Đề tài Hoàn thiện quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty Du Lịch và Xuất Nhập Khẩu Lạng Sơn

Trước những biến đổi to lớn của nền kinh tế thế giới theo xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá, đã đưa nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn lao cũng như mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển. Nếu biết nắm bắt những cơ hội Êy thì đó sẽ là động lực để thúc đẩy nội lực của đất nước phát triển. Ngược lại, nó cũng có thể là trở ngại nếu như không biết nắm bắt hoặc nắm bắt các cơ hội Êy không kịp thời hay không đúng cách. Đặc biệt đối với Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, đang tiến trên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Trong khi sản xuất công nghiệp chưa phát triển thì tất yếu nhu cầu về hàng nhập khẩu còn cao để có thể bổ xung những sản phẩm hàng hoá trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không có hiệu quả. Nhưng đồng thời cũng phải tăng cường xuất khẩu thu ngoại tệ. Có như vậy mới đảm bảo cho hoạt động nhập khẩu vốn được coi là nhân tố tích cực để quá trình tái sản xuất được mở rộng và thực sự hiệu quả. Là mét doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Thương Mại và Du Lịch Lạng Sơn, công ty Du Lịch và Xuất Nhập Khẩu Lạng Sơn đã sớm khẳng định được vai trò của mình trong công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh Lạng Sơn. Hoạt động nhập khẩu của công ty không những mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn mang lại lợi Ých cho nền kinh tế của Tỉnh. Để khai thác triệt để lợi thế của việc nhập khẩu hàng hoá trong lĩnh vực nguyên vật liệu nhằm từng bước nâng cao cơ sở hạ tầng, việc đánh giá hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu và đề ra giải pháp hoàn thiện hoạt động này có tầm quan trọng đặc biệt và có ý nghĩa thiết thực. Do đó tôi chọn đề tài “ Hoàn thiện quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty Du Lịch và Xuất Nhập Khẩu Lạng Sơn”. Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty Du Lịch và Xuất Nhập Khẩu Lạng Sơn trong nền kinh tế mở của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở phân tích thực trạng, ưu nhược điểm của hoạt động kinh doanh nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty trong những năm vừa qua để đề xuất các quan điểm, những giải pháp mới nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu nguyên vật liệu tại công ty trong bối cảnh phức tạp và không ngừng thay đổi của nền kinh tế mở hiện nay. Nội dung của đề tài : Phần mở đầu Chương I: Cơ sở luận về nhập khẩu. C¬ së luËn vÒ nhËp khÈu. Chương II: Thực trạng quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty Du Lịch và Xuất Nhập khẩu Lạng Sơn. Thùc tr¹ng quy tr×nh nhËp khÈu nguyªn vËt liÖu cña c«ng ty Du LÞch vµ XuÊt NhËp khÈu L¹ng S¬n. Chương III: Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty Du Lịch và Xuất Nhập Khẩu Lạng Sơn. Gi¶i ph¸p hoµn thiÖn quy tr×nh nhËp khÈu nguyªn vËt liÖu cña c«ng ty Du LÞch vµ XuÊt NhËp KhÈu L¹ng S¬n. Kết luận.

