Đề tài Hoàn thiện kế toán nhập khẩu, tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động nhập khẩu tại công ty sản xuất – xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội

Trước sự phát triển nhanh và mạnh của nền kinh tế toàn cầu đòi hỏi mỗi quốc gia phải mở cửa nền kinh tế ra thị trường quốc tế, đặc biệt phải coi đây là thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào, đồng thời là thị trường tiêu thụ các yếu tố đầu ra. Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO – tổ chức thương mại thế giới. Sự kiện này mang lại nhiều cơ hội lớn nhưng đồng thời cũng là thách thức to lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Hoạt động nhập khẩu là một phần quan trọng nằm trong xu thế mở cửa nền kinh tế đó. Hoạt động này đã từng bước được đẩy mạnh để đáp ứng nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất cũng như nhu cầu tiêu dùng của người dân, và ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển đất nước. Để có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường mang tính toàn cầu hóa, đòi hỏi các doanh nghiêp phải nỗ lực hết mình, chủ động, sáng tạo trong kinh doanh, xây dựng chiến lược đúng đắn nhằm phát huy mọi nguồn lực sẵn có, khắc phục khó khăn để ngày càng phát triển và vững mạnh. Trong bất kỳ hoạt động nào, để đạt được hiệu quả cao nhất thì đòi hỏi phải có một hệ thống quản lý chặt chẽ và hoạt động có hiệu lực. Trong chiến lược quản lý, kế toán có vai trò hết sức quan trọng. Đó là công cụ phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp những thông tin cần thiết cho việc ra quyết định của các cấp lãnh đạo. Chính vì thế, công tác kế toán phải thật khoa học, hợp lý, đúng đắn và hoàn chỉnh. Công ty sản xuất – xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội tiền thân là một liên hiệp sản xuất dịch vụ và xuất nhập khẩu tiểu thủ công nghiệp Hà Nội (được thành lập tháng 3 năm 1989), chuyên sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa. Đến nay công ty đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường cả trong nước và ngoài nước, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Hà Nội. Trong thời gian đầu thực tập ở đây, em đã có điều kiện tìm hiểu về công ty, công tác kế toán chung, đặc biệt là công tác kế toán nhập khẩu và xác định kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu. Nhận thức được tầm quan trọng cũng như đòi hỏi thực tế của việc hoàn thiện công tác nhập khẩu hàng hoá và tiêu thụ hàng xuất khẩu, qua thời gian tìm hiểu thực tập ở công ty, em đã quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán nhập khẩu, tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động nhập khẩu tại công ty sản xuất – xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội”

doc112 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán nhập khẩu, tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động nhập khẩu tại công ty sản xuất – xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Số thứ tự Tên sơ đồ, bảng biểu Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu quan trọng trong Báo cáo tài chính của công ty Haprosimex qua các năm 2007, 2008 Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Haprosimex Sơ đồ 1.2 Tổ chức bộ máy kế toán công ty Haprosimex Sơ đồ 1.3 Quy trình ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung có áp dụng kế toán máy tại công ty Haprosimex Sơ đồ 2.1 Quy trình nhập khẩu hàng hoá tại công ty Haprosimex Sơ đồ 2.2 Trình tự hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá theo phương thức nhập khẩu trực tiếp tại công ty Haprosimex Sơ đồ 2.3 Quy trình ghi sổ nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá Biểu số 2.1 Phiếu nhập kho Biểu số 2.2 Thẻ kho Biểu số 2.3 Thẻ kế toán chi tiết hàng Biểu số 2.4 Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn hàng hoá Biểu số 2.5 Sổ chi tiết TK 156 - TATC Biểu sô 2.6 Hoá đơn thương mại được dịch ra từ commercial invoice Biểu số 2.7 Sổ Nhật ký chung Biểu số 