Nhân cách của con người được hình thành thông qua 3 lĩnh vực: giao tiếp, hoạt động và tự ý thức, trong đó lĩnh vực hoạt động bao gồm không chỉ hoạt động lao động mà còn cả những hoạt động ngoài giờ làm việc như ăn, ngủ, tắm, giặt và đặc biệt là sự tham gia vào các hình thức vui chơi giải trí- một hoạt động không chỉ đem lại cho con người sức khỏe về tinh thần, về thể chất, mà còn giúp họ tăng thêm “vốn xã hội”. Điều này cho thấy giải trí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp con người đổi mới cuộc sống, làm gia tăng khả năng sáng tạo . và nhất là tạo nên diện mạo văn hoá cá nhân - thước đo lối sống của con người hiện đại.
Những người dẫn nhảy là một nhóm xã hội đặc thù. Họ có văn hóa riêng của mình. Văn hóa nhóm của những người dẫn nhảy được quy định bởi đặc thù nghề nghiệp của họ và được thể hiện rõ nét ở hoạt động giải trí trong thời gian rỗi. Vì thế, tìm hiểu về hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của họ chính là một công cụ hữu hiệu giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện nhất về nhóm người dẫn nhảy. Bởi lẽ, đây là một nhóm xã hội mới xuất hiện ở nước ta trong hơn chục năm trở lại đây và trên thực tế phần lớn nhiều người trong xã hội lại chưa có một cái nhìn khách quan về nhóm người này. Những cái nhìn phiến diện vẫn tồn tại dai dẳng.
Chúng ta đều biết, thời gian rỗi theo K.Marx phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của xã hội. Xã hội phát triển, thời gian lao động được rút ngắn thì khoảng thời gian rỗi ngày càng gia tăng. Thời gian gian rỗi gia tăng thì khoảng thời gian dành cho các hoạt động vui chơi, giải trí lại ngày càng nhiều. Vì thế có thể nói việc gia tăng thời gian rỗi chính là gia tăng các cơ hội tham gia hoạt động giải trí của con người. Đối với những người dẫn nhảy, thời gian rỗi của họ không đi theo quy luật chung này của xã hội. Do phải tham gia lao động trong lĩnh vực giải trí nên khi nhu cầu giải trí của xã hội gia tăng thì thời gian tham gia các hoạt động giải trí của họ lại phải giảm đi. Họ phải nỗ lực để hoàn thành vai trò xã hội của mình với tư cách một thành viên trong gia đình và cũng với tư cách là một công dân của xã hội. .
Vậy trong khoảng thời gian rỗi hạn hẹp đó, nhóm những người dẫn nhảy có tận dụng được khoảng thời gian này một cách tích cực và hiệu quả không? Hoạt động giải trí nào sẽ được họ lựa chọn thường xuyên?.
Việc nghiên cứu về hoạt động giải trí của những người dẫn nhảy là một vấn đề hết sức cấp thiết. Nó không chỉ cho chúng ta một cái nhìn về các hoạt động giải trí của một nhóm xã hội mà còn hình thành nên một cái nhìn tổng quan, toàn diện về họ- những người hiện đang rất được xã hội quan tâm. Điều này đòi hỏi phải được nhìn nhận một cách khoa học và hợp lí dưới góc độ xã hội học văn hoá. Đây cũng chính là ý tưởng gợi nên trong tôi hướng nghiên cứu đề tài: Hoạt động giải trí trong văn hoá nhóm những người dẫn nhảy trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
35 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1657 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động giải trí trong văn hoá nhóm những người dẫn nhảy trên địa bàn Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhân cách của con người được hình thành thông qua 3 lĩnh vực: giao tiếp, hoạt động và tự ý thức, trong đó lĩnh vực hoạt động bao gồm không chỉ hoạt động lao động mà còn cả những hoạt động ngoài giờ làm việc như ăn, ngủ, tắm, giặt… và đặc biệt là sự tham gia vào các hình thức vui chơi giải trí- một hoạt động không chỉ đem lại cho con người sức khỏe về tinh thần, về thể chất, mà còn giúp họ tăng thêm “vốn xã hội”. Điều này cho thấy giải trí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp con người đổi mới cuộc sống, làm gia tăng khả năng sáng tạo…. và nhất là tạo nên diện mạo văn hoá cá nhân - thước đo lối sống của con người hiện đại.
