Quy hoạch đất đai là một vấn đề rất phức tạp trong việc xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước cũng như từng vùng, từng địa phương và các đơn vị kinh tế cơ sở. Đó là một khâu rất quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam và của từng địa phương trong nước ta hiện nay. Đảng và Nhà nước ta đang rất chú trọng trong công tác quy hoạch. Trải qua các thời kỳ, công tác quy hoạch đều được đẩy mạnh. Nhiều dự án về phân vùng quy hoạch đều được triển khai, nhiều công trình quy hoạch cũng đã được thực thi trên thực tế. Trình độ cán bộ và những người làm công tác quy hoạch ngày càng được nâng cao; công tác điều tra cơ bản phục vụ cho công tác quy hoạch cũng ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên bên cạnh những tiến bộ đối với công tác quy hoạch thì vẫn còn tồn tại một số những thiếu sót bất cập cần phải điều chỉnh và giải quyết nhanh chóng.
Luật Đất đai năm 2003 nêu rõ: Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất là 1 trong các nội dung Quản lý Nhà nước về đất đai.
Luật cũng quy định trách nhiệm lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo các cấp lãnh thổ cũng như nội dung, thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng cấp.
Trong giai đoạn đầu của thời khoá thực tập, em đã được học tập và tìm hiểu được một số quy hoạch về sử dụng đất của những cán bộ trong Trung tâm Công nghệ và Thông tin đất đai mà mình đang thực tập. Thông qua việc tìm hiểu tổng quát trong thời gian qua em đã nhận thấy được những thành tựu và những thiếu sót cần phải chỉnh sửa lại cho phù hợp với những nguyên tắc, những quy định của công tác quy hoạch sử dụng đất mà em đã được học trong nhà trường. Việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất nhiều khi ko đúng với những nguyên tắc của công tác làm quy hoạch.
Thực hiện Luật Đất đai và các văn bản dưới luật, nhận thức được tầm quan trọng và tính bức xúc của công tác lập quy hoạch sử dụng đất đối với công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vai trò quản lý nhà nước về đất đai, được sự chỉ đạo của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Sở Địa chính tỉnh Nghệ An đã phối hợp với các ngành chức năng tiến hành lập “Quy hoạch sử dụng đất huyện Diễn Châu đến năm 2010” và được UBND tỉnh phê duyệt. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện đã góp phần tích cực vào việc hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 1997 - 2006, làm căn cứ cho Uỷ ban nhân dân huyện quản lý sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất.
Tuy nhiên trong những tình hình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện tăng cao hơn so với dự kiến, nhiều công trình dự án được được triển khai trên địa bàn, nhu cầu sử dụng đất của các ngành cũng tăng cao so với những dự kiến theo phương án quy hoạch đã được duyệt. Để xây dựng huyện Diễn Châu trở thành một trong những huyện phát triển hàng đầu của tỉnh Nghệ An, có rất nhiều vấn đề bức xúc cần được giải quyết, trong đó, quy hoạch đất đai là một vấn đề quan trọng và vô cùng phức tạp, cần phải được ưu tiên giải quyết trước. Tuy nhiên công tác quy hoạch của huyện này trong thời gian qua, mặc dù đã được quan tâm, song còn rất nhiều vấn đề đặt ra cần được giải quyết như: nội dung, phương pháp và cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai, quá trình thực hiện quy hoạch của huyện Vì vậy em chọn đề tài : “Hoàn thiện công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Diễn Châu” làm đề tài nghiên cứu thực tập cho mình.
54 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Diễn Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quy hoạch đất đai là một vấn đề rất phức tạp trong việc xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước cũng như từng vùng, từng địa phương và các đơn vị kinh tế cơ sở. Đó là một khâu rất quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam và của từng địa phương trong nước ta hiện nay. Đảng và Nhà nước ta đang rất chú trọng trong công tác quy hoạch. Trải qua các thời kỳ, công tác quy hoạch đều được đẩy mạnh. Nhiều dự án về phân vùng quy hoạch đều được triển khai, nhiều công trình quy hoạch cũng đã được thực thi trên thực tế. Trình độ cán bộ và những người làm công tác quy hoạch ngày càng được nâng cao; công tác điều tra cơ bản phục vụ cho công tác quy hoạch cũng ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên bên cạnh những tiến bộ đối với công tác quy hoạch thì vẫn còn tồn tại một số những thiếu sót bất cập cần phải điều chỉnh và giải quyết nhanh chóng.
Luật Đất đai năm 2003 nêu rõ: Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất là 1 trong các nội dung Quản lý Nhà nước về đất đai.
Luật cũng quy định trách nhiệm lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo các cấp lãnh thổ cũng như nội dung, thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng cấp.
Trong giai đoạn đầu của thời khoá thực tập, em đã được học tập và tìm hiểu được một số quy hoạch về sử dụng đất của những cán bộ trong Trung tâm Công nghệ và Thông tin đất đai mà mình đang thực tập. Thông qua việc tìm hiểu tổng quát trong thời gian qua em đã nhận thấy được những thành tựu và những thiếu sót cần phải chỉnh sửa lại cho phù hợp với những nguyên tắc, những quy định của công tác quy hoạch sử dụng đất mà em đã được học trong nhà trường. Việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất nhiều khi ko đúng với những nguyên tắc của công tác làm quy hoạch.
Thực hiện Luật Đất đai và các văn bản dưới luật, nhận thức được tầm quan trọng và tính bức xúc của công tác lập quy hoạch sử dụng đất đối với công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vai trò quản lý nhà nước về đất đai, được sự chỉ đạo của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Sở Địa chính tỉnh Nghệ An đã phối hợp với các ngành chức năng tiến hành lập “Quy hoạch sử dụng đất huyện Diễn Châu đến năm 2010” và được UBND tỉnh phê duyệt. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện đã góp phần tích cực vào việc hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 1997 - 2006, làm căn cứ cho Uỷ ban nhân dân huyện quản lý sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất.
Tuy nhiên trong những tình hình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện tăng cao hơn so với dự kiến, nhiều công trình dự án được được triển khai trên địa bàn, nhu cầu sử dụng đất của các ngành cũng tăng cao so với những dự kiến theo phương án quy hoạch đã được duyệt. Để xây dựng huyện Diễn Châu trở thành một trong những huyện phát triển hàng đầu của tỉnh Nghệ An, có rất nhiều vấn đề bức xúc cần được giải quyết, trong đó, quy hoạch đất đai là một vấn đề quan trọng và vô cùng phức tạp, cần phải được ưu tiên giải quyết trước. Tuy nhiên công tác quy hoạch của huyện này trong thời gian qua, mặc dù đã được quan tâm, song còn rất nhiều vấn đề đặt ra cần được giải quyết như: nội dung, phương pháp và cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai, quá trình thực hiện quy hoạch của huyện…Vì vậy em chọn đề tài : “Hoàn thiện công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Diễn Châu” làm đề tài nghiên cứu thực tập cho mình.
2. Mục tiêu của đề tài
- Thông qua việc hệ thống hoá để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và cơ sở về quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là trong quá trình phát triển đô thị hoá ngày càng cao hiện nay của một số xã của huyện Diễn Châu, làm rõ những nội dung, yêu cầu và phương pháp quy hoạch sử dụng đất của huyện Diễn Châu trong quá trình đô thị hoá hiện nay.
- Phân tích thực trạng quy hoạch sử dụng đất của huyện trong những năm gần đây, chỉ ra được những mặt được và những mặt còn hạn chế trong quá trình thực hiện quy hoạch của huyện.
- Trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét, những đề xuất về phương hướng giải quyết để hoàn thiện hơn công tác quy hoạch sử dụng đất của huyện trong những năm tiếp theo.
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : là công tác quy hoạch sử dụng đất đai của cấp huyện trong những năm qua.
- Phạm vi nghiên cứu : nghiên cứu tổng thể huyện Diễn Châu và đi sâu phân tích thực trạng quy hoạch sử dụng đất của huyện Diễn Châu.
- Phương pháp nghiên cứu : duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, điều tra xã hội học, thống kê và một số phương pháp khác.
4. Nội dung nghiên cứu
Nội dung đề tài nghiên cứu gồm có 3 chương chính là:
Chương I: Cơ sở khoa học của công tác quy hoạch sử dụng đất của huyện
Chương II: Thực trạng quy hoạch sử dụng đất của một số xã của huyện Diễn Châu trong quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất
Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUY HOẠCH
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch là nghiên cứu một cách có hệ thống, trật tự việc áp dụng những phương pháp, biện pháp để thực hiện một vấn đề nào đó, bằng những hoạt động như: phân bổ, bố trí, sắp xếp, tổ chức sử dụng đất đai trên một phần lãnh thổ nhất định nhằm sử dụng đất đai một cách hợp lý, hiệu quả. Đất đai là một phần lãnh thổ nhất định, có vị trí hình thể, diện tích với những tính chất tự nhiên đặc trưng, tạo ra những điều kiện nhất định cho các mục đích sử dụng đất khác nhau. Vậy để sử dụng đất cần phải nghiên cứu, lao động sáng tạo nhằm xác định mục đích sử dụng đất của từng vùng lãnh thổ và đề xuất một trật tự nhất định, phù hợp với điều kiện của vùng lãnh thổ đó.
Quy hoạch sử dụng đất góp phần đáp ứng nhu cầu cho các nghành, các mục đích và các lĩnh vực khác nhau ( nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, du lịch, dịch vụ,..). Khi tiến hành quy hoạch thì cần phải xác định được quy hoạch sử dụng đất là công việc thể hiện đồng thời 3 tính chất: tính kinh tế, kỹ thuật, pháp chế, dựa trên quan điểm nhận thức đất đai là đối tưởng của các mối quan hệ sản xuất trong lĩnh vực sử dụng đất đai, là tư liệu sản xuất đặc biệt của kinh tế xã hội. Trên những quan điểm đó xác định được phương hướng, mục đích và các nhu cầu sử dụng đất đai của vùng lãnh thổ được quy hoạch. Tính kinh tế của quy hoạch là thể hiện được hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất, tính kỹ thuật của quy hoạch là thể hiện được công tác nghiệp vụ của người làm quy hoạch, công tác điều tra, khảo sát, thống kê, xây dựng bản đồ, xử lý số liệu thu thập được; tính pháp lý thể hiện ở công tác sử dụng và quản lý đất đai lý đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai.
Như vậy chúng ta có thể tạm đưa ra khái niệm về quy hoạch sử dụng đất đai như sau:
Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp Nhà nước về kinh tế, kỹ thuật, pháp chế để tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiểu quả cao nhất thông qua việc phân bổ, bố trí quỹ đất và tổ chức sử dụng đất đai như một tư liệu sản xuất đặc biệt nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ môi trường sinh thái và đất đai bền vững.
Như vậy, về thực chất của công tác quy hoạch sử dụng đất là quá trình hình thành những quyết định nhằm mục đích tạo điều kiện cho việc đưa đất đai vào sử dụng có hiệu quả, bền vững, mang lại lợi ích cao nhất cho xã hội và thực hiện điều chỉnh các quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất đai như một tư liệu sản xuất đặc biệt.
2. Sự cần thiết của quy hoạch sử dụng đất
Đất đai là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt, mang những đặc điểm đặc trưng của nó như: có vị trí cố định, không thể di dời, mang tính vùng và khu vực rõ nét (mỗi vùng có những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội riêng biệt), có giới hạn về diện tích… do đó việc sử dụng đất đai đầy đủ, tiết kiệm, hợp lý và có hiệu qủa là vấn đề đặt ra đối với mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi cấp, mỗi ngành. Quy hoạch sử dụng đất đai là công cụ và biện pháp hữu hiệu của Nhà nước trong việc tổ chức sử dụng đất và quản lý tập trung thống nhất toàn quốc. Thông qua quy hoạch, việc bố trí phân bổ sắp xếp sử dụng các loại đất đã được phê duyệt một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Và qua đó, Nhà nước quản lý và kiểm soát được mọi diễn biến tình hình sử dụng đất. Từ đó, nắm bắt được những biến động của đất đai để có những biện pháp quản lý, bố trí và điều chỉnh việc sử dụng đất cho hợp lý hơn và hiệu quả tốt hơn. Mặt khác, thông qua quy hoạch, bắt buộc các đối tượng sử dụng đất chỉ được sử dụng đất trong phạm vi ranh giới của mình. Điều này tạo điều kiện cho Nhà nước có cơ sở để quản lý đất đai thống nhất và hiệu quả hơn, có cơ sở để giải quyết các mâu thuẫn, vướng mắc một cách dễ dàng và tốt hơn.
Quy hoạch sử dụng đất đai là căn cứ quan trong cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai. Cần phải cụ thể hoá để đưa vào thực tiễn các quy hoạch, các mục tiêu, các quan điểm và các chỉ tiêu thông qua việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng đất. Như vậy, việc xây dụng kế hoạch sử dụng đất phải thông qua quy hoạch sử dụng đất, phải căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất để xây dựng và thực hiện kế hoạch một cách tốt nhất. Và quy hoạch càng có cơ sở khoa học, càng chính xác bao nhiêu thì kế hoạch sử dụng đất càng có điều kiện thực hiện tốt bấy nhiêu.
