Sự ra đời và phát triển của kế toán gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất xã hội. Nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển, vai trò của kế toán ngày càng được khẳng định. Ngày nay, kế toán trở thành một công cụ không thể thiếu trong quản lý kinh tế của Nhà nước nói chung và của doanh nghiệp nói riêng.
68 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1655 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu vật tư thiết bị An Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu vật tư thiết bị An Bình
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NVL: Nguyên vật liệu
NVLC: Nguyên vật liệu chính
VLP: Vật liệu phụ
GTGT: Giá trị gia tăng
TK: Tài khoản
PX: Phân xưởng
TSCĐ: Tài sản cố định
HTK: Hàng tồn kho DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu 1.1: Danh mục vật tư 4
Biểu 2.1: Hóa đơn GTGT số 0052975 11
Biểu 2.2: Biên bản kiểm nghiệm 12
Biểu 2.3: Phiếu nhập kho 13
Biểu 2.4: Phiếu xuất kho 15
Biểu 2.5: Thẻ kho 16
Biểu 2.6: Giấy đề nghị thanh toán 19
Biểu 2.7: HD0052975 20
Biểu 2.8: Phiếu nhập kho trên Fast Accounting 21
Biểu 2.9: Phiếu xuất kho trên Fast Accounting 23
Biểu 2.10: Bảng tổng hợp nhập xuất tồn 24
Biểu 2.11. Sổ chi tiết nguyên vật liệu 25
Biểu 2.13 : Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng 29
Biểu 2.14: SỔ CHI TIẾT TK 331 31
Biểu 2.15: Phiếu nhập kho 33
Biểu 2.16 Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ dụng cụ 35
Biểu 2.17: Sổ Nhật ký chung 37
Biểu 2.18: Sổ cái TK 152 38
Biểu 3.1: Sổ số dư 53
Biểu 3.2: Bảng trích lập dự phòng 55
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty 7
Sơ đồ 2.1 : Phương pháp thẻ song song 17
LỜI MỞ ĐẦU
Sự ra đời và phát triển của kế toán gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất xã hội. Nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển, vai trò của kế toán ngày càng được khẳng định. Ngày nay, kế toán trở thành một công cụ không thể thiếu trong quản lý kinh tế của Nhà nước nói chung và của doanh nghiệp nói riêng.
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển biến khá vững chắc. Cơ chế thị trường cùng với các chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội mới nhưng cũng gây không ít khó khăn, thử thách cần vượt qua. Trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, một doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây dựng nói riêng để tồn tại đã khó, để phát triển, làm ăn có lãi đem lại lợi nhuận cao thì lại càng khó hơn. Để đạt được điều đó thì hoạt động sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả, điều đó có nghĩa là thu nhập phải bù đắp được chi phí và có doanh lợi. Muốn thực hiện được điều này, công ty phải có một đội ngũ kế toán năng động, cung cấp kịp thời thông tin về tài chính kịp thời cho các quyết đinh.
Do đặc điểm nổi bật của ngành xây dựng cơ bản là vốn đầu tư lớn, thời gian thi công thường kéo dài qua nhiều khâu, nên để giải quyết vấn đề là làm sao quản lý tốt có hiệu quả, đồng thời khắc phục được tình trạng thất thoát lãng phí trong sản xuất, giảm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh không phải là việc làm dễ dàng.
Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong quá trình sản xuất của Công ty. Nguyên vật liệu của Công ty là nhiều về số lượng, đa dạng, phong phú về mẫu mã. Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm. Đảm bảo được chất lượng nguyên vật liệu là bước đầu đảm bảo chất lượng cho công trình.
