Đề tài Hòan thiện qui trình xuất khẩu mặt hàng đồ dùng nhà bếp bằng thép không gỉ của công ty TNHH Đông Nam

Việc chuyển sang nền kinh tế mở vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với đó là sự phát triển của hàng loạt các loại hình doanh nghiệp mới: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. và kéo theo sự sôi động của một thị trường tràn ngập hàng hoá.

doc57 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hòan thiện qui trình xuất khẩu mặt hàng đồ dùng nhà bếp bằng thép không gỉ của công ty TNHH Đông Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Việc chuyển sang nền kinh tế mở vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với đó là sự phát triển của hàng loạt các loại hình doanh nghiệp mới: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.. và kéo theo sự sôi động của một thị trường tràn ngập hàng hoá. Vì vậy, khó khăn của các doanh nghiệp là điều không tránh khỏi, để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường mang đầy tính cạnh tranh thì không có con đường nào khác là phải nâng cao khả năng cạnh tranh qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này càng mang tầm quan trọng đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Thông qua xuất nhập khẩu chúng ta có điều kiện nắm bắt và tiếp cận những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, thúc đẩy sản xuất trong nước ngày càng hiện đại phát triển, kích thích và mở rộng nhu cầu trong nước, đưa cuộc sống con người ngày càng văn minh hiện đại, khai thác triệt để tiềm năng và thế mạnh của đất nước và thế giới trên cơ sở phân công lao động quốc tế và chuyên môn hoá quốc tế. Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và việc hội nhập vào các tổ chức kinh tế như: tổ chức tự do hoá mậu dịch AFTA, APEC và đặc biệt là trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO… đã đưa hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của nước ta sang một giai đoạn phát triển mới có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Do đó đòi hỏi phải điều chỉnh lại hoạt động xuất nhập khẩu để hoạt động xuất nhập khẩu thực sự mang lại hiệu quả to lớn cho việc phát triển kinh tế xã hội đất nước. Nhận thức được sự phức tạp và tầm quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu, cũng như đòi hỏi việc hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của công tác xuất nhập khẩu, cùng với kiến thức được trang bị tại nhà trường và những tìm hiểu thực tế trong đợt thực tập khóa luận tốt nghiệp tại công ty TNHH Đông Nam, để đi sâu nghiên cứu vấn đề hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu "Hòan thiện qui trình xuất khẩu mặt hàng đồ dùng nhà bếp bằng thép không gỉ của công ty TNHH Đông Nam". Đề tài này nhằm mục đích trình bày những vấn đề cốt lõi của nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, thực trạng của hoạt động xuất nhập khẩu ở Công ty TNHH Đông Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty TNHH Đông Nam. 1. Lý do chọn đề tài Công ty TNHH Đông Nam chuyên sản xuất mặt hàng đồ dùng nhà bếp bằng thép không gỉ để xuất khẩu ra nước ngòai, là công ty 100% vốn nước ngòai tại Việt Nam, với phong cách quản trị hiện đại, nhưng qui trình xuất khẩu được mang từ công ty mẹ ở Hàn Quốc sang, vì thế tại Việt Nam thì qui trình này còn có những điểm chưa thật sự phù hợp với điều kiện Việt Nam. Do đó, tôi đã chọn đề tài “Hòan thiện qui trình xuất khẩu mặt hàng đồ dùng nhà bếp bằng thép không gỉ của công ty TNHH Đông Nam” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, với mong muốn tìm ra qui trình hòan thiện hơn và từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu nói riêng, và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài đưa ra một bức tranh toàn diện về hoạt động xuất khẩu, đồng thời mô tả quy trình xuất khẩu hàng thành phẩm của công ty TNHH Đông Nam, đánh giá quy trình xuất khẩu của công ty thông qua phân tích, đánh giá hiệu quả của qui trình này. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm hòan thiện quy trình xuất khẩu của công ty TNHH Đông Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích thống kê: dùng phương pháp phân tích kinh tế để đánh giá các số liệu thống kê, các dữ liệu lấy từ các nguồn khác nhau và thông qua khảo sát thực tế tại công ty TNHH Đông Nam. Phương pháp chuyên gia: tiếp xúc với các phòng ban chức năng của công ty, tham khảo ý kiến của một số cán bộ và lãnh đạo công ty. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Qui trình xuất khẩu mặt hàng đồ dùng nhà bếp bằng thép không gỉ Phạm vi nghiên cứu: Phòng xuất nhập khẩu công ty TNHH Đông Nam 5. Kết cấu đề tài Lời mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận chung họat động xuất khẩu trong nền kinh tế Chương 2: Thực trạng quy trình xuất khẩu mặt hàng đồ dùng nhà bếp bằng thép không gỉ tại Công ty TNHH Đông Nam. Chương 3: Giải pháp hòan thiện quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH Đông Nam. Kết luận CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1.1/ Vai trò của họat động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế 1.1.1/ Khái niệm chung về họat động xuất nhập khẩu Kinh doanh xuất nhập khẩu là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước thông qua hành vi mua bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia. Kinh doanh xuất nhập khẩu là sự mở rộng của các quan hệ mua bán trong nước và ngoài nước. Trước đây, khi chưa có quan hệ trao đổi hàng hoá, cá nhân mỗi con người cũng như mỗi quốc gia đều tự thoả mãn lấy các nhu cầu của mình, lúc đó mọi nhu cầu của con người cũng như của quốc gia bị hạn chế. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá xuất hiện khi có sự ra đời của quá trình phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và tác động của những quy luật kinh tế khách quan, phạm vi chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội ngày càng rộng, nó vượt ra khỏi một nước và hình thành nên các mối quan hệ giao dịch quốc tế. Chuyên môn hoá và phân công lao động quốc tế càng sâu sắc, các mối quan hệ quốc tế càng được mở rộng, các nước càng có sự phụ thuộc lẫn nhau và hình thành các mối quan hệ buôn bán với nhau. 1.1.2 Tính tất yếu khách quan của kinh doanh xuất nhập khẩu. Sự ra đời và phát triển của kinh doanh xuất nhập khẩu gắn liền với quá trình phân công lao động quốc tế. Xã hội càng phát triển, phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu sắc. Điều đó phản ánh mối quan hệ phụ thuộc kinh tế ngày càng tăng lên. Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng vì thế mà ngày càng mở rộng và phức tạp. Lý thuyết lợi thế tương đối ( hay so sánh ) của David Ricardo đã giải thích được cơ chế lợi ích khi kinh doanh xuất nhập khẩu diễn ra giữa các quốc gia có điều kiện sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, người ta cũng thấy rằng, kinh doanh xuất nhập khẩu vẫn diễn ra giữa các quốc gia khi giữa chúng có các điều kiện sản xuất khá giống nhau. Chẳng hạn, sự trao đổi buôn bán ô tô là khá phát triển giữa Mỹ và Nhật, điều tương tự cũng xảy ra đối với mặt hàng điện tử giữa các nước Tây Âu. Rõ ràng là, không có thế lực nào bắt buộc hai nước phải buôn bán với nhau nếu một nước không có lợi. Các quốc gia hoàn toàn tự do trong việc lựa chọn mặt hàng cũng như đối tác buôn bán có khả năng đem lại lợi ích cao cho họ. 1.1.3. Vai trò xuất nhập khẩu trong nền kinh tế. Xuất nhập khẩu hàng hoá là một hoạt động nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá của một quá trình tái sản xuất mở rộng nhằm mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng của nước này với nước khác. Hoạt động đó không chỉ diễn ra giữa các cá thể riêng biệt mà là có sự tham gia của toàn bộ hệ thống kinh tế với sự điều hành của Nhà nước. Ngày nay, khi quá trình phân công lao động quốc tế đang diễn ra hết sức sâu sắc, kinh doanh xuất nhập khẩu được xem như là một điều kiện tiền đề cho sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Thực tế cho thấy, không một quốc gia nào có thể tồn tại chứ chưa nói gì đến phát triển nếu tự cô lập mình không quan hệ kinh tế với thế giới. Kinh doanh xuất nhập khẩu đã trở thành vấn đề sống còn vì nó cho phép thay đổi cơ cấu sản xuất và nâng cao mức tiêu dùng của dân cư một quốc gia. Bí quyết thành công trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều nước là mở rộng thị trường quốc