Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành mục tiêu chung cho nhiều quốc gia, và Việt Nam cũng đang từng bước vươn lên và hòa mình vào dòng chảy chung của khu vực và thế giới. Hội nhập đã và đang đem lại nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành vật liệu xây dựng của Việt Nam nói riêng, song nó cũng tiềm ẩn không ít những thách thức, một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các tập đoàn sản xuất và phân phối vật liệu xây dựng lớn
78 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1687 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối nhằm phát triển thị trường miền Bắc của công ty cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường – Chi nhánh miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành mục tiêu chung cho nhiều quốc gia, và Việt Nam cũng đang từng bước vươn lên và hòa mình vào dòng chảy chung của khu vực và thế giới. Hội nhập đã và đang đem lại nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành vật liệu xây dựng của Việt Nam nói riêng, song nó cũng tiềm ẩn không ít những thách thức, một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các tập đoàn sản xuất và phân phối vật liệu xây dựng lớn. Vì vậy, chìa khóa cho các doanh nghiệp có thể đứng vững trong môi trường kinh doanh hiện nay chính là việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống kênh phân phối. Khách hàng biết đến thông tin nhãn hàng và tiêu thụ sản phẩm thương hiệu của doanh nghiệp được hiệu quả hay không là do hệ thống kênh phân phối, phân phối hàng hóa phù hợp từng vùng của thị trường, độ bao phủ sản phẩm một cách tốt nhất và thực hiện đúng chiến lược phân phối sản phẩm của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường – Chi nhánh miền Bắc là doanh nghiệp 100% vốn trong nước chuyên sản xuất và phân phối vách ngăn, trần thạch cao. Mặc dù được thành lập chưa lâu nhưng chi nhánh công ty đã đạt được những thành công nhất định trên thị trường miền Bắc. Để có thể tiếp tục đứng vững, phát triển và chiếm lĩnh được thị trường miền Bắc thì xây dựng hệ thống kênh phân phối hoàn chỉnh là một đòi hỏi tất yếu với chi nhánh công ty.
Xuất phát từ lý do trên, em chọn đề tài “ Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối nhằm phát triển thị trường miền Bắc của công ty cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường – Chi nhánh miền Bắc” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm 3 chương:
Chương I: Giới thiệu chung về công ty cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường và chi nhánh miền Bắc
Chương II: Thực trạng về hệ thống kênh phân phối của công ty cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường – Chi nhánh miền Bắc
Chương III: Những giải pháp chủ yếu để hoàn thiện hệ thống kênh phân phối nhằm phát triển thị trường miền Bắc của chi nhánh công ty cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường.
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN CÔNG NGHIỆP VĨNH TƯỜNG VÀ CHI NHÁNH MIỀN BẮC
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty
1.1.1 Lịch sử hình thành
Tiền thân của CÔNG TY CỔ PHÂN CÔNG NGHIỆP VĨNH TƯỜNG là Doanh nghiệp tư nhân thương mại Vĩnh Tường 2 Thành Phố Hồ Chí Minh, với nhà máy 1 ở khu công nghiệp Lê Minh Xuân được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 10/1997 với mục đích sản xuất và cung cấp các sản phẩm khung trần treo, vách ngăn và trần trang trí thay thế hàng nhập khẩu.
Ngày 4/10/2004 doanh nghiệp này phối hợp với công ty TNHH Viễn Đông ở Hà Nội để thành lập Công ty cổ phẩn Vĩnh Tường và xây dựng nhà máy 2 đặt tại khu công nghiệp Quang Minh tỉnh Vĩnh Phúc.
Công ty cổ phần sở hữu dưới hình thức cổ phần gồm các sáng lập viên:
Ông Đoàn Hồng Dũng - chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị
Bà Nguyễn Thị Ngọc Loan - thành viên sáng lập
Ông Nguyễn Bình Đông - chức vụ tổng giám đốc công ty.