Cùng với sự đổi mới về chế độ kế toán của Nhà nước, Công ty đã có nhiều cố gắng trong cải tiến hạch toán kế toán cho phù hợp với cơ chế quản lý hiện nay. Song nhìn từ góc độ quản lý và chế độ kế toán hiện hành thì công tác kế toán vẫn có một số mặt cần bổ sung, hoàn thiện. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề kế toán nguyên vật liệu, cũng như qua thời gian nghiên cứu lý luận và thực tế công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu vật tư thiết bị An Bình, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng Tài chính - Kế toán và đặc biệt là sự hướng dẫn của cô giáo hướng dẫn, em đã chọn đề tài "Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu vật tư thiết bị An Bình".Đề tài được chia làm 3 chương chính:
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU VẬT TƯ THIẾT BỊ AN BÌNH
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU VẬT TƯ THIẾT BỊ AN BÌNH
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU VẬT TƯ THIẾT BỊ AN BÌNH
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của Cô giáo hướng dẫn đã giúp em hoàn thiện đề tài này.
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦNTHƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU VẬT TƯ THIẾT BỊ AN BÌNH
1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu vật tư thiết bị An Bình
Do nét đặc thù trong lĩnh vực hoạt động của mình nên Công ty Cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu vật tư thiết bị An Bình phân loại NVL theo tiêu thức vai trò và công dụng của NVL. Việc áp dụng cách phân loại NVL theo tiêu thức này Công ty đã đảm bảo được tính thuận tiện đồng thời tránh nhầm lẫn trong công tác quản lý và hạch toán về số lượng và giá trị đối với từng NVL.
Nguyên vật liệu tại Công ty được phân loại như sau:
- Nguyên liệu, vật liệu chính (NVLC): là nguyên liệu, vật liệu chủ yếu cấu thành hình thái vật chất của sản phẩm xây lắp như: sắt, thép, …
- Vật liệu phụ (VLP): là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình xây lắp, nó không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi hình dạng, màu sắc hoặc làm tăng chất lượng của sản phẩm xây lắp như: sơn, …
- Nhiên liệu: là những thứ cung cấp nhiệt lượng cho quá trình xây lắp, như vậy nhiên liệu của Công ty chủ yếu là xăng dầu phục vụ cho quá trình vận chuyển máy móc thiết bị đến các công trình và đảm bảo cho hoạt động của những máy móc đó.
- Phụ tùng thay thế: là những vật tư dùng cho việc thay thế, sữa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ trong xây lắp như: xăm, lốp ô tô, …
- Thiết bị, vật liệu Xây dựng cơ bản: là các loại thiết bị, vật liệu phục vụ cho hoạt động xây lắp như: máy điều hòa, dây điện, …
- Phế liệu: là những vật liệu do không tham gia được quá trình xây lắp nên bị loại ra như: sắt, thép bị rỉ, xi măng bị đông cứng, …
Kết hợp với cách phân loại trên Công ty còn phân loại NVL theo nguồn nhập, theo đó NVL được chia thành:
- Nguyên vật liệu mua ngoài: là những NVL do Công ty tự đầu tư, mua sắm
- Nguyên vật liệu khác: là những NVL Công ty nhận từ các Công ty liên doanh cùng đầu tư vào một công trình, …
Công ty quản lý NVL trên phần mềm kế toán Fast Accounting. Công ty lập sổ Danh điểm vật tư để quản lý:
Biểu 1.1: Danh mục vật tư
DANH MỤC VẬT TƯ
STT
Mã vật tư
Tên vật tư
Đvt
TK vật tư
Ghi chú
1
CD0067
Li vô quang học
Cái
2
CD0091
Kìm mũi thăng 175
Cái
3
CD0163
Súng bắn đinh
Cái
4
CD0170
Lưỡi cưa đĩa 320x5x2,2
Cái
5
PT0005
Cốc lọc bơm tay (IFA)
Cái
6
PT0008
Động cơ gạt mưa(IFA)
Cái
7
PT0012
Pít tông cos 0 (IFA)
Cái
8
PT0043
Rơ le 5 cọc (IFA)
Cái
…
...
…..