2.8 Sổ cái TK 156 Sơ đồ 2.4 Hạch toán hoạt động nhận uỷ thác nhập khẩu tại Haprosimex Biểu số 2.9 Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu Biểu số 2.10 Sổ chi tiết doanh thu cung cấp dịch vụ Biểu số 2.11 Sổ cái TK 511 Biểu số 2.12 Sổ chi tiết tài khoản 33311 Biểu số 2.13 Sổ chi tiết phải thu khách hàng Sơ đồ 2.5 Quá trình bán hàng nhập khẩu Biểu số 2.14 Phiếu xuất kho Biểu số 2.15 Sổ chi tiết giá vốn hàng bán Biểu số 2.16 Sổ cái TK 632 Biểu số 2.17 Hoá đơn GTGT Sơ đồ 2.6 Quá trình ghi sổ nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu Biểu số 2.18 Sổ chi tiết doanh thu Biểu số 2.19 Sổ cái TK 511 Biểu số 2.20 Phiếu chi Biểu số 2.21 Sổ chi tiết tài khoản 641 Biếu số 2.22 Sổ cái tài khoản 641 Biểu số 2.23 Giấy báo Nợ Biểu số 2.24 Sổ chi tiết tài khoản 642 Biểu số 2.25 Sổ cái tài khoản 642 Biểu số 2.26 Sổ cái tài khoản 911 Biểu số 2.27 Kết quả hoạt động nhập khẩu hàng hoá quý 3/2008 Biểu số 3.1 Sổ chi tiết doanh thu nhập khẩu mặt hàng thép ATC Biểu số 3.2 Sổ chi tiết giá vốn hàng bán mặt hàng thép ATC Biểu số 3.3 Sổ chi tiết bán hàng Biểu số 3.4 Bảng tổng hợp chi tiết bán hàng Biểu số 3.5 Sổ chi tiết doanh thu tài chính hoạt động nhập khẩu Biểu số 3.6 Sổ chi tiết chi phí tài chính hoạt động nhập khẩu Biểu số 3.7 Kết quả hoạt động nhập khẩu hàng hoá quý 3/2008 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT BCTC: Báo cáo tài chính CP: Chi phí DT: Doanh thu GTGT: Giá trị gia tăng GVHB: Giá vốn hàng bán K/c: Kết chuyển KT: Kế toán HTK: Hàng tồn kho Ngđ: Nghìn đồng NK: Nhập khẩu QLDN: Quản lý doanh nghiệp TK: Tài khoản VNĐ: Việt Nam đồng LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: Trước sự phát triển nhanh và mạnh của nền kinh tế toàn cầu đòi hỏi mỗi quốc gia phải mở cửa nền kinh tế ra thị trường quốc tế, đặc biệt phải coi đây là thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào, đồng thời là thị trường tiêu thụ các yếu tố đầu ra. Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO – tổ chức thương mại thế giới. Sự kiện này mang lại nhiều cơ hội lớn nhưng đồng thời cũng là thách thức to lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Hoạt động nhập khẩu là một phần quan trọng nằm trong xu thế mở cửa nền kinh tế đó. Hoạt động này đã từng bước được đẩy mạnh để đáp ứng nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất cũng như nhu cầu tiêu dùng của người dân, và ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển đất nước. Để có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường mang tính toàn cầu hóa, đòi hỏi các doanh nghiêp phải nỗ lực hết mình, chủ động, sáng tạo trong kinh doanh, xây dựng chiến lược đúng đắn nhằm phát huy mọi nguồn lực sẵn có, khắc phục khó khăn để ngày càng phát triển và vững mạnh. Trong bất kỳ hoạt động nào, để đạt được hiệu quả cao nhất thì đòi hỏi phải có một hệ thống quản lý chặt chẽ và hoạt động có hiệu lực. Trong chiến lược quản lý, kế toán có vai trò hết sức quan trọng. Đó là công cụ phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp những thông tin cần thiết cho việc ra quyết định của các cấp lãnh đạo. Chính vì thế, công tác kế toán phải thật khoa học, hợp lý, đúng đắn và hoàn chỉnh. Công ty sản xuất – xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội tiền thân là một liên hiệp sản xuất dịch vụ và xuất nhập khẩu tiểu thủ công nghiệp Hà Nội (được thành lập tháng 3 năm 1989), chuyên sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa. Đến nay công ty đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường cả trong nước và ngoài nước, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Hà Nội. Trong thời gian đầu thực tập ở đây, em đã có điều kiện tìm hiểu về công ty, công tác kế toán chung, đặc biệt là công tác kế toán nhập khẩu và xác định kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu. Nhận thức được tầm quan trọng cũng như đòi hỏi thực tế của việc hoàn thiện công tác nhập khẩu hàng hoá và tiêu thụ hàng xuất khẩu, qua thời gian tìm hiểu