Kể từ khi tái lập tỉnh (1/1/1997) tới nay Vĩnh phúc thực sự có những phát triển vượt bậc về mọi mặt. Điều này đang đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh những thách thức mới, một trong những thách thức đó là yêu cầu đổi mới cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động cho phù hợp với yêu cầu phát triển hiện nay của tỉnh.
69 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy quản lý và các mối quan hệ quản trị của Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Danh mục các từ viết tắt
UBND - Uỷ ban Nhân dân
HĐND - Hội đồng Nhân dân
KH&ĐT - Kế hoạch và Đầu tư
NQTƯ - Nghị quyết Trung ương
GD&ĐT - Giáo dục và đào tạo
XDCB - Xây dựng cơ bản
DN - Doanh nghiệp
DNNN - Doanh nghiệp nhà nước
KCN - Khu công nghiệp
KT-XH - Kinh tế – Xã hội
XHCN - Xã hội chủ nghĩa
ODA - Official Development Assistance
DDI - Domestic Direct Investment
FDI - Foreign Direct Investment
KOICA - Korea International Cooperation Agency
NGO - Non- Governmental Organiz ation
MCC Việt Nam:
ADB - Asia Development Bank
WB - World Bank
BOT - Build- Operation -Transfer
BT - Build – Transfer
Lời nói đầu
Kể từ khi tái lập tỉnh (1/1/1997) tới nay Vĩnh phúc thực sự có những phát triển vượt bậc về mọi mặt. Điều này đang đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh những thách thức mới, một trong những thách thức đó là yêu cầu đổi mới cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động cho phù hợp với yêu cầu phát triển hiện nay của tỉnh. Phần lớn bộ máy quản lý của các cơ quan nhà nước tỉnh đã quen với cơ chế điều hành cũ và trong tình hình phát triển kinh tế của tỉnh hiện nay cơ cấu quản lý và cơ chế điều hành đó đang bộc lộ rất nhiều yếu điểm và những bất cập. Mặc dù đã có những thay đổi nhất định trong cơ cấu quản lý và cơ chế điều hành nhưng với yêu cầu phát triển hiện nay của tỉnh thì cần phải có những thay đổi mạnh mẽ hơn nữa trong cơ cấu tổ chức bộ máy và tư duy quản lý sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển hiện nay cũng như trong tương lai .
Sau thời gian nghiên cứu học tập, trang bị kiến thức tại trường và qua thời gian thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc em đã chọn đề tài : “Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy quản lý và các mối quan hệ quản trị của Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc”.
Trên cơ sở tình hình thực tế và qua quá trình phân tích, đánh giá mọi mặt hoạt động của bộ máy quản trị Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc. Bài viết này đã đi vào nghiên cứu những vấn đề còn tồn tại của bộ máy quản trị nhằm góp phần vào việc giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc còn tồn tại trong bộ máy quản trị của Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc.
Nội dung của chuyên đề thực tập gồm 3 chương:
Chương I : Tổng quan về Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc.
Chương II : Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc.
Chương III : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc.
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.S Hoàng Thuý Nga và các bác, anh chị công tác tại Sở đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này
Sinh viên thực hiện
Hà Thanh Tịnh
Chương i
tổng quan về sở kế hoạch và đầu tư vĩnh phúc
I. lịch sử ra đời và quá trình phát triển của Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Vĩnh Phúc.
1.Thông tin chung về Sở.
Tên giao dịch: Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Vĩnh Phúc
Vinh phuc department of planning and investment
Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi- Phường Đống Đa – Thị xã Vĩnh Yên
ĐT: 0211.862480
Fax: 0211.862480
Webside:
Email: sokhdt@vinhphuc.gov.vn
2. Lịch sử ra đời và quá trình phát triển :
Ngày 8/10/1955 Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định thành lập Uỷ ban Kế hoạch Quốc gia. Ngày 14/10/1955 Thủ tướng Chính phủ có Thông tư số 603/1955/TT-TTg nêu rõ: “Trong chế độ kinh tế dân chủ nhân dân của chúng ta ở miền Bắc việc khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá phải dần dần được kế hoạch hoá. Uỷ ban Kế hoạch Quốc gia sẽ thực hiện từng bước việc kế hoạch hoá này. Uỷ ban Kế hoạch Quốc gia và các bộ phận kế hoạch ở các Bộ của Trung ương, Ban kế hoạch ở các khu, tỉnh, huyện có trách nhiệm xây dựng các dự án, kế hoạch phát triển kinh tế – văn hoá. Tiến hành công tác thống kê, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.”