1.2.Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu của Công ty Cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu vật tư thiết bị An Bình
Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc, … có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính chất đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm lâu dài… Vì vậy nguyên vật liệu dùng cho hoạt động xây lắp không những phải có khối lượng lớn mà còn phải phong phú, đa dạng về chủng loại, mẫu mã để đáp ứng yêu cầu xây lắp. Ví dụ như: sắt, thép, tôn, thủy tinh, … Do đó chi phí NVL thường chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. Đối với những công trình, hạng mục công trình mà Công ty đã thực hiện thì chi phí nguyên vật liệu thường chiếm khoảng từ 60 – 70% tổng chi phí. Nhà văn hóa quận Hà Đông có chi phí nguyên vật liệu chiếm 68,96%, công trình
Nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất sẽ bị tiêu hao toàn bộ như: xi măng, cát, sỏi, … nhưng cũng có thẻ chúng chỉ thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái của sản phẩm như: sắt, thép, thủy tinh, … Tuy nhiên cũng có một số nguyên vật liệu không chỉ tham gia vào một quá trình sản xuất hay một công trình mà còn tham gia vào nhiều kỳ kinh doanh và vẫn giữ nguyên được hình thái ban đầu, giá trị của nó chuyển dịch dần vào chi phí kinh doanh của các kỳ tương ứng. Mặt khác NVL của Công ty thường xuyên biến dộng tùy thuộc vào tính chất của các công trình, hạng mục công trình
Do những đặc điểm trên nên công tác quản lý NVL của Công ty đòi hỏi phải được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ từ khâu thu mua, sử dụng đến bảo quản. Đối với khâu thu mua thì Công ty thực hiện thu mua vật NVL theo dự toán đồng thời tiến hành kiểm tra chất lượng của NVL, trong khâu sử dụng thì đúng định mức, theo đúng tiến độ của công trình, trong khâu dự trữ thì có kho bãi đảm bảo.
Do NVL trên thị trường phong phú, đa dạng và biến động về giá cả nên Công ty không xây dựng mức tồnkho tối đa cũng như tối thiểu cho từng loại NVL. Đồng thời các công trình mà Công ty đảm nhận thi công nằm ở xa trụ sở chính của mình nên Công ty không tổ chức xây dựng kho dự trữ riêng mà hầu hết toán bộ nguyên vật liệu sau khi thu mua đều vận chuyển thẳng tới công trình đang thi công, tới các tổ đội có nhu cầu sử dụng hoặc xuất từ kho các công trình ra sử dụng. Như vậy kho nguyên vật liệu của Công ty sẽ được đặt tại các công trình để tiện việc trông coi, vận chuyển cũng như sử dụng nguyên vật liệu. Theo đó các nghiệp vụ nhập xuất kho nguyên vật liệu đều phải có sự thông qua của phòng vật tư.
Bên cạnh vai trò là chủ đầu tư của các công trình, Công ty còn nhận thi công các công trình do đơn vị khác làm chủ đầu tư, vì thế nguyên vật liệu có thể bao gồm nguyên vật liệu của Công ty tự thu mua và nguyên vật liệu do đơn vị chủ đầu tư cung cấp. Do đó, việc quản lý nguyên vật liệu là vô cùng quan trọng và cần thiết để đảm bảo được chất lượng và tiến độ thi công các công trình.
Do nét đặc thù trong lĩnh vực hoạt động của mình nên Công ty Cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu vật tư thiết bị An Bình phân loại nguyên vật liệu theo tiêu thức vai trò và công dụng của NVL. Việc áp dụng cách phân loại NVL theo tiêu thức này Công ty đã đảm bảo được tính thuận tiện đồng thời tránh nhầm lẫn trong công tác quản lý và hạch toán về số lượng và giá trị đối với từng NVL.
1.3.Tổ chức quản lý nguyên vật liệu của Công ty Cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu vật tư thiết bị An Bình
Hoạt động sản xuất của công ty là xây dựng các công trình, kết cấu của mỗi công trình khác nhau nên việc tổ chức bộ máy quản lý của công ty có những đặc điểm riêng, được thể hiện qua sơ đồ:
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty
Giám đốc
Phó giám đốc Kỹ Thuật
Phòng QLDA
Phòng kỹ thuật
Phòng Kế Toán
Đội cơ giới
Đội thi công
Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ hỗ trợ
Để đảm bảo quản lí tốt nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu vật tư thiết bị An Bình tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình:
- Giám đốc: Chịu trách nhiệm chung và trực tiếp quản lý các khâu trọng yếu, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh tế và ký duyệt thu mua và xuất nguyên vật liệu của công ty.
