Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp có ýnghĩa rất lớn không những đối
với công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp mà còn với các cơ quan quản
lý và các cơ quan hữu quan khác (cơ quan thuế, cơ quan chủ quản, cơ quan thanh
tra,cơ quan kiểm toán) trong việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống tài khoản kế toán do B?Tài
Chính ban hành và áp dụng hiện nay trong các doanh nghiệp ở nước ta mặc dầu
đã có nhiều sửa đổi, cảitiến nhưng vẫn chưa thực sự thống nhất về nội dung và
thể thức, chưa đáp ứng được sự đổi mới của nền kinh tế và phù hợp với thông lệ
quốc tế. Hạn chế này trước hết gây khó khăn, lúng túng cho người làm công tác
kế toán ở doanh nghiệp, sau nữa gây khókhăn cho các cơ quan chức năng cũng
như các cơ quan nghiên cứu và các cơ sở đào tạo kế toán.
Cùng với Luật kế toán và các chuẩn mực kế toán đã và đang được ban hành,
việc hoàn thiện chế độ kế toán doanh nghiệp (trong đó có hệ thống tài khoản) là
một trong những nội dung của chiến lược đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam
giai đoạn 2001 – 2010 đã đượcBộ Tài Chính thông qua trong hội nghị kế toán
toàn quốc được tổ chức tạiHà Nội vào ngày 14/10/2003: “Căn cứ Luật kế toán,
các văn bản hướng dẫn Luật và các chuẩnmực kế toán mới ban hành cần phải
tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện chế độ kế toán doanh nghiệp, chế
độ kế toán nhà nước phù hợp với xu hướng đổi mới nền kinh tế và hội nhập
quốc tế”.
Cho nên, việc hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người làm công tác kế toán cũng như các cơ
quan có thẩm quyền và cơ sở đào tạo kế toán, đồng thời góp phần vào chiến
lược đổi mới hệ thống kế toán đến năm 2010 của Bộ Tài Chính, thúc đẩy tiến
-4-
trình hội nhập kế toán với khu vực và thếgiới là việc làm có tính thời sự hiện
nay.
72 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1867 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-1-
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI KHOẢN VÀ HỆ THỐNG TÀI KHOẢN
KẾ TOÁN
1.1 Tài khoản
1.1.1 Khái niệm, ý nghĩa tác dụng
1.1.2 Hình thức, kết cấu
1.1.3 Phân loại tài khoản
1.1.4 Phương trình kế toán căn bản, hệ thống kế toán kép và nguyên tắc
ghi Nợ – Có
1.1.5 Cách ghi chép vào các loại tài khoản chủ yếu liên quan đến các yếu tố
của báo cáo tài chính
1.2 Hệ thống tài khoản kế toán
1.2.1 Khái niệm, nội dung
1.2.2 Cơ sở xây dựng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp
1.2.3 Sơ lược một số hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp
Chương 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM
2.1. Lược sử hình thành và phát triển của hệ thống tài khoản kế toán doanh
nghiệp Việt Nam
2.1.1 Giai đoạn 1954 – 1986
2.1.2 Giai đoạn 1986 – 1995
2.1.3 Giai đoạn 1995 – nay
2.2.Thực trạng ban hành và vận dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh
nghiệp Việt Nam
2.2.1 Thực trạng ban hành
-2-
2.2.2 Thực trạng vận dụng
2.3.Đánh giá hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện hành
2.3.1 Ưu điểm
2.3.2 Nhược điểm
Chương 3: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN HÀNH
3.1 Quan điểm hoàn thiện
3.1.1 Quan điểm hội nhập
3.1.2 Quan điểm thống nhất
3.1.3 Quan điểm phù hợp
3.1.4 Quan điểm đơn giản, dễ vận dụng
3.2 Cơ sở và nguyên tắc hoàn thiện
3.2.1 Cơ sở hoàn thiện
3.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện
3.3 Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp hiện hành
3.3.1 Hoàn thiện về loại tài khoản
3.3.2 Hoàn thiện về nhóm trong từng loại tài khoản
3.3.3 Hoàn thiện các tài khoản trong từng nhóm, từng loại tài khoản
3.4 Kiến nghị
3.4.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về kế toán doanh nghiệp
3.4.2 Mở rộng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp
3.4.3 Rà soát sắp xếp lại các tài khoản
Kết luận
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
-3-
LỜI MỞ ĐẦU
Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn không những đối
với công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp mà còn với các cơ quan quản
lý và các cơ quan hữu quan khác (cơ quan thuế, cơ quan chủ quản, cơ quan thanh
tra,cơ quan kiểm toán) trong việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài
Chính ban hành và áp dụng hiện nay trong các doanh nghiệp ở nước ta mặc dầu
đã có nhiều sửa đổi, cải tiến nhưng vẫn chưa thực sự thống nhất về nội dung và
thể thức, chưa đáp ứng được sự đổi mới của nền kinh tế và phù hợp với thông lệ
quốc tế. Hạn chế này trước hết gây khó khăn, lúng túng cho người làm công tác
kế toán ở doanh nghiệp, sau nữa gây khó khăn cho các cơ quan chức năng cũng
như các cơ quan nghiên cứu và các cơ sở đào tạo kế toán.