thực tập ở công ty, em đã quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán nhập khẩu, tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động nhập khẩu tại công ty sản xuất – xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội” Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện kế toán nhập khẩu, tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động nhập khẩu tại công ty sản xuất – xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội” nhằm khẳng định lại những kiến thức của em về kế toán nhập khẩu, tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động nhập khẩu trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại nói chung, tìm hiểu về thực trạng kế toán vấn đề này tại công ty sản xuất – xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội nói riêng, để thấy được những ưu điểm và hạn chế, từ đó mạnh dạn đưa ra các giải pháp hoàn thiện cho phần hành kế toán này. Đề tài nghiên cứu của em giới hạn trong phạm vi hoạt động kế toán nhập khẩu, tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động nhập khẩu tại công ty sản xuất – xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội. Thực trạng và các giải pháp đưa ra dựa trên số liệu kế toán thực của công ty và một số tài liệu tham khảo khác có liên quan. 3. Kết cấu chuyên đề thực tập chuyên ngành Bản chuyên đề thực tập chuyên ngành của em được chia thành ba phần chính như sau: Chương I: Tồng quan về công ty sản xuất – xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội. Chương II: Thực trạng kế toán nhập khẩu, tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động nhập khẩu tại công ty sản xuất – xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội. Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán nhập khẩu, tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động nhập khẩu tại công ty sản xuất – xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội. Trong quá trình thực tập và nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng nhưng do thời gian và trình độ của bản thân còn hạn chế nên chắc chắn bản chuyên đề thực tập chuyên ngành của em còn có nhiều hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp bổ sung của thầy giáo Nguyễn Hữu Ánh và các cô chú, anh chị phòng kế toán công ty sản xuất – xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội để bản chuyên đề thực tập chuyên ngành được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Hữu Ánh và các cán bộ phòng kế toán đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo thực tập này. Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2009 Sinh viên thực hiện Nguyễn Hồng Vân CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP HÀ NỘI 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty sản xuất - xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Haprosimex) Tên gọi hiện nay: Công ty sản xuất – xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội. Tên giao dịch: Haprosimex. Tên tiếng Anh: Hanoi General Production And Import – Export Company Trụ sở chính: 22 Phố Hàng Lược, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 04.38267708; Fax: (84-4) 8264014 Website: www.haprosimex.com.vn Từ một liên hiệp sản xuất dịch vụ và xuất nhập khẩu tiểu thủ công nghiệp Hà Nội (được thành lập tháng 3 năm 1989), đến năm 1993, theo quyết định số 528/QĐ-UB ngày 29/01/1993 của UBND Thành phố Hà Nội đổi tên thành Công ty sản xuất – xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (HAPROSIMEX), chuyên sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, vốn lưu động chỉ có 250 triệu đồng, đội ngũ cán bộ chỉ có 67 người, chưa quen với kinh doanh, chưa có xí nghiệp sản xuất, đến nay Haprosimex đã có 12 công ty thành viên, với đội ngũ hơn 5.000 cán bộ, công nhân. Những năm 90 của thế kỷ trước, trước khó khăn chung của nền kinh tế sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu, thị trường lớn của hàng Việt Nam, bị sụp đổ, không ít doanh nghiệp khó khăn