Thực hiện Quyết định của Hội đồng Chính phủ, ngành Kế hoạch tỉnh Vĩnh Phúc đã được thành lập với tên gọi là Uỷ Ban Kế Hoạch tỉnh Vĩnh Phúc.
Quá trình xây dựng và phát triển của ngành gắn liền với nhiệm vụ của từng giai đoạn lịch sử.
2.1- Thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước (1955-1975)
Thực hiện cơ chế quản lý tập trung thống nhất nhằm đảm bảo huy động tối đa sức người, sức của chi viện cho chiến trường, ngành kế hoạch đã tổng hợp tham mưu giúp Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các Huyện uỷ, UBND cấp huyện nắm vững những nguồn lực chủ yếu, điều hành trực tiếp các nguồn lực đó nhằm đáp ứng kịp thời các mục tiêu cần ưu tiên, những nhiệm vụ cấp bách của đất nước, đảm bảo sự ổn định về kinh tế – xã hội. Thời kỳ này cũng đánh dấu một mốc mới trong lịch sử phát triển của ngành. Đó là sự hợp nhất hai tỉnh Vĩnh phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú năm 1968.
2.2- Thời kỳ từ 1975- 1997
Nhà nước tiếp tục sử dụng công cụ kế hoạch hoá làm trung tâm điều hành mọi sự phát triển kinh tế – xã hội. Ngành kế hoạch Tỉnh đã tham mưu đề xuất nhiều chính sách, hoạch định chiến lược, xây dựng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất, phát huy sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực v...v.... đồng thời từng bước hoàn thiện hệ thống kế hoạch hoá, cải tiến nội dung phương pháp làm việc. Nhất là khi thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (1986). Ngành kế hoạch đã rất cố gắng tự đổi mới để thích nghi với cơ chế mới. Ngành đã có sự đổi mới toàn diện chuyển trung tâm của công tác kế hoạch hoá sang kế hoạch định hướng và kế hoạch hoá theo các chương trình mục tiêu, chương trình dự án.
2.3- Thời kỳ từ 1997-> Nay:
Sau ngày tái lập tỉnh Vĩnh Phúc (1/1/1997) trước những khó khăn to lớn của Tỉnh cũng như của ngành, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và sự chỉ đạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngành đã có những cố gắng to lớn, khắc phục khó khăn, đoàn kết phát huy sức mạnh, nghiên cứu tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh có quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương quản lý kinh tế đối ngoại, làm đầu mối phối hợp kế hoạch của các ngành trong Tỉnh.
Ngành đã đề xuất nhiều giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch thành công giúp đề ra các cơ chế chính sách xây dựng các mục tiêu kinh tế – xã hội vừa sát thực và có tính khoa học cao. Ngành đã chủ động phối hợp kịp thời với các ngành các cấp và Viện chiến lược (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 1997- 2000 và 2000 – 2010.
Như vậy cùng với sự trưởng thành chung của Tỉnh những năm qua ngành Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc đã có sự trưởng thành vượt bậc đáp ứng yêu cầu đổi mới của Tỉnh.
3. Sơ lược về cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Sở KH&ĐT Vĩnh Phúc.
Với đặc trưng là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh có chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Đề ra các chủ trương biện pháp quản lý các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước tại địa phương...
Hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Sở là đồng bộ có đầy đủ các phòng chức năng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Bộ máy quản trị của Sở gồm:
* Ban giám đốc: 3 người( là chuyên viên cao cấp)
- Giám đốc Sở: Là chủ tài khoản của Sở, đứng đầu cơ quan chỉ đạo cơ quan theo chế độ thủ trưởng trên nguyên tắc tập chung dân chủ và chịu trách nhiệm cá nhân trước Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh, Bộ KH&ĐT về toàn bộ hoạt động của cơ quan. Giám đốc phụ trách chung và trực tiếp mọi lĩnh vực thuộc chức năng và nhiệm vụ của Sở.
- Phó giám đốc thứ 1: Phụ trách khối văn hoá xã hội (văn hoá, thể dục thể thao y tế, giáo dục, dân số – kế hoạch hoá gia đình, phát thanh truyền hình; thẩm định và cấp ưu đãi đầu tư, kinh tế đối ngoại, đào tạo, xúc tiến đầu tư, các dự án ODA, NGO. Tổng hợp báo cáo tình hình đầu tư phát triển và hoạt động của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các doanh nghiệp FDI
- Phó giám đốc thứ 2: Phụ trách các lĩnh vực: Đăng ký kinh doanh, Thương mại- Du lịch, sắp xếp đổi các doanh nghiệp Nhà nước, Hành chính.
