hai mặt của nhu cầu không thể tách rời nhau ở mỗi con người, chỉ có ở mức độ khác nhau tạo nên nhu cầu khác nhau.
Đối với từng loại lao động, doanh nghiệp nên tác động về vật chất và tinh thần ở mức hợp lý tối đa có thể, từ đó người lao động sẽ phát huy được khả năng sáng tạo và nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Do các biện pháp kích thích lao động của các doanh nghiệp luôn là công tác quan trọng trong hệ thống công tác quản lý, là một trong những nội dung chủ yếu của công tác nhân sự trong mỗi doanh nghiệp.
76 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 2347 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác tạo động lực trong lao động tại Công ty xây dựng 319, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 6
PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 7
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 7
1. Quá trình hình thành và phát triển 7
1.1 Giới thiệu chung 7
1.2 Đặc điểm hình thành và phát triển 8
2. Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của đơn vị 8
2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy 9
2.2 Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị 10
3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 10
3.1 Đặc điểm của yếu tố đầu vào 10
3.2 Đặc điểm về qui trình công nghệ 10
3.3 Đặc điểm về các mặt hàng của doanh nghiệp
và trị trường tiêu thụ sản phẩm 11
3.3.1 Ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty 11
3.3.2 Thị trường tiêu thụ gồm các khách hàng chính 12
4. Một số kết quả đạt được của đơn vị trong những năm qua
và phương hướng nhiệm vụ trong những năm tới 12
4.1 Một số kết quả đã đạt được 13
4.2 Phương hướng và nhiệm vụ trong thời gian tới 13-14
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG 319
1. Hiện trạng chung của bộ máy đảm nhiệm công tác quản trị nhân lực 14
1.1 Quan điểm của Công ty về công tác quản trị nhân lực 14
1.2 Quy mô, chức năng, nhiệm vụ cụ thể và mối quan hệ với các bộ phận khác 14
1.2.1 Quy mô 14
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của phòng Tổ chức lao động 14-15
1.2.3 Các mối quan hệ với bộ phận khác 15-16
1.3 Cách thức tổ chức 16
1.4 Công nghệ hỗ trợ 16
1.5 Nhận xét 16
2. Quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty
2.1 Công tác hoạch định nhân lực 16-17
2.2 Cách thức cập nhật và quản lý hồ sơ nhân sự 17
2.3 Thực trạng biến động về nhân lực 17
3. Công tác phân tích công việc và hệ thống chức danh công việc của Công ty
3.1 Mức độ quan tâm 18
3.2.Hệ thống chức danh công việc của công ty 18
4. Tuyển mộ, tuyển chọn, và bố trí sử dụng nhân lực của đơn vị 18-19
5. Đánh giá thực hiên công việc
5.1 Hệ thống đánh giá 19
5.2 Phương pháp và công cụ đánh giá 19
5.3 Sử dụng kết quả đánh giá5.4 Đánh giá chung về công tác đánh giá thực hiện công việc ở đơn vị
6. Đào tạo nhân lực
6.1 Cách xác định nhu cầu đào tạo và tổ chức công tác đào tạo của đơn vị 20
6.1.1 Định nghĩa 20
6.1.2 Mục đích đào tạo của doanh nghiệp 20
6.2Mối liên hệ giữa đào tạo với hoạch định nhân lực
và đánh giá thực hiện công việc 20-21
6.3Đánh giá công tác đào tạo của Công ty 21
7. Thù lao, phúc lợi cho người lao động và công tác tạo động lực
7.1 Tiền lương,tiền thưởng 21
7.1.1 Mục đích 21
7.1.2 Nguyên tắc trả lương 21
7.1.3Phương pháp tính lương 22
7.1.4Công tác định mức lao động tổng hợp 22
7.1.5Các hình thức thưởng và chế độ thưởng của Công ty 22-23
7.2 Phúc lợi cho người lao động 23
7.3 Tạo động lực cho người lao động 23
7.3.1 Các hình thức và biện pháp tạo động lực cho người lao động 23
