Đề tài Hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư của Sở Kế hoạch và đầu tư Nghệ An

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc quản lý đầu tư và xây dựng là thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư, trong đó có việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư. lập dự án là công việc đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Hồ sơ dự án hợp lệ và đảm bảo yêu cầu chất lượng là cơ sở để thẩm định và ra quyết đinh đầu tư. Đây là những công việc được tiến hành trong giai đoạn đầu của chu trình dự án( nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi hoặc các nghiên cứu chuyên đê ) nhằm hình thành dự án. Hồ sơ dự án trình duyệt sẽ được các cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc cấp giấy phép đầu tư. Thẩm định dự án là phân tích đánh giá tình hình khả thi của dự án trên tất cả các phương tiện khinh tế, kỹ thuật,xã hội trên cơ sở các tiêu chuẩn, định mức, quy định của các Cơ quan quản lý Nhà nước, tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Lập và thẩm định dự án với những yêu cầu nói trên đụng chạm tới hàng loạt vấn đề về khoa hoạc, kỹ thuật chuyên ngành,nghiệo vụ kinh tế cụ thể( tài chính, kế toán,thống kê,kinh tế lượng, ngân hàng ). Chính vì vậy Thẩm định dự án đầu tư ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả trong hoạt động đầu tư của Quốc gia nói chung và của tỉnh Nghệ an nói riêng.

doc103 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1387 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư của Sở Kế hoạch và đầu tư Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ. I . HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ : 1.1. Khái niệm về hoạt động dầu tư. 1.2. Đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư. II . DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ : 2.1. Khái niệm 2.2. phân loại dự án đâu tư III . CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ : 3.1. Mục đích, nhiệm vụ thẩm định dự án đầu tư. 3.1.1. Mục đích, yêu cầu của công tác thẩm định dự án đầu tư. 3.1.2. Nhiệm vụ thẩm định dự án đầu tư. 3.1.3. Căn cứ để thẩm định dự án đầu tư. 3.1.3.1. Hồ sơ dự án . 3.1.3.2. Hệ thống văn bản pháp quy. 3.1.3.3. Các thông tin có liên quan. 3.1.4. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư. 3.2. Nội dung và phương pháp thẩm định dự án đầu tư. 3.2.1. Nội dung thẩm định dự án đầu tư. 3.2.2. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư. 3.2.2.1. Các quan điểm thẩm định, đánh giá dự án đầu tư. 3.2.2.2. Phương pháp thẩm định đánh giá dự án đầu tư. 3.2.2.3. Nội dung cụ thể thẩm định dự án đầu tư. 3.3. Tổ chức thẩm định dự án đầu tư. 3.3.1. Thẩm quyền quyết định đầu tư. 3.3.1.1. Đối với dự án đầu tư trong nước. 3.3.1.2.Đối với dự án đầu tư nước ngoài. 3.3.2. Các bước thẩm định trong quá trình thẩm định dự án đầu tư. 3.3.3. Tổ chức thẩm định : 3.3.3.1. Quy trình tổng quát tổ chức thẩm định. 3.3.3.2. Cơ quan, Đơn vị thực hiện thẩm định . 3.3.3.3. Quy trình thực hiện thẩm định dự án . 3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thẩm định dự án đầu tư. 3.4.1. Phương pháp thẩm định. 3.4.2. Lựa chon đổi tác. 3.4.3. Môi trường pháp luật. 3.4.4. Thông tin. 3.4.5. Quy trình thực hiện dự án. 3.4.6. Quản lý hoạt động đầu tư. 3.4.7. Đội ngũ cán bộ thẩm định. 3.4.8. Vấn đề định lượng và tiêu chuẩn trong thẩm định dự án. CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ NGHỆ AN . I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC DỰ ÁNĐẦU TƯ TRONG THỜI GIAN QUA CỦA TỈNH NGHỆ AN. 1.1. Tình hình cấp giấy phép đầu tư. 1.2. Tình hình thực hiện dự án. 1.3. Đầu tư theo hình thức đầu tư. 1.4. Đầu