doc50 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty Du Lịch và Xuất Nhập Khẩu Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoàn thiện quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty Du Lịch và Xuất Nhập Khẩu Lạng Sơn Lời mở đầu Trước những biến đổi to lớn của nền kinh tế thế giới theo xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá, đã đưa nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn lao cũng như mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển. Nếu biết nắm bắt những cơ hội Êy thì đó sẽ là động lực để thúc đẩy nội lực của đất nước phát triển. Ngược lại, nó cũng có thể là trở ngại nếu như không biết nắm bắt hoặc nắm bắt các cơ hội Êy không kịp thời hay không đúng cách. Đặc biệt đối với Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, đang tiến trên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Trong khi sản xuất công nghiệp chưa phát triển thì tất yếu nhu cầu về hàng nhập khẩu còn cao để có thể bổ xung những sản phẩm hàng hoá trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không có hiệu quả. Nhưng đồng thời cũng phải tăng cường xuất khẩu thu ngoại tệ. Có như vậy mới đảm bảo cho hoạt động nhập khẩu vốn được coi là nhân tố tích cực để quá trình tái sản xuất được mở rộng và thực sự hiệu quả. Là mét doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Thương Mại và Du Lịch Lạng Sơn, công ty Du Lịch và Xuất Nhập Khẩu Lạng Sơn đã sớm khẳng định được vai trò của mình trong công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh Lạng Sơn. Hoạt động nhập khẩu của công ty không những mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn mang lại lợi Ých cho nền kinh tế của Tỉnh. Để khai thác triệt để lợi thế của việc nhập khẩu hàng hoá trong lĩnh vực nguyên vật liệu nhằm từng bước nâng cao cơ sở hạ tầng, việc đánh giá hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu và đề ra giải pháp hoàn thiện hoạt động này có tầm quan trọng đặc biệt và có ý nghĩa thiết thực. Do đó tôi chọn đề tài “ Hoàn thiện quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty Du Lịch và Xuất Nhập Khẩu Lạng Sơn”. Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty Du Lịch và Xuất Nhập Khẩu Lạng Sơn trong nền kinh tế mở của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở phân tích thực trạng, ưu nhược điểm của hoạt động kinh doanh nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty trong những năm vừa qua để đề xuất các quan điểm, những giải pháp mới nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu nguyên vật liệu tại công ty trong bối cảnh phức tạp và không ngừng thay đổi của nền kinh tế mở hiện nay. Nội dung của đề tài : Phần mở đầu Chương I: Cơ sở luận về nhập khẩu. C¬ së luËn vÒ nhËp khÈu. Chương II: Thực trạng quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty Du Lịch và Xuất Nhập khẩu Lạng Sơn. Thùc tr¹ng quy tr×nh nhËp khÈu nguyªn vËt liÖu cña c«ng ty Du LÞch vµ XuÊt NhËp khÈu L¹ng S¬n. Chương III: Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty Du Lịch và Xuất Nhập Khẩu Lạng Sơn. Gi¶i ph¸p hoµn thiÖn quy tr×nh nhËp khÈu nguyªn vËt liÖu cña c«ng ty Du LÞch vµ XuÊt NhËp KhÈu L¹ng S¬n. Kết luận. Chương I : Cơ sở luận về nhập khẩu I- Nhập khẩu và vai trò của nhập khẩu trong phát triển kinh tế 1- Khái quát chung về hoạt động nhập khẩu: Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Nó không phải là hành vi mua bán đơn lẻ mà là hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền kinh tế có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài một quốc gia. Vậy thực chất ở đây, nhập khẩu hàng hoá là việc mua bán hàng hoá từ các tổ chức kinh tế, các công ty nước ngoài và sau đó tiến hành tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu tại thị trường nội địa hoặc tái xuất khẩu với mục đích thu lợi nhuận, nối liền sản xuất và tiêu dùng với nhau. Mục tiêu của hoạt động nhập khẩu là việc sử dụng có hiệu quả ngoại tệ tiết kiệm để nhập khẩu vật tư hàng hoá phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng và đời sống nhân dân trong nước, đồng thời bảo đảm cho việc phát triển nhịp nhàng và nâng cao năng suất lao động, bảo vệ các ngành