Những người dẫn nhảy là một nhóm xã hội đặc thù. Họ có văn hóa riêng của mình. Văn hóa nhóm của những người dẫn nhảy được quy định bởi đặc thù nghề nghiệp của họ và được thể hiện rõ nét ở hoạt động giải trí trong thời gian rỗi. Vì thế, tìm hiểu về hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của họ chính là một công cụ hữu hiệu giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện nhất về nhóm người dẫn nhảy. Bởi lẽ, đây là một nhóm xã hội mới xuất hiện ở nước ta trong hơn chục năm trở lại đây và trên thực tế phần lớn nhiều người trong xã hội lại chưa có một cái nhìn khách quan về nhóm người này. Những cái nhìn phiến diện vẫn tồn tại dai dẳng.
Chúng ta đều biết, thời gian rỗi theo K.Marx phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của xã hội. Xã hội phát triển, thời gian lao động được rút ngắn thì khoảng thời gian rỗi ngày càng gia tăng. Thời gian gian rỗi gia tăng thì khoảng thời gian dành cho các hoạt động vui chơi, giải trí lại ngày càng nhiều. Vì thế có thể nói việc gia tăng thời gian rỗi chính là gia tăng các cơ hội tham gia hoạt động giải trí của con người. Đối với những người dẫn nhảy, thời gian rỗi của họ không đi theo quy luật chung này của xã hội. Do phải tham gia lao động trong lĩnh vực giải trí nên khi nhu cầu giải trí của xã hội gia tăng thì thời gian tham gia các hoạt động giải trí của họ lại phải giảm đi. Họ phải nỗ lực để hoàn thành vai trò xã hội của mình với tư cách một thành viên trong gia đình và cũng với tư cách là một công dân của xã hội. ...
Vậy trong khoảng thời gian rỗi hạn hẹp đó, nhóm những người dẫn nhảy có tận dụng được khoảng thời gian này một cách tích cực và hiệu quả không? Hoạt động giải trí nào sẽ được họ lựa chọn thường xuyên?...
Việc nghiên cứu về hoạt động giải trí của những người dẫn nhảy là một vấn đề hết sức cấp thiết. Nó không chỉ cho chúng ta một cái nhìn về các hoạt động giải trí của một nhóm xã hội mà còn hình thành nên một cái nhìn tổng quan, toàn diện về họ- những người hiện đang rất được xã hội quan tâm. Điều này đòi hỏi phải được nhìn nhận một cách khoa học và hợp lí dưới góc độ xã hội học văn hoá. Đây cũng chính là ý tưởng gợi nên trong tôi hướng nghiên cứu đề tài: Hoạt động giải trí trong văn hoá nhóm những người dẫn nhảy trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
* Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu này không nhằm đưa ra những luận điểm bổ sung cho lí thuyết xã hội học mà nhằm làm sáng tỏ chúng trong những phát hiện bằng những nghiên cứu thực nghiệm của mình.
Trên cơ sở vận dụng những tri thức khoa học vào nghiên cứu thực tiễn các lí thuyết, phương pháp, khái niệm của khoa học này có điều kiện để “va chạm” với thực tế. Từ đó, tạo cơ sở để xã hội học có thể hoàn thiện hơn về phạm trù lí luận, lí thuyết cũng như phương pháp nghiên cứu của mình.
* Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu góp phần giúp những người dẫn nhảy nhìn nhận được thực trạng tham gia các hoạt động giải trí của mình và từ ý nghĩa quan trọng của hoạt động giải trí đối với cuộc sống họ sẽ có những hành động tích cực hơn đối với việc tham gia các loại hình giải trí.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng như những người có liên quan sẽ có những biện pháp để việc tham gia vào hoạt động giải trí của những người dẫn nhảy ngày càng phong phú hơn.