tư theo ngành, Lĩnh vực. 1.5. Đầu tư theo đối tác đầu tư. II . QUY TRÌNH TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ NGHỆ AN 2.1. Chủ trương lập dự án đầu tư : 2.2. Tếp nhận và kiểm tra hồ sơ DAĐT: 2.3. Tổ chức thẩm định: 2.3.1. trường hợp tổ chức tự thẩm định: 2.3.2. Trương hợp tổ chức xin ý kiến các ngành để thẩm định : 2.4. Trường hợp tổ chức họp thẩm định: 2.5. Hoànthiện hồ sơ, trình ký và nhận quyết định gửi Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan: III . VÍ DỤ VỀ THẨM ĐỊNH MỘT DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ NGHỆ AN. IV . ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ NGHỆ AN. I. DIỄN BIẾN VỀ NHẬN ĐỊNH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA CÁC DỰ ÁN TRONG THỜI GIAN TỪ NĂM 1996 ĐẾN NAY: 1. Các dự án sản xuất kinh doanh: 2. Các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội: II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DAĐT: A. Kết quả đạt được: B. Đối tượng dự án và chất lượng thẩm định: III. NHỮNG NÉT NỔI BẬT TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ NGHỆ AN TRONG THỜI GIAN QUA 2000 - 2003. I. Về Thể chế: 2. Về tiếp nhận hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư 3. Xử lý hồ sơ: IV. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ. 1. Triển khai thực hiện Quyết định 103: 2. Nội dung và kết quả thực hiện: 3. Đánh giá về kết quả thực hiện: CHƯƠNG III. NHỮNG MẶT TỒN TẠI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ NGHỆ AN. I. TRIỂN VỌNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN. II . CÁC MẶT CÒN TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ. 1. Hạn chế tồn tại Trong các bước thuộc quá trình thẩm định dự án. 2. Nguyên nhân hạn chế: III . GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ: 1. Những giải pháp Đổi mới công tác thẩm định dự án đầu tư: 2. Những giải nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư: IV . CÁC KIẾN NGHỊ. A > NHỮNG ĐỀ XUẤT ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TIẾP NHẬN, THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VÀ HỒ SƠ ĐẤU THẦU: 1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ: 2. Tổ chức thẩm định 3. Quy định về thời gian trong quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ và trình ký: B > NHỮNG VẤN ĐỀ KIẾN NGHỊ VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DAĐT 1. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh: 2. Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư: 3. Đối với Văn phòng HĐND – UBND: 4. Đối với các sở quản lý liên quan: 5. Đối với các Chủ đầu tư: 6. Đối với tổ chức tư vấn: KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc quản lý đầu tư và xây dựng là thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư, trong đó có việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư. lập dự án là công việc đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Hồ sơ dự án hợp lệ và đảm bảo yêu cầu chất lượng là cơ sở để thẩm định và ra quyết đinh đầu tư. Đây là những công việc được tiến hành trong giai đoạn đầu của chu trình dự án( nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi hoặc các nghiên cứu chuyên đê ) nhằm hình thành dự án. Hồ sơ dự án trình duyệt sẽ được các cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc cấp giấy phép đầu tư. Thẩm định dự án là phân tích đánh giá tình hình khả thi của dự án trên tất cả các phương tiện khinh tế, kỹ thuật,xã hội trên cơ sở các tiêu chuẩn, định mức, quy định của các Cơ quan quản lý Nhà nước, tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Lập và thẩm định dự án với những yêu cầu nói trên đụng chạm tới hàng loạt vấn đề về khoa