Kinh tế Việt Nam của thập kỷ 80 là một nền kinh tế kém phát triển, với một nền nông nghiệp lạc hậu. Do đó Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách biến đổi nền kinh tế từ một nước nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế thị trường, dưới sự quản lý của Nhà nước thị trường nước ta ngày càng phát triển, kéo theo sự xuất hiện của một loạt các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau như: công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty TNHH một thành viên.
73 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hoạt động quản trị hệ thống kênh phân phối tại công ty TNHH Quốc Tế Khánh Sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1: Bộ máy quản trị của công ty TNHH Quốc Tế Khánh Sinh 5
Sơ đồ 2: Bộ phận sản xuất của công ty TNHH Quốc Tế Khánh Sinh 7
Sơ đồ 3: Hệ thống kênh phân phối của công ty 27
Sơ đồ 4: Kênh phân phối trực tiếp sản phẩm phân bón của công ty 28
Sơ đồ 5: Kênh phân phối cấp một 29
Sơ đồ 6: Kênh phân phối hai cấp của công ty. 30
Sơ đồ 7: Cơ cấu phòng kinh doanh 65
Biểu đồ 1: Sản lượng tiêu thụ qua các năm 9
Biểu đồ 2: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm các năm 2004 - 2006 34
Biểu đồ 3: Doanh thu tiêu thụ qua các kênh phân phối 35
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Sản lượng sản phẩm tiêu thụ qua các năm 9
Bảng 2: Phân tích cơ cấu tài sản của công ty 12
Bảng 3: Phân tích cơ cấu nguồn vốn 12
Bảng 4: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2004-2006 14
Bảng 5: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. 17
Bảng 6: Sản lượng sản phẩm tiêu thụ theo tháng 20
Bảng 7: Cơ cấu nhân lực tại công ty qua các năm 21
Bảng 8: Số lượng các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân bón ở Việt Nam qua các năm 1999-2003. 25
Bảng 9: Công suất và sản lượng tiêu thụ của một số doanh nghiệp sản xuất phân bón. 26
Bảng 10: Bảng phân bố số lượng trung gian bán lẻ của kênh một cấp 30
Bảng 11: Bảng phân bố số lượng trung gian bán buôn qua các năm 32
Bảng 12: Tình hình tiêu thụ qua các năm 2004-2006 33
Bảng 13: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm qua các kênh ( số liệu năm 2006 ) 34
Bảng 14: Số lượng trung gian phân phối của công ty qua các năm 36
Bảng 15: Thị phần của công ty trên thị trường miền Bắc qua các năm 37
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế Việt Nam của thập kỷ 80 là một nền kinh tế kém phát triển, với một nền nông nghiệp lạc hậu. Do đó Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách biến đổi nền kinh tế từ một nước nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế thị trường, dưới sự quản lý của Nhà nước thị trường nước ta ngày càng phát triển, kéo theo sự xuất hiện của một loạt các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau như: công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty TNHH một thành viên....
Với sự cạnh tranh gay gắt đó, đã có rất nhiều doanh nghiệp không tránh khỏi việc làm ăn thua lỗ dẫn đến bị phá sản. Để đứng vững được trên thị trường thì đòi hỏi doanh nghiệp cần có một biện pháp quản lý mới sao cho đạt được kết quả kinh tế cao, không những đáp ứng được cho thị trường trong nước mà còn cạnh tranh với thị trường nước ngoài. Muốn làm được điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty TNHH Quốc Tế Khánh Sinh là một doanh nghiệp hình thành trong thời điểm đó, trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình đã và đang cố gắng hết sức để tồn tại và đi lên. Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên đang ra sức phấn đấu đưa doanh nghiệp mình phát triển ngày càng lớn mạnh nhưng trong quá trình hoạt động còn gặp không ít khó khăn đòi hỏi tập thể công ty phải tìm ra phương thức kinh doanh hợp lý. Trong thời gian thực tập tại công em đã được tìm hiểu các hoạt động của công ty trong đó đặc biệt chú trọng đến hoạt động quản trị kênh phân phối sản phẩm. Từ đó em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạt động quản trị hệ thống kênh phân phối tại công ty TNHH Quốc Tế Khánh Sinh”
Kết cấu đề tài gồm 3 phần:
Phần I: Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Quốc Tế Khánh Sinh
Phần II: Thực trạng hoạt động quản trị hệ thống kênh phân phối của công ty TNHH Quốc Tế Khánh Sinh
Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị hệ thống kênh phân phối của công ty TNHH Quốc Tế Khánh Sinh.