trong việc định hướng sản xuất, thậm chí phá sản, bước ngoặt của Haprosimex lúc đó là đã nhanh chóng chuyển từ một đơn vị hành chính bao cấp chuyển sang hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa. Lấy sản xuất làm gốc - sản xuất để xuất khẩu, Haprosimex chọn tập trung vào 3 mặt hàng mũi nhọn: Hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ và nông sản. Với hướng đi đúng đã tạo ra thế chủ động trong sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh và củng cố uy tín của thương hiệu Haprosimex trên thương trường. Hướng đi đúng đã tạo ra hiệu quả. Năm 1992, công ty thành lập Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì. Đến nay tổng vốn đầu tư của xí nghiệp là 75 tỷ đồng, thu hút 1.500 lao động với 5 xưởng sản xuất và 30 dây chuyền sản xuất hiện đại, đáp ứng 5 - 7 triệu sản phẩm/năm. Năm 1996, công ty thành lập Xí nghiệp mũ xuất khẩu với 4 phân xưởng và 8 dây chuyền sản xuất sản lượng 4-4,5 triệu sản phẩm mũ các loại. Năm 1996, Haprosimex mở đại diện ở phía Nam, đến nay đã có hơn 200 cán bộ công nhân viên với các thiết bị máy móc hiện đại phục vụ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và chế biến hạt tiêu xuất khẩu tại khu công nghiệp Tân Thới Hiệp, TP Hồ Chí Minh. Đón thị trường Mỹ khi hiệp định thương mại Việt- Mỹ có hiệu lực, năm 2001, Haprosimex đã liên doanh góp vốn với công ty MSA của Hàn Quốc thành lập liên doanh MSA- Hapro chuyên sản xuất may mặc xuất khẩu với tổng vốn đầu tư trên 5 triệu USD, giải quyết việc làm cho hơn 1.400 lao động. Dự án Nhà máy dệt kim Haprosimex tại khu công nghiệp Ninh Hiệp cũng là một trong những nhà máy được đầu tư khá hiện đại, với hệ thống thiết bị đồng bộ, khép kín từ dệt, nhuộm, may và hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn với tổng vốn đầu tư 300 tỷ đồng, công suất 10 triệu áo T-shirt, Polo- Shirt và 2 triệu bộ quần áo thể thao, thu hút hơn 600 lao động. Đến nay, sản phẩm của Haprosimex đã có mặt trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, góp phần đưa doanh thu trong 10 năm (từ năm 1998 đến nay) tăng 9,4 lần (từ 305 tỷ đồng lên gần 2,9 nghìn tỷ đồng); kim ngạch xuất khẩu tăng từ 20,5 triệu USD lên trên 184 triệu USD; nộp ngân sách hơn 100 tỷ đồng/năm… Công ty được Tổ chức phát triển Liên hợp quốc (UNDP) xếp trong top 200 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam năm 2007. Nhiều năm liên tục là điểm sáng doanh nghiệp thủ đô. Chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, năng động trong cơ chế thị trường, đẩy mạnh ứng dụng thiết bị công nghệ mới, tạo sự phát triển bền vững đáp ứng các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng (ISO- 9000), quy định về trách nhiệm xã hội đối với người lao động (SA 8000); và hệ thống quản lý môi trường (ISO 14.000), đồng thời tham gia tích cực các hoạt động xã hội, từ thiện… Haprosimex đặt mục tiêu đến năm 2015 sẽ trở thành tập đoàn kinh tế mạnh của Hà Nội và cả nước. 1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức quản lý của công ty có ảnh hưởng đến kế toán nhập khẩu, tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động nhập khẩu 1.2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 1.2.1.1. Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm dịch vụ chính Là công ty sản xuất và xuât nhập khẩu tổng hợp, Công ty hoạt động ở ba lĩnh vực: sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu. Công ty vừa trực tiếp sản xuất một số mặt hàng, và đồng thời chủ động tìm nguồn hàng để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, công ty còn rất năng động nghiên cứu thị trường, nhập khẩu từ nước ngoài các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước. Lĩnh vực sản xuất: + Sản xuất hàng may mặc, dệt len xuất khẩu. + Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. + Gia công chế biến nông lâm sản và các hàng hoá khác để xuất khẩu. Lĩnh vực xuất khẩu: + Hàng may mặc: Áo sơ mi, quần áo thể thao, quần áo trẻ em, jacket, mũ vải… + Thủ công mỹ nghệ: Mây tre, thêu ren, sơn mài, gốm sứ, thảm… + Hàng nông lâm đặc sản: vừng, lạc, tiêu, cà phê, tinh dầu, quế, hồi… Lĩnh vực nhập khẩu: + Nhập khẩu một số loại lương thực, thực phẩm như bột mỳ… + Nhập khẩu phương tiện vận tải, ôtô, xe máy, sắt thép, thiết bị phụ tùng phục vụ cho nhu cầu sản xuất xây dựng và các thiết bị, vật liệu dùng cho trang trí nội thất. + Nhập khẩu phân bón dùng trong nông nghiệp. + Nhập khẩu máy điện thoại và thiết bị điện tử viễn thông. Ngoài ra công ty còn nhận uỷ thác xuất khẩu và nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tham gia liên doanh, liên kết sản xuất hàng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó công ty còn mở các cửa hàng làm đại lý giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh với các tổ chức kinh tế khác cả trong và ngoài nước. Công ty đa dạng sản phẩm, hàng hoá và lĩnh vực kinh doanh nhưng nhìn chung sản phẩm và dịch vụ chính do công ty cung cấp bao gồm: - Mũ, hàng may mặc các loại (May tại xưởng của công ty để xuất khẩu) - Nông sản các loại (Đặt hàng, thu mua từ các đơn vị khác để xuất khẩu) - Kinh doanh nội địa các mặt hàng sắt, thép, kẽm,… - Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu tất cả các mặt hàng trừ những mặt hàng trong danh mục cấm xuất nhập khẩu do Nhà nước ban hành. 1.2.1.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh * Thị trường xuất khẩu: Với hai lĩnh vực chính là nông sản và may mặc, công ty đang hoạt động trong hai ngành được đánh giá là có lợi thế cạnh tranh và tốc độ tăng trưởng cao của Vịêt Nam. - Hàng nông sản: Haprosimex là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, hồ tiêu hàng đầu Việt Nam với doanh thu năm 2007 lần lượt là 61.079.518 và 12.672.728 USD, chiếm khoảng 3,39% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước. - Hàng may mặc: Sản phẩm của công ty xuất khẩu chủ yếu sang hai thị trường chính là Châu Âu và Mỹ, hai thị trường đòi hỏi chất lượng sản phẩm rất cao, điều này đã phần nào khẳng định được uy tín, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của công ty. Tổng doanh thu hàng may mặc xuất khẩu năm 2007 của công ty là 27.161.340 USD, chiếm 23,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. * Thị trường nội địa: - Các mặt hàng sắt, thép, kẽm: Doanh thu năm 2007 của mặt hàng này đạt 12.413.123 USD, chiếm 77,8% tổng doanh thu nhập khẩu của công ty. - Các mặt hàng khác: Ngoài thép và kẽm ra, công ty còn nhập khẩu tương đối nhiều mặt hàng như: xơ, sợi bông, hoá chất, phụ tùng ôtô, vải, thực phẩm… Tuy nhiên các mặt hàng này chiếm tỷ trọng không lớn và công ty cũng xác định chiến lược là không tập trung hoạt động này. 1.2.1.3. Tình hình tài chính của công ty qua 2 năm 2007, 2008 Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu quan trọng trong Báo cáo tài chính của công ty Haprosimex qua các năm 2007, 2008 Đơn vị tính: 1000 VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch % 1 TS ngắn hạn 414.958.632 360.076.916 - 54.881.716 - 13,23 2 Tài sản dài hạn 365.970.842 396.198.985 30.228.143 8,26 3 Nợ phải trả 645.011.056 616.086.995 - 28.924.061 - 4,48 4 Vốn chủ sở hữu 135.918.418 140.188.906 4.270.488 3,14 5 Doanh thu thuần 1.691.426.924 1.916.920.591 225.493.667 13,33 6 Lợi nhuận trước thuế 6.628.766 6.291.939 - 336.827 - 5,08 7 Lợi nhuận sau thuế 4.782.288 4.696.487 - 85.801 - 1,79 (Nguồn: Trích Báo cáo tài chính năm 2007, 2008 của công ty Haprosimex) Bảng trên đã thể hiện một số chỉ tiêu quan trọng trong Báo cáo tài chính của công ty qua 2 năm gần đây. Về tiềm lực tài chính: Vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng từ 135.918.418(ngđ) năm 2007 lên 140.188.906 năm 2008 (tăng 3,14 %). Điều này chứng tỏ khả năng chủ động trong kinh doanh của công ty đã được cải thiện và quy mô vốn mở rộng tương ứng với hoạt động kinh doanh theo các năm. Nợ phải trả năm 2008 giảm nhẹ so với năm 2007 là 4,48 % chứng tỏ công ty đã điều chỉnh giảm dần các khoản nợ vay, làm giảm bớt gánh nặng về chi phí đi vay. Tuy nhiên tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốni dao động từ 81,46% - 82,60 % là khá lớn, ảnh hưởng đến tính tự chủ trong tiềm lực tài chính của công ty. Tổng tài sản năm 2007 giảm so với năm 2006, tuy nhiên chỉ có tài sản ngắn hạn giảm, còn tài sản dài hạn lại tăng. Tài sản ngắn hạn năm 2007 giảm 13,23 % so với năm 2006. Nguyên nhân là do công ty đã có chính sách thu hồi các khoản nọ tốt nên các khoản phải thu ngắn hạn giảm. Bên cạnh đó công tác tiêu thụ của công ty đã được cải thiện đáng kể làm giảm khối lượng hàng tồn kho. Tài sản dài hạn năm 2007 tăng 8,26 % so với năm 2006 là do công ty đã chú trọng hơn đối với các khoản đầu tư tài chính dài hạn như đầu tư chứng khoán dài hạn, góp vốn liên doanh với các đối tác nước ngoài, đổi mới một số máy móc thiết bị. Doanh thu thuần năm 2007 tăng 225.493.667(ngđ) so với năm 2007 (tăng 13,33 %) chứng tỏ doanh nghiệp đã thành công trong viêc khai thác và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên lợi nhuận trước thuế năm 2007 lại giảm 336.827(ngđ) so với năm 2006 (giảm 5,08 %) là do chi phí đầu vào của công ty đã tăng. Nhưng đây cũng có thể do yếu tố khách quan là lạm phát trong thời gian qua. Qua sự phân tích sơ bộ trên đây ta có thể thấy quá trình phát triển của công ty gặp không ít khó khăn, nhưng với sự nỗ lực và hướng đi đúng đắn, công ty đã có được một vị thế ổn định trên thị trường. 1.2.1.4. Tình hình lao động của công ty Hiện nay, đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty có 4395 người với cơ cấu như sau: Trình độ trên đại học : 5 người Trình độ đại học và cao đẳng : 300 người Trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật: 4090 người Mức lương bình quân là 1.670.000 đồng /người /tháng. Đặc biệt các cán bộ quản lý đều ở trình độ trên đại học hoặc đại học, đồng thời đội ngũ cán bộ công nhân viên thường xuyên được đào tạo nâng cao trình độ góp phần nâng cao chất lượng cán bộ công nhân viên của công ty. Công ty đang tiếp tục sắp xếp lại lao động phù hợp với trình độ chuyên môn, xây dựng chế độ khuyến khích đối với người lao động có trình độ chuyên môn cao, xây dựng quy chế trả lương hợp lý để khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả, đồng thời xử lý nghiêm theo quy định của công ty đối với những lao động yếu kém, vô kỷ luật. Bên cạnh đó, công ty cũng đang duy trì chế độ phúc lợi, đảm bảo đời sống tinh thần và vật chất cho người lao động thông qua các hoạt động văn hoá, xã hội, chính sách chăm sóc người lao động ốm đau, tai nạn, chính sách đối với người lao động đã nghỉ hưu hay mất sức lao động, với con em người lao động đã và đang làm việc tại công ty. 1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Công ty quản lý trực tiếp 24 đầu mối: 12 phòng ban tại văn phòng công ty mẹ, 2 chi nhánh, 3 nhà máy xí nghiệp trực thuộc, 3 công ty con và 4 công ty thành viên. * Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng Giám đốc và những người quản lý khác. * Ban kiểm soát: có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và Báo cáo tài chính của công ty. * Tổng giám đốc: điều hành và quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Các phó tổng giám đốc là những người giúp việc cho Tổng Giám đốc và phải chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về những phần việc được giao. * Các phòng ban nghiệp vụ: gồm phòng Tổ chức hành chính, phòng Kế hoạch, phòng Kinh doanh, phòng Kế toán, có chức năng tham mưu và giúp việc cho Tổng Giám đốc và các phó Tổng Giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên môn và chỉ đạo của Ban Tổng Giám đốc. * Các chi nhánh, xí nghiệp, nhà máy trực thuộc và các công ty con: chịu sự quản lý trực tiếp của Ban giám đốc các phó Tổng Giám đốc. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: P.Tổ chức hành chính P. Kế hoạch P.Kinh doanh 2,3,4,5,6,8 Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh Nhà máy dệt kim Xí nghiệp Mũ Xí nghiệp KD nước sạch C
Tài liệu liên quan