hoạc, kỹ thuật chuyên ngành,nghiệo vụ kinh tế cụ thể( tài chính, kế toán,thống kê,kinh tế lượng, ngân hàng…). Chính vì vậy Thẩm định dự án đầu tư ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả trong hoạt động đầu tư của Quốc gia nói chung và của tỉnh Nghệ an nói riêng. Để thực hiện được tôt nhiệm vụ và kế hoạch phát triển Kinh tế – Xã hội của tỉnh Nghệ An thì công việc lập và thẩm định dự án đầu tư có chất lượng cao càng trở nên rất cần thiết và quan trọng . Xuất phát từ lý do trên, cùng với long fnhiệt tình muốn nâng cao hiểu biết về lĩnh vực thẩm định dự án , trong thời gian thực tập tai văn phòng Thẩm định dự án đầu tư & Xét thầu Sở Kế hoạch & Đầu tư Nghệ an, em đã tập trung đi sâu tìm hiểu công tác thẩm định dự án đầu tư và đã quyết định chon đề tài nghiên cưú “Hoàn thiện và nân cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư của Sở Kế hoạch & Đầu tư Nghệ An “ Do thời gian thực tế tại Sở Kế hoạch & Đầu tư Nghệ An ngắn cùng sự hiểu biết còn han chế nên không tránh khỏi những thiếu.em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để Chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo TH.S - Phạm văn Hùng cùng các Cô chú cán bộ văn phòng Thẩm định dự án đầu tư nới em thực tập đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ. I. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ : 1.1. Khái niệm về hoạt động dầu tư. Hoạt động đâu tư là hoạt động bỏ vốn nhằm thu lợi trong tương lai. Không phân biệt hình thức thực hiện, nguồn gốc của vốn…mọi hoạt động có các hình thức nêu trên đều được coi là hoạt động đầu tư. Khái niệm này được coi là chủ đạo, xuyên suốt trong quá trình lập và thẩm định dự án đầu tư. 1.2. Đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư. - Là hoạt động bỏ vốn nên quyết định đầu tư thường là và trước hết là quyết định việc sử dụng các nguồn lựcmà biểu hiện cụ thể dưới các hình thái khác nhau như tiền, đất đai, tài sản, vật tư thiết bị, tài sản trí tuệ, … - Vốn được hiểu như là các nguồn lực sinh lợi. Dưới các hình thức khác nhau nhưng vốn có thể xác định dưới hình thức tiền tệ, vì vậy các quyết định đầu tư thường được xem xét dưới phương diện tài chính( tốn phí bao nhiêu vốn, có khả năng thực hiện khong, có khả năng thu hồi được không, mức sinh lời là bao nhiêu …). nhiều dự án có thể khả thi ở các phương diện khác (kinh tế, xã hội) nhưng hông khả thi về phương diện tài chính và vì thế cũng không thể thực hiện trên thực tế. - là hoạt động có tính chấ lâu dài. Khác với các hoạt động thương mại, các hoạt động chi tiêu tài chính khác, đầu tư luôn luôn là hoạt động có tính chất lâu dài.Do tính chất lâu dài nên mọi sự trù liệu đều là dự tính, chịu một xác suất biến đổi nhất định do nhiều nhân tố. Chính điều này là một trong những vấn đề hệ trọng phải tính đến trong mọi nội dung phân tích, đánh giá của quá trình thẩm định dự án.. - Là hoạt động luôn cần sự cân nhắc giữa lợi ích trước mắt và lợi ích trong tương lai. Đầu tư về một phương diện nào đó là một sự hy sinh lợi ích hiện tại để đánh đổi láy lợi ích tương lai(Vốn để đầu tư khong phải là các nguồn lực để dành), vì vậy lluôn luôn có sự so sánh cân nhắ giữa lợi íchhiện tại và lợi ích trong tương lai. Rõ ràng rằng, nhà đầu tư mong muốn và chấp nhận đầu tư chỉ trong diều kiện lợi ích thu được trong tương lai lớn hơn lợi ích hiện nay họ tạm thời phải hy sinh (không tiêu dùng hoặc khong đầu tư vào nơi khác). -Là hoạt động mang nặng rủi ro. Các đặc trương nói trên đã cho thấy hoạt động đầu tư là hoạt động chứa đựng nhiêu rủi ro. Bản chất của sự đánh đổi lợi ích và lại thực hiện trong một thời gian dài khong cho phép nhà đầu tư lường tính hết những thay