+ Phó giám đốc kỹ thuật có trách nhiệm quản lý nguyên vật liệu trực tiếp trước các hoạt động thi công công trình của công ty, là người xét duyệt các kế hoạch xây dựng do phòng kỹ thuật gửi lên thông qua giám đốc chỉ đạo thực hiện thi công. Phó giám đốc kỹ thuật điều hành giám sát việc thực hiện thi công của các công trình, giám sát việc thực hiện của các đội kỹ thuật, kỹ thuật thi công và vật tư, quản lý dự án tập trung giám sát điều hành các đội thi công.
- Phòng kế toán: có nhiệm vụ làm công tác quản lý toàn diện về tài chính thu mua nguyên vật liệu, giúp giám đốc quản lý và sử dụng vốn và tài sản của công ty có hiệu quả, bảo toàn vốn và hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế và tài chính phát sinh. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ, chính sách Nhà nước về quản lý tài chính, lãng phí, vi phạm kĩ thuật tài chính.
- Phòng Quản lý dự án: Chịu trách nhiệm về các dự án, lập Hồ sơ đấu thầu, đưa ra các quyết định đầu tư, giúp giám đốc quản lý nguyên vật liệu và phát triển các dự án.
- Phòng kỹ thuật: Có chức năng lập bản vẽ thiết kế các công trình, giám sát, đôn đốc thi công các công trình nhằm đạt chất lượng cao và tiết kiệm chi phí nguyên liệu, vật liệu. Khi công trình thi công xong, phòng kỹ thuật thi công có trách nhiệm nghiệm thu công trình và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty cũng như bên A về mặt kỹ thuật, chất lượng và tiến độ thi công các công trình được giao.
- Đội cơ giới: chịu trách nhiệm quản lý các loại máy móc, xe cộ, thiết bị thi công cơ giới mà công ty giao phó.
- Đội thi công: là bộ phận trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà công ty giao cho. Trực tiếp thi công xây dựng các công trình mà công ty đã ký kết nhằm đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU
VẬT TƯ THIẾT BỊ AN BÌNH
2.1.Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu vật tư thiết bị An Bình
2.1.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại kho
Một trong những công tác quản lý nguyên, vật liệu là phản ánh chính xác tình hình nhập, xuất, tồn kho từng loại cả về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị.
Thủ tục nhập kho: Công tác kế toán chi tiết nguyên, vật liệu tại kho đóng một vai trò quan trọng cho yêu cầu trên, việc kiểm tra, đánh giá nguyên, vật liệu trước khi nhập kho là công việc thường xuyên được thực hiện để quyết định có nên nhận hàng hay không. Khi phát sinh nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu, bộ phận có nhu cầu sẽ lập Phiếu đề nghị mua vật tư. Phiếu đề nghị mua vật tư sẽ được chuyển cho Trưởng phòng vật tư và Giám đốc ký duyệt. Trên cơ sở đó, Phòng vật tư sẽ gửi thông báo về việc mua vật tư cho các nhà cung cấp. Các nhà cung cấp sẽ gửi lại Báo giá vật tư đến cho Phòng vật tư của Công ty. Báo giá sẽ được Trưởng phòng vật tư và các cá nhân có liên quan duyệt và tiến hành lập Biên bản duyệt giá mua vật tư. Sau đó, Phòng vật tư sẽ ký Hợp đồng kinh tế về việc mua vật tư. Trong Hợp đồng sẽ ghi rõ các điều khoản liên quan đến quy cách, chất lượng, số lượng, chủng loại của mỗi vật tư. Khi nhận được hóa đơn của người bán vật tư chuyển tới, phòng kế toán phải kiểm tra đối chiếu với từng hợp đồng kinh tế hoặc kế hoạch thu mua để xem số lượng hàng nhận được có đúng như hợp đồng hay không. Trước khi nhập kho, phòng kế toán cùng với phòng vật tư và phòng kỹ thuật tiến hành kiểm tra chất lượng của nguyên vật liệu xem có đáp ứng được yêu cầu hay không; kết quả của việc kiểm tra sẽ được ghi vào biên bản