sản xuất trong nước, giải quyết sự khan hiếm của thị trường nội địa. Hoạt động nhập khẩu được tổ chức thực hiện với nhiều khâu nghiệp vụ khác nhau, từ khâu nghiên cứu điều tra, tiếp cận thị trường nước ngoài, lùa chọn bạn hàng, hàng hoá nhập khẩu, tiến hành giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng cho tới khi hoàn thành thủ tục thanh toán. Mỗi khâu nghiệp vụ phải được nghiên cứu thực hiện đầy đủ, kỹ lưỡng và đặt trong mối quan hệ lẫn nhau, tranh thủ nắm bắt được lợi thế... 2- Hợp đồng nhập khẩu - Khái niệm về hợp đồng nhập khẩu : Hợp đồng nhập khẩu thực chất là hợp đồng mua bán quốc tế, còn gọi là hợp đồng mua bán ngoại thương, là sự thoả thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là Bên xuất khẩu ( Bên Bán ) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là Bên nhập khẩu ( Bên Mua ) một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá; Bên Mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng. - Đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu : Đặc điểm quan trọng phân biệt hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng mua bán trong nước chính là yếu tố quốc tế. Yếu tố quốc tế ở đây bao gồm : + Hàng hoá - đối tượng của hợp đồng được di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia. Tuy nhiên đặc điểm này cũng có thể không có. Ví dụ, hợp đồng mua bán ký kết giữa một xí nghiệp trong khu chế xuất với một xí nghiệp ngoài khu chế xuất được luật pháp coi là hợp đồng mua bán quốc tế, nhưng hàng hoá thuộc hợp đồng đó không di chuyển khỏi biên giới quốc gia. + Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ. Đặc điểm này cũng không phải là tất yếu. Ví dụ, một doanh nghiệp Việt Nam mua hàng của một doanh nghiệp Pháp, tiền hàng thanh toán bằng đồng Franc; đồng tiền này là ngoại tệ đối với Việt Nam nhưng không phải là ngoại tệ đối với Pháp. Vì vậy, đặc trưng quan trọng nhất của yếu tố quốc tế ở đây là: các bên có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau. - Tính pháp lý của hợp đồng nhập khẩu : Theo Điều 81 của Luật Thương mại Việt Nam, hợp đồng nhập khẩu có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây : + Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý. Chủ thể của hợp đồng mua bán quốc tế, về phía Việt Nam theo Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998, phải là doanh nghiệp đã có đăng ký kinh doanh ( theo thủ tục thành lập doanh nghiệp ) và đã đăng ký mã số kinh doanh XNK tại Cục hải quan tỉnh, thành phố. + Hàng hoá theo hợp đồng là hàng hoá được phép mua bán theo quy định của pháp luật. Đó là những mặt hàng không thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu, hàng nhập khẩu phải có hạn ngạch, hàng mà nước ngoài đã Ên định hạn ngạch đối với Việt Nam, hàng hoá nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thương mại, bộ quản lý chuyên ngành. + Hợp đồng nhập khẩu phải có các nội dung chủ yếu mà Luật pháp đã quy định. Theo điều 50 của Luật thương mại, hợp đồng ngoại thương phải có các nội dung sau: * Tên hàng * Sè lượng * Quy cách, chất lượng * Giá cả * Phương thức thanh toán * Địa điểm và thời gian giao nhận hàng Ngoài ra, các bên có thể thoả thuận thêm những nội dung, những điều khoản khác cho hợp đồng. + Hình thức của hợp đồng phải là văn bản. Đó có thể là bản hợp đồng ( hoặc bản thoả thuận) có chữ ký của hai bên, cũng có thể là những thư từ, điện tín, điện chữ, thư điện tử, bao gồm : * Chào hàng + Chấp nhận chào hàng * Đặt hàng + Xác nhận đặt hàng - Kết cấu và nội dung của hợp đồng nhập khẩu : Hợp đồng nhập khẩu thường gồm có hai phần: những điều trình bày và các điều khoản và điều kiện. Trong phần những điều trình bày, người ta ghi rõ : + Sè hợp đồng + Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng + Tên và địa chỉ của các đương sự + Những định nghĩa dùng trong hợp đồng + Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng. Đây có thể là hiệp định chính phủ ký kết, cũng có thể là Nghị định thư ký kết giữa các Bộ của các nước. Chí Ýt, người ta cũng nêu ra sự tự nguyện của hai bên khi ký kết hợp đồng. Trong phần các "điều kiện và điều khoản" người ta ghi rõ các điều khoản thương phẩm ( như tên hàng, số lượng, phẩm chất, bao bì . . . ), các điều khoản tài chính ( như giá cả, cơ sở của giá cả, thanh toán, chứng từ thanh toán . . . ), các điều khoản vận tải ( như điều kiện giao hàng, thời gian và địa điểm giao hàng . . . ), các điều khoản pháp lý ( như luật áp dụng vào hợp đồng, khiếu nại, trường hợp bất khả kháng, trọng tài . . . ). 