1.1.2 Quá trình phát triển
Vĩnh Tường là doanh nghiệp đầu tiên và hàng đầu ở Việt Nam sản xuất và cung cấp các sản phẩm khung trần treo, vách ngăn và tấm trang trí. Toàn bộ hệ thống quản lý và sản xuất của doanh nghiêp đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 và đã đước tổ chức SGS (tổ chức chứng nhận chất lượng uy tín nhất trên thế giới) cấp giấy chứng nhận ngày 4/11/2002.
Trong những năm qua, công ty cổ phần Vĩnh Tường không ngừng phát triển, vào tháng 1/2006 Công ty bắt đầu hoạt động dưới pháp nhân mới, với các thành viên sáp nhập vào bao gồm: DNTN thương mại Vĩnh Tường 2, Công ty cổ phần Vĩnh Tường (Hà Nội) thành:
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẨN CÔNG NGHIỆP VĨNH TƯỜNG
Tên giao dịch: VINH TUONG INDUSTRIAL CORPORATION
Tên viết tắt: VTI
Giấy phép đầu tư: số 4103003964 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp vào ngày 24/10/2005.
Địa chỉ trụ sở chính: Lô C23a Khu Công Nghiệp Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, TP.HCM
Tel: (84-8) 7818778 – 7818779 – 7818780 – 7818781 – 7818782
Fax: (84-8) 7818782
Email: vti@vinhtuong.com
Website:
Từ khi thành lập Vĩnh Tường đã không ngừng lớn mạnh biểu hiện thông qua các thông tin sau:
Trước hết, về vốn điều lệ:
Vốn điều lệ công ty khi tiến hành đăng ký hoạt động kinh doanh năm 1997 ( của DNTN Vĩnh Tường ) ban đầu mới chỉ có 500 triệu, đến năm 2004 sau khi phối hợp với công ty TNHH Viễn Đông thành lập công ty cổ phần Vĩnh Tường thì vốn điều lệ tăng lên là 30 tỷ và đến năm 2006 khi hoạt động dưới pháp nhân mới là công ty cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường thì vốn điều lệ là 80 tỷ và đến nay công ty đã không ngừng phát triển lớn mạnh tính đến ngày 31/12/2007 vốn điều lệ hiện tại của công ty đã lên tới 100 tỷ đồng. Đây chính là dấu hiệu chứng tỏ sự vươn lên lớn mạnh và đang từng bước khẳng định mình của Vĩnh Tường, Vĩnh Tường đã tạo được sự quan tâm, thu hút các cổ đông.
Về hoạt động sản xuất kinh doanh của Vĩnh Tường ngày càng phát triển:
Ngành nghề kinh doanh là sản xuất và phân phối khung trần treo, vách ngăn, trần thạch cao, tấm trang trí phục vụ cho ngành trang trí nội thất, tư vấn dự án xây dựng.
Năm 2002 doanh nghiệp tư nhân Vĩnh Tường đã đạt được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
Năm 2006 trụ sở chính và nhà máy sản xuất khung trần và vách ngăn trước đây đặt tại khu công nghiệp Lê Minh Xuân được di dời, đầu tư mới hơn 40 tỷ đồng và chính thức đưa vào hoạt động tại khu công nghiệp Hiệp Phước từ tháng 7/2006 với công suất tăng gấp đôi, cung cấp 15000 tấn sản phẩm mỗi năm cho thị trường. Với hệ thống máy tạo thanh hiện đại tự động mới 100%, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, Vĩnh Tường đã nâng chất lượng khung trần, vách lên một tầm cao mới, có thể đáp ứng các chủng loại cao cấp của khách hàng trong và ngoài nước.
Hiện nay, Vĩnh Tường sản xuất và cung cấp ra thị trường 6 dòng sản phẩm chính: Khung trần chìm, khung trần nổi, khung vách ngăn, tấm trang trí, tấm thạch cao, khung cửa thép. Mới đây công ty có sản xuất thêm các loại sản phẩm là bột xử lý mối nối.