Trong quá trình thực hiên đề tài còn nhiều sai sót, em xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo Nguyễn Thu Thuỷ đã giúp em hoàn thành đề tài này. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN I
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ KHÁNH SINH
1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Quốc Tế Khánh Sinh
1.1.Thông tin chung về công ty
Công ty TNHH Quốc Tế Khánh Sinh được thành lập theo quyết định số 3839 TC/QĐ ngày 30/12/1997 của sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội. Công ty TNHH Quốc Tế Khánh Sinh đã được cấp con dấu riêng, có tài khoản tại ngân hàng, trụ sở chính của công ty đặt tại huyện Từ Liêm- Hà Nội.
Tên doanh nghiệp: công ty TNHH Quốc Tế Khánh Sinh
Tên giao dịch: công ty quốc Tế Khánh Sinh
Tên tiếng anh: Khanhsinh international limited company
Tên viết tắt: Khanhsinh inter
Hình thức pháp lý: công ty trách nhiệm hữu hạn
Ngành nghề kinh doanh chính: sản xuất phân bón
Trụ sở chính: Miêu Nha- Tây Mỗ- Từ Liêm- Hà Nội
Số điện thoại:04.8390176
Fax:04.8392123
Địa chỉ webside: www. Khanhsinh.com.vn
1.2.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.2.1.Giai đoạn trước 1997
Trước năm 1997, công ty TNHH Quốc Tế Khánh Sinh vốn chỉ là một xưởng sản xuất phân bón quy mô rất nhỏ. Đó là một xưởng sản xuất nhỏ với diện tích chỉ khoảng 400m2, số lượng nhân công chỉ 30 người. Giai đoạn này quy mô nhà xưởng và năng lực sản xuất còn rất thấp, năng suất một ngày khoảng 3-4 tấn. Chức năng chính của công ty khi đó là sản xuất phân bón phục vụ bà con nông dân tại địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội: Từ Liêm, Sóc Sơn, …và một vài xã giáp Hà Tây.
Thị trường tiêu thụ của công ty khi đó là nhỏ nhưng nhìn chung phù hợp với năng lực sản xuất và thực trạng dây chuyền công nghệ của xưởng. Tuy vậy đời sống của người lao động tại công ty khi đó còn nhiều khó khăn.
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1997 đến nay
Xuất phát từ thực tế nền sản xuất nông nghiệp của nước ta với gần 90% dân số sống bằng nghề nông, diện tích đất nông nghiệp khá lớn, nhu cầu sử dụng phân bón để nâng cao năng suất cây trồng ngày càng tăng, sản phẩm của công ty ngày càng được bà con nông dân tin dùng, sản phẩm của công ty sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Đứng trước những đòi hỏi đó ban lãnh đạo công ty đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị mới thay thế dây chuyền sản xuất cũ, diện tích nhà xưởng cũng được mở rộng và công ty chính thức được đổi tên thành như hiện nay- công ty TNHH Quốc Tế Khánh Sinh. So với trước đó bộ mặt công ty đã có nhiều thay đổi, diện tích nhà xưởng mở rộng gấp nhiều lần lên đến gần 1200m2, dây chuyền sản xuất mới đi vào hoạt động, năng suất sản xuất tăng lên đáng kể, công ty đã tuyển thêm nhân công, đến nay tổng số công nhân viên trong công ty là gần 200 người trong đó công nhân sản xuất chiếm số lượng lớn khoảng 75 %. Đời sống của người lao động trong công ty đang ngày càng được cải thiện.
Chức năng chính của công ty vẫn là sản xuất phân bón phục vụ nông nghiệp, thị trường tiêu thụ của công ty đã mở rộng ra nhiều tỉnh phía Bắc như: Hà Tây, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh,…
2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty
Để sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần có một bộ máy quản lý điều hành phù hợp với đặc điểm, tình hình của doanh nghiệp. Bộ máy quản trị của công ty TNHH Quốc Tế Khánh Sinh được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Hiện nay công ty có gần 200 cán bộ công nhân viên, bộ phân sản xuất chiếm 75 %, trực tiếp quản lý công nhân sản xuất là các quản đốc phân xưởng, các tổ trưởng, còn lại là đội ngũ nhân viên hành chính văn phòng và nhân viên kinh doanh, bộ phận này làm việc tại các phòng ban khác nhau.