Việc bố trí quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý làm cân đối sự phát triển của các vùng, các ngành trong huyện và các huyện lân cận với nhau. Quy hoạch đất đai tạo điều kiện để sử dụng đất hợp lý. Dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội mà quy hoạch cần phải phân hạng từng loại đất, bố trí sắp xếp các loại đất để cho các đối tượng sử dụng hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao nhất. Định hướng cho từng loại đất để có thể sử dụng với các mục đích cho năng xuất cao nhất. Tạo mọi điều kiện để các ngành trong vùng có thể giao lưu với các vùng lân cận một cách thuận tiện nhất.
Quy hoạch sử dụng đất tạo điều kiện xác lập cơ chế điều tiết một cách chủ động việc phân bổ quỹ đất đai cho các mục đích sử dụng như phát triển nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp, đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội..
Quy hoạch đất đai là cơ sở cho những người sử dụng đất yên tâm về mặt pháp lý. Nó là nền tảng của việc phân bố đất đai cho người sử dụng. Và việc sử dụng đất đai đúng mục đích của quy hoạch mang lại nhiều lợi ích, có hiệu quả năng xuất cao thì sẽ được bảo vệ trước pháp luật khi có tranh chấp đất đai xảy ra.
Quy hoạch sử dụng đất đai tạo điều kiện cho việc tính thuế, xác định giá cả cho từng loại đất dựa vào công tác đánh giá, phân hạng các loại đất, mục đích sử dụng và quy mô đất đai của đối tượng sử dụng. Việc quy hoạch càng có cơ sở khoa học, càng chặt chẽ thì việc tính thuế và xác định giá đất đai càng hợp lý và chính xác.
Quy hoạch sử dụng đất đai còn làm cơ sở cho việc đầu tư phát triển kinh tế xã hội góp phần chuyển dich cơ cấu kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và thực hiện công cuộc chuyển mình tiến lên công nghệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh đó, quy hoạch sử dụng đất đai còn là cơ sở cho chuyển giao quyền sử dụng đất, cho thuê đất tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường bất động sản trong khu vực và cả nước phát triển, đồng thời cân đối được nhu cầu sử dụng đất, chống đầu cơ đất, tạo sự cân bằng về cung cầu, góp phần ổn định và làm lành mạnh hoá thị trường bất động sản bất động sản.
Như vậy, quy hoạch sử dụng đất là công cụ hữu hiệu giúp cho Nhà nước cũng như từng địa phương nắm chắc tình hình sử dụng quỹ đất và xây dựng các chính sách sử dụng đất đai đồng bộ, tiết kiệm, đạt hiểu quả cao và hạn chế được sự chồng chéo trong việc quản lý đất đai.
3. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất
(Theo tài liệu của Trung tâm điều tra quy hoạch đất đai)
Nói đến quy hoạch sử dụng đất trước hết đó là một công cụ quản lý khoa học của Nhà nước ta, nó gắn với các chính sách về đất đai. Bên cạnh đó thì quy hoạch còn có những đặc điểm khác như tính lịch sử-xã hội, tính khống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành và quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội. Các đặc điểm của quy hoạch được cụ thể hoá như sau:
3.1. Tính khoa học của quy hoạch
Thứ nhất, quy hoạch sử dụng đất là một công cụ quản lý khoa học của Nhà nước gắn liền với các chính sách về đất đai. Quy hoạch sử dụng đất là nhằm mục đích phân bổ đất đai cho phù hợp, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của toàn xã hội, góp phần giải quyết tốt các mối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất đai để sử dụng, bảo vệ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất của xã hội. Đảng và Nhà nước luôn có các chính sách luật pháp và các quy định bắt buộc áp đặt đối với công tác quy hoạch sử dụng đất. Các phương án quy hoạch sử dụng đất phải quán triệt theo chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đất đai nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội, ổn định kinh tế, chính trị, xã hội, và cần phải tuân thủ việc bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.
3.2. Tính lịch sử-xã hội của quy hoạch sử dụng đất
Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sử dụng đất. Qua các thời kỳ khác nhau thì nền kinh tế phát triển khác nhau, chế độ chính trị khác nhau nên việc lập và thực hiện quy hoạch theo từng thời kỳ, mỗi giai đoạn cũng có những nét khác nhau. Mỗi hình thái kinh tế-xã hội đều có phương thức sản xuất của xã hội thể hiện theo hai mặt: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong quy hoạch đất đai, luôn có các mối quan hệ giữa người với đất, và mối quan hệ giữa người với người trong việc xác nhận bằng văn bản về quyền sở hữu và sử dụng đất đai, mối quan hệ giữa người chủ sở hữu và người sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất vừa thể hiện là yếu tố tác động tới sự phát triển lực lượng sản xuất của xã hội, vừa thể hiện là yếu tố thúc đẩy phát triển mối quan hệ sản xuất, vì vậy mà quy hoạch sử dụng đất luôn là một bộ phận không thể thiếu của phương thức sản xuất xã hội.