3-Vai trò của nhập khẩu trong phát triển kinh tế - Đối với nền kinh tế quốc gia: Nhập khẩu là một trong hai hoạt động quan trọng của hoạt động ngoại thương nên nó tác động trực tiếp tới sản xuất và đời sống của mỗi quốc gia. Mỗi quốc gia muốn tăng trưởng và phát triển kinh tế cần phải có 4 điều kiện là: nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn và kỹ thuật công nghệ. Nhưng không phải quốc gia nào cũng có đủ 4 điều kiện trên. Bởi vậy, nhập khẩu là con đường ngắn nhất giúp các nước có được các điều kiện còn thiếu của nền kinh tế và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế. Nhập khẩu cho phép khai thác tiềm năng thế mạnh của các nước trên thế giới, bổ xung những hàng hoá mà trong nước không sản xuất được, sản xuất không đáp ứng được nhu cầu hoặc thay thế những hàng hoá mà trong nước có thể sản xuất được nhưng không hiệu quả, làm cho thị trường hàng hoá trong nước phong phú về chủng loại, quy cách và đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Nhập khẩu cũng tạo điều kiện cho phân công lao động và hợp tác quốc tế, phát huy lợi thế so sánh của mỗi quốc gia trên cơ sở chuyên môn hoá sản xuất. Đối với Việt Nam, một nước mà trình độ phát triển còn thấp thì vai trò của nhập khẩu được thể hiện ở những khía cạnh sau: + Nhập khẩu vốn, thiết bị kỹ thuật công nghệ tiên tiến thúc đẩy quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Nguồn vốn được nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn: đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn ODA, vay nợ, các nguồn viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ trong nước. + Nhập khẩu vừa đảm bảo đầu vào cho sản xuất, vừa đáp ứng cho các nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của nhân dân, giúp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện và nâng cao khả năng tiêu dùng, mức sống của nhân dân. + Nhập khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy phát triển các mối quan hệ đối ngoại. Nhập khẩu thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng Việt Nam ra nước ngoài, cũng như góp phần hoàn thiện các cơ chế quản lý, chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước và của mỗi địa phương thông qua các đòi hỏi hợp lý của các chủ thể tham gia nhập khẩu trong quá trình thực hiện. - Đối với doanh nghiệp: Vai trò của nhập khẩu được khẳng định cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp đó là: + Nhập khẩu giúp doanh nghiệp có được công nghệ sản xuất hiện đại để tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. + Thông qua nhập khẩu, doanh nghiệp có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài, dẫn đến việc hình thành các liên doanh, liên kết giữa các chủ thể trong và ngoài nước, từ đó giúp doanh nghiệp có kinh nghiệm trong công tác quản lý cũng như trong việc hoạch định các chiến lược kinh doanh. + Nhập khẩu giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận thông qua việc đáp ứng các nhu cầu của xã hội từ đó tăng vốn kinh doanh cho doanh nghiệp cũng như tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần, việc xuất nhập khẩu mang lại nhiều lợi Ých cũng như những bất lợi cho mỗi quốc gia do nó phải đối đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể trong nước tham gia không dễ dàng khống chế được. Vì vậy, để phát huy được vai trò của mình, hoạt động nhập khẩu phải đảm bảo một số yêu cầu nhất định, tức là các doanh nghiệp phải thực hiện đúng các nguyên tắc trong hoạt động nhập khẩu sao cho phù hợp với lợi Ých của doanh nghiệp cũng như lợi Ých cuả toàn xã hội: + Thứ nhất: nhập khẩu phải đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả trong sử dụng vốn. Là một nước đang phát triển, vốn là một trong những nhân tố mà Việt Nam đang còn thiếu, bởi vậy yêu cầu tiết kiệm là một vấn đề cơ bản của quốc gia cũng như của doanh nghiệp. + Thứ hai: chỉ nhập khẩu những thiết bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại, tránh nhập khẩu những công nghệ lạc hậu mà các nước đang tìm cách thải ra hay không phù hợi với điều kiện nước ta. + Thứ ba: nhập khẩu nhằm bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tăng xuất khẩu. Nhập khẩu cần đi đôi với tranh thủ lợi thế của đất nước trong từng thời kỳ để thoả mãn nhu cầu trong nước, vừa bảo hộ và mở rộng sản xuất trong nước đồng thời tạo ra nguồn hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường ngoài nước và thúc đẩy xuất khẩu phát triển. II- NỘI DUNG QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ Xuất nhập khẩu là việc mua bán hàng hoá, dịch vụ với nước ngoài nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu, yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện đúng và đầy đủ các khâu nghiệp vụ trong quá trình kinh doanh. 1. Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường là hoạt động đầu tiên cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tham gia vào thị trường. Đối với doanh nghiệp thương mại nhập khẩu để bán lại kiếm lời thì thị trường nghiên cứu bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế. - Nghiên cứu thị trường trong nước nhằm xác định mặt hàng nhập khẩu: Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin số liệu về thị trường, so sánh và phân tích những số liệu đó và rót ra kết luận. Từ đó giúp doanh nghiệp xác định được nhu cầu cụ thể về: + Mặt hàng mà thị trường trong nước cần. + Quy cách, chủng loại. + Sè lượng. + Thời hạn tiêu dùng. + Giá cả. + Đường biểu diễn chu kỳ sống của mặt hàng. Việc thu thập đầy đủ thông tin về thị trường trong nước có ý nghĩa rất quan trọng cho việc ra quyết định trong kinh doanh vì đây là thị trường đầu ra của doanh nghiệp. - Nghiên cứu thị trường quốc tế : Nghiên cứu thị trường hàng hoá quốc tế có rất nhiều ý nghĩa trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả các quan hệ kinh tế, đặc biệt là trong công tác nhập khẩu hàng hoá của mỗi doanh nghiệp. Mục đích của công việc này là lùa chọn được nguồn hàng nhập khẩu và đối tác giao dịch một cách tốt nhất. Vì đây là thị trường nước ngoài nên việc nghiên cứu gặp phải một số khó khăn và không được kỹ lưỡng như thị trường trong nước. Doanh nghiệp cần phải biết các thông tin về: * Môi trường kinh doanh của nước mà doanh nghiệp định nhập khẩu bao gồm: + Điều kiện về chính trị và pháp luật. + Điều kiện về kinh tế: sự phát triển của nền kinh tế, sự phát triển của ngoại thương. + Điều kiện về vị trí địa lý: yếu tố này cho phép doanh nghiệp giảm các chi phí vận tải, bảo hiểm. + Điều kiện về con người và tâm lý, tập quán thương mại. + Điều kiện về kỹ thuật và công nghệ. Các điều kiện trên là những nhân tố “không thể kiểm soát được” đối với doanh nghiệp nhưng nó có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. Bởi vậy, doanh nghiệp cần phải điều khiển và đáp ứng các nhân tố đó. * Đối tác kinh doanh: trong thương mại quốc tế, bạn hàng hay khách hàng nói chung là những người có quan hệ giao dịch với doanh nghiệp nhằm thực hiện các quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ, các hoạt động hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật liên quan đến cung cấp hàng hoá. Việc lùa chọn đối tác để giao dịch dùa trên cơ sở nghiên cứu: + Tình hình sản xuất kinh doanh của hãng, lĩnh vực và phạm vi kinh doanh để thấy được khả năng cung cấp lâu dài, thường xuyên, khả năng đặt hàng và liên doanh liên kết. + Sức mạnh về tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật của đối tác cho phép thấy được những ưu thế trong thoả thuận giá cả, điều kiện thanh toán. + Thái độ và quan điểm kinh doanh, uy tín trong quan hệ kinh doanh của đối tác. Ngoài ra việc lùa chọn đối tác còn dùa rất nhiều vào kinh nghiệm của người nghiên cứu và truyền thống mua bán của doanh nghiệp. * Xác định và dự báo các biến động của quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường thế giới: Đây thực chất là việc nghiên cứu dung lượng thị trường hàng hoá. Nghiên cứu dung lượng thị trường hàng hoá cần xác định nhu cầu và nguồn hàng một cách thực tế, xác định