Cùng với Luật kế toán và các chuẩn mực kế toán đã và đang được ban hành,
việc hoàn thiện chế độ kế toán doanh nghiệp (trong đó có hệ thống tài khoản) là
một trong những nội dung của chiến lược đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam
giai đoạn 2001 – 2010 đã được Bộ Tài Chính thông qua trong hội nghị kế toán
toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 14/10/2003: “Căn cứ Luật kế toán,
các văn bản hướng dẫn Luật và các chuẩn mực kế toán mới ban hành cần phải
tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện chế độ kế toán doanh nghiệp, chế
độ kế toán nhà nước… phù hợp với xu hướng đổi mới nền kinh tế và hội nhập
quốc tế”.
Cho nên, việc hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người làm công tác kế toán cũng như các cơ
quan có thẩm quyền và cơ sở đào tạo kế toán, đồng thời góp phần vào chiến
lược đổi mới hệ thống kế toán đến năm 2010 của Bộ Tài Chính, thúc đẩy tiến
-4-
trình hội nhập kế toán với khu vực và thế giới là việc làm có tính thời sự hiện
nay.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nhằm góp phần củng cố, sửa đổi và sắp xếp lại hệ thống tài khoản kế toán
doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam theo hướng phù hợp và đáp ứng yêu cầu
xây dựng, hoàn thiện môi trường pháp lý kế toán trong điều kiện nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN, đa dạng hoá các hình thức sở hữu, các loại hình doanh
nghiệp và mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài phù hợp yêu cầu hội nhập kinh tế,
hội nhập kế toán đồng thời phù hợp với yêu cầu quản lý vĩ mô, vi mô của Nhà
nước và của các doanh nghiệp.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở lý luận về Tài khoản, hệ thống tài khoản kế toán, nội dung xu
hướng xây dựng hệ thống tài khoản kế toán của các nước, khảo sát thực trạng
ban hành và áp dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp theo quyết định
1141 và 1177 (có sửa đổi bổ sung) nhằm hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán
thống nhất áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp (trừ các ngành nghề đặc thù)
đóng trên lãnh thổ Việt Nam.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp chủ yếu sử dụng là phép biện chứng duy vật và biện chứng lịch
sử về các vấn đề trong mối liên hệ phổ biến trong sự vận động và phát triển,
đồng thời kết hợp phương pháp logic, phân tích, đánh giá, so sánh, đối chiếu và
tổng hợp.
-5-
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI KHOẢN VÀ
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
1.1.Tài khoản
1.1.1.Khái niệm, ý nghĩa tác dụng
Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được kế toán viên lập theo định kỳ
là phương tiện truyền đạt thông tin về tình hình tài chính, tình hình và kết qủa
hoạt động kinh doanh của đơn vị kế toán cho các đối tượng sử dụng trong việc ra
các quyết định kinh tế. Các yếu tố của báo cáo tài chính được lập bằng cách
tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có cùng tính chất kinh tế. Nên, nếu
xem báo cáo tài chính là sản phẩm đầu ra của kế toán thì nguyên liệu đầu vào
chính là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Nghiệp vụ kinh tế là những sự kiện ảnh hưởng đến tình hình tài chính của
đơn vị kế toán; hoặc cụ thể hơn, nghiệp vụ kinh tế là những hoạt động phát sinh
cụ thể làm tăng, giảm tài sản, nguồn hình thành tài sản của đơn vị kế toán.