đổi trong quá trình thực hiện đầu tư so với dự tính. Vì vậy, chấp nhận rủi ro như là bản năng của nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhận thức rõ điều này nên nhà đầu tư cũng có những cách thức, biện pháp ngăn ngừa hay hạn chế để khả năng rủi ro để sự sai khác so với dự tính là ít nhất. II . DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ : 2.1. Khái niệm : Có khá nhiều định nghĩa , khái niệm về dự án đầu tư trong các tìa liệu nghiên cứu hoặc các văn bản hướng dẫn. Theo giả thích trong quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ, tại Điều 5: "Dự án đầu tư là một tập hợp các đề xuát có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới , mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về mặt s[s lượng hoặc duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịc vụ trong khoảng thời gian xác định ( chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp)" Trong quay chế quản lý đầu tư và xây dụng còn nêu ra khái niệm mọt vài loại hình dự and cụ thể như "Khu đô thi mới", "Dự án phgát triển hạ tầng đô thị", " Dự án phát triển khu đô thi mới", trong đó nêu phạm vi và nội dung đầu tư của các loại dự án này. Nói một cáh ngắn gọn, dự ná đầu tư là tập hợp các đối tượng hình thành và hoạt động theo một kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu nhất định (các lợi ích) trong một khỏang thời gian nhất định. 2.2. Phân loai : Có nhiều cách phân loại dự án đầu tư tuỳ theo mục dích và phạm vi xét. ở đây chỉ nêu các cách phân loại liên quan tới yêu cầu công tác thẩm định và quả lý công tác đầu tư trong hệ thống văn bản pháp quy, các tài liệu quản lý hiện hành: - Theo nguồn vốn: Theo nguồn vốn có thể chia dự án thành dự án đầu tư bằng vốn Ngân sách Nhà Nước, đầu tư theo quy chế đầu tư trong nước; dự án đầu tư băng vốn tư nhân, vốn cổ phần; dự án đầu tư bằng các nguồn vốn hỗn hợp… - Theo luật chi phối : Dự án đầu tư được chia ra theo luật khuyến khích đầu tư trong nước; đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (FDI); đầu tư theo quy chế đầu tư ra nước ngoài. - Theo hình thức đầu tư: Tự đầu tư, liên doanh, Hợp đồng hợp tác kinh doanh,BOT,BTO,BT… - Theo cách thức thực hiện đầu tư : Xây dựng, mua sắm, Thuê,… - Theo lĩnh vực đầu tư : Dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, phát triển cơ sở hạ tầng, văn hoá xã hội… - Phân loại theo thẩm quyền quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư: + Đối với đầu tư trong nước chia làm 4 loại: Dự án quan trong quốc gia( dự án được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, được quy định tại nghị quyết số 05/1997/9QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997 của Quốc Hội khoá X) và các dự án khác được chia ra thành 3 nhóm A,B,C. Theo quy định hiện hành (NĐ 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003) Thủ tướng Chính phủ quyết định các dự án quan trong Quốc gia, còn các dự án nhóm A,B,C do Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thủ trưởng các Bộ ,Nghành và một số đơn vị ( theo quy định tại các khoản 4,5,6 của NĐ 07/CP của Chính phủ) quyết định đầu tư. Riêng dự án nhóm A phải được thủ tướng chính phủ cho phep đầu tư. + Đối với dự án đầu tư nước ngoài, gồm 3 loại A,B và loại phân cấp cho các địa phương (nội dung quy định tại điều 114, Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 và các quyết định spố 386?TTg (7/6/1997), số 41/1998/QĐ-TTg (20/2/1998) và số 233/1998/QĐ-TTg (1/12/1998). Theo quy định hiện hành Thủ tướng chính phủ quyết định và giao Bộ Kế hoạch & Đầu tư cấp giấy phép các dự án nhóm A; Bộ Kế hoạch & Đầu tư quyết định và cấp giấy phép các dự án nhóm B; Chủ tịch UBND