tế và tăng nhanh xuất khẩu sản phẩm hàng hoá qua chế biến có hàm lượng kỹ thuật cao. Những lợi ích mà kinh doanh xuất nhập khẩu đem lại đã làm cho thương mại và thị trường thế giới trở thành nguồn lực của nền kinh tế quốc dân, là nguồn tiết kiệm nước ngoài, là nhân tố kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học công nghệ. Kinh doanh xuất nhập khẩu vừa là cầu nối kinh tế của mỗi quốc gia với các nước khác trên toàn thế giới, vừa là nguồn hậu cần cho sản xuất và đời sống của toàn xã hội văn minh hơn, thịnh vượng hơn. Chính vì vậy, nó được coi là bộ phận của đời sống hàng ngày. Thông qua xuất nhập khẩu có thể làm tăng ngoại tệ thu được, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu cho ngân sách nhà nước, kích thích đổi mới công nghệ, tiếp cận được phương thức quản lý và kinh doanh mới, cải biến cơ cấu kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm, tạo sự cạnh tranh của hàng hoá nội và ngoại, nâng cao mức sống của người dân. Nhận thức rõ ràng những điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những bước đi đúng đắn trong đường lối đối ngoại của mình. Với chính sách đa dạng hoá và đa phương hoá các quan hệ kinh tế quốc tế, mở cửa đã làm cho nền kinh tế nước ta sống dậy, hoạt động ngoại thương trong những năm qua đã thu hút được những thành tựu đáng kể. Chính vì vậy, tại Đại hội Đảng lần thứ VIII, Đảng ta đã khẳng định " Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Hợp tác nhiều mặt song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, giải quyết các vấn đề tồn tại và tranh chấp bằng thương lượng." ( Văn kiện Đại hội VIII Đảng Cộng sản Việt Nam ). 1.2.Các loại hình xuất khẩu chủ yếu Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều lọai hình xuất khẩu khác nhau, một số lọai hình hiện đang được áp dụng phổ biến là: 1.2.1 Xuất khẩu mậu dịch: Là xuất khẩu hàng hóa mang tính chất giao dịch, buôn bán, kinh doanh kiếm lời, có một số lọai hình sau: - Lọai hình xuất khẩu tại chỗ : Là lọai hình mà người xuất khẩu và người nhập khẩu đều ở cùng trong một quốc gia, đây là hình thức mua bán 3 bên với nhau, lọai hình này cũng giúp giảm chi phí giao hàng. - Lọai hình xuất khẩu gia công: Đây là lọai hình mà người xuất khẩu nhận nguyên phụ liệu từ người thuê gia công về để gia công công đọan tiếp theo của sản phẩm, hình thức này đòi hỏi cơ quan hải quan giám sát chặt chẽ ở khâu nhập nguyên phụ liệu. - Lọai hình sản xuất xuất khẩu: Đây là lọai hình tương tự với lọai hình xuất gia công, cũng nhập nguyên phụ liệu từ nuớc ngòai về sản xuất ra sản phẩm rồi xuất khẩu ra nưới ngòai. - Lọai hình xuất khẩu ủy thác. Lọai hình này người xuất khẩu ủy thác cho một công ty chuyên nghiệp và chuyên sâu về lĩnh vực xuất nhập khẩu đại diện xuất hàng . - Lọai hình xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất: - Lọai hình tái xuất khẩu : Hình thức này là nhập hàng từ nước ngòai về, sau đó sửa chữa hoặc tái chế xong, thì phải làm thủ tục tái xuất hàng hóa đó ra nước ngòai cho người gửi hàng cho mình. - Lọai hình xuất kinh doanh: Lọai hình này áp dụng cho những doanh nghiệp kinh doanh buôn bán trược tiếp. - Lọai hình xuất khẩu chuyển cửa khẩu - Lọai hình tái xuất hàng trả lại 1.2.2 Xuất phí mậu dịch: Đây là lọai hình mà các doanh nghiệp xuất hàng với mục đích phi thương mại, không mang tính chất buôn bán mà chỉ mang tính chất hàng mẫu mã, quà biếu. 1.3. Nội dung công tác xuất nhập khẩu hàng hoá . 1.3.1 Nội dung hoạt động xuất nhập khẩu . 1.3.1.1. Lập phương án giao dịch Lập kế hoạch cụ thể để tiến hành hoạt động giao dịch gồm nhiều chi tiết trong đó có các vấn đề sau: - Lựa chọn mặt hàng kinh doanh xuất hoặc nhập khẩu - Xác định số lượng hàng xuất hoặc nhập khẩu - Lựa chọn thị trường - khách hàng - phương thức giao dịch . - Lựa chọn thời điểm, thời gian giao dịch. - Các biện pháp để đạt mục tiêu lựa chọn trên như chiêu đãi, mời khách, quảng cáo, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất... - Những tính toán để luận chứng cho các mục tiêu và các biện pháp trên dự báo kết quả công việc giao dịch phải xác định. 1.3.1.2. Giao dịch, đàm phán trước khi ký kết hợp đồng. Thông thường, trước khi đi đến ký kết hợp đồng mua bán, người mua và người bán sẽ trao đổi thông tin như là: mẫu mã sản phẩm, qui cách sản phẩm, chất liệu… và từ đó người bán sẽ gửi cho người mua bảng báo giá, điều kiện giao hàng và phương thức thanh toán, sau khi người mua chấp nhận giá thì sẽ tiến hành ký kết hợp đồng. 1.3.1.3. Ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá Việc giao dịch đàm phán nếu có kết quả sẽ dẫn tới việc ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương. Hình thức văn bản của hợp đồng là bắt buộc đối với các đơn vị xuất nhập khẩu của nước ta trong quan hệ với nước ngoài 1.3.1.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu đã ký kết Sau khi đã ký kết hợp đồng, các bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng. 1.3.2. Quy trình xuất khẩu hàng hoá. 1.3.2.1 Xin giấy phép: Thông thường, bên bán phải xuất trình 3 loại giấy phép sau: Giấy phép đăng kí kinh doanh Giấy phép đăng kí mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu Giấy phép, hạn nghạch xuất khẩu 1.3.2.2 Yêu cầu bên mua mở L/C: Nếu thanh tóan bằng L/C (Letter of Credit), thì sau khi kí hợp đồng và trước khi giao hàng, bên bán yêu cầu bên mua mở L/C vì nếu L/C mở chậm sẽ gây khó khăn cho người bán trong việc giao hàng. Sau khi nhận được L/C từ ngân hàng, người bán phải kiểm tra kĩ lưỡng L/C bằng cách đối chiếu với hợp đồng đã kí. Nếu có sai sót thì phải yêu cầu người mua báo ngân hàng tu chỉnh L/C ngay. Nếu thanh toán bằng CAD (Cash Against Document) thì đề nghị người mua mở tài khoản tín khác tại ngân hàng và kí quỹ 100% Nếu thanh toán bằng T/T (Telegraphic Transfer Remittance) trả trước 100% đề nghị người mua làm thủ tục chuyển khoản 100% tại Ngân hàng. Chuẩn bị hàng xuất khẩu: Hàng hoá phải được phân loại, chọn lọc, đóng gói theo quy định hợp đồng. Nguồn hàng xuất khẩu bao gồm: từ sx để xuất khẩu; thu mua… Đăng kí giám định: Hàng hoá sẽ do bộ phận KCS kiểm tra tại xí nghiệp, nhà máy. Nếu hợp đồng yêu cầu các công ty giám định tham gia thì phải gửi mẫu để giám định(chọn ngẫu nhiên) bằng phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm để có kết quả cuối cùng. Chi phí giám định bên bán phải chịu. Thuê phương tiện vân tải: thuê tàu • Tàu chợ (hàng đóng gói, đóng cont): người bán liên hệ với hãng tàu để làm thủ tục lưu khoang (đặt chỗ trước) • Tàu chuyến (hàng rời / xá / trần): người bán phải kí hợp đồng thuê tàu với chủ tàu để thoả thuận về tuyến đường vận chuyển và phí vận chuyển. Làm thủ tục hải quan: 1.3.2.6.1 Hồ sơ Hải quan Theo điều 11 thông tư số 222/2009/TT-BTC. Hồ sơ hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá như sau: a/ Hồ sơ hải quan điện tử đối với hàng hoá xuất khẩu: a1. Tờ khai hải quan điện tử: Bản điện tử; Trong trường hợp phải xuất trình, nộp bản giấy theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền, tờ khai hải quan điện tử và một số chứng từ được in ra giấy theo mẫu quy định, gồm: Tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu, phụ lục tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu (nếu có), Bản kê (nếu có); a2. Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các chứng từ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng: 01 bản điện tử hoặc bản sao ở dạng giấy; hợp đồng uỷ thác xuất khẩu (nếu xuất khẩu uỷ thác) 01 bản sao; Hợp đồng mua bán hàng hoá phải là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh, nếu là ngôn ngữ khác thì người khai hải quan phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch. a3. Trong trường hợp cụ thể dưới đây hồ sơ hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu phải có thêm các chứng từ sau: - Chứng từ vận tải chính thức (là chứng từ cuối cùng mà người gửi hàng nhận từ người vận tải. Nếu thanh toán theo phương thức tín dụng thì chứng từ này được ngân hàng chấp nhận thanh toán): 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính hoặc hoá đơn tài chính đối với hàng hoá bán cho doanh nghiệp chế xuất trong trường hợp người khai hải quan đề nghị cơ quan hải quan xác nhận thực xuất; - Bản kê chi tiết hàng hoá trong trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: 01 bản chính; - Giấy phép xuất khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu theo quy định của pháp luật: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc bản sao khi xuất khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu, lập phiếu theo dõi trừ lùi; - Trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng được miễn thuế xuất khẩu, phải có: + Danh mục hàng hóa miễn thuế kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi đã được đăng ký tại cơ quan hải quan, đối với các trường hợp phải đăng ký danh mục theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 101 Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu và trừ lùi; + Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu kèm theo hợp đồng cung cấp hàng hoá, trong đó có quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hoá không bao gồm thuế xuất khẩu (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu xuất khẩu); hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hàng hoá, trong đó có quy định giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế xuất khẩu (đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu): nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu; + Giấy tờ khác chứng minh hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế; + Bảng kê danh mục, tài liệu của hồ sơ đề nghị miễn thuế. - Các chứng từ khác phải có theo quy định của pháp luật liên quan: 01 bản sao 1.3.2.6.2 Khai hải quan điện tử Theo điều 12 thông tư số 222/2009/TT-BTC, khi khai hải quan điện tử, người khai hải quan thực hiện: a) Tạo thông tin khai tờ khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá (trường hợp hàng hóa thuộc diện phải khai tờ khai trị giá theo quy định hiện hành) trên hệ thống khai hải quan điện tử theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai.   Trường hợp người khai hải quan là đại lý làm thủ tục hải quan phải khai rõ nội dung uỷ quyền. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình khác nhau thì phải khai trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo từng loại hình tương ứng. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện được giảm mức thuế suất so với quy định hoặc hưởng mức thuế xuất ưu đãi đặc biệt người khai hải quan phải khai rõ việc giảm thuế suất hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt theo quy định nào. Việc khai nội dung này thực hiện trên tiêu chí “ghi chép khác” của tờ khai hải quan điện tử.  b) Gửi tờ khai hải quan điện tử đến cơ quan hải quan. c) Tiếp nhận thông tin phản hồi của cơ quan hải quan và thực hiện theo hướng dẫn: c.1. Nhận “thông báo từ chối tờ khai hải quan điện tử”, thực hiện việc sửa đổi, bổ sung tờ khai hải quan điện tử theo hướng dẫn của cơ quan hải quan. Sau khi sửa đổi, bổ sung tiếp tục gửi đến cơ quan hải quan. c.2. Nhận “quyết định hình thức mức độ kiểm tra”; “thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử” theo một trong các hình thức dưới đây và thực hiện: c2.1 Chấp nhận thông tin khai tờ khai hải quan điện tử cho phép “thông quan” hoặc “giải phóng hàng” hoặc “đưa hàng hoá về bảo quản”. c2.1.1 Người khai hải quan thực hiện in, ký tên, đóng dấu: Tờ khai hải quan điện tử (02 bản) dựa trên tờ khai hải quan điện tử đã được cơ quan hải quan chấp nhận; Phụ lục tờ khai hải quan điện tử (02 bản) nếu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có từ 4 mặt hàng trở lên; các bản kê (02 bản nếu có) (sau đây gọi là Tờ khai hải quan điện tử in). c2.1.2 Xuất trình tại Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử 02 tờ khai hải quan điện tử in để xác nhận “thông quan” hoặc “giải phóng hàng” hoặc “đưa hàng hoá về bảo quản”, nhận lại 01 tờ khai hải quan điện tử in, xuất trình cùng hàng hoá tại khu vực giám sát để xác nhận “hàng đã qua khu vực giám sát hải quan” và làm tiếp các thủ tục. Hoặc xuất trình 01 tờ khai hải quan điện tử in cùng hàng hoá để xác nhận “hàng đã qua khu vực giám sát hải quan” tại khu vực giám sát hải quan có kết nối với hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Sử dụng tờ khai hải quan điện tử in đã có xác nhận “hàng đã qua khu vực giám sát hải quan” làm chứng từ đi đường đối với hàng nhập khẩu và làm tiếp thủ tục đối với hàng xuất khẩu. Trong thời hạn quy đ
Tài liệu liên quan