7.3.2 Những tồn tại chủ yếu 23-24
8. Đánh giá chung và kiến nghị 24
8.1 Những ưu điểm 24
8.2 Những nhược điểm 24-25
8.3 Kiến nghị 25
PHẦN II : CHUYÊN ĐỀ :
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG
TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG 319 26
CHƯƠNG I : Cơ sở lý luận và thực tiền về công tác tạo động lực lao động 26
trong doanh nghiệp
I. Một số khái niệm cơ bản: 26
1. Khái niệm 26
1.1.Động cơ : 28
1.2.Động lực : 28
1.3.Tạo động lực : 28
2. Hệ thống nhu cầu của con người 28
3. Nội dung tạo động lực lao động 29
3.1 Các yếu tố tạo động lực lao động bằng vật chất 29
3.1.1 Tiền lương 29
3.1.2 Tiền thưởng 31
3.1.3 Phụ cấp 32
3.1.4 Phúc lợi 32
3.2 Các yếu tố tạo động lực lao động bằng tinh thần 33
3.2.1 Môi trường làm việc 33
3.2.2 Công việc 34
4. Mối quan hệ giữa đánh giá và tạo động lực lao động trong doanh nghiệp 34
II. Vai trò của công tác tạo động lực
1. Đố với doanh nghiệp, tổ chức 35
2. Đối với người lao động 35
III. Các nhân tố tác động tới động lực của người lao dộng
3. Môi trường bên trong doanh nghiệp 35
4. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp 36
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG 319.
I. Thực trạng công tác tạo động lực lao động tại công ty xây dựng 319 37
1. Tình hình phân bổ lao động tại Công ty 37
2. Đặc điểm lao động tại Công ty 38
3. Phân tích thực trạng tạo động lực lao động tại Công ty 42
3.1 Mục đích của việc tạo động lực 42
3.2 Các hình thức tạo động lực trong lao động tại Công ty 42
3.2.1 Các yếu tố vật chất tạo động lực trong Công ty 42
3.2.2 Các yếu tố tinh thần tạo động lực trong Công ty 48
4. Mối quan hệ giữa đánh giá và tạo động lực tại Công ty 50
5. Đánh giá chung tình hình tạo động lực lao động trong Công ty 51
5.1 Những ưu điểm 51
5.2 Những hạn chế 51
CHƯƠNG III : MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG 319
1. Các giải pháp cơ bản để hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại công ty xây dựng 319
1.1.Giải pháp nâng cao tiền lương trong doanh nghiệp 53
1.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tiền thưởng 54
1.3.Giải pháp hoàn thiện và bổ sung các chế độ phụ cấp 55
2. Những yếu tố thuộc về lĩnh vực tinh thần: 56
2.1. Công việc 56
2.2. Môi trường làm việc 57
2.3. Những đề xuất khác 59
Kết luận 61
Danh mục các tài liệu tham khảo 63
Phụ lục 73
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, từng đơn vị sản xuất kinh doanh thì sự thành công hay thất bại là do vấn đề quản trị nhân lực, việc quản trị nhân lực đúng đắn có kế hoạch mang tính chất quyết định trong vấn đề duy trì, vận hành và phát triển doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp phải dùng rất nhiều biện pháp để phát huy khả năng của lực lượng lao động nhằm nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.
Mỗi doanh nghiệp có các hình thức khác nhau để tác động tới người lao động nhưng nói chung đều dựa trên các yếu tố vật chất và tinh thần.
Vật chất và tinh thần là hai mặt của nhu cầu không thể tách rời nhau ở mỗi con người, chỉ có ở mức độ khác nhau tạo nên nhu cầu khác nhau.
Đối với từng loại lao động, doanh nghiệp nên tác động về vật chất và tinh thần ở mức hợp lý tối đa có thể, từ đó người lao động sẽ phát huy được khả năng sáng tạo và nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Do các biện pháp kích thích lao động của các doanh nghiệp luôn là công tác quan trọng trong hệ thống công tác quản lý, là một trong những nội dung chủ yếu của công tác nhân sự trong mỗi doanh nghiệp.
Qua kiến thức lý thuyết và tình hình thực tế ở Công ty xây dựng 319, em nhận thấy rằng muốn phát triển nâng cao hiệu quả kinh doanh thì phải tác động trực tiếp vào người lao động – nhân tố hàng đầu – nhân tố quyết định sự thành bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên em chọn bài viết là “Hoàn thiện công tác tạo động lực trong lao động tại Công ty xây dựng 319”
Tuy nhiên, Công ty xây dựng 319 là một Công ty có quy mô lớn, phòng ban chuyên môn và các đơn vị thành viên. Với quy mô như vậy của Công ty xây dựng 319, do hạn chế về mặt thời gian và kiễn thức nên phần phân tích thực trạng công tác tạo động lực trong báo cáo chỉ giới hạn tại cơ quan Công ty xây dựng 319 .
Trong báo cáo, để có những số liệu, những nhận xét, đánh giá phân tích, đó là sự kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau được liệt kê sau đây :
- Nghiên cứu tài liệu, sách báo...tìm ở thư viện, trên internet, tại nơi thực tập ( Cơ quan Công ty xây dựng 319 ) kết hợp với kiến thức đã được học ở trường.
- Phương pháp so sánh, thống kê.
- Điều tra bằng bảng câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp.
Bài viết gồm 2 phần :
Phần I : Những vấn đề chung
Phần II : Chuyên đề chuyên sâu
PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. Khái quát chung về đơn vị thực tập
1. Quá trình hình thành và phát triển :
1.1 Giới thiệu chung :
- Tên công ty :
+ Tên tiếng Việt: Công ty xây dựng 319
Viết tắt: Công ty 319
- Trụ sở chính: Số 145/154, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 04.3860.1491 Fax: 04.38371.458
- Các công ty con:
+ Công ty TNHH 1 thành viên 319.3 được hình thành trên cơ sở chuyển đổi Chi nhánh Công ty Xây dựng 319
Địa chỉ : 63 lê văn lương, thanh xuân, hà nội
+ Công ty cổ phần 359
Địa chỉ : phường bắc sơn, quận tiến an, hải phòng
+ Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại 319
Địa chỉ : 63 lê văn lương, thanh xuân, hà nội
+ Công ty TNHH hai thành viên Sông Hồng
Địa chỉ : lê lai, hồng bang, hải phòng.
- Công ty liên kết:
+ Công ty TNHH liên doanh Khai thác khoáng sản Lào – Việt Nam
+ Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội
- Vốn điều lệ: 365.000.000.000 đồng (ba trăm sáu nhăm tỷ đồng Việt Nam)
1.2 Đặc điểm hình thành và phát triển
Công ty xây dựng 319 hiện nay là tiền thân của sư đoàn 319 thuộc quân khu 3, Bộ Quốc phòng, được thành lập ngày 7/3/1979. Ngày 4/3/2010, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 606/QĐ-BQP về việc chuyển Công ty Xây dựng 319 thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con. Công ty xây dựng 319 là doanh nghiệp kinh tế, quốc phòng thuộc Quân khu 3; được hình thành trên cơ sở tổ chức lại khối cơ quan Công ty Xây dựng 319 và các đơn vị hạch toán phụ thuộc. Công ty mẹ trực tiếp sản xuất, kinh doanh và đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác theo Điều lệ tổ chức, hoạt động và quy chế quản lý tài chính của Công ty do Bộ Quốc phòng phê duyệt.
2. Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của đơn vị
2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy :
2.2 Chức năng nhiệm vụ của đơn vị :
- Dựa vào năng lực thực tế của Công ty, kết quả nghiên cứu thị trường xây dựng tốt các kế hoạch, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều hàng hóa cho xã hội. Tự bù đắp chi phí, trang trải vốn và làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.
- Mở rộng sản xuất kinh doanh với các xí nghiệp tăng quy mô và hiệu quả kinh tế phát huy vai trò chủ đạo nền kinh tế quốc dân góp phần vào nền sản xuất xã hội.
- Thực hiện phân phối lao động và cân bằng xã hội. Tổ chức đời sống và hoạt động xã hội, không ngừng nâng cao đời sống văn hóa cho cán bộ công nhân viên;
- Thực hiện các chỉ tiêu mà tổng công ty giao cho
+ Nộp ngân sách nhà nước
+ Đảm bảo lợi nhuận
+ Đảm bảo việc làm ổn định và thu nhập hợp lý cho cán bộ công nhân viên
3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty :
3.1 Đặc điểm của các yếu tố đầu vào :
- Vốn điều lệ : 365.000.000.000 VNĐ
* Số cán bộ công nhân viên :
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Người
2560
2450
2310
2253
2247
2235
2226
Trong đó : tính đến ngày 31/12/2009 có người gồm 1580 nam và 646 nữ.
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn : 512 người
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn : 1714 người
3.2 Đặc điểm về qui trình công nghệ :
- Máy móc thiết bị hiện Công ty đang sử dụng phần lớn là của Trung Quốc đã qua sử dụng rất lâu, và không đồng bộ. Vì thế, năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, không đồng đều, hao tốn điện năng, nguyên vật liệu, chí phí sửa chữa lớn nên làm tăng chi phí đơn vị, sản phẩm không đáp ứng kịp tiến độ công việc, ảnh hưởng lớn tới công tác tiêu thụ sản phẩm. Với phương châm phải đầu tư chiều sâu mà trước hết phải là đổi mới công nghệ sản xuất và máy móc thiết bị phục vụ sản xuất cũng như quản lý, năm 2010, Công ty đã có thêm kế hoạch đầu tư đổi mới 20 tỷ đồng cho các máy móc thiết bị hiện đại : xe trộn bê tông, các loại máy bơm, xe cút kít. Điều đó đã khắc phục được phần nào những tồn tại trên và là một dấu hiệu đáng mừng. Song trên thực tế việc trang bị không đồng hồ đã gây ra nhiều hạn chế như : không phát huy hết công suất máy mới…
3.3 Đặc điểm về nhành nghề sản xuất kinh doanh và thị trường tiêu thụ :
3.3.1 Ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty :
- Thi công xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, đường dây, trạm điện, các công trình ngầm, nhà máy nước.
- Tư vấn, khảo sát, thiết kế các công trình xây dựng, giao thông, thuỷ lợi.
- Đầu tư phát triển hạ tầng và kinh doanh nhà.
- Lắp đặt thiết bị, dây chuyền công nghệ.
- Sản xuất nước uống có cồn và không có cồn.
- Khảo sát, dò tìm, xử lý bom mìn, vật nổ.
- Khai thác, sản xuất kinh doanh khoáng sản, đất sét, cao lanh, vật liệu xây dựng, xi măng, gạch ngói và đại lý xăng dầu.
- Vận tải đường thuỷ, đường bộ.
- Nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị, máy móc và phương tiện vận tải phục vụ xây dựng.
- Thi công, xây lắp, trùng tu, tôn tạo các công trình di tích lịch sử, văn hoá.
- Khảo sát trắc địa công trình, khảo sát địa chất, thuỷ văn, thiết kế xử lý nền móng công trình xây dựng, thiết kế kiến trúc, kết cấu công trình dân dụng, công nghịêp.
- Đào tạo dạy nghề và hợp tác lao động với nước ngoài (Không bao gồm xuất khẩu lao động).
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
- Phá dỡ, chuẩn bị mặt bằng.
- Kiểm tra và phân tích kỹ thuật
- Hoạt động tư vấn kỹ thuật có liên quan.
- Bán lẻ trong siêu thị, trung tâm thương mại.
- Nhà khách, nhà nghỉ, kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày
- Đại lý du lịch, điều hành tua du lịch
- Khai thác quặng sắt, khai thác quặng quý hiếm
- Sản xuất bao bì bằng gỗ
- Sản xuất giường, tủ, bàn ghế bằng gỗ
- Kí túc xá học sinh, sinh viên
- Kho bãi lưu giữ hàng hoá trong kho ngoại quan
- Bốc xếp hàng hoá cảng song
- sản lượng hàng năm
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Tỷ đồng
684,112
760,211
893,539
1.005,570
1.317,878
3.3.2 Thị trường tiêu thụ gồm các khách hàng chính :
- Tổng cộng ty Điện lực Việt Nam
- Tổng công ty Xi măng Việt Nam
- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Bộ Xây dựng
- Bộ Giao thông vận tải
- Bộ Giáo dục đào tạo
- Bộ Công nghiệp
- Bộ Quốc phòng.
