Đề tài Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nghệ An

Từ 4 quan điểm về hiệu quả kinh doanh, đưa ra khái niệm tổng quát, chính xác nhất về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. “ Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất, trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp để thực hiện ở mức cao nhất các mục tiêu kinh tế xã hội với chi phí thấp nhất.Nú là thước đo phản ánh trình độ tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ”.

doc40 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1387 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nghệ An Chương 1: Sự cần thiết nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nghệ An. 1. Hiệu quả kinh doanh và các tiêu chí đánh giá: 1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ 4 quan điểm về hiệu quả kinh doanh, đưa ra khái niệm tổng quát, chính xác nhất về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. “ Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất, trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp để thực hiện ở mức cao nhất các mục tiêu kinh tế xã hội với chi phí thấp nhất.Nú là thước đo phản ánh trình độ tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ”. 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. ( Trình bày công thức tính, chú giải các yếu tố liên quan và nêu ý nghĩ của từng chỉ tiêu ). 1.2.1. Chỉ tiêu tổng hợp. a) Chỉ tiêu lợi nhuận. Là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp, nói lên quy mô của kết quả và phản ánh một phần hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Lợi nhuận cao là mục tiêu của doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp thương mại, lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa số tiền thu về lớn hơn số tiền chi phí bỏ ra. Được biểu hiện dưới hai dạng: Số tuyệt đối và số tương đối. + Dạng tuyệt đối: Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí kinh doanh + Dạng tương đối là tỷ số giữa doanh thu và chi phí bỏ ra kinh doanh. Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí Trong đó: Tổng doanh thu = QXK(NK) x G x T QXK(NK) : Khối lượng hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu G : Đơn giá T : Tỷ giá tại thời điểm thanh toán b) Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận. - Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu xuất nhập khẩu. Chỉ tiêu này phản ánh lợi nhuận thu được trên một đơn vị lưu chuyển hàng hoá. Do vậy, tỷ suất lợi nhuận này càng lớn kết quả hoạt động kinh doanh càng cao và ngược lại. Việc sử dụng tỷ lệ này không cho phép so sánh được hiệu quả kinh doanh giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau. Lợi nhuận kinh doanh XNK PDT = --------------------------------------- x 100 % Tổng doanh thu XNK - Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh. Tỷ suất lợi nhuận theo vốn phản ánh khả năng sinh lời trên một đồng vốn bỏ ra. Đồng thời phản ánh hiệu quả sử dụng vốn, tỷ suất này cho phép so sánh hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp cùng ngành và khác ngành. Trong trường hợp có thể lấy lãi suất tiền gửi ngân hàng để đánh giá mức doanh lợi của vốn tự có. Lợi nhuận kinh doanh Pv = ------------------------------------------------ x 100% Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ + Nếu tỷ suất lợi nhuận theo vốn = Lãi suất tiền gửi ngân hàng, ta có thể nói doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở mức trung bình. + Nếu tỷ suất lợi nhuận theo vốn < lãi suất tiền gửi ngân hàng, thì cần phải xem xét lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí xuất nhập khẩu. Là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa chi phí và doanh thu, phản ánh một phần hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí, cứ mỗi đồng doanh thu thuần sẽ phải tiêu tốn bao nhiêu chi phí bán hàng và quản lý. Lợi nhuận kinh doanh PCP =-------------------------------------- x 100% å chi phí kinh doanh 1.2.2. Chỉ tiêu bộ phận. a) Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn. - Hiệu quả sử dụng vốn cố định xuất nhập khẩu. Hiệu quả chung về sử dụng vốn cố đinh được phản ánh qua các chỉ tiêu như sức sản xuất, sức