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động giải trí trong văn hoá nhóm của người dẫn khiêu vũ
* Khách thể và phạm vi nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu
Những người dẫn khiêu vũ trên địa bàn Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Nghiên cứu này chỉ giới hạn tìm hiểu: các loại hình giải trí được nhóm xã hội này sử dụng thường xuyên trong thời gian rỗi
4. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng hoạt động giải trí của người dẫn nhảy
Chỉ ra những yếu tố tác động đến việc lựa chọn các hoạt động giải trí.
Tìm ra xu hướng và đưa ra các khuyến nghị.
5. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp phân tích tài liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số tài liệu đó là kết quả khảo sát, các bài viết trên các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các công trình nghiên cứu trước, một số trang web của chính phủ...Các thông tin thu thập từ tài liệu được kế thừa, sử dụng một cách có chọn lọc và sáng tạo.
* Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Bảng hỏi được xây dựng trên cơ sở của nội dung nghiên cứu, bao gồm các câu hỏi liên quan đến nội dung nghiên cứu: nhận thức của người dẫn nhảy về các hoạt động giải trí, các loại hình thường được sử dung...Đề tài được thực hiện với 166 bảng hỏi, với các chỉ báo sau:
- Giới tính: Nam: 92.8% Nữ: 7.2%
- TĐHV: THCS trở xuống: - THPT: 44% - Tr.cấp: 19.3% -CĐ, ĐH: 17.5
- Thành phần xuất thân: - Nông thôn:56.6% - Đô thị: 43.4%
- Tình trạng hôn nhân: - Có gia đình: 33.7% - Chưa có gia đình: 66.3%
- Đã li hôn/li thân:2.4% -Goá: 0.6%
* Phương pháp phỏng vấn sâu:
Tôi đã phỏng vấn 5 đối tượng có trình độ học vấn, tuổi tác, thành phần xuất thân, tình trạng hôn nhân khác nhau để thu thập những thông tin về hoạt động giải trí của họ trong thời gian rỗi.
* Phương pháp quan sát
Trong nghiên cứu này tôi đã tiến hành những quan sát sau:
- Những cuộc trao đổi trước và sau giờ làm việc của những người dẫn nhảy về các hoạt động giải trí mình đang tham gia hoặc mới xuất hiện
- Thái độ của người dẫn nhảy khi nhắc đến hoạt động giải trí
- Quan sát thái độ của người được phỏng vấn bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu trước những câu hỏi mà điều tra viên đưa ra.
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Hoạt giải trí giải trí của những người dẫn nhảy rất nghèo nàn
- Đặc thù về công việc chính là nhân tố chủ yếu dẫn đến thực trạng hoạt động của những người dẫn nhảy không phong phú
- Thời gian tới hoạt động giải trí của người dẫn nhảy ít có sự thay đổi
7. Khung lí thuyết
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đóng vai trò là nền tảng, là cơ sở phương pháp luận của toàn bộ quá trình nghiên cứu.
Quan điểm duy vật biện chứng: Đặt hoạt động giải trí trong mối tương quan với điều kiện KT-XH, hoàn cảnh sống...
Quan điểm duy vật lịch sử: Đặt nhóm xã hội này vào điều kiện cụ thể
Lí thuyết hành động xã hội:
Trong xã hội học, hành động xã hội thường gắn với các chủ thể hành động là các cá nhân. Hành động xã hội có những đặc trưng sau:
- Có sự tham gia của yếu tố ý thức
- Là hành động hướng đến người khác
- Có tính định hướng mục đích.
- Phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh, môi trường của hành động.
Vận dụng lí thuyết hành động xã hội vào nghiên cứu có thể thấy việc lựa chọn các loại hình giải trí của người dẫn nhảy là một dạng hành động xã hội.
Lí thuyết lựa chọn hợp lí
Thuyết lựa chọn hợp lí cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lí nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu.
Vận dụng lí thuyết này vào nghiên cứu tôi muốn lí giải thực trạng lựa chọn các loại hình giải trí trong văn hoá nhóm của những người dẫn nhảy.