Sơ đồ 1: Bộ máy quản trị của công ty TNHH Quốc Tế Khánh Sinh
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Phòng hành chính
Phòng tài chính-kế toán
Phòng kinh doanh
Phòng kỹ thuật
Bộ phận sản xuất
2.1.Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị của công ty gồm 3 thành viên góp vốn
ông Lưu Đức Khánh giữ 70% vốn điều lệ
ông Lưu Văn Nghi giữ 15% vốn điều lệ
ông Nguyễn Văn Hải giữ 15% vốn điều lệ
Hội đồng quản trị có nhiệm vụ giám sát hoạt động của công ty, quyết định những vấn đề quan trọng, những vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển của công ty.
2.2. Giám đốc công ty
Giám đốc là người đại diện pháp luật của công ty. Giám đốc là người điều hành, quản lý các hoạt động hàng ngày của công ty, giám đốc chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về những quyết định của mình về hoạt động kinh doanh của công ty.
Giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc và các trưởng phòng. Họ có vai trò tham mưu cho giám đốc trong việc ra quyết định.
2.3. Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh của công ty TNHH Quốc Tế Khánh Sinh gồm một trưởng phòng và các nhân viên kinh doanh. Phòng kinh doanh có nhiệm vụ quản lý các hoạt động tiêu thụ của công ty gồm các hoạt động chính: quản lý lượng bán, tạo mối quan hệ với các trung gian phân phối, mở rộng, tìm kiếm thị trường mới, thu thập thông tin về thị trường, lập kế hoạch tiêu thụ dự kiến cho từng thời kỳ…
2.4.Phòng tài chính kế toán
Nhiệm vụ chính của phòng này là thực hiện hạch toán các hoạt động tài chính của công ty, huy động vốn cho sản xuất kinh doanh, xác định kết quả kinh doanh, thanh toán các khoản nợ, tổng hợp và lập báo cáo kế toán định kỳ và quyết toán năm, ngoài ra còn thực hiện công tác tham mưu cho giám đốc trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến tài chính cũng những vấn đề khác nữa.
2.5. Phòng kỹ thuật
Phòng này có nhiệm vụ hướng dẫn về cách thức làm việc cho công nhân trong từng công đoạn sản xuất, họ còn tham gia giám sát hoạt động của công nhân nhằm đảm bảo tốt nhất chất lượng sản phẩm. Phòng kỹ thuật còn nhiệm vụ khác nữa khá quan trọng đó là thực hiện hoạt động thử nghiệm, đánh giá hiệu quả của từng loại sản phẩm mới trên những loại cây và vùng đất khác nhau.
2.6. Bộ phận sản xuất
Bộ phận này là lực lượng sản xuất trực tiếp của doanh nghiệp, trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Cùng với hoạt động của các phòng ban chức năng, phân xưởng, tổ đội sản xuất có các tổ trưởng là người chịu trách nhiệm sản xuất của bộ phận mình quản lý.
Bộ phận sản xuất của công ty là lực lượng trực tiếp tạo ra sản phẩm, bộ phận này gổm có: phân xưởng sản xuất, tổ vận tải, tổ bốc xếp.
Sơ đồ 2: Bộ phận sản xuất của công ty TNHH Quốc Tế Khánh Sinh
Bộ phận sản xuất
Phân xưởng sx
Bộ phận bốc xếp
Bộ phận vận tải
Tổ sx 1
Tổ sx2
Tổ sx 3
Tổ sx4
Phân xưởng sản xuất:
Đây là bộ phận trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, nguyên vật liệu đầu vào qua quá trình chế biến nhiều công đoạn sẽ tạo thành sản phẩm đầu ra. Phân xưởng sản xuất được chia thành 4 tổ: tổ sản xuất số 1 chuyên sản xuất ra các mặt hàng mix 201-205, tổ số 2 sản xuất các loại mix 206-mix 210, tổ 3 sản xuất các sản phẩm omix 301- omix 305, tổ số 4 sản xuất sản phẩm omix 306- omix 310. Mỗi tổ sản xuất có từ 30-40 công nhân, tùy loại mặt hàng mà quy trình sản xuất có sự khác nhau nhưng về cơ bản phải trải qua các bước tương tự nhau.