toàn bộ lượng hàng hoá bán ra trên thị trường đối với sản phẩm kể cả nguồn dự trữ, xu hướng biến động trong từng thời điểm, từng vùng và từng lĩnh vực sản xuất tiêu dùng. Cùng với việc nắm bắt nhu cầu là việc nắm bắt khả năng cung cấp của thị trường (bao gồm việc xem xét đặc điểm, tính chất, khả năng của sản xuất hàng thay thế, khả năng lùa chọn mua bán) và tính chất thời vụ của sản xuất, tiêu dùng hàng hoá đó trên thị trường thế giới để có biện pháp thích hợp cho từng giai đoạn, đảm bảo cho việc nhập khẩu có hiệu quả. Dung lượng thị trường không ổn định, nó chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau trong những giai đoạn nhất định đó là: các nhân tố làm dung lượng thị trường biến động có tính chất chu kỳ như sự vận động của nền kinh tế, tính thời vụ của sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hoá. Các nhân tố ảnh hưởng lâu dài như tiến bộ khoa học kỹ thuật, các biện pháp, chính sách của Nhà nước, thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng, khả năng sản xuất hàng thay thế. Các nhân tố ảnh hưởng tạm thời đối với dung lượng thị trường như hiện tượng đầu cơ, các yếu tố tự nhiên ( như thiên tai, lũ lụt, hạn hán... ), các yếu tố về chính trị - xã hội. * Nghiên cứu giá cả hàng hoá nhập khẩu: xu hướng biến động giá cả của hàng hoá trên thị trường thế giới rất phức tạp. Trong cùng một thời gian, giá cả hàng hoá có thể biến động theo những hướng trái ngược nhau với những mức độ nhiều Ýt khác nhau. Thêm vào đó là việc nắm bắt tình hình và xu hướng biến động của giá cả thị trường thế giới là hết sức khó khăn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Giá cả tác động trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, các doanh nghiệp cần phải luôn luôn theo dõi sự biến động của giá cả, đồng thời phải có biện pháp để tính toán, xác định một cách chính xác, khoa học mức giá để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để có thể dự đoán được xu hướng biến động giá cả của mỗi loại hàng hoá trên thị trường thế giới cần phải dùa vào kết quả nghiên cứu và dự đoán tình hình thị trường hàng hoá cũng như các nhân tố tác động đến giá. Ngoài việc xác định tính toán giá nhập khẩu hợp lý, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu. Nếu tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu lớn hơn tỷ giá hối đoái thì việc lùa chọn mặt hàng nhập khẩu là có hiệu quả. Nghiên cứu thị trường hàng hoá thế giới trong thương mại quốc tế nói chung và nhập khẩu nói riêng là hết sức cần thiết và quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Đó là bước chuẩn bị, bước tiền đề để xuất nhập khẩu hàng hoá được thực hiện có hiệu quả do nó giúp doanh nghiệp lùa chọn được thị trường, mặt hàng kinh doanh, đối tác, giá cả, phương phức thanh toán và tín dụng, luật áp dụng. Để nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể thu thập thông tin trong và ngoài nước và có thể áp dụng một trong hai phương pháp sau để nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tại văn phòng: Thực chất đây là việc thu thập thông tin từ các nguồn tư liệu, cả xuất bản và không xuất bản. Đây là phương pháp nghiên cứu phổ thông, bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường đều phải sử dụng phương pháp này vì nó Ýt tốn kém về thời gian, chi phí và cho phép doanh nghiệp có thể nhìn được khái quát thị trường mặt hàng cần nghiên cứu. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm đó là thông tin không cập nhật, mức độ tin cậy có hạn và phương pháp mang tính lý thuyết. - Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường : Đây là phương pháp thu thập thông tin thông qua việc quan sát tiếp xúc với mọi người trên thương trường. Phương pháp này khắc phục được các nhược điểm của phương pháp trên nhưng đây là phương pháp nghiên cứu phức tạp và rất tốn kém, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện được do nó phụ thuộc vào khả năng tài chính cũng như trình độ cán bộ nghiên cứu của doanh nghiệp. Phương pháp này tuy tốn kém nhưng giúp đơn vị kinh doanh mau chóng nắm được những thông tin chắc chắn và toàn diện. - Ngoài hai phương pháp trên đây, người ta còn có thể
Tài liệu liên quan