Lí thuyết biến đổi xã hội
Biến đổi xã hội: là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi qua thời gian. Biến đổi xã hội có những đặc trưng sau:
- Có sự khác biệt về thời gian và hậu quả
- Nó vừa có tính kế hoạch, vừa có tính phi kế hoạch
- Là một hiện tượng phổ biến nhưng không giống nhau ở mỗi xã hội.
Vận dụng lí thuyết này vào trong báo cáo có thể nhận thấy biến đổi xã hội chính là nhân tố quan trọng hàng đầu dẫn đến sự chú trọng của con người tới các hoạt động giải trí
2. Những khái niệm công cụ
- Hoạt động:
Theo đại từ điển tiếng Việt- Nguyễn như Ý- nhà xuất bản văn hoá thông tin, 1998 : “Hoạt động là:
1. Làm những việc khác nhau với mục đích nhất định trong đời sống xã hội
2.Vận động, cử chỉ, không chịu ngồi im,yên chỗ
3.Vận động, vận hành để thực hiện chức năng nào hoặc gây tác động nào đó.”
- Giải trí
Theo đại từ điển Tiếng Việt- Nguyễn Như Ý –NXB văn hoá thông tin, 1998, “Giải trí là làm cho đầu óc thư giãn, cơ thể hết mệt mỏi, tinh thần vui vẻ”
Như vậy:Hoạt động giải trí là những hoạt động có mục đích mang lại sự thoải mái cho con người
1.2. Văn hoá nhóm:
Là thứ văn hóa do nhóm xây dựng nên. Nhóm mất đi thì văn hóa của nhóm cũng mất đi.
1.3 Khiêu vũ:
Theo từ điển Oxford NXB Đại học Oxford, 1994 định nghĩa về hoạt động khiêu vũ như sau: Khiêu vũ được coi là một hoạt động giải trí mang tính nghệ thuật, trong đó các động tác được trình diễn theo một bản nhạc và tiết tấu đặc thù.
1.4. Khái niệm người dẫn khiêu vũ
Người dẫn khiêu vũ được coi là hiệu quả thông tin gây ra bởi tác động do chuyển động của một phần cơ thể người dẫn thông qua một hay nhiều chiều kết nối đến người theo.
Người dẫn khiêu vũ không nhất thiết là nam và người theo không nhất thiết là nữ. Tuy nhiên, theo quan niệm thông thường, kỹ thuật dẫn đối với bạn nam, theo đối với bạn nữ là một trong những kỹ năng quan trọng của khiêu vũ
Người dẫn khiêu vũ là người giữ vị trí quan trọng trong cặp nhảy trên sàn, để có thể thực hiện được những động tác khéo léo thông qua thông tin trong cặp nhảy. Người dẫn khiêu vũ phải là người đòi hỏi có kỹ năng, có sự hiểu biết các bước nhảy và kinh nghiệm truyền kỹ thuật khiêu vũ cho người theo với chuyển động chính xác và tín hiệu của người dẫn thông qua các kết nối.