Bộ phận bốc xếp:
Sản phẩm khi hoàn thành sẽ được tổ bốc xếp tiếp nhận và đưa vào lưu kho. Công việc chính của tổ bốc xếp là vận chuyển thành phẩm vào kho và đưa sản phẩm xuất kho, để các xe chuyên chở đến các nhà bán lẻ và bán buôn. Những lúc công việc tiêu thụ không bận rộn thì tổ này cũng tham gia cùng các tổ khác sản xuất sản phẩm.
Bộ phận vận tải:
Một bộ phận khác của bộ phận sản xuất là bộ phận vận tải. Bộ phận này hiện nay của công ty có khoảng 20 người, với 10 xe tải có trọng tải từ 3.5- 10 tấn. Nhiệm vụ chính của bộ phận này là vận chuyển sản phẩm của công ty đến các địa điểm tiêu thụ, chuyên chở nguyên vật liệu từ nơi mua về xưởng. Nhờ có đội vận tải chuyên dùng này mà hoạt động tiêu thụ của công ty thuận lợi hơn, công ty có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, hơn nữa còn tiết kiệm một phần không nhỏ chi phí so với đi thuê vận chuyển bên ngoài.
3.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm
3.1.Kết quả tiêu thụ sản phẩm
Bảng 1: Sản lượng sản phẩm tiêu thụ qua các năm
Đơn vị: Tấn
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Sản lượng
tiêu thụ
6.500
7.500
11.300
12.800
15.000
18.400
23.500
Tỷ lệ tăng so với năm trước(%)
-
15,4
50,3
13,2
17,2
22,6
27,7
Nguồn : phòng kinh doanh
Qua bảng báo cáo kết quả tiêu thụ cho thấy tốc độ tăng sản lượng tiêu thụ của công ty nhanh. Năm 2002 sản lượng tiêu thụ tăng cao nhất hơn 50% so với năm 2001. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do năm 2002 công ty đầu tư dây truyền sản xuất mới có công suất gấp gần 2 lần công suất cũ nhờ vậy sản phẩm sản xuất ra nhiều hơn. Công ty tiến hành sản xuất hàng loạt các sản phẩm mới, sản phẩm cũ được cải tiến cả về chất lượng và mẫu mã, hoạt động marketing giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ diễn ra không ngừng nhờ vậy thị trường tiêu thụ được mở rộng ra nhiều tỉnh, khu vực. Từ năm 2003 dây chuyền sản xuất đi vào ổn định các năm khác tỷ lệ giảm xuống nhưng vẫn còn khá cao cho thấy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty khá hiệu quả.
Trên thị trường tiêu thụ của công ty hiện nay có nhiều đối thủ cạnh tranh, sản phẩm của công ty và của những đối thủ này không có nhiều sự khác biệt về chất lượng, mẫu mã, ngay cả giá cả cũng tương tự nhau, khác nhau chỉ ở phương thức marketing, cách thức tiếp cận khách hàng, mức chiết khấu cho các trung gian phân phối, hoạt động chăm sóc khách hàng. Danh mục sản phẩm của công ty đa dạng, mỗi loại sản phẩm có mức giá khác nhau, từ những sản phẩm có mức giá thấp 800-900đ/kg cho tới những sản phẩm có mức giá trung bình 2300-2500đ/kg. Trong kế hoạch sản xuât một vài năm tới công ty sẽ hướng tới sản xuất những sản phẩm cao cấp có giá thành cao hơn 4000-5000đ/kg. Khi sản phẩm được đưa đến nơi tiêu thụ thì tuỳ theo khu vực thị trường sẽ cộng thêm mức cước phí vận chuyển hợp lý.
3.2.Báo cáo tình hình tài chính của công ty qua một số năm
Tình hình tài chính của công ty TNHH Quốc Tế Khánh Sinh được thể hiện qua cơ cấu tài sản và nguồn vốn các năm 2004 -2006.Từ số liệu bảng cân đối kế toán ta có bảng phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn( bảng 2, bảng 3).
Nhìn vào cơ cấu tài sản của công ty có thể thấy tỷ trọng tài sản lưu động lớn chiếm 59,73 % năm 2003 và 64,47 % năm 2006 trong đó chủ yếu là tiền mặt chiếm tỷ lệ lớn điều đó cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty là tốt, và các khoản phải thu của khách hàng nhỏ như vậy tiền mặt của công ty không bị chiếm dụng, tiền mặt luôn sẵn có giúp công ty ứng phó kịp thời với những biến động của thị trường, nhưng như vậy công ty lại chưa tận dụng hết năng lực sản xuất. Công ty có thể dùng khoản tiền mặt đó để tham gia các hoạt động đầu tư khác nhằm hạn chế việc để vốn nhàn rỗi như mua sắm dự trự nguyên vật liệu loại trừ rủi ro lên giá nguyên nhiên liệu, hoặc tham gia vào hoạt động đầu tư tài chính nhằm sinh lời.
Kết quả phân tích cơ cấu nguồn vốn cho thấy cơ cấu vốn của công ty chủ yếu là vốn góp chiếm 72,18 % năm 2003 năm 20006 tỷ lệ này mới là 75,34 % trong cơ cấu vốn của công ty. Trong khi đó tỷ trọng vốn vay thấp, các khoản nợ chiếm tỷ trọng thấp. Đó là do chính sách của lãnh đạo công ty, chỉ chủ yếu dựa vào lượng vốn tự có, không tìm các nguồn vốn vay khác. Nó thể hiện sự tự chủ của công ty trong sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên điều này cho thấy công ty chưa phát huy hết hiệu quả của đòn bẩy tài chính.
Bảng 2: Phân tích cơ cấu tài sản của công ty
Chỉ tiêu
đánh giá
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số tiền
(đồng)
Tỷ trọng
( % )
Số tiền
(đồng)
Tỷ trọng
( % )
Số tiền
(đồng)
Tỷ trọng
( % )
A. TSLĐ và ĐTNH
9.350.120.265
59,73
9.658.390.128
58,31
11.111.866.174
64,47
I.Tiền mặt
5.199.454.995
33,22
5.287.364.168
31,92
6.751.393.604
39,17
II.Phải thu
2.270.415.135
14,50
2.568.213.425
15,50
2.132.564.180
12,37
III.Tồn kho
1.350.100.135
8,63
1.450.158.385
8,75
1.812.543.132
10,52
IV.TSLĐ khác
530.150.000
3,39
352.654.150
2,13
415.365.258
2,41
B. TSCĐ và ĐTDH
6.303.204.020
40,27
6.905.462.037
41,69
6.123.546.150
35,53
Trong đó TSCĐ
6.303.204.020
40,27
6.905.426.037
41,69
6.123.546.150
35,53
Tổng tài sản
15.653.324.285
100
16.563.852.165
100
17.235.412.324
100
Nguồn: phòng kế toán tài chính
Bảng 3: Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Chỉ tiêu
đánh giá
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số tiền
(đồng)
Tỷ trọng
( % )
Số tiền
(đồng)
Tỷ trọng
( % )
Số tiền
(đồng)
Tỷ
trọng
( % )
A. Nợ phải trả
4.354.670.162
27,82
3.707.526.515
22,38
4.249.754.168
24,66
I. Nợ ngắn hạn
2.985.423.165
19,07
1.865.352.450
11,26
2.282.156.425
13,24
II.Nợ dài hạn
1.369.246.997
8,75
1.842.174.065
11,12
1.967.597.743
11,42
B.Nguồn vốn CSH
11.298.654.123
72,18
12.856.325.650
77,62
12.985.658.156
75,34
Trong đó: Vốn góp
11.298.654.123
72,18
12.856.325.650
77,62
12.985.658.156
75,34
Tổng nguồn vốn
15.653.324.285
100
16.563.852.165
100
17.235.412.324
100
3.3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng 4: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2004-2006
Đơn vị : đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tổng doanh thu
20.123.564.840
26.160.634.292
34.270.430.923
Doanh thu thuần
20.123.564.840
26.160.634.292
34.270.430.923
Giá vốn hàng bán
17.507.501.411
22.895.632.150
31.032.545.231
Lợi nhuận gộp
2.616.063.429
3.265.002.142
3.237.885.692
Trong đó lãi vay
150.231.450
162.564.135
156.123.452
Chi phí bán hàng
765.321.650
868.251.165
875.896.253
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
812.365.125
869.581.235
856.125.753
Lợi nhuận trước
thuế
888.145.204
1.364.605.607
1.349.740.234
Thuế thu nhập
doanh nghiệp
248.680.657
382.089.570
377.927.265
Lợi nhuận sau
thuế
639.464.547
982.516.037
971.812.968
Nguồn: phòng tài chính kế toán
Tổng hợp một số kết quả về sản lượng tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty ta có bảng sau:
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Sản lượng
tiêu thụ
tấn
15.000
18.400
23.500
Tỷ lệ tăng
doanh thu
%
17,2
22,6
27,7
Doanh thu
tiêu thụ
đồng
20.123.564.840
26.160.634.292
34.270.430.923
Tỷ lệ tăng
doanh thu
%
-
30
31,1
Lợi nhuận
sau thuế
đồng
639.464.547
982.516.037
971.812.968
Tỷ lệ tăng
lợi nhuận
%
-
53,6
-6,6
Sản lượng tiêu thụ sản phẩm qua các năm liên tục tăng là do công ty chú trọng công tác tiêu thụ, thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty mở rộng ra nhiều tỉnh. Nhờ vậy doanh thu tiêu thụ cũng liên tục tăng, tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2005 là 30 %, năm 2006 là 31,1 %, tỷ lệ này là khá cao. Kéo theo đó lợi nhuận của công ty cũng tăng nhưng tốc độ tăng trưởng không ổn định. Năm 2005 tỷ lệ tăng trưởng doanh thu rất cao 53,6 % tuy nhiên năm 2006 doanh thu lại giảm xuống so năm 2005. Năm 2005 lợi nhuận của công ty tăng đột biến trong khi sản lượng tiêu thụ tăng không nhiều, Nguyên nhân chính là do năm 2005 công ty tiến hành sản xuất một loạt sản phẩm mới có hàm lượng kỹ thuật cao, nhờ vậy giá bán 1kg sản phẩm tăng lên nhờ vậy doanh thu và lợi nhuận tăng cao. Năm 2006 trong khi sản lượng tiêu thụ vẫn tăng, doanh thu tăng hơn 30 % nhưng lợi nhuận từ việc tiêu thụ sản phẩm lại giảm là do trong năm giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao làm cho giá vốn hàng bán tăng cao, trong khi giá bán sản phẩm không tăng để cạnh tranh với các doanh nghiệp đối thủ.
Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm 2004-2006(bảng 5)
Doanh lợi tổng vốn kinh doanh phản ánh mức sinh lời trên một đồng vốn, mức sinh lời này tăng lên theo các năm 2005 và 2006 chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng. Năm 2006 mức này tăng nhưng đến năm 2006 lại giảm xuống do lợi nhuận sau thuế giảm.
Doanh lợi vốn tự có tăng không ổn định, năm 2005 tỷ lệ này là 0,049 trong khi đó tỷ lệ này năm 2004 là 0,068 đến năm 2006 lại tăng lên 0,074. Nhìn chung tỷ lệ này là thấp vì nó cho thấy 1 đồng vốn kinh doanh chỉ tạo ra chưa được 0,1 đồng tiền lãi
Doanh lợi doanh thu bán hàng của công ty cũng thấp, tỷ lệ này là 0,032 năm 2004, nó tăng lên là 0,037 năm 2005, rồi lại giảm xuống còn 0,028 năm 2006. Sở dĩ năm 2005 tỷ lệ này tăng là do năm này có sự tăng đột biến của lợi nhuận trong khi đó doanh thu tiêu thụ tăng với tốc độ thấp hơn. Đến năm 2006 lợi nhuận giảm xuống còn doanh thu bán hàng lại tăng do vậy tỷ lệ này giảm xuống.
Số vòng quay tổng vốn kinh doanh có xu hướng tăng theo các năm, thể hiện khả năng quay vòng vốn tăng lên, trong một năm vốn quay vòng được nhiều hơn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng lên.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng theo các năm chứng