3.3. Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất
Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện ở việc là để tiến hành quy hoạch đất đai cần phải vận dụng kiến thức tổng hợp của nhiều môn khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, kinh tế học, kỹ thuật học, xã hội học… Đối tượng nghiên cứu của công tác quy hoạch là nghiên cứu tổng thể tất cả các lĩnh vực như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số và đất đai, sản xuất công nông lâm ngư nghiệp, môi trường và sinh thái nhằm mục đích khai thác, sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời cải tạo và bảo vệ toàn bộ tài nguyên đất đai cho nhu cầu phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
3.4. Tính chiến lược và dài hạn của quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất phải đáp ứng được quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước và của các ngành trong dài hạn theo chiến lược phát triển kinh tế của xã hội. Thời gian của công tác quy hoạch sử dụng đất thường là từ 10 năm trở lên. Và quy hoạch sử dụng đất đai sẽ là cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất trong 5 năm, hàng năm hoặc là từng kỳ trong năm…
Quy hoạch sử dụng đất phải được căn cứ vào các dự báo xu thế biến dộng dài hạn của những yếu tố kinh tế xã hội quan trọng, từ đó xác định quy hoạch trung và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra phương hướng, chính sách và các biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và ngắn hạn.
3.5. Tính chỉ đạo vĩ mô của quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất dự kiến được các xu thế thay đổi phương hướng mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính chỉ đạo vĩ mô, tính phương hướng và khái lược vè sử dụng đất của các ngành. Quy hoạch sử dụng đất đai luôn được Nhà nước và Đảng quan tâm chỉ đạo sát sao, công tác quy hoạch được thực hiện một cách đồng bộ tổng thể toàn diện trên mọi lĩnh vực và được thực hiện trên cả nước.
3.6. Tính khả biến của quy hoạch sử dụng đất
Xã hội ngày càng phát triển đi lên thì các dự kiến của quy hoạch sẽ không còn phù hợp nữa. Những chỉ tiêu của quy hoạch trước không còn đáp ứng được nhu cầu cho việc sử dụng đất trong thời kỳ mới này nữa. Và công tác quy hoạch sử dụng đất sẽ được điều chỉnh lại, bổ xung, hoàn thiện phương pháp xác định giá đất và đièu chỉnh biện pháp thực hiện cho phù hợp với điều kiện, bối cảnh mới đẻ có thể sử dụng quỹ đất đai đạt hiệu quả cao hơn.
4. Nguyên tắc và căn cứ của việc lập quy hoạch sử dụng đất
4.1. Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất
Theo điều 21 Luật đất đai 2003, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh;
- Được lập từ tổng thể đến chi tiết, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên;
- Quy hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới;
- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;
- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường;
- Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
- Dân chủ và công khai;
- Quy hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt trong năm cuối của kỳ trước đó.
4.2. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất
Theo điều 22 Luật đất đai 2003, căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất bao gồm:
- Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước, quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương;
- Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của nhà nước;
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, và nhu cầu của thị trường;
- Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất;
- Định mức sử dụng đất;
- Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất;
- Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.
5. Nội dung quy hoạch sử dụng đất
Theo Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 thì nội dung quy hoạch sử dụng đất gồm những nội dung chủ yếu sau:
Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thực hiện quy hoạch.
Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất trong kỳ quy hoạch trước theo các mục đích sử dụng gồm đất trồng lúa nước, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thuỷ sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác; đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; đất xây dựng trụ sở cơ quan và công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây.
Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ theo quy định sau:
a) Đối với đất đang sử dụng thì đánh giá sự phù hợp và không phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong sử dụng đất;
b) Đối với đất chưa sử dụng thì đánh giá khả năng đưa vào sử dụng cho các mục đích.
Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đã được quyết định, xét duyệt của kỳ quy hoạch trước.
Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch và định hướng cho kỳ tiếp theo phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của các ngành và các địa phương.
Xây dựng các phương án phân bổ diện tích các loại đất cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong kỳ quy hoạch được thực hiện như sau:
a) Khoanh định trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất các khu vực sử dụng đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng đất, loại đất mà kh