- Bộ bưu chính viễn thong.
- Và các ban quản lý các dự án lớn trực thuộc các bộ, các tỉnh, thành phố và các công ty trực thuộc tổng công ty xây dựng 319.
4. Một số kết quả đạt được của đơn vị trong những năm qua và phương hướng nhiệm vụ trong những năm tới
4.1 Một số kết quả đã đạt được :
- Các danh hiệu được khen thưởng qua các năm :
+ Huân chương Lao động Hạng ba năm 2005,2006
+ Huân chương Lao động Hạng hai năm 2005,2009
+ Cờ thi đua của bộ quốc phòng năm 2005,2006,2007,2008,2009
+ Bằng khen của thủ tướng chính phủ năm 2005,2007,2008
+ Danh hiệu đơn vị anh hùng lao động năm 2002
4.2 Phương hướng và nhiệm vụ trong thời gian tới :
4.2.1 : Phương hướng, mục tiêu lãnh đạo .
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải phát triển bền vững các chỉ tiêu, kế hoạch hang năm tăng trưởng một cách hợp lý, kinh doanh có lãi, đảm bảo đời sống cho người lao động ngày càng khá hơn .
- Không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, gắn chặt chẽ giữa xây dựng và chỉ huy .
4.2.2 : Nhiệm vụ trong thời gian tới .
- Hợp tác và tăng cường công tác đầu tư, lựa chọn hình thức và lĩnh vực đầu tư phù hợp.
- Quy hoạch và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ trong diện quy hoach nguồn. Không ngừng xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, phát triển toàn diện.
- Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
- Sản xuất, thi công các công trình công nghiệp, dân dụng bao gồm sản xuất công ngiệp, xây lắp, giao thong, thuỷ lợi, giữ tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 10-15% tỷ suất lợi nhuận từ 2% trở lên.
- Giữ vững địa bàn hoạt động và đang hoạt động tập trung phát triển những địa bàn có tiềm năng, có những dự án lớn và lâu dài tránh dàn trải với những địa bàn nhỏ lẻ, đầu tư thấp kém hiệu quả .
- Tăng vốn điều lệ theo từng giai đoạn để đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
II. Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Công ty xây dựng 319.
1. Hiện trạng chung của bộ máy đảm nhiệm công tác quản trị nhân lực :
1.1 Quan điểm của Công ty về công tác quản trị nhân lực :
Nhận thức được được tầm quan trọng của công tác quản trị nhân lực, ban lãnh đạo Công ty luôn dành sự quan tâm tới công tác quản lý con người, coi con người là nguồn lực quan trọng và quyết định tới sự thành công của Công ty.
Về vấn đề quản trị nhân lực, ban lãnh đạo Công ty đưa ra các quan điểm :
- Liên tục đào tạo nhân viên mới.
- Đào tạo thường xuyên nhân viên cũ.
- Tập trung đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, đa dạng hóa chuyên môn của từng người.
1.2 Quy mô, chức năng, nhiệm vụ cụ thể và mối quan hệ với các bộ phận khác
1.2.1 Quy mô : phòng Tổ chức lao động có 5 người. Trong đó có :
- 1 Trưởng phòng
- 1 Phó phòng
- 1 trợ lý
- 1 Nhân viên văn thư
- 1 Nhân viên tập sự
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của phòng Tổ chức lao động :
a, Chức năng :
- là phòng chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc Công ty trong công tác
- Tổ chức thực hiện các phương án sắp xếp cải tiến tổ chức sản xuất, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng quản lý và điều phối sử dụng lao động hợp lý , tổ chức thực hiện đúng đắn các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, các chế độ đối với người lao động.
- Hướng dẫn hoạt động thanh tra nhân dân cho các đơn vị và tổ chức thanh tra theo nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện công tác quản lý bảo vệ quân sự, giữ vững an ninh trật tự, an toàn trong đơn vị.
- Là đầu mối quyết định công việc văn phòng hành chính giúp Tổng giám đốc Công ty điều hành và chỉ đạo nhanh, thống nhất tập trung trong họat động sản xuất kinh doanh.
- Hướng dẫn kiểm tra đôn đốc, tổng hợp kêt quả thực hiện các nội dung về tiền lương, các vấn đề có tính chất lượng, bảo hộ, bảo hiểm .
b, Nhiệm vụ :
- Chủ trì việc hướng dẫn. kiểm tra thực hiện, quán triệt các văn bản của các cấp, ngành về thu hút , tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, sử dụng và các chế độ với người lao động.
- Tham mưu cho giám đốc về hoạch định nhu cầu lao động, kế hoạch lao dộng, kế hoạch tiền lương và thu nhập, tổ chức biên chế trong công ty. Chuẩn bị phương án tổ chức cho các ban quản lý dự án, các ban điều hành.
- Thực hiện các nghiệp vụ về cung ứng nguồn nhân lực. tuyển dụng lao động. quản lý. Sử dụng lao động.
- Thực hiện các nghiệp vụ về tiền lương và thu nhập, quỹ lương, BHXH, nâng lương, nâng bậc kỹ thuật.
- Chịu trách nhiệm chính về quản lý và chất lượng lao động. bảo quản trang thiết bị trong lao động.
1.2.3 Mối quan hệ với các bộ phận khác :
- Giúp đỡ các bộ phận khác bằng cách tuyển mộ, trắc nghiệm, tuyển chọn nhân viên.
- Đề ra các kế hoạch đào tạo cho các phòng ban.
- Giải quyết các vấn đề về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, an toàn lao động...
- Tổng hợp bản thành tích công tác của từng phòng, từng chi nhánh, từng bộ phận.
- Tính toán lương, thưởng cho từng người.
- Là khâu trung gian giữa khen thưởng và kỷ luật người lao động.
1.3 Cách thức tổ chức : chi tiết tham khảo Phụ lục
1.4 Công nghệ hỗ trợ : Phần mềm Quản trị nhân sự – Tiền lương BHT.HCM
- Là giải pháp nhằm hỗ trợ tổ chức công cụ đắc lực, hiệu quả trong việc sử dụng, quản lý, duy trì và thu hút nhân tài.
* Chức năng chính :
- Quản lý nhân lực
+ Quản lý hồ sơ nhân viên, các quá trình hoạt động của nhân viên, bộ máy tổ chức đơn vị, đào tạo, tuyển dụng, các thông tin chung...
- Quản lý tiền lương
+ Chấm công, tính lương tháng, quản lý bù trừ trong tháng, tính thưởng, tính lương quý, tính thuế thu nhập cá nhân, các báo cáo lương..
- Hệ thống báo cáo nghiệp vụ và quản trị.
1.5 Nhận xét :
Với quy mô của Công ty thì công tác quản trị nhân sự như vậy là đảm bảo khá tốt, phân công công việc cụ thể, không chồng chéo lẫn nhau.
2. Quản lý và sử dụng nguồn nhân lực của Công ty :
2.1 Công tác hoạch định nhân lực :
Công tác quản trị nhân lực của Công ty phụ thuộc vào các cơ sở như : chiến lược phát triển kinh doanh, kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng giai đoạn và sự biến động về nhân lực của Công ty.
Qui trình hoạch định nhân lực của Công ty gồm 4 bước :
- Bước 1 : Đề ra nhu cầu nhân lực và so sánh với số nhân lực hiện có của Công ty. Dựa vào tình hình hoạt động của Công ty, những biến động về lao động có thể xảy ra ( thuyên chuyển, nghỉ hưu, chấm dứt hợp đồng lao động...) mà phòng Tổ chức hành chính đưa ra số lao động cần thiết năm sau.
- Bước 2 : Đề ra các chính sách và kế hoạch : Sau khi phân tích đối chiếu với nhu cầu và khả năng sẵn có về lao