sinh lợi của vốn cố định. Tổng doanh thu thuần Sức sản xuất của = ----------------------------------- vốn lưu động Vốn cố định bình quân - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động xuất nhập khẩu. Hiệu quả chung về sử dụng vốn lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu như sức sản xuất, sức sinh lợi của vốn lưu động. Tổng doanh thu thuần Sức sản xuất của = ----------------------------------- vốn lưu động Vốn lưu động bình quân Điều này cho biết cứ 1 đồng vốn lưu động đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. - Số vòng quay tổng vốn xuất nhập khẩu. Tổng vốn XNK bình quân Số vòng quay, sức sản xuất = ---------------------------------------- tổng vốn XNK Tổng doanh thu thuần - Số vòng quay vốn lưu động xuất nhập khẩu. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Vốn lưu động XNK bình quân Số vòng quay, sức sản xuất = ---------------------------------------- của vốn lưu động XNK Tổng doanh thu thuần b) Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động. Lao động là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh. Việc sử dụng lao động có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là một trong những biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh doanh. * Chỉ tiêu năng suất lao động: Tổng doanh thu W = ------------------------------------------------------ ( năng suất lao động Tổng lao động hiện có (bình quân ) bình quân ) Chỉ tiêu này phản ánh mức bán ra trên một thời kỳ lao động. * Chỉ tiêu mức sinh lợi bình quân đạt được trên một lao động: Lợi nhuận đạt được trong kỳ PLĐ = ------------------------------------------------------ Tổng lao động hiện có (bình quân) Hai chỉ tiêu W và PLĐ càng lớn thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao. * Hiệu suất sử dụng số lượng lao động: Tổng lao động đang có việc làm bình quân HLĐ = ---------------------------------------------------------- Tổng lao động hiện có (bình quân) * Hiệu suất sử dụng thời gian lao động: Tổng số thời gian (ngày công) lao động thực tế HLĐ = ------------------------------------------------------------------------ Tổng số thời gian (ngày công) lao động theo định mức - - Số ngày theo niên lịch - Số ngày nghỉ theo chế độ 2. Tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. 2.1. Khái niệm về xuất khẩu và nhập khẩu. 2.1.1. Xuất khẩu. Xuất khẩu hàng hóa là việc bán hàng sản xuất, gia công trong nước hoặc hàng hóa nhập khẩu để tái xuất khẩu cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua hợp đồng ngoại thương đó kớ kết với các doanh nghiệp kinh doanh trong nước với các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ của các quốc gia khác. Quá trình xuất khẩu hàng hoá được bắt đầu từ khi tổ chức các nguồn hàng và kết thúc bằng việc bán hàng hóa ra nước ngoài và thu tiền từ nguồn hàng đó. Xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng, dịch vô ra nước ngoài trên cơ sở hợp đồng đã ký kết,thanh toán bằng ngoại tệ. Xuất khẩu được xem là một trong nghiệp vụ kinh tế quan trọng trong quan hệ kinh tế đối ngoại, là một yếu tố kích thích sự tăng trưởng kinh tế. 2.1.2. Nhập khẩu. Nhập khẩu là việc trao đổi hàng hoá với nước ngoài nhằm phát triển sản xuất trong nước và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao cuả người dân. Nhập khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đõy chớnh là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy nhiên, theo cách thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của Qũy tiền tệ quốc tế, chỉ có việc mua các hàng hóa hữu hình mới được coi là nhập khẩu và đưa vào mục cán cân thương mại. Còn việc mua dịch vụ được tính vào mục cán cân phi thương mại. Đơn vị tính khi thống kê về nhập khẩu thường là đơn vị tiền tệ ( Dollar, triệu Dollar hay tỷ Dollar) và thường tính trong một khoảng thời gian nhất định. Đôi khi, nếu chỉ xét tới một mặt hàng cụ thể, đơn vị tính có thể là đơn vị số lượng hoặc trọng lượng (cái, tấn, v.v...) 2.2. Các hình thức xuất khẩu. 2.2.1. Xuất khẩu trực tiếp. Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu là hình thức là hình thức xuất khẩu do một doanh nghiệp trong nước trực tiếp xuất khẩu hàng hoá cho một doanh nghiệp nước ngoài thông qua các tổ chức của chính mình. 2.2.2. Xuất khẩu gián tiếp ( xuất khẩu ủy thác ). Xuất khẩu uỷ thác là hình thức xuất khẩu trong đó doanh nghiệp xuất khẩu đóng vai trò trung gian, đại diện cho nhà sản xuất, kí kết hợp đồng xuất khẩu và làm thủ tục xuất khẩu, sau đó doanh nghiệp được hưởng % theo lợi nhuận hoặc một số tiền nhất định, theo thương vụ hay theo kì hạn. Hình thức này có thể phát triển mạnh khi doanh nghiệp đại diện cho người sản xuất có uy tín và trình độ nghiệp vụ cao trên thị trường quốc tế. 2.2.3. Xuất khẩu gia công uỷ thác. Xuất khẩu gia công uỷ thác là một hình thức xuất khẩu trong đó đơn vị ngoại thương đứng ra nhập nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho các xí nghiệp gia công, sau đó thu hồi thành phẩm để bán cho bên nước ngoài, đơn vị được hưởng phí uỷ thác theo thoả thuận với các xí nghiệp uỷ thác. 2.2.4. Buôn bán đối lưu ( xuất khẩu hàng đổi hàng ). Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người mua đồng thời là người bán, lượng hàng trao đổi với nhau có giá trị tương đương, người ta còn gọi phương thức này là xuất khẩu liên kết hoặc phương thức hàng đổi hàng. Phương thức này thông thường được thực hiện nhiều ở các nước đang phát triển, các nước này hầu như là rất thiếu ngoại tệ cho nên thường dùng phương pháp hàng đổi hàng để cân đối nhu cầu trong nước. Phương thức này tránh được rủi ro do biến động tỷ giá hối đoái trên thị trường nhưng nhược điểm của phương thức này là thời gian trao đổi (thanh toán trên thị trường) lâu, do vậy không kịp tiến độ sản xuất mất cơ hội kinh doanh và phương thức này không linh hoạt (cứng nhắc). 2.2.5. Phương thức mua bán tại hội chợ triển lãm. Hội chợ là một thị trường hoạt động định kì, được tổ chức vào một thời gian và một địa điểm cố định trong một thời hạn nhất định, tại đó người bán đem trưng bày hàng hoá của mình và tiếp xúc với người mua để kí hợp đồng mua bán. Triển lãm là viẹc trưng bày giới thiệu những thành tựu của một nền kinh tế hoặc một ngành kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật: ví dụ hội chợ triển lãm hàng công nghiệp. Triển lãm liên quan chặt chẽ đến ngoại thương tại đó người ta trưng bày các loại hàng hoá nhằm mục đích quảng cáo để mở rộng khả năng tiêu thụ. Ngày nay ngoài các mục đích trên, hội chợ triển lãm còn trở thành nơi để giao dịch kí kết hợp đồng cụ thể. 2.2.6. Tạm nhập tái xuất. Tạm nhập tái xuất là loại xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng trước đây đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất. Hình thức này ngược chiều với sự vận động của hàng hoá là sự vận động của đồng tiền: nước tái xuất trả tiền nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu. 2.2.7. Chuyển khẩu. Hàng hoá đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu. Lợi thế của hình thức này là hàng hoá được miễn thuế xuất khẩu. 2.3. Các hình thức nhập khẩu. 2.3.1. Theo mức độ chuyên doanh. 2.3.2. Theo chủng loại hàng hóa kinh doanh. 2.3.3. Theo phương thức kinh doanh nhập khẩu. 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. 2.4.1. Nhân tố vĩ mô. Bao gồm các yếu tố thuộc về môi trường. a) Các chính sách và quy định của Nhà nước. Có thể núi cỏc chính sách và quy định của nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Thông qua việc đề ra các chính sách và quy định, Nhà nước thiết lập môi trường pháp lý nhằm điều chỉnh các hoạt động của các doanh nghiệp. Chúng ta có thể xem xét tác động của các chính sách đó dưới các khía cạnh sau : - Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là giá cả tại đó ngoại hối được mua và bán. Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực hiện chiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu. Một tỷ giá hối đoái chính thức (HĐCT) được điều chỉnh theo quá trình lạm phát có liên quan gọi là tỷ giá hối đoái thực tế (HĐTT). Nếu tỷ giá hối đoái chính thức là không đổi và tỷ giá hối đoái thực tế tăng lên thỡ, cỏc nhà xuất nhập khẩu các sản phẩm sơ chế, tùy theo mức giá cả quốc tế nằm ngoài tầm kiểm soát của họ sẽ bị thiệt. Nếu tình trạng ngược lại là tỉ giá HĐTT giảm so với tỷ giá HĐCT, khi đó sẽ có lợi hơn cho các nhà xuất nