Đề tài Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại công ty TNHH đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu tổng hợp Việt Khánh

Lịch sử đã chứng minh không một quốc gia nào, lãnh thổ nào trên thế giới có thể phát triển phồn vinh mà vẫn duy trì nền kinh tế đóng. Xuất phát từ đường lối đối ngoại muốn làm bạn với các nước trên thế giới, hợp tác lẫn nhau trên cơ sở hai bên cùng có lợi Việt Nam đã chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá kinh tế đối ngoại, đưa nền kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới.

doc60 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2106 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại công ty TNHH đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu tổng hợp Việt Khánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Lịch sử đã chứng minh không một quốc gia nào, lãnh thổ nào trên thế giới có thể phát triển phồn vinh mà vẫn duy trì nền kinh tế đóng. Xuất phát từ đường lối đối ngoại muốn làm bạn với các nước trên thế giới, hợp tác lẫn nhau trên cơ sở hai bên cùng có lợi Việt Nam đã chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá kinh tế đối ngoại, đưa nền kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, lĩnh vực hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.Việc tăng nhanh xuất khẩu có tác dụng tích cực đến phát triển kinh tế thông qua việc đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam ở thị trường nước ngoài. Sau những năm đổi mới, hàng loạt các doanh nghiệp kinh doanh và các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá đang đứng trước những bỡ ngỡ nhất thời trong việc tìm kiếm hiệu quả kinh doanh do tính phức tạp, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới và khu vực. Do vậy, yêu cầu cấp bách đối với các doanh nghiệp là phải quản lý được hoạt động kinh doanh của mình. Hạch toán kế toán đã và luôn là công cụ hữu hiệu của quản lý kinh tế. Xuất khẩu hàng hoá là một nghiệp vụ có đặc thù riêng trong quá trình tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất khẩu. Do vậy, việc phản ánh theo dõi đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ phát sinh và hoàn thiện các khâu trong quá trình xuất khẩu hàng hoá có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức được yêu cầu đó, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP VIỆT KHÁNH ” . NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐƯƠC KẾT CẤU THÀNH III CHƯƠNG: Phần I: Lý luận cơ bản về kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá trong doanh nghiện hiện nay. Phần II: Thực trạng công tác kế toán xuất khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu tổng hợp Việt Khánh. Phần III:Phương hướng hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại Công ty TNHH đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu tổng hợp Việt Khánh. Phần I LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY 1/KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG CỦA NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU: 1.1.Khái niệm: Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh ngoại thương mà hàng hoá, dịch vụ của quốc gia này được bán cho quốc gia khác.Thực chất là việc bán hàng sản xuất, gia công trong nước hoặc hàng hoá nhập khẩu của thương nhân Việt nam cho tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc giữa chính phủ Việt nam với chính phủ nước ngoài thông qua hợp đồng ngoại thương bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hoá . Xuất khẩu hàng hoá là cách thức tạo ra một nguồn thu ngoại tệ lớn nhất đồng thời tạo nguồn vốn chủ yếu cho hoạt động nhập khẩu và giúp cho việc ổn định cán cân thanh toán quốc tế. Xuất khẩu hàng hoá góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao chất lượng sản phẩm. Xuất khẩu hàng hoá kéo theo sự phát triển của sản xuất, đây là nguồn thu hót lao động lớn với thu nhập ổn định góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và nâng cao đời sống dân cư. Trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá thời điểm ký kết hợp đồng và thời điểm thanh toán thường cách nhau khá dài, việc xác định đúng thời điểm xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng trong việc ghi chép doanh thu hàng xuất khẩu giải quyết các tranh chấp khiếu nại, thưởng phạt trong buôn bán ngoại thương và thanh toán. Mỗi đối tượng hàng hoá xuất khẩu khác nhau sẽ mang những đặc điểm khác nhau do đó ta phải tìm hiểu những đối tượng của hoạt động xuất khẩu. 1.2.Nội dung: Hàng hoá xuất khẩu bao gồm nhiều loại trong đó chủ yếu là những mặt hàng thuộc thế mạnh trong nước (rau quả tươi, hàng mây tre đan, thủ công mỹ nghệ...). Hàng hoá xuất khẩu phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã và hợp thị hiếu. Hàng hoá được coi là xuất khẩu trong những trường hợp : + Hàng xuất bán cho các thương nhân nước ngoài theo hợp đồng đã ký kết . + Hàng gửi đi triển lãm hội chợ nước ngoài sau đó bán thu bằng ngoại tệ. + Hàng bán cho du khách nước ngoài, cho Việt kiều thu bằng ngoại tệ. + Các dịch vụ sửa chữa, bảo hiểm tàu biển, máy bay cho nước ngoài thanh toán bằng ngoại tệ. + Hàng viện trợ cho nước ngoài thông qua các hiệp định, nghị định thư do nhà nước ký kết với nước ngoài nhưng được thực hiện qua doanh nghiệp xuất nhập khẩu... + Nguyên vật liệu, vật tư cung cấp cho các công trình thiết bị toàn bộ theo yêu cầu nước ngoài bán công trình thiết bị cho nước ta thanh toán bằng ngoại tệ. - Các hình thức xuất khẩu. + Xuất khẩu theo nghị định thư: doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá theo nghị định thư ký giữa cơ quan cấp trên với chính phủ một nước khác. + Xuất khẩu trực tiếp: được sử dụng khi doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có đủ điều kiện về cơ sở vật chất cũng như có năng lực và trình độ chuyên môn để tổ chức đàm phán, ký kết, thực hiện các hợp đồng xuất khẩu, am hiểu đối tác, am hiểu thị trường cũng như mặt hàng xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp trực tiếp thực hiện các quan hệ giao dịch, ký kết hợp đồng, tổ chức xuất khẩu hàng hoá và thu tiền hàng. + Uỷ thác xuất khẩu: là hình thức xuất khẩu áp dụng đối với các doanh nghiệp có hàng hoá, nhưng chưa thật sự am hiểu thị trường hay bạn hàng, chưa đủ khả năng tổ chức đàm phán, ký kết hợp đồng hoặc không đủ điều kiện về pháp lý, để trực tiếp thực hiện các hợp đồng xuất khẩu hàng hoá mà phải nhờ đến các doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu trực tiếp xuất khẩu hộ. Doanh thu từ hoạt động nhận uỷ thác xuất khẩu là hoa hồng uỷ thác được hưởng và phải chịu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Cả hai hình thức xuất khẩu trên đều có thể thực hiện theo hiệp định hay nghị định thư hoặc tự cân đối. 2/NHIỆM VỤ KẾ TOÁN: Hạch toán bán hàng xuất khẩu cần thực hiện những yêu cầu sau: + Theo dõi, ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế kinh doanh xuất nhập khẩu, từ khâu mua hàng xuất khẩu, xuất khẩu và thanh toán hàng xuất khẩu, từ đó kiểm tra giám sát tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu. + Mở sổ theo dõi, phản ánh chi tiêt, theo từng hợp đồng xuất khẩu từ khi đàm phán ký kết, thực hiện thanh toán và quyết toán hợp đồng. +Tính toán, xác định chính xác giá mua hàng xuất khẩu, thuế và các khoản chi có liên quan đến hợp đồng xuất khẩu để xác định kết quả nghiệp vụ xuất khâủ. - Chứng từ hạch toán ban đầu nghiệp vụ xuất khẩu: Để thanh toán ban đầu hàng hoá xuất khẩu, kế toán cần có đầy đủ các chứng từ liên quan, từ các chứng từ mua hàng trong nước ( hợp đồng mua hàng, phiếu xuất kho, hoá đơn, vận đơn,... phiếu nhập kho,...); chứng từ thanh toán hàng mua trong nước ( Phiếu chi, giấy báo Nợ...) đến các chứng từ trong xuất khẩu hàng hoá ( bé chứng từ thanh toán, các chứng từ ngân hàng, chứng từ xuất hàng...) 3/ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ. 3.1.Các quy định về chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán về xuất khẩu: * Những vấn đề chung về xuất khẩu hàng hoá: &. Thời điểm xác định hàng hoàn thành xuất khẩu: Thời điểm xác định hàng hoá đã hoàn thành việc xuất khẩu là thời điểm chuyển giao sở hữu về hàng hoá, tức là khi người xuất khẩu mất quyền sở hữu về hàng hoá và nắm quyền sở hữu về tiền tệ hoặc đòi tiền ở ngừời nhập khẩu. Do đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất – nhập khẩu nên thời điểm ghi chép hoàn thành xuất khẩu là thời điểm hàng hoá đã hoàn thành thủ tục hải quan, xếp lên phương tiện vận chuyển và đã rời sân ga, biên giới, cầu cảng... Xuất khẩu là bán hàng hoá hay dịch vụ ra nước ngoài căn cứ vào những hợp đồng đã được ký kết. Xuất khẩu là một trong những nghiệp vụ kinh tế quan trọng trong quan hệ kinh tế đối ngoại.Cũng như tương tự như nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá có thể thực hiện theo những phương thức khác nhau như xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu uỷ thác.Về phương thức thanh toán, xuất khẩu hàng hoá có thể thanh toán trực tiếp bằng ngoại tệ, thanh toán bằng hàng hoá hoặc xuất khẩu trừ nợ theo nghị định thư của Nhà nước.Hàng hoá được coi là xuất khẩu trong những trường hợp sau: Hàng xuất bán cho các thương nhân nước ngoài theo hợp đồng đã ký kết. Hàng gửi đi triển lãm sau đó thu bằng ngoại tệ. Hàng bán cho du khách nước ngoài, cho Việt kiều,thu bằng ngoại tệ Các dịch vụ sửa chữa,bảo hiểm tàu biển,máy bay cho nước ngoài thanh toán bằng ngoại tệ. Hàng viện trợ cho nước ngoài thông qua các hiệp định, nghi định thư do nhà nước ký kết với nước ngoài nhưng thực hiện qua doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hàng hoá được xác định là hàng xuất khẩu khi hàng hoá đã được trao cho bên mua,đã hoàn thành các thủ tục Hải quan.Tuy nhiên, tuỳ theo phương thức giao nhận hàng hoá, thời điểm xác định hàng hoá xuất khẩu nh­ sau: - Nếu hàng vận chuyển bằng đường biển,hàng được coi là được coi là xuất khẩu tính ngay từ thời điểm thuyền trưởng ký vào vận đơn, hải quan đã ký xác nhận mọi thủ tục hải quan để rời cảng. - Nếu hàng vận chuyển bằng đường sắt, hàng xuất khẩu tính từ ngày hàng được giao tại ga của khẩu theo xác nhận của hải quan cửa khẩu. - Nếu hàng hoá xuất khẩu bằng đường hàng không, hàng xuất khẩu được xác nhận từ khi cơ trưởng máy bay ký vào vận đơn và hải quan sân bay ký xác nhận từ khi cơ trưởng máy bay ký vào vận đơn và hải quan sân bay ký xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan. - Hàng đưa đi hội chợ triển lãm, hàng xuất khẩu được tính khi hoàn thành thủ tục bán hàng thu ngoại tệ. Việc xác định thời điểm xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng trong việc ghi chép doanh thu hàng xuất khẩu,giải quyết các tranh chấp, khiếu nại,thưởng phạt trong buôn bán ngoại thương và thanh toán. Một số đặc điểm nữa trong kinh doanh hàng xuất khẩu là quá trình lưu chuyển hàng hoá tương đối dài vì hàng xuất khẩu của nước ta sản xuất phân tán,phải có thời gian dài để thu gom từ nhiều nơi hoặc từ nhiều cơ sở sản xuất và có thể còn phải gia công, tu chỉnh, đóng gói trước khi xuất khẩu. Do vậy,kế toán phải theo dõi, ghi chép thường xuyên, liên tục từ khi ký hợp đồng đến khi kết thúc hợp đồng xuất khẩu. 3.2.Phương pháp kế toán : Qúa trình xuất khẩu gồm 2 giai đoạn :Thu mua hàng trong nước để xuất khẩu và giai đoạn bán hàng ra nước ngoài . A.Chứng từ kế toán sử dụng: + Hợp đồng mua bán (Sales Contract). + Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice), Hoá đơn tài chính (GTGT). + Thư tín dụng (Letter of Credit) + Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (Certificate of Original). + Giấy chứng nhận phẩm chất, số lượng, trọng lượng (Certificate of quantity, quality). + Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với hàng nông sản, thực phẩm (Vinacontrol Certificate). + Phiếu đóng gói (Packing List). + Chứng từ bảo hiểm (Insurance Policy). + Tê khai hải quan. + Vận đơn đường biển (Bill of Lading), Vận đơn đường không ( Bill of Air). * Ngoài ra còn có : Giấy báo nợ ; Giấy báo có ; Phiếu thu ; Phiếu chi; Phiếu nhập kho; Phiếu xuất kho. B.Tài khoản kế toán sử dụng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu: +Tài khoản 157 – “Hàng gửi đi bán “ + Tài khoản 156 – “ Hàng hoá “. + Tài khoản 131 – “ Phải thu của khách hàng “. + Tài khoản 632 – “ Gía vốn hàng bán “. + Tài khoản 331 – “ Phải trả cho người bán “ + Tài khoản 511 – “ Doanh thu bán hàng “. Các tài khoản này có kết cấu và nội dung phản ánh giống nh­ các doanh nghiệp kinh doanh thương mại nội địa. * Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản kế toán khác nh­ : TK 111, TK112, TK 007. C. Trình tự kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá. a.Kế toán xuất khẩu hàng hoá trực tiếp (Sơ đồ 1) * Tài khoản sử dụng TK 156, TK 157, TK 632, TK131, TK 331, TK 511, TK111, TK112, TK 007. * Trình tự kế toán + Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và hạch toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ : - Khi thu mua hàng hoá vận chuyển thẳng đi xuất khẩu kế toán ghi : Nợ TK 156 : Gía mua chưa thuế GTGT của hàng hoá nhập kho. Nợ TK 157: Gía mua chưa thuế GTGT của hàng chuyển thẳng đi xuất khẩu. Nợ TK 133 (1331) : Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Có TK liên quan (111, 112, 331...): Tổng giá thanh toán của hàng thu mua để xuất khẩu. - Khi xuất kho hàng hoá chuyển đi xuất khẩu, Căn cứ vào phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kế toán ghi: Nợ TK 157:T Trị giá thực tế hàng gửi đi xuất khẩu. Có TK 156: Trị giá thực tế hàng xuất kho xuất khẩu. - Trường hợp phát sinh các chi phí trong quá trình xuất khẩu kế toán ghi nhận vào doanh thu bán hàng : + Nếu chi phí bằng tiền Việt nam: Nợ TK 641: Ghi tăng chi phí bán hàng. Nợ TK133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 1112, 1122, 331: Sè chi tiêu thực tế. + Nếu chi phí bằng ngoại tệ: Nợ TK 641 : : Ghi tăng chi phí bán hàng theo tỷ giá thực tế. Nợ TK 133(1331) : Thuế GTGT được khấu trừ nếu có. Nợ (hoặc Có) TK 413: Phần chênh lệch tỷ giá. Có 1112, 1122: : Sè chi tiêu theo tỷ giá hạch toán. Đồng thời, số ngoại tệ chi dùng ghi: Có TK 007 : Số nguyên tệ xuất dùng. - Khi hàng xuất khẩu đã hoàn thành các thủ tục hải quan tại cảng, căn cứ vào các chứng từ đối chiếu, xác nhận về số lượng, trị giá hàng hoá thực tế xuất khẩu, doanh nghiệp lập hoá đơn GTGT, kế toán ghi: + Trị giá mua của hàng đã hoàn thành việc xuất khẩu: Nợ TK 632 Có TK 157. + Khi xác định tiêu thụ cho lô hàng xuất khẩu : Ghi nhận doanh thu: Nợ TK 1112, 1122, 131: Tổng số tiền đã thu hay phải thu theo tỷ giá hạch toán Nợ (hoặc Có) TK 413: Phần chênh lệch giũa tỷ giá thực tế và tỷ giá hạch toán Có TK 511 : Doanh thu hàng xuất khẩu tính theo tỷ giá thực tế. + Khi nhận được chứng từ về việc người nhập khẩu trả tiền: Nợ TK 1112, 1122 phản ánh theo tỷ giá hạch toán Có TK 131 + Phản ánh số thuế xuất khẩu phải nép: Nợ TK 511. Có TK 333 (3333 – Thuế xuất khẩu ) Khi nép thuế xuất khẩu: Nợ TK 333 (3333) : Ghi giảm số thuế đã nép. Có TK liên quan (1112, 1122, 311...) - Khi báo cáo quyết toán được duyệt căn cứ vào quyết định xử lý số chênh lệch tỷ giá được phản ánh trên tài khoản 413: Nợ TK 413: Mức chênh lệch tăng. Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh. Có TK 711: Thu nhập hoạt động tài chính Hoặc : Nợ TK 811: Chi phí hoạt động tài chính. Có TK 413 : Mức chênh lệch giảm. - Cuối kỳ tiến hành kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911, ghi: Nợ TK 511 Có TK 911 b. Kế toán xuất khẩu uỷ thác (Sơ đồ 2) * Tài khoản sử dụng: TK 157, TK 156, TK 138, TK 338, TK 511, TK 632, TK 331, TK131, ... * Trình tự kế toán xuất khẩu hàng hoá uỷ thác tại đơn vị nhận uỷ thác : Theo thông tư số 108/2001/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn kế toán hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu uỷ thác quy định việc hạch toán tại đơn vị nhận uỷ thác như sau: + Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ : - Khi nhận hàng do đơn vị uỷ thác bàn giao, căn cứ vào các chứng từ liên quan , kế toán ghi nhận giá trị hàng nhận uỷ thác bằng bót toán : Nợ TK 003 - Khi đã hoàn thành việc xuất khẩu, kế toán ghi : + Số tiền hàng uỷ thác xuất khẩu phải thu hộ bên uỷ thác xuất khẩu : Nợ TK 131 : Số tiền hàng xuất khẩu đã thu hay phải thu của người nhập khẩu. Có TK 331(chi tiết đơn vị giao uỷ thác) : Số tiền hàng phải trả bên uỷ thác theo tỷ giá hạch toán. + Ghi nhận trị giá lô hàng đã xuất hé : Có TK 003 : Trị giá lô hàng đã xuất khẩu hộ. - Thuế xuất khẩu phải nép hộ cho bên uỷ thác, kế toán ghi: Nợ TK 331 : Chi tiết số thuế xuất khẩu phải nép Ngân sách. Có TK 338 (3388) : Chi tiết số thuế xuất khẩu phải nép Ngân sách. - Đối với các khoản chi hé cho đơn vị uỷ thác (Phí ngân hàng, phí giám định hải quan, chi phí vận chuyển bốc xếp hàng…) căn cứ vào các chứng từ liên quan kế toán ghi : Nợ TK 138(1388- Chi tiết đơn vị giao uỷ thác) : Các khoản chi hộ phải thu bên giao uỷ thác. Có TK liên quan (111,112...) : Số tiền đã chi hộ bên uỷ thác. Đối với phí uỷ thác xuất khẩu và thuế GTGT tính trên phí uỷ thác, kế toán phản ánh doanh thu phí uỷ thác xuất khẩu: Nợ TK 131(chi tiết từng đơn vị uỷ thác) : Số phải thu của bên uỷ thác. Có TK 511 : Doanh thu về phí uỷ thác. Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nép. - Khi nép hộ thuế xuất khẩu cho đơn vị uỷ thác xuất khẩu kế toán ghi : Nợ TK 338 (3388) : Chi tiết số thuế nép vào Ngân sách. Có TK 111, 112 : Sè tiền thuế đã nép hé. - Khi thu hộ tiền hàng cho bên uỷ thác xuất khẩu , căn cứ các chứng từ liên quan Nợ TK 112 Có TK 131 (chi tiết từng người mua nước ngoài) : Số tiền phải thu . - Khi đơn vị uỷ thác xuất khẩu thanh toán bù trừ phí uỷ thác và các khoản chi hộ kế toán ghi: Nợ TK 331 ( chi tiết từng đơn vị uỷ thác) : Số tiền phải trả cho bên uỷ thác. Có TK 131 ( chi tiết từng đơn vị uỷ thác) : Số phải thu của bên uỷ thác về phí uỷ thác. Có TK 138 ( chi tiết từng đơn vị ) : Số phải thu của bên uỷ thác về các khoản chi hộ, nép hé. - Khi chuyển trả số tiền hàng còn lại cho bên uỷ thác sau khi đã trừ đi phí uỷ thác xuất khẩu và các khoản chi hé , kế toán ghi : Nợ TK 331 (chi tiết từng đơn vị uỷ thác) : Số phải trả cho bên uỷ thác. Có TK 111, 112 : Số tiền trả cho bên uỷ thác. Trường hợp đã thu được tiền bằng ngoại tệ: Nợ TK 007 : Sè nguyên tệ thu được D.Sổ sách kế toán: Sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ nhật ký chung,sổ kế toán chi tiết bán hàng. Phần ii THựC TRạNG CÔNG TáC Tổ chức Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu HàNG HOá tại công ty tnhh đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu tổng hợp việt khánh. 1. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY . *Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại Công ty: a) Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: - Sản xuất giống rau quả và các nông lâm sản khác , chăn nuôi gia sóc. - Dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng. - Chế biến rau quả, thịt, thuỷ sản, đường kính, đồ uống( nước quả các loại,nước uống có cồn, không cồn vv...) - Sản xuất bao bì (gỗ, giấy, thuỷ tinh, hộp sắt vv...) - Bán buôn, bán lẻ, đại lý giống rau quả, rau quả, thực phẩm, đồ uống, máy móc, thiết bị, phụ tùng chuyên dùng, nguyên nhiên vật liệu, hoá chất, hàng tiêu dùng. - Kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà hàng. - Kinh doanh vận tải, kho, cảng và giao nhận. - Dịch vụ tư vấn đầu tư phát triển ngành rau, hoa, quả - Sản xuất, chế tạo các sản phẩm cơ khí, thiết bị, phụ tùng, máy móc phục vụ chuyên ngành rau quả và gia dông. - Xuất khẩu trực tiếp rau quả tươi, rau quả chế biến, hoa và cây cảnh, gia vị, giống rau quả, nông lâm hải sản, thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ và hàng hoá tiêu dùng. - Nhập khẩu trực tiếp rau hoa quả, giống rau hoa quả, thực phẩm, máy móc, vật tư, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên nhiên vật liệu, hoá chất và hàng tiêu dùng. b.Những hoạt động kinh doanh chủ yếu :gồm 4 khối b.1) Khối công nghiệp: gồm 15 nhà máy chế biến b.2) Khối nông nghiệp: Công ty có 6 nông trường với 40000 ha đất canh tác trên toàn quốc.Các nông trường này trồng rất nhiều loại cây công nghiệp và nông nghiệp như: dứa, chanh, chuối, lạc,cao su, cà phê... và chăn nuôi gia súc như trâu, bò, lợn nhập khẩu,gia cầm... b.3) Khối xuất - nhập khẩu: Công ty có 3 công ty xuất nhập khẩu ở: Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh b.4) Khối nghiên cứu khoa học và đào tạo: Công ty có một viện nghiên cứu rau quả và nhiều trạm thực nghiệm chuyên nghiên cứu các giống mới, sản phẩm mới,cải tiến bao bì nhãn hiệu. Khối này chuyên cung cấp các thông tin kinh tế và đào tạo các cán bộ khoa học, kỹ thuật. (*) Sản phẩm chủ lực của công ty hiện nay: + Rau hoa quả tươi: Thị trường chính: Liên bang Nga, một số nước châu á nh­ Nhật Bản + Đồ hộp, nước quả, đông lạnh: Thị trường chính là: Liên bang Nga, Tây Bắc âu, Đông âu, Mỹ, Nhật, Trung quốc và một số nước Á , ÓC + Rau qủa sấy, muối: Thị trường chính: Liên bang Nga, Nhật, Mỹ và một số nước Bắc mỹ + Gia vị: Thị trường chính: Châu Phi, Liên bang Nga, Trung Đông và một số nước khác. + Giống rau: Thị trường chính: Châu Phi, Châu á , Châu Mỹ la tinh... + Nông sản khác: Thị trường chính: Trung Quốc, Mông Cổ. *Đặc điểm tổ chức, bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty : (Sơ đồ 3) Bé máy tổ chức quản lý được tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, có sự phân quyền rõ ràng
Tài liệu liên quan