các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép các dự án nhóm B được Thủ tướng chính phủ phân cấp; Ban quản lý các Khu công nghiệp cấp phép các dự án nhóm B do Bộ Kế hoạch & Đầu tư uỷ quyền. III . CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ : 3.1. Mục đích, nhiệm vụ thẩm định dự án đầu tư. 3.1.1. Mục đích, yêu cầu của công tác thẩm định dự án đầu tư. a) Mục đích của công tác thẩm định dự án đầu tư: Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc quản lý đầu tư và xây dựng là thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư, trong đó có việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư.Thẩm định dự án được xem như là một yêu cầu khong thể thiếuvà là cơ sở để ra quyết định hoặc cấp giếy phép đầu tư. Đây là những công việc được tiến hành trong các giai đoạn hình thành dự án (nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi hoặc các nghiên cứu chuyên đê ). Theo các quy đinh hiện hành, thẩm quyền quyế định đầu tư hoặc cấp giấy phép đầu tư được thực hiện theo quy định phân cấp tương ứng với các hình thức đầu tư (trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài). Đối với mọi cấp, theo mọi hình thức đầu tư các dự án đều phải tiến hành thẩm định trước khi người có thẩm quyền quyết định hoặc cấp giâý phếp đàu tư xem xet,quyết định. b) Yêu cầu thẩm định dự án đầu tư: Yêu cầu thẩm định dự án đầu tư xuất phát từ bản chất, tính phức tạp và các đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư. Thẩm định dự án đầu tư nhằm làm sáng tỏ và phân tích về một loạt các vấn đề có liên quan tới tính khả thi trong quá trình thực hiện dự án: thị trường, công nghệ, kỹ thuật, khả năng tài chính của dự án để đứng vững trong suốt đời hoạt động, về quản lý dự án, phần đóng góp của dự án vào sự tăng trưởng của nền kinh tế… với các thông tin vef bối cảnh và các giả thiết sử dụng trong dự án này;Đồng thời đánh giá để xác định dự án có giúp quốc gia đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội hay không, nếu có thì bằng cách nào, và liệu dự án có đạt hiệu quả kinh tế hay khong khi đạt các mục tiêu xã hội này. Giai đoạn tẩm định dự án bao hàm hàng loạt khâu thẩm định và quyết định, đưa tới kết qủ là chấp nhận hay bác bỏ dự án. Như vậy về mặt chuyên môn yêu cầu chung của công tác thẩm định dự án là: đảm bảo trách nhiệm thực hiện đầu tư các dự án không có hiệu quả, mặt khác cũng không bỏ mất các cơ hội đầu tư có lợi. Mặt khác , thẩm định dự án còn là một công việc được thực hiện theo quy định về quản lý đầu tư, vì vậy cần được tiến hành theo các yêu cầu về quản lý. Về mặt này, công tác thẩm định dự án phải được tiến hành phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý đầu tư và đảm bảo thời hạn quy định. 3.1.2. Nhiệm vụ thẩm định dự án đầu tư. Thực chất của việc thẩm định dự án là phân tích đánh giá tính khả thi của dự án trên tất cả các phương diện kinh tế, kỹ thuật, xã hội trên cơ sở các quy định của luật pháp, tiêu chuẩn, định mức, quy định của các cơ quan quản lý nhà nước, tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Những yêu cầu nói trên đặt cho người phân tích , đánh giá dự án chẵng những quan tâm xem xét, kiểm tra về mặt nội dung hồ sơ dự án, mà còn tìm các phương pháp, cách thức đo lường, đánh giá để có được những kết luận giúp cho việc lụa chọn và ra quyết định đầu tư một cách có căn cứ. Để đáp ứng yêu cầu nói trên, người làm công tác thẩm định, giống như đối với người lập dự án, phải: - Có nghiệp vụ thẩm định dự án (có kiến thức và phương pháp ). - Nắm vững luật pháp và các quy định cụ thể về quản lý đầu tư và xây dựng. - Có đử các thông tin cần thiết để phân tích, đánh giá dự án theo các