CHƯƠNG II:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
1. Hoạt động giải trí của nhóm người dẫn nhảy- trên địa bàn Hà Nội
1.1. Hoạt động giải trí trong văn hoá nhóm những người dẫn nhảy
Biểu đồ 1: Thời gian tham gia hoạt động giải trí trong ngày (đơn vị %)
Dữ liệu trên biểu đồ cho thấy thời gian tham gia vào hoạt động giải trí của nhóm những người dẫn nhảy hết sức hạn hẹp. Mặc dù có tới 91.6 % cho rằng hoạt động giải trí là cần thiết đối với cuộc sống cuả con người nhưng chỉ có 15.7% những người dẫn nhảy có hoạt động giải trí cấp ngày từ 1-2h. Đa phần thời gian dành cho giải trí của họ là 30 phút -1h mỗi ngày- số này chiếm tới 83.7% . Cá biệt còn có 0.6% những người chỉ có dưới 30 phút/ 1 ngày dành cho hoạt động giải trí. Lí giải điều này bằng thuyết lựa chọn hợp lí cho thấy: Chi phí phải bỏ ra cho các hoạt động giải trí là thời gian, tiền bạc thậm chí chính là cơ hội việc làm của bản thân họ (bởi lẽ thời gian tham gia vào các thiết chế giải trí lại chính là thời gian làm việc của họ), còn phần thưỏng nhận được chỉ là sự vui vẻ trong chốc lát, sự giải toả căng thẳng trong một thời gian ngắn. Sự không cân đối giữa chi phí và phần thưởng đã dẫn đến thực trạng những người dẫn nhảy ít khi tham gia vào các hoạt động giải trí, thậm chí họ không có hoạt động giải trí. Ý kiến sau sẽ làm rõ hơn về vấn đề này: “Tầng lớp như anh em mình thời gian dành cho công việc quá nhiều làm gì còn thời gian dành cho giải trí. Giải trí của những người ở tuổi kiếm ra nhiều tiền, họ giải trí theo cách khác. Người ta đi bar, đi vũ trưòng sành điệu, người ta lại muốn đi chơi tennis, bowling.., bọn anh kinh tế chưa ổn định, phải kiếm tiền đã. Bỏ việc mà đi chơi, vừa mất tiền, có khi lại mất cả việc nữa thì nguy”. (Nam-30 tuổi- CLB Thăng Long HN)
Điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau: có thể là nguyên nhân kinh tế như cách lí giải từ thuyết lựa chọn hợp lí song có thể do: các thiết chế không gần nơi cư trú, thậm chí giờ mở cửa của nó không phù hợp với thời gian rỗi của những người thuộc nhóm xã hội này, hoặc mặc cảm về nghề nghiệp vì nghề này vẫn còn chịu nhiều định kiến của xã hội cũng khiến cho họ ít tham gia vào các hoạt động giải trí mà thường thu mình lại... Tuy nhiên, dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì việc không tham gia hoặc ít khi tham gia các hoạt động giải trí của nhóm xã hội này cũng là sự lệch lạc trong nhận thức. Bởi lẽ mặc dù nhận thức về vai trò của các hoạt động giải trí rất đúng đắn, song hành động của họ không phản ánh được điều này. Vậy trong thời gian rỗi những hoạt động nào thường được người dẫn nhảy sử dụng cũng là một câu hỏi cần phải giải đáp.
Thực tế, hoạt động giải trí chỉ có thể diến ra trong thời gian rỗi. Giải trí cấp ngày diễn ra trong khoảng thời gian rỗi cấp ngày, nghĩa là khoảng thời gian sau khi đã trừ đi các hao phí thời gian cho việc lao động kiếm sống (hoặc học tập), việc gia đình, việc riêng (vệ sinh thân thể, chăm sóc sức khoẻ...), ngủ ăn uống, nghỉ ngơi. Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu thời gian trong ngày của người dẫn nhảy được phân bổ: lao động kiếm sống (4-6 giờ), ăn nghỉ (4 giờ), ngủ (8-9 giờ), việc riêng (2 giờ), việc gia đình (2giờ). Như vậy, thời gian rỗi cấp ngày của họ chiếm trung bình chỉ khoảng (1-2 giờ). Điều đáng bàn là họ không tận dụng hết khoảng thời gian này cho hoạt động giải trí mà biến nó thành thời gian cho các hoạt động khác. Chúng ta đã biết không phải mọi hoạt động diễn ra trong thời gian rỗi đều là hoạt động giải trí. Nếu trong thời gian rỗi, ai đó tranh thủ đi làm thêm thì thời gian rỗi biến thành thời gian lao động. Nếu ai khác lại dành thời gian rỗi để ngủ- nghỉ, chăm sóc sức khoẻ hoặc sắc đẹp thì thời gian rỗi trở thành thời gian đáp ứng nhu cầu vật chất... Trong các trường hợp trên thời gian rỗi đã sử dụng không đúng với bản chất của nó là dành cho hoạt động giải trí.