Có thể có hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn nghiệp vụ kinh tế phát sinh
hằng ngày trong đơn vị kế toán. Với khối lượng lớn như thế, làm sao để có thể
tổng hợp các nghiệp vụ có cùng tính chất kinh tế thành các yếu tố của báo cáo
tài chính một cách chính xác, đầy đủ mà lại dễ dàng nhanh chóng, kịp thời phục
vụ cho các đối tượng sử dụng? Sau khi thu thập dưới dạng các chứng từ hoá đơn
hợp lệ hợp pháp, kế toán viên gom các nghiệp vụ kinh tế (căn cứ vào nội dung
cụ thể trên các chứng từ hoá đơn) có cùng tính chất hoặc nội dung kinh tế lại với
nhau và ghi vào trang sổ hay tấm thẻ. Có thể có nhiều trang sổ hay tấm thẻ được
sử dụng để lưu trữ tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị kế toán
theo thứ tự thời gian. Sắp xếp các trang sổ hay tấm thẻ lại với nhau thành quyển
sổ. Các trang sổ hay tấm thẻ này gọi là tài khoản, quyển sổ gọi là sổ Cái tài
-6-
khoản hay gọi tắt là sổ cái. Như vậy, tài khoản là trang sổ lưu trữ các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh có cùng tính chất hoặc nội dung kinh tế hay nói khác hơn, tài
khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh có cùng nội dung kinh tế . Để dễ phân biệt, mỗi tài khoản được đặt một cái
tên hay được đánh số hiệu. Thông thường, tên phải ngắn gọn, dễ hiểu, mô tả
được nội dung kinh tế đặc trưng của các nghiệp vụ kinh tế được lưu trữ vào tài
khoản đó, số hiệu được đánh theo một trật tự nhất định và dễ nhận biết. Tuỳ
theo quy định trong chế độ kế toán của từng quốc gia mà tên và số hiệu của tài
khoản bắt buộc phải thống nhất theo hướng dẫn hoặc bản thân mỗi đơn vị kế
toán tự đặt tên và kí hiệu theo ý riêng.
1.1.2 Hình thức, kết cấu
Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng, mỗi sự vật hiện tượng trong thế
giới đều là một thể thống nhất của các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng
đối lập nhau. Nghiệp vụ kinh tế là sự kiện làm thay đổi tình hình tài chính, cụ
thể là làm tăng, giảm tài sản và nguồn hình thành tài sản của đơn vị kế toán.
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo một trong hai khuynh hướng đối lập nhau là
làm tăng hoặc làm giảm tài sản hoặc nguồn hình thành tài sản. Nên mỗi tài
khoản (trang sổ) dùng để lưu trữ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cùng nội dung
cũng phải thể hiện được tính hai mặt để phản ánh hai khuynh hướng đối lập
nhau của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nên hình thức của tài khoản phải gồm
hai bên hoặc hai phần. Mặc khác, theo qui luật âm _ dương trong triết học Trung
hoa cổ đại, bản chất của mỗi sự vật hiện tượng được thể hiện ra bên ngoài dưới
hình thức những cặp từ đối lập nhau nên hai bên của tài khoản có thể được gọi là
bên trái - bên phải, hoặc bên Nợ - bên Có (tiếng Anh).
-7-
Thông thường người ta gọi bên trái là bên Nợ, bên phải là bên Có. Nợ, Có
là thuật ngữ kế toán xuất phát từ “Debit” (viết tắt là Dr, tiếng Latinh là Debere)
và “Credit“ (viết tắt là Cr, tiếng Latinh là Credere)
Hình thức đơn giản nhất của một tài khoản được sử dụng trong học tập và
nghiên cứu là tài khoản dưới dạng chữ T (gọi tắt tài khoản là chữ T) gồm 3
phần: Tên tài khoản (ghi bên trên chữ T); bên trái chữ T gọi là bên Nợ; bên phải
chữ T gọi là bên Có
Nợ Tên tài khoản Có
Bên trái Bên phải
Như vậy, bất cứ một nghiệp vụ kinh tế phát sinh nào được lưu trữ vào bên
trái của tài khoản là một phát sinh Nợ hay còn gọi là bút toán ghi Nợ. Và ngược
lại; bất cứ một nghiệp vụ kinh tế phát sinh nào được lưu trữ vào bên phải của tài
khoản là một phát sinh Có hay còn gọi là bút toán ghi Có.
Trong thực tế, hình thức của tài khoản dưới dạng trang sổ trong sổ cái dùng để
lưu trữ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cùng loại như sau:
TÀI KHOẢN : ………..
Chứng từ Số tiền
Số Ngày
Diễn giải
Tài
khoản
đối ứng Nợ Có
Ghi chú
Số dư đầu kỳ :
Số phát sinh trong kỳ :
……
……
……
Tổng số phát sinh trong kỳ :
Số dư cuối kỳ :
-8-
Nội dung của các cột như sau:
• Cột chứng từ: ghi số, ngày của chứng từ minh chứng cho các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh mà kế toán phải thu thập.
• Cột diễn giải: Nội dung tóm tắt của nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên chứng từ
kế toán.
• Cột tài khoản đối ứng: Tên tài khoản đối ứng còn lại có liên quan trong nội
dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
• Cột số tiền : số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào bên trái
(Nợ) hoặc bên phải (Có) của tài khoản này.
• Số dư của tài khoản:
Số dư là số chênh lệch giữa tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của
tài khoản, nếu tổng phát sinh Nợ lớn hơn tổng số phát sinh Có thì tài khoản có
dư Nợ. Và ngược lại, nếu tổng phát sinh Có lớn hơn tổng phát sinh Nợ thì tài
khoản có dư Có. Công thức xác định số dư của tài khoản như sau:
Số dư cuối kỳ = số dư đầu kỳ + tổng số phát sinh tăng - tổng số phát sinh giảm
Trong đó:
- Số dư đầu kỳ: Số hiện có vào đầu kỳ trên tài khoản (bằng (=) số dư cuối
kỳ trước)
- Số dư cuối kỳ: Số hiện còn vào cuối kỳ trên tài khoản.
- Số phát sinh tăng, số phát sinh giảm của tài khoản sẽ đề cập ở 1.1.5 –
Cách ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các loại tài khoản.
1.1.3 Phân loại tài khoản
Phân loại tài khoản là việc sắp xếp các tài khoản vào từng loại, từng nhóm
theo những tiêu thức khác nhau. Tuỳ theo các tiêu thức mà có các cách phân loại
như sau:
1.1.3.1 Theo nội dung kinh tế
Các tài khoản được phân thành 03 loại:
+ Loại tài khoản tài sản: dùng để lưu trữ tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh có nội dung kinh tế làm tăng, giảm tài sản của đơn vị kế toán.
+ Loại tài khoản nguồn vốn: dùng để lưu trữ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
có nội dung kinh tế làm tăng, giảm nguồn vốn của đơn vị kế toán.
+ Loại tài khoản phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh: dùng
để lưu trữ các nghiệp vụ kinh tế làm tăng, giảm doanh thu, thu nhập, chi phí, giá
vốn và xác định kết quả kinh doanh.
Việc phân loại tài khoản theo nội dung kinh tế giúp đơn vị kế toán lựa chọn
số lượng và loại tài khoản sử dụng trong công tác kế toán của đơn vị mình.
1.1.3.2 Theo công dụng
Các tài khoản được chia thành 3 loại
-9-
+ Loại tài khoản cơ bản: dùng để lưu trữ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trực
tiếp làm tăng, giảm tài sản và nguồn hình thành tài sản.
+ Loại tài khoản điều chỉnh: được sử dụng để tính toán lại số lượng đã được
lưu trữ trên loại tài khoản cơ bản nhằm cung cấp số liệu xác thực về tình hình tài
chính của đơn vị kế toán tại thời điểm tính toán.
+ Loại tài khoản nghiệp vụ: dùng để tập hợp các số liệu cần thiết sau đó sử
dụng các phương pháp mang tính nghiệp vụ để xử lý các số liệu. Loại này chia
ra làm các nhóm như sau:
• Nhóm tài khoản phân phối: dùng để tập hợp các số liệu sau đó phân
phối cho các tài khoản có liên quan.
• Nhóm tài khoản tính giá thành: dùng để tập hợp các nghiệp vụ kinh tế
liên quan đến chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoặc lao vụ, dịch vụ.
• Nhóm tài khoản so sánh: dùng để xác định các chỉ tiêu cần thiết của quá
trình kinh doanh bằng cách so sánh tổng phát sinh nợ và tổng phát sinh có của
tài khoản.
Việc phân loại tài khoản theo công dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc
tính toán, xác định các chỉ tiêu cần thiết cung cấp cho hoạt động quản lý.
1.1.3.3 Theo mối quan hệ với báo cáo tài chính
Các tài khoản được chia thành 3 loại:
+ Loại tài khoản thuộc Bảng cân đối kế toán: dùng để lưu trữ các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh liên quan đến các yếu tố tài sản, nguồn vốn để hình thành nên
Bảng cân đối kế toán (là bảng phản ánh một cách khái quát tình hình tài sản,
nguồn hình thành tài sản của đơn vị kế toán tại một thời điểm).
+ Loại tài khoản thuộc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: dùng để lưu
trữ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các yếu tố doanh thu, thu nhập,
chi phí, giá vốn, xác định kết quả kinh doanh để hình thành nên các chỉ tiêu trên
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
-10-
+ Loại tài khoản đặc biệt: dùng để lưu trữ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
cần phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý của các đối tựơng sử dụng báo
cáo tài chính.
Việc phân loại tài khoản theo mối quan hệ với báo cáo tài chính tạo thuận
lợi cho việc lập, kiểm tra các báo cáo tài chính của đơn vị kế toán.
1.1.3.4 Theo mức độ phản ánh
Cac ùtài khoản được chia thành 02 loại:
+ Loại tài khoản tổng hợp (còn gọi là tài khoản cấp 1): dùng để tập hợp các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp.
+ Loại tài khoản chi tiết (còn gọi là tài khoản cấp 2,3...): dùng để chi tiết
hoá các nghiệp vụ kinh tế đã lưu trữ trên các tài khoản tổng hợp tương ứng rồi.
Việc phân loại tài khoản theo mức độ phản ánh giúp đối chiếu số liệu trên
sổ tổng hợp và sổ chi tiết đảm bảo tính cân đối cho số liệu kế toán.
1.1.4 Phương trình kế toán, hệ thống kế toán kép và nguyên tắc ghi Nợ - Có
1.1.4.1 Phương trình kế toán căn bản
Để tồn tại, bất cứ đơn vị kế toán nào cũng phải có tài sản, đó là những
nguồn lực do đơn vị kế toán kiểm soát và có thể thu được lơị ích kinh tế trong
tương lai. Tài sản có nhiều loại và bất cứ loại tài sản nào cũng được hình thành
từ một hoặc nhiều nguồn nhất định, gọi là nguồn vốn. Xét về mặt gía trị thì tổng
tài sản luôn luôn bằng tổng nguồn vốn. Từ đó, ta có phương trình kế toán:
Tài sản = Nguồn vốn (1)
Tài sản được hình thành từ hai nguồn chủ yếu: một là, do người chủ tự bỏ
vốn ra gọi là nguồn vốn chủ sở hữu; hai là, do vay mượn trong quá trình hoạt
động kinh doanh gọi là nợ phải trả. Nợ phải trả được xem là nghĩa vụ hiện tại
phát sinh từ các giao dịch và sự kiện trong quá khứ mà đơn vị kế toán phải thanh
toán từ các nguồn lực của mình, vốn chủ sở hữu là giá trị vốn của đơn vị kế toán,
được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị tài sản trừ (-) đi nợ phải trả.
-11-
Nên phương trình kế toán có thể viết thành:
Tài sản = Nợ phải trả + nguồn vốn chủ sở hữu (2)
(1) và (2) là hai phương trình kế toán căn bản.
1.1.4.2 Hệ thống kế toán kép và nguyên tắc ghi Nợ, Có
Kế toán kép là phương pháp kế toán căn bản ra đời trong thời kỳ Phục sinh,
lần đầu tiên được trình bày vào năm 1494 trong một cuốn sách toán của Fra
Luca, một tu sĩ dòng Francis.
Kế toán kép dựa trên nguyên tắc lưỡng diện, nghĩa là mọi sự kiện kinh tế
phát sinh đều có hai mặt, hai khía cạnh cân đối nhau. Do đó, mỗi nghiệp vụ kinh
tế phát sinh phải được ghi vào tài khoản ít nhất một lần ghi Nợ và một lần ghi
Có và làm thế nào để tổng số tiền bên Nợ và tổng số tiền bên Có cân bằng
nhau.
1.1.5 Cách ghi chép vào các loại tài khoản chủ yếu liên quan đến các yếu
tố của Báo cáo tài chính
Các yếu tố của Báo cáo tài chính gồm: Tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ
sở hữu, doanh thu thu nhập, chi phí giá vốn.
Để có thể tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hình thành nên các yếu
tố của báo cáo tài chính phục vụ cho các đối tượng sử dụng thì sau khi thu thập,
kế toán viên phải xác định nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng, giảm đến yếu
tố nào trên báo các tài chính rồi mới lưu trữ bằng cách ghi chép vào các tài
khoản. Căn cứ vào nguyên tắc ghi Nợ, Có trong hệ thống kế toán kép và phương
trình kế toán cơ bản hình thành các cách ghi chép chủ yếu như sau
1.1.5.1 Cách ghi chép vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm
tăng, giảm tài sản
Nhìn vào phương trình