Đa số các loại nguyên vật liệu sản xuất của Vĩnh Tường đều được sản xuất từ các nhà máy có chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, ISO 14000 như: Nhà máy Bluescope Steels của Úc, tập đoàn SCT của Thái Lan, doanh nghiệp Nynex của Malaysia. Cùng với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000, Vĩnh Tường luôn làm thoả mãn khách hàng thông qua việc liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Hiện sản phẩm của Vĩnh Tường chiếm trên 70% thị phần trần trang trí cả nước, được phân phối qua hệ thống trên 300 đại lý và hội viên. Các sản phẩm của Vĩnh Tường luôn đạt yêu cầu mỹ thuật cao, tiện dụng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các chủ đầu tư và nhà thầu. Liên tục nhiều năm qua doanh nghiệp được tặng cúp vàng, huy chương vàng, bằng khen tại các kỳ Hội Chợ Triển Lãm Quốc Tế, thương hiệu hàng đầu về xây dựng và trang trí nội thất tại thành phố Hồ Chí Minh và cả nước.
Không những đã tạo được vị thế vững chắc trên thị trường trong nước, Vĩnh Tường còn khẳng định thương hiệu Việt trên trường quốc tế. Các sản phẩm của Vĩnh Tường ngày càng được các doanh nghiệp nước ngoài như Singapore, Úc, Campuchia, Bangladesh biết đến. Hàng năm Vĩnh Tường xuất sang các thị trường này khoảng 20% lượng sản phẩm, góp phần vào chiến lược xuất khẩu chung cho nền kinh tế nước nhà. Với những thành tích trên Vĩnh Tường đã được Bộ Thương mại tặng bằng khen về thành tích xuất khẩu 3 năm liền (2002, 2003, 2004) và 2005 cũng đạt trên chuẩn được xét thưởng. Hiện tại Vĩnh Tường đang ký kết hợp tác với nhiều đối tác nước ngoài, sắp tới dự tính đẩy mạnh xuất khẩu vào nhiều nước khác trong khối Asean và Nhật Bản.
Để phát triển chiều sâu, Vĩnh Tường đang đầu tư gần 33 tỷ đồng để xây dựng nhà xưởng, lắp đặt nhiều trang thiết bị mới với quy trình sản xuất khép kín cho nhà máy mới tại khu công nghiệp Hiệp Phước và đầu tư hơn 4 tỷ đồng cho nhà máy hiện có tại khu công nghiệp Quang Minh tỉnh Vĩnh Phúc nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu đồng thời liên tục được đầu tư mở rộng để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong tương lai.
Hiện nay, Vĩnh Tường có các văn phòng đại diện và chi nhánh ở cả 3 miền :
Văn phòng miền Nam( chi nhánh 1):
333 Tô Hiến Thành, Quận 10, Tp. HCM ĐT: (84-8) 8631387- 8631407- 8631389Fax: (84-8) 8631388 Email: vti@vinhtuong.com Chi nhánh 2:1C/22 Chánh Hưng, Phường 5, Quận 8, TP.HCM, Việt Nam.Điện thọai: (84-8) 8507020Fax: (84-8) 8507021
Chi nhánh 3:149 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP.HCM, Việt Nam.Điện thọai: (84-8) 9973 710Fax: (84-8) 9973 711
Chi nhánh 4:Địa chỉ: 85 Kinh Dương Vương, Quận 6, TP.HCM, Việt Nam.Điện thọai: (84-8) 8754 404 - 7515 930Fax: (84-8) 8754 404
Chi nhánh 5:Địa chỉ: 170 - 172 Đinh Bộ Lĩnh, Quận Bình Thạnh, TP.HCM, Việt Nam.Điện thọai: (84-8) 8998 986Fax: (84-8) 5115 351
Văn phòng miền Trung:
Khu 4B – Phường Hoà Minh, Quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng, Việt Nam
ĐT: (84-511) 766358
Fax: (84-511) 766359
Email: cn-danang@vinhtuonghn.com
Văn phòng miền Bắc:
Phòng 115, tòa nhà CT5, Khu đô thị Mỹ Đình Sông Đà, Đường Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội.
ĐT: (84-4) 5566690
Fax: (84-4) 5566685
Email : vinhtuonghn@fpt.vn
Hai nhà máy sản xuất:
Nhà máy sản xuất miền Nam: Lô C23a Khu Công Nghiệp Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, TP.HCM
Nhà máy sản xuất miền Bắc: Lô 48 Khu Công Nghiệp Quang Minh,Tỉnh Vĩnh Phúc
1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường – Chi nhánh miền Bắc
Công ty cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường – Chi nhánh miền Bắc được thành lập ngày 4/10/2004 do sự phối hợp củ công ty TNHH Viễn Đông ở Hà Nội và DNTN thương mại Vĩnh Tường 2 ở thành phố Hồ Chí Minh, và xây dựng nhà máy 2 ở khu công nghiệp Quang Minh, tỉnh Vĩnh Phúc.
Từ khi thành lập đến nay chi nhánh công ty đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Khi thành lập vốn điều lệ của chi nhánh công ty là 1 tỷ, đội ngũ công nhân viên chỉ khoảng 60 người đến nay số lượng đó đã tăng lên đáng kể, vốn điều lệ tính đến ngày 31/12/2007 là 20 tỷ và số lượng công nhân viên là 120 người.
Do khi thành lập chi nhánh công ty đã có được uy tín, thương hiệu của trụ sở chính nên việc phát triển thị trường bước đầu đã có nhiều thuận lợi, hiện nay Vĩnh Tường đang là nhà sản xuất và phân phối vách ngăn, trần thạch cao đứng đầu miền Bắc với 40% thị phần, và con số này còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Thị trường của chi nhánh công ty ngày càng mở rộng trên toàn miền Bắc, mức độ bao phủ thị trường đang được tăng lên, và tiến tới chi nhánh công ty có thể sản xuất để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài tiếp giáp khu vực phía Bắc là Trung Quốc.
2. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường
2.1. Sơ đồ bộ máy quản trị công ty
Sơ đồ 1: SƠ ĐỔ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VĨNH TƯỜNG
Đại Hội Đồng Cổ Đông
Hội Đồng Quản Trị
Ban Kiểm Soát
Ban Tổng Giám Đốc
Đại Diện Lãnh Đạo Chất Lượng
Giám đốc điều hành kv miền Nam
Giám đốc điều hành kv miền Bắc
Giám đốc điều hành kv Nước ngoài
P. NS-QTVP
P. TC-KT
P. Tiếp thị
P. Cung ứng
P.DA & HTKT
P. Bán hàng
Sơ đồ 2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN CÔNG NGHIỆP VĨNH TƯỜNG KHU VỰC PHÍA BẮC
P. NS-QTVP
Giám đốc điều hành khu vực phía Bắc
P.TC - KT
P. Bán Hàng
P. DA&HTKT
Nhà Máy Sản Xuất
P.Tiếp Thị
p. Quản Lý Chất lượng
(Nguồn: Phòng nhân sự và quản trị văn phòng)
Trước hết về cơ cấu tổ chức của công ty theo mô hình quản trị kiểu ma trận, kết hợp giữa cơ cấu tổ chức theo đối tượng khu vực và cơ cấu tổ chức chức năng. Các phòng ban chức năng có mối liên hệ chặt chẽ trực tiếp với nhau và với ban lãnh đạo của công ty. Các phòng ban trợ giúp nhau thực hiên tốt các kế hoạch mà công ty giao phó. Mỗi một phòng ban có những chức năng khác nhau do vậy khi thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty thì các phòng ban có liên quan hỗ trợ các phòng ban khác.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức các khu vực theo cơ cấu trực tuyến, điều này đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động quản trị, xóa bỏ việc một bộ phận quản trị phải nhận nhiều mệnh lệnh quản trị khác nhau.
2.2 Chức năng của các bộ phận
2.2.1 Đại hội đồng cổ đông
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty và tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu đều được tham dự.
Đại hội đồng cổ đông xác nhận các việc bổ nhiệm thành viên hội đồng quản trị đồng thời nhận các báo cáo về các vấn đề sau: báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo của ban kiểm soát công ty, báo cáo của hội đồng quản trị, báo cáo của kiểm toán viên, và các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của công ty từ đó xác định số lượng thành viên hội đồng quản trị và mức cổ tức mỗi loại cổ phần phù hợp với luật doanh nghiệp.