Đối với những người dẫn nhảy việc không tham gia các loại hình giải trí thuộc vào cả hai trường hợp trên. Về vấn đề này chúng tôi thu được ý kiến sau: “Vì mình ra đây là để làm việc, hướng nghiệp sau này, không phải ra đi chơi. Mục tiêu chính là phải làm việc, chứ không phải chỉ ra đây ăn với chơi. Nói chung là kiếm được đồng nào thì phải cố. Với lại ở ngoài này bạn bè cũng không có nhiều, chỉ có mấy anh em ở đây chơi thân với nhau. Lúc nào rỗi rãi mà có người mời đi dẫn riêng thì anh đi. Vừa kiếm thêm tiền mà cũng vừa luyện tập các điệu nhảy” (Nam- 25 tuổi- CLB Festion)
Tóm lại, dù tham gia hoạt động nào trong thời gian rỗi mà quên đi hoạt động giải trí thì cũng là một lệch lạc trong hành động của nhóm người này.
Bảng 1: Các loại hình giải trí thường được sử dụng (đơn vị: %)
Loại hình giải trí
Tỉ lệ (%)
đi uống cafe với bạn bè
35.3
Lên internet
48.2
đi uống rượu bia với bạn bè
45.8
tham gia thể dục thể thao
44.6
xem tivi, đọc sách báo
29.5
đi chơi với bạn bè
24.7
đánh bài ăn tiền
96.4
nghe nhạc
16.5
khác
81.3
Bảng số liệu cho thấy loại hình giải trí phổ biến nhất đối với người dẫn nhảy là đánh bài ăn tiền: có 94.6% người coi đây là hình thức giải trí sử dụng thường xuyên, đi uống rươụ bia với bạn bè cũng là hoạt động giải trí thường được sử dụng với 45.8% số người được hỏi. Về vấn đề này tôi đã thu được ý kiến sau: “Những ngày lấy lương cuối tháng, anh em lại rủ nhau đi nhậu nhẹt tí, gọi là giao lưu với nhau. Bình thường thỉnh thoảng cũng gọi nhau đi uống rượu. cái này ông cha ta từ xưa đã nói rồi”trai vô tửu như cờ vô phong” (Nam-26 tuổi- CLB Thăng Long)
Vận dụng thuyết hành động xã hội của M.Weber giải thích hiện tưọng này ta thấy: việc lựa chọn hình thức giải trí: đánh bài ăn tiền và rủ nhau đi uống bia, rựơu là hành động duy lí truyền thống. Từ xưa trong truyền thống của người Việt trong những ngày lệ hội đánh tá lả uống rượu vẫn thường được sử dụng như hoạt động giải trí. 56.6% người lao động trong công việc này lại có xuất thân từ nông thôn, những nếp sống, thói quen truyền thống ăn sâu vào họ. Đó là một lí do khiến hai loại hình giải trí này được họ sử dụng thường xuyên.
Một hoạt động giải trí khác tuy mới xuất hiện ở Việt nam từ năm 1997 nhưng thu hút được rất nhiều tầng lớp trong xã hội- cả những người dẫn nhảy là hoạt động lên internet. Có tới 48.2% số người dẫn nhảy thưòng xuyên lên internet trong thời gian rảnh rỗi. Họ lên mạng để liên lạc với bạn bè hoặc chơi điện tử hay phim chưởng, rất ít người tìm kiếm thông tin, đọc sách báo. Đây là một đặc thù riêng của họ. Về vấn đề này chúng tôi đã thu được ý kiến sau: “Thỉnh thoảng anh cũng lên internet- nhưng chỉ lên chơi điện tử hay xem phim chưởng thôi chứ không lên mạng tìm kiếm thông tin như sinh viên bọn em đâu.” (Nam- 27 tuổi- CLB Festion)
Ngoài ra, một loại hình giải trí khá mới và những người dẫn nhảy tiếp cận nhanh chóng là đi uống cafe, có 35.3% số người được hỏi thường đi uống cafe như một hoạt động giải trí. “Buổi trưa anh thường hay đi uống cafe với vợ. Ăn cơm xong rồi uống, thói quen này gần như bất di bất dịch. Uống cafe vừa khiến mình tỉnh táo mà đơn giản với anh nó làm cho anh thấy thoải mái, tạo hứng thú làm việc tiếp cho buổi chiều” (Nam- 33 tuổi- CLB Dancing Queen )
Một hình thức giải trí khác rất phổ biến trong xã hội là đọc sách báo và xem tivi. Nó không chỉ cung cấp tri thức, thông tin, mà còn là một trong những phương tiện giải trí hữu hiệu. Tuy nhiên: chỉ có 29.5% người dẫn nhảy lấy việc đọc sách báo, xem tivi là hình thức thức giải trí thường sử dụng. Từ góc độ xã hội học có thể thấy đây là hành động duy lí công cụ. Vì để một hoạt động giải trí trở thành thưòng xuyên thì mỗi người phải có những suy tính hợp lí, phải có những cân nhắc để lựa chọn hình thức giải trí không chỉ phù hợp với sở thích của bản thân mà còn đáp ứng được hàng loạt các vấn đề như nhà ở, mức sống... của họ. Người dẫn nhảy đa số là người ngoại tỉnh nên khi mức sống thấp, mức độ ổn định của công việc không cao, nay làm chỗ này, mai làm chỗ khác, chủ yếu thuê nhà sống thì việc không mua sắm đồ đạc để thuận tiện cho việc di chuyển luôn được quan tâm chính... Sau những suy tính thì đây có vẻ là hình thức giải trí không phù hợp.
Một phát hiện của chúng tôi qua nghiên cứu này là tác động của âm nhạc tới những người dẫn nhảy. Chúng ta đều biết, âm nhạc giúp con người giải toả những ức sau thời gian làm việc căng thẳng, tạo sự thư giãn. Nghe nhạc, xét về bản chất là sự chuyển đổi của não từ hoạt động lao động sang hoạt động thẩm mỹ. Vì vậy nó mang tính giải trí cao. Tuy nhiên, chỉ có 16.5% người dẫn nhảy sử dụng âm nhạc như một loại hình giải trí. Đối với người dẫn nhảy thì có mối tương quan theo chiều ngược lại giữa âm nhạc với sức khỏe. 66.3% người được hỏi cho rằng tai của họ có vấn đề sau một thời gian làm nghề này. Điều này là do đặc tính nghề nghiệp: hàng ngày phải nghe nhạc với một âm lượng lớn, tới mức độ nhiều người chỉ muốn về nhà nghỉ ngơi ngay sau khi ca làm kết thúc.
Nhìn nhận vấn đề này từ góc độ xã hội học có thể nhận thấy hành động không lựa chọn âm nhạc là phương tiện để giải trí là một hành động xã hội của nhóm người này. Ở trong hoàn cảnh- đặc thù nghề nghiệp như vậy thì hành động không lựa chọn âm nhạc là một loại hình giải trí là phù hợp với hoàn cảnh và môi trường làm việc của những người dẫn nhảy.
Như vậy hoạt động giải trí cấp ngày của những người dẫn nhảy rất nghèo nàn. Điều này xuất phát từ đặc thù công việc của họ. Nên dù có nhu cầu các loại hình giải trí khác bên ngoài như: đi bơi, chơi bowlinh, đi xem phim....thì họ cũng khó có thể đáp ứng nhu cầu do các thiết chế này đã đóng cửa. Tìm hiểu kỹ hơn trong tương quan với tình trạng hôn nhân cho thấy:
Bảng 2: Tương quan tình trạng hôn nhân với loại hình giải trí (%)
Loại hình giải trí
Tình trạng hôn nhân
chưa có gđ
có gđ
li thân/hôn
goá
Tổng
đi uống cafe
39
55.9
3.4
1.7
100
lên internet
52.5
41.2
5.0
1.2
100
uống rượu bia với bạn
47.3
46.1
5.3
1.3
100
Tham gia TDTT
41.4
44.6
2.7
1.3
100
Xem