* Các phòng chức năng có 9 phòng:
Phòng hành chính
Phòng đăng ký kinh doanh
Phòng thẩm định
Phòng hạ tầng cơ Sở
Phòng văn xã
Phòng kinh tế đối ngoại
Phòng kinh tế ngành
Phòng tổng hợp
Phòng thanh tra
Sơ đồ 1:
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Sở như sau:
Giám Đốc Sở
Phó Giám Đốc 2
Phó Giám Đốc 1
Đăng ký KD
Kinh tế Đối ngoại
Thanh tra
Tổng hợp Doanh nghiệp
Xây dựng Hạ tầng
Kinh tế ngành
Văn hoá xã hội
Thẩm định
HC-TC
Ngoài ra các phòng chức năng còn chịu sự điều hành trực tiếp của Giám Đốc Sở.
4. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Sở Kế hoạch và đầu tư Vĩnh Phúc:
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh có chức năng tham mưu giúp UBND về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh:
Thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển
Đề ra các chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn
Làm đầu mối phối hợp giữa các Sở, ngành thuộc tỉnh
Dưới sự chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Nhiệm vụ và quyền hạn :
Sở có nhiệm vụ nghiên cứu tổng hợp trình UBND tỉnh về quy hoạch kế hoạch các chương trình mục tiêu, các dự án phát triển kinh tế – xã hội; cân đối chủ yếu về tài chính ngân sách, vốn đầu tư xây dựng, các nguồn vốn viện trợ và hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài, lựa chọn các đối tác đàm phán và ký kết hợp đồng, xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu của địa phương có hiệu quả.
- Phối hợp với Sở Tài chính - vật giá xây dựng dự toán ngân sách trình UBND tỉnh. Theo dõi nắm tình hình hoạt động của các đơn vị kinh tế, các chương trình dự án quốc gia trên địa bàn gắn với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Hướng dẫn các Sở, Ngành, các huyện thị xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các chương trình dự án liên quan đến phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh. Phổ biến và hướng dẫn thực hiện pháp luật Nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Là đầu mối trực tiếp nhận hồ sơ dự án của chủ đầu tư trong và ngoài nước muốn đầu tư trên địa bàn tỉnh, những kiến nghị khiếu nại của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Làm đầu mối quản lý các nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ khác.
Theo dõi, kiểm tra các cơ quan, đơn vị của Tỉnh trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, các chương trình dự án phát triển trình UBND tỉnh các chủ chương biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện kế hoạch đối với một số lĩnh vực theo sự phân công của UBND tỉnh.
Tham gia nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách về quản lý kinh tế toàn quốc, kiến nghị với UBND tỉnh xây dựng và vận dụng các cơ chế chính sách cho phù hợp với đặc điểm của địa phương, đúng quy định của Nhà nước.
Thẩm định thành lập doanh nghiệp Nhà nước. Quản lý và cấp đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành; Trình UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư.
Là cơ quan chủ trì thẩm định các dự án đầu tư tiền khả thi và khả thi cho các công trình thuộc nhóm A (được Nhà nước uỷ quyền). Thẩm định các công trình thuộc nhóm B + C bao gồm cả vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Làm đầu mối thoả thuận với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ chuyên ngành duyệt các dự án nhóm B + A. Đệ trình UBND tỉnh và Chính phủ phê duyệt.
Là cơ quan chủ trì thẩm định kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu trình UBND tỉnh quyết định (theo phân cấp).
Thực hiện chức năng quyền hạn thanh tra, kiểm tra các đơn vị cơ quan trong việc chấp hành các chính sách, chế độ, pháp luật nhà nước, các quy định của UBND tỉnh trên các lĩnh vực được phân công quản lý.
Theo định kỳ hàng năm lập báo cáo trình UBND tỉnh, Bộ kế hoạch và Đầu tư về thực hiện kế hoạch của địa phương, hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và tình hình hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý các Khu công nghiệp (KCN).
Lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức trong ngành, kiến nghị việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho công chức làm công tác kế hoạch và đầu tư của Tỉnh.
Quản lý và quyết định công tác tổ chức cán bộ và thực hiện các chế độ chính sách đối với công chức theo phân công, phân cấp của UBND tỉnh
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND tỉnh giao.