2.2.2 Hội đồng quản trị
Là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh công ty trừ những thẩm quyền thuộc về đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị hiện nay có 6 thành viên, mỗi nhiệm kỳ tối đa của từng thành viên là 2 năm , chủ tịch hội đồng quản trị do hội đồng quản trị bầu ra.Hội đồng quản trị giám sát tổng giám đốc điều hành và những người quản lý khác.
2.2.3 Ban Tổng giám đốc
Là những người đại diện pháp luật của công ty, thực hiện các nghị quyết của hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư của công ty đã được hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông thông qua , thay mặt công ty ký kết hợp đồng tài chính thương mại, thành lập các chi nhánh. Ban giám đốc có 1 Tổng giám đốc và 2 phó Tổng giám đốc. Tổng giám đốc là một thành viên của Hội đồng quản trị, là người quản lý chung chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo Nghị Quyết của đại hội đồng cổ đông, quyết định của hội đồng quản trị và điều lệ công ty đồng thời cũng là người chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật, còn 2 phó Tồng giám đốc chịu trách nhiệm phụ trách ở hai khu vực là miền Bắc và nước ngoài.
2.2.4 Ban kiểm soát
Là Ban thanh tra của Tổng công ty. Họ có nhiệm vụ xin ý kiến tư vấn chuyên nghiệp độc lập hoặc tư vấn về pháp luật và đảm bảo sự tham gia của những chuyên gia bên ngoài công ty với kinh nghiệm và trình độ chuyên môn phù hợp vào công việc của công ty nếu thấy cần thiết.
2.2.5 Đại diện lãnh đạo về chất lượng
Xây dựng, áp dụng và duy trì, cải tiến hoạt động quản lý chất lượng trong toàn công ty theo tiêu chuẩn ISO, xây dựng mục tiêu chất lượng cho từng thời kỳ, báo cáo việc thành lập hệ thống quản lý chất lượng đến ban tổng giám đốc để xem xét chính sách cải tiến chất lượng.
2.2.6 Giám đốc điều hành các khu vực
Ký kết các hợp đồng, văn bản, biên bản thanh lý liên quan đến lĩnh vực hoạt động đã được Tổng giám đốc ủy quyền, tổ chức bộ máy hoạt động phù hợp với quy định chung của công ty và tổ chức thực hiện ISO 9001.
2.2.7 Phòng Nhân sự và quản trị văn phòng(NS-QTVP)
Tham mưu cho Ban giám đốc về các quyết định liên quan tới công tác quản trị nguồn nhân lực ( tuyển dụng, đào tạo, lao động tiền lương, phúc lợi, thực hiện các chương trình phát triển nhân sự) và quản trị văn phòng ( quản trị tài sản và thẩm định chi phí quản trị văn phòng). Tham gia xây dựng, duy trì áp dụng và cải tiến hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
2.2.8 Phòng Tài Chính- Kế toán
Tài chính: Tham mưu cho Giám đốc điều hạnh và Tổng giám đốc về các quyết định tài chính để lựa chọn phương án đầu tư kinh doanh tối ưu; tăng cường quan hệ và hợp tác, liên kết với các tổ chức tài chính nhằm giải quyết vốn đầu tư cho các dự án; quản lý nguồn vốn của các dự án; theo dõi kiểm tra ngân sách của các bộ phận theo kế hoach ngân sách đã duyệt; kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch tài chính theo mục tiêu đầu tư của công ty và trách nhiệm nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình tài chính của công ty; lập kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư vào kinh doanh của công ty.
Kế toán: Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác và khoa học các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo tháng, quý, năm; chịu trách nhiệm lập báo cáo cho các cơ quan quản lý nhà nước: báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán theo chế độ tài chính hiện hành; theo dõi và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính của công ty đối với Nhà nước theo luật định; lưu trữ và bảo quản an toàn tuyệt đối các hồ sơ tài liệu, chứng từ liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn; chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ tài sản, quỹ tiền mặt của công ty, kịp thời thanh toán, thu hồi các khoản phải thu, phải trả.