kiểm tra chất lượng hàng hóa. Nếu nguyên vật liệu đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong hợp đồng thì căn cứ vào hóa đơn và biên bản kiểm nghiệm thì Phòng vật tư tiến hành lập Phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên, liên 1 lưu tại Phòng vật tư, liên 2 kèm với hóa đơn chuyển cho kế toán thanh toán, liên 3 giao cho Thủ kho ghi vào Thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán vật tư để ghi vào sổ chi tiết nguyên, vật liệu theo từng loại vật liệu. Căn cứ vào Phiếu nhập kho, Thủ kho kiểm nhận nguyên, vật liệu rồi ghi số lượng thực nhập vào Phiếu nhập kho rồi cùng người giao hàng ký nhận vào cả 3 bản Piếu nhập kho. Nguyên, vật liệu nhập kho được Thủ kho xắp xếp một cách khoa học để thuận lợi cho việc bảo quản và cấp phát nguyên, vật liệu.
Ví dụ: Trong tháng 12/2010 Công ty có nhu cầu mua thép nhập kho để phục vụ cho thi công các công trình, công tác kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại kho của Công ty được thực hiện qua các bước sau đây:
Khi Công ty nhận được hàng và hóa đơn GTGT của nhà cung cấp:
Biểu 2.1: Hóa đơn GTGT số 0052975
HÓA ĐƠN Mẫu sổ: 01 GTKT – 3LL
GIÁ TRỊ GIA TĂNG NN/2010B
Liên 2: Giao khách hàng 0052955
Ngày 30 tháng 12 năm 2010
Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần xây dựng và Thương mại Anh Quân
Địa chỉ:
Số tài khoản:
Điện thoại: MST:
Họ và tên người mua hàng: Nguyễn Mạnh Hùng
Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu vật tư thiết bị An Bình
Địa chỉ: Số 80 tổ 13E phường Thanh Lương – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: Nợ MST: 5400101273
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
Đvt
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Thép I200x100x5,2x8,4
Kg
3.980
15.500
61.690.000
2
Thép tấm PL10
Kg
4.200
14.000
58.800.000
3
Thép góc L100x100x10
Kg
1.200
13.500
16.200.000
4
Thép tròn fi16
Kg
250
11.500
2.875.000
Cộng tiền hàng: 139.565.000
Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 6.978.250
Tổng tiền thanh toán: 146.543.250
Số tiền viết bằng chữ: Một trăm bốn mươi sáu triệu năm trăm bốn ba nghìn hai trăm năm mươi đồng.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Sau khi vật tư được chuyển đến kho của Công ty thì Công ty tiến hành lập ban thanh tra kiểm nghiệm vật tư xem có đảm bảo yêu cầu như trong Hợp đồng hay không. Kết quả kiểm nghiệm được ghi vào biên bản kiểm nghiệm. Phòng vật tư căn cứ vào hóa đơn và kết quả kiểm nghiệm của ban kiểm nghiệm vật tư tiến hành lập Phiếu nhập kho
Biểu 2.2: Biên bản kiểm nghiệm
CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI XNK VẬT TƯ THIẾT BỊ TƯ AN BÌNH Mã số thuế: 5400101273
Mẫu: 04 VT
BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM
Căn cứ vào: Số lượng thực nhập………………..ngày 30 tháng 12 năm 2010
Của: Công ty cổ phần xây dựng và Thương mại Anh Quân …………………
Ban kiểm nghiệm gồm:
Ông (Bà): Nguyễn Mạnh Hùng Trưởng ban
Ông (Bà): Trần Văn Cường Ủy viên
Ông (Bà): Phan Thị Tuyết Ủy viên
Đã kiểm nghiệm các loại vật tư sau:
TT
Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư, hàng hóa
P.thức kiểm nghiệm
Đvt
S.Lượng theo hóa đơn
Kết quả kiểm nghiệm
S.Lượng đạt QC-PC
S.Lượng
không đạt
QC - PC
1
Thép I200x100x5,2x8,4
Trực tiếp
Kg
3.980
3.980
Không
2
Thép tấm PL10
Trực tiếp
Kg
4.200
4.200
Không
3
Thép góc L100x100x10
Trực tiếp
Kg
1.200
1.200
Không
4
Thép tròn fi16
Trực tiếp
Kg
250
250
Không
Ý kiến của ban kiểm nghiệm:
Đủ số lượng, đúng chủng loại, chất lượng đạt yêu cầu (mới 100%) cho phép nhập kho.
Ngày 30 tháng 12 năm 2010
ĐẠI DIỆN KỸ THUẬT THỦ KHO TRƯỞNG BAN KIỂM SOÁT
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Sau khi ban kiểm nghiệm xác định số vật tư mua về đạt yêu cầu, vật liệu sẽ được nhập kho.
Biểu 2.3: Phiếu nhập kho
CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI XNK VẬT TƯ THIẾT BỊ TƯ AN BÌNH
Mẫu sổ 01VT
PHIẾU NHẬP KHO
Số: 79
Ngày 30 tháng 12 năm 2010
Họ tên người giao hàng: Công ty cổ phần xây dựng và Thương mại Anh Quân
Theo: Biên bản kiểm nghiệm……..Số ………… Ngày 30 tháng 12 năm 2010
Của : Công ty cổ phần xây dựng và Thương mại Anh Quân
Nhập tại kho: Công trình Nhà văn hóa quận Hà Đông
STT
TÊN, NHẪN HIỆU, QUY CÁCH, PHẨM CHẤT VẬT TƯ
Mã số
Đvt
SỐ LƯỢNG
Đơn giá
Thành tiền
Theo c từ
Thực nhập
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Thép I200x100x5,2x8,4
Kg
3.980
3.980
15.500
61.690.000
2
Thép tấm PL10
Kg
4.200
4.200
14.000
58.800.000
3
Thép góc L100x100x10
Kg
1.200
1.200
13.500
16.200.000
4
Thép tròn fi16
Kg
250
250
11.500
2.875.000
Cộng
x
x
x
x
x
139.565.000
Cộng thành tiền (viết bằng chữ): Một trăm ba mươi chín triệu, năm trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn.
Ngày 30 tháng 12 năm 2010
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ NGƯỜI NHẬN NGƯỜI GIAO NGƯỜI LẬP PHIẾU
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Thủ tục xuất kho: Các bộ phận sử dụng nguyên, vật liệu căn cứ vào kế hoạch sử dụng nguyên, vật liệu và dự toán của các công trình do Phòng kỹ thuật lập, Phòng vật tư, thống kê phân xưởng lên phòng kế toán đề nghị viết Phiếu lĩnh vật tư. Phiếu lĩnh vật tư được lập thành 2 liên trong đó ghi rõ số lượng, đơn vị. Liên 1 giao cho Phân xưởng sử dụng, cuối kỳ Phân xưởng tập hợp Phiếu lĩnh vật tư giao cho kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu, liên 2 giao cho Thủ kho để vào Thẻ kho. Phiếu lĩnh vật tư sau khi có đầy đủ chữ ký của người viết Phiếu, Trưởng phòng vật tư và Giám đốc Thủ kho sẽ căn cứ và Phiếu lĩnh vật tư tiến hành xuất kho nguyên vật liệu theo đúng số lượng và chủng loại ghi trên Phiếu lĩnh vật tư, đồng thời lập Phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 4 liên: 1 liên giao cho người đi lĩnh nguyên vật liệu, 1 liên giao cho Thủ kho làm căn cứ để ghi Thẻ kho, 1 liên giao cho kế toán vật tư để làm căn cứ ghi sổ kế toán, 1 liên ( chứng từ gốc) lưu tại phòng vật tư.
Ví dụ ngày 31/12/2010, Công trình cần