nội dung liên quan. Ngoài những yêu cầu nói trên, người làm công tác thẩm định còn cần có hiểu biết và kỹ năng nhất định về việc sử dụng các phương tiện tính toán và xử lý thông tin. Để thực hiện được nhiệm vụ nói trên, đồng thời tránh được những thiên kiến trong công tác thẩm định dự án, cán bộ thẩm định cần phải có trình độ chuyên môn, có hiểu biết về quản lý, chính sách có nghiệp vụ phân tích, đánh giá dự án như đã nói ở trên để có khả năng đẻ đưa ra những kết luận chính xác tính khả thi của dự án trên cơ sở các tiêu chuẩn đã được xác định. Đồng thời, để công việc thẩm định dự án giúp cho việc lập kế hoạch đầu tư và lựa chọn dự án, Nhà nước cần có hệ thống thẩm định dự án được tổ chức một cách chặt chẽ và hợp lý. 3.1.3. Căn cứ để thẩm định dự án đầu tư. 3.1.3.1. Hồ sơ dự án . Thẩm định dự án trước hết là căn cứ vào hồ sơ dự án do Chủ đầu tư trình duyệt. Hồ sơ dự án bao gồm các văn bản, tài liệu, kết quả nghiên cứu có liên quan đến dựa án được lập theo quy định. Quy định về hồ sơ của dự án được quy định đối với từng loại dự án cụ thể ( đầu tư trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự án sử dụng vốn ODA, dự án đầu tư theo hình thức BOT,…) . 3.1.3.2. Hệ thống văn bản pháp quy. Căn cứ pháp lý để thẩm định dự án đầu tư gồm hề thống pháp luật , các văn bản pháp quy khác . 3.1.3.3. Các thông tin có liên quan. Để đánh giá nội dung về chuyên môn của dự án, ngoài các tiêu chuẩn, quy phạm, định mức do Nhà nước quy định, còn cần sử dụng các thông tin khác có liên quan như giá cả, tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, thông tin về chủ đầu tư, kinh nghiệm trong nước và thế giới về những vấn đề có liên quan,… 3.1.4. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư. Thẩm quyền thẩm định được quy định trong NĐ07/CP như sau: Người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi theo nội dung quy định tại Điều 27 NĐ 52/CP. Dự án quan trọng quốc gia do Hôi đồng thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư tỏ chức thẩm định trình thử tướng chính phủ. Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng, tổ chức cho vay vốn thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ để chấp thuận cho vay hoặc không cho vay trước khi người có thẩm quyền quyết định đầu tư. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư sử dụng cơ quan chuyên môn trực thuộc đủ năng lực tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi và có thể mời cơ quan chuyên môn của các Bộ, ngành khác có liên quan để thẩm định dự án. Riêng đối với các dự án sử dụng vốn NSNN thuộc cấp tỉnh quản lý, UBND tỉnh giao Sở kế hoạch va Đầu tư là đầu mối tổ chức thẩm định dự án có trách nhiệm lấy ý kiến của sở Tài chình, Sở Xây dựng (đối vớiư các dự án đầu tư xây dựng) và các cơ quan có liên quan đến nội dung thẩm định dự án. 3.2. Nội dung và phương pháp thẩm định dự án đầu tư. 3.2.1. Nội dung thẩm định dự án đầu tư. Công tác thẩm định dự án đầu tư trong nước được quy định tại điều 26,27,28 và Điều 29 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định 52/1999/NĐ-CP. Thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được quy định tại Điều 106 và Điều 107 Nghị định 24/CP. Theo các quy định tại các văn bản nói trên, yêu cầu nội dung thẩm định của từng loại dự án có khác nhau, tuy nhiên có thể xếp thành 5 nhóm yếu tố cần được xem xét, đánh giá như sau: - Thẩm định các yếu tố về pháp lý: Xem xét tính hợp pháp của dự án nói chung theo quy định của pháp luật; Sự phù hợp của các nội dung dự án với các quy định hiện hành đã thể hiện trong các văn bản pháp luật, chế độ, chính sách áp dụng đối với dự án. Sự phù hợp về quy hoạc
Tài liệu liên quan