ISO: Tham gia xây dựng duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn của ISO 9001
2.2.9 Phòng tiếp thị
Quản trị Marketing, xây dựng các chiến lược tiếp thị cho phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty; xây dựng và thực hiện các kế hoach quảng cáo, chiêu thị, chiến lược giá, quan hệ cộng đông, chăm sóc và phát triển hệ thống phân phối; thực hiện các nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, môi trường kinh tế, chính trị, xã hội nhằm đề xuất với giám đốc điều hành và tổng giám đốc về chiến lược kinh doanh trong thời gian ngắn hạn và dài hạn; nghiên cứu sản phẩm mới; tham gia xây dựng, áp dụng và cải tiến chất lượng công ty theo tiêu chuẩn ISO 9001.
2.2.10 Phòng cung ứng
Quản trị mua hàng; cập nhật và tổng hợp thông tin về các sản phẩm, giá cả và nhà cung ứng trên thị trường để phục vụ cho hoạt động cung ứng hàng hóa cho sản xuất và kinh doanh của công ty; tham gia xây dựng, áp dụng cải tiến hệ thống quản lý chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn ISO 9001.
2.2.11 Phòng bán hàng
Quản trị bán hàng; cập nhật và tổng hợp thông tin từ các phòng ban có liên quan theo định kỳ hàng tháng để phục vụ công tác đối ngoại và quản trị sản phẩm; trên cơ sở biến động giá cả và các kết quả nghiên cứu thị trường, phòng bán hàng kịp thời điều chỉnh và đề xuất giá kinh doanh lên Giám đốc điều hành; tham gia xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.
2.2.12 Phòng dự án và hỗ trợ kỹ thuật
Quản trị dự án; cập nhật và tổng hợp thông tin và tiếp cận các chủ đầu tư, chủ dự án và nhà thầu xây dựng; tổ chức thực hiện tư vấn thiết kế đưa sản phẩm vào dự án; tham gia xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2001.
2.2.13 Nhà máy sản xuất
Thực hiện nhiệm vụ sản xuất theo kế hoạch, yêu cầu cung cấp hàng hóa; xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.
2.2.14 Phòng quản lý chất lượng
Thực hiện nhiệm vụ kiểm soát hoạt động kiểm tra sản phẩm của nhà máy sản xuất nhằm đảm bảo sản phẩm xuất xưởng theo yêu cầu như quy định; thực hiện hoạt động thử nghiệm sản phẩm nhằm đảm bảo sản phẩm đạt yêu cầu như quy định; xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn ISO 9001.
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty trong những năm qua nhìn chung là phát triển theo hướng tích cực, tình hình doanh thu và lợi nhuận đều tăng. Số liệu cụ thể thông qua bảng sau:
Bảng1: Tình hình doanh thu và lợi nhuận của chi nhánh miền Bắc
(Đơn vị: 1000VNĐ)
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Doanh thu
30.809.000
43.991.000
58.253.000
76.100.000
Lợi nhuận trước thuế
2.316.000
2.669.000
6.000.000
6.962.000
Lợi nhuận sau thuế
1.667.520
1.921.680
4.320.000
5.012.640
( Nguồn: Phòng tài chính - Kế toán)
Biểu đồ 1: Tình hình doanh thu và lợi nhuận của chi nhánh công ty
(2004 – 2007)
Giá trị (triệu đổng)
3.1 Về doanh thu
Nhìn vào bảng trên( bảng 1) và đồ thị trên ta có thể thấy doanh thu hàng năm đều tăng trưởng với tốc độ cao trên 30%. Năm 2005 đạt 43991 triệu đồng tăng 42.8% so với năm 2004. Năm 2006 đạt 58253 triệu đồng tăng 32.4% so với năm 2005. Năm 2007 đạt 76100 triệu đồng tăng 30.6% so với năm 2006.
Có được kết quả như vậy là do chi nhánh công ty đã không ngừng mở cửa thị trường tiêu thụ của mình, cơ cấu doanh thu có sự thay đổi lớn trong nhóm các mặt hàng, mặt hàng khung tăng dần tỷ trọng trong tổng doanh thu với tốc độ tương đối đều, phòng kinh doanh và tiếp thị đã thực hiện tố