II. Đánh giá tình hình hoạt động trong những năm qua:
1. Về chuyên môn nghiệp vụ:
1.1./ Lĩnh vực quy hoạch- kế hoạch:
Trong những năm qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc đã vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước vào công tác xây dựng kế hoạch phát triển KT- XH của địa phương. Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh triển khai và điều hành thực hiện tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế từng năm (từ năm 1997 – 2004). Đề xuất các giải pháp khai thác tốt các tiềm năng, nguồn lực của địa phương, tập chung tháo gỡ khó khăn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh phát huy thế mạnh của mình... Nhờ vậy các chỉ tiêu kinh tế – xã hội của Tỉnh đều đạt và vượt so với kế hoạch
Bảng 1
Một số chỉ tiêu Kinh tế – Xã hội đạt được 4 năm 2001-2004
Đơn vị : %
Chỉ tiêu
Tốc độ tăng trưởng BQ (2001-2004)
Kế hoạch
Tổng sản phẩm trong tỉnh
GDP- theo giá ss94
14, 3
10
Công nghiệp - Xây dựng
22, 5
16
Nông lâm nghiệp - Thuỷ sản
7
4, 5 - 5
Dịch Vụ
12, 1
10
GDP bình quân đầu người
- Theo giá thực tế
18, 6
- Theo giá ss94
13, 1
Giá trị kim ngạch xuất khẩu
57, 1
Trong đó: - Địa phương
18, 0
- Trung ương
17, 3
DN có vốn Đ.tưN.ngoài
169, 0
Kim ngạch nhập khẩu
10, 7
Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc
- Chất lượng các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, văn hoá xã hội được nâng cao
- Cơ Sở hạ tầng kinh tế – xã hội như: Giao thông,Thuỷ lợi, Điện,Trường học, Thông tin liên lạc.... đã được cải thiện hoàn thiện hơn trước.
- Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh Sở đã phối kết hợp với Bộ chỉ huy quân sự Tỉnh đánh giá tổng kết 15 năm xây dựng khu vực phòng thủ báo cáo Bộ kế hoạch và Đầu tư và Quân khu II đã được đánh giá cao
- Sở đã phối kết hợp chặt chẽ với Viện chiến lược (Bộ kế hoạch và Đầu tư) rà soát, điều chỉnh bổ xung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 và định hướng cơ bản đến 2020. Chủ trì phối hợp với các Sở ban ngành tham mưu cho UBND tỉnh đánh giá tổng kết công tác quy hoạch đồng thời có những biện pháp đẩy mạnh công tác quy hoạch trên địa bàn Tỉnh
- Tham gia ban chỉ đạo tổng kết 20 năm phát triển các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Trực tiếp đánh giá tổng kết thành phần kinh tế tư bản tư nhân và tư bản Nhà nước
1.2./ Về lĩnh vực đầu tư:
- Đã đề xuất và tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh nhiều giải pháp nhằm quản lý và khai thác tốt các nguồn vốn đầu tư. Các biện pháp quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư xây dựng, phân cấp quản lý đầu tư xây dựng các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Chủ trì và phối hợp với các cơ quan chức năng tích cực vận động các dự án ODA như:
* Dự án ODA của chính phủ Nhật Bản đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Thị xã Vĩnh Yên và Phúc Yên
* Dự án ODA của chính phủ Hàn Quốc đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải rắn
* Dự án ODA của CHLB Đức đầu tư nâng cấp trang thiết bị cho trường đào tạo nghề của Tỉnh.
* Triển khai các dự án điện nông thôn của World Bank (WB).
- Thực hiện các Nghị định của chính phủ và các quy định hướng dẫn của Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và các Bộ có liên quan về lĩnh vực đầu tư. Sở đã hướng dẫn đôn đốc các chủ dự án, chủ đầu tư lập dự án đầu tư, lập kế hoạch đấu thầu đúng quy định của Nhà nước
- Công tác thẩm định có nhiều tiến bộ đã thực hiện cơ chế một cửa trong lĩnh vực thẩm định do vậy thời gian thẩm định đã được rút ngắn.
Bảng 2
Tổng hợp các nguồn Đầu tư, Viện trợ và Công tác đấu thầu
Năm
Chỉ tiêu
2003
2004
Tăng so 2003
Đầu tư
FDI
- Số Dự án
- Số Vốn(tr.USD)
16
98, 7
20
152
25%
54%
DDI
- Số Dự án
- Số Vốn
-
-
125
6, 595
-
-
Đấu thầu
- Số D.A được phê duyệt
- Tổng vốn thẩm định(tỷ VNĐ)
- Kết quả đấu thầu( gói thầu)
>180
>900
122
140
122
-
-
-
Viện Trợ
ODA
- Nhật Bản
- Hàn Quốc
- CHLB Đức
- ADB
60 tr.USD
20 tr.USD
2, 4 tr.USD
8 tỷ VNĐ
- WB
3, 8 tr.USD
198 tỷ VNĐ
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh phúc
w Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 25% so với 2003 và số vốn tăng 54% bên cạnh đó đầu tư trong nước thu hút được 125 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 6, 595 tỷ VNĐ năm 2004. Công tác đấu thầu được tiến hành minh bạch đúng thủ tục, mặt khác các dự án kêu gọi viện trợ tiếp tục được thực hiện có hiệu quả qua đó tạo được uy tín lớn đối với các nhà viện trợ và đầu tư.
- Là cơ quan thường trực ban chỉ đạo chương trình quốc gia Sở đã phối hợp chặt chẽ với các ngành các cấp tham mưu cho UBND tỉnh cân đối và lồng ghép triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu, chương trình quốc gia trên địa bàn Tỉnh như:
* Chương trình xoá đói giảm nghèo- việc làm.
* Chương trình 135, tăng cường cơ Sở vật chất cho các trường tiểu học, trung học cơ sở... Theo Nghị Quyết của HĐND tỉnh
* Cơ chế về hỗ trợ vốn, nhà ở...cho các xã nghèo, hộ nghèo.
1.3./ Lĩnh vực đăng ký kinh doanh, xắp xếp và đổi mới doanh nghiệp
Bảng 3
Tình hình đăng ký kinh doanh và kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (2003-2004)
Năm
Chỉ tiêu
2003
2004
Tăng so với 2003
Cấp giấy CNĐK kinh doanh
230
334
45%
Số vốn đăng ký ( tỷ VNĐ)
774
1117
1, 44 lần
Số DN được kiểm tra
35
-
Số DN rút giấy phép hoạt động
18
-
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh phúc
* Trong năm 2004 Sở đã đăng ký thay đổi cho 340 lượt doanh nghiệp; Đăng ký chi nhánh và văn phòng đại diện cho 22 DN
- Công khai trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh các loại phí, lệ phí. Thời gian cấp đăng ký kinh doanh được rút ngắn còn 7 ngày( theo quy định là 15 ngày), cấp thay đổi đăng ký kinh doanh còn 3 ngày (theo quy định là 7 ngày). Được Thủ tướng Chính phủ biểu dương là tỉnh thực hiện tốt Luật doanh nghiệp – tại hội nghị tổng kết 4 năm thi hành Luật doanh nghiệp.
- Thực hiện Nghị quyết Trung ương V khóa IX về đổi mới cơ chế chính sách để khuyến khích tạo, điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện đề án phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn, đã có những chính sách ưu đãi tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển.
- Quán triệt NQTƯ III khoá IX về sắp xếp đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN với vai trò là thường trực ban đổi mới Sở đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh về cơ chế chính sách, kiện toàn tổ chức ban đổi mới nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong việc triển khai thực hiện. Đưa ra nhiều giải pháp nhằm lành mạnh hoá tài chính của doanh nghiệp trước khi chuyển đổi. Tuyên truyền sâu rộng chủ chương chính sách của Nhà nước về sắp xếp đổi mới doanh nghiệp. Phối kết hợp cùng với các Sở chủ quản doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ sắp xếp đổi mới doanh nghiệp:
* Năm 2003: - Có 8 doanh nghiệp được cổ phần hoá
- Giải thể xong XN Nông Lâm Nghiệp (T80)
- Sắp xếp đổi mới được 1 đơn vị sự nghiệp có thu
- Chuyển công ty đô thị Vĩnh Yên sang DNNN hoạt động công ích
* Năm 2004: - Cổ phần hoá được 9 doanh nghiệp
1.4. / Lĩnh vực kinh tế đối ngoại:
- Sở đã tham mưu tốt cho UBND tỉnh quản lý và triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án FDI, DDI, ODA, NGO trên địa bàn tỉnh, đề xuất nhiều cơ chế chính sách ưu đãi nhằm thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước.
- Với nhiệm vụ là đầu mối vận động thu hút các dự án ODA, NGO Sở đề xuất UBND tỉnh danh mục 3 dự án trọng điểm để vận động và thu hút đầu tư
- Đã tổ chức hội nghị gặp mặt (2003) đối với các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh trên địa bàn Tỉnh. Tuyên dương các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, đồng thời đối thoại trực tiếp giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Tham mưu cho ban sáng lập CLB Doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức thành công Đại hội Câu Lạc Bộ Doanh nghiệp lần I. Phối hợp với Viện Nghiên cứu và Đào tạo, đào tạo về quản lý tổ chức hướng dẫn chính sách mới cho các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh.
- Phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – CLB Doanh nghiệp, tổ chức tập huấn khởi sự doanh nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn
- Tạo được mối quan hệ tốt và ký thoả thuận hợp tác với các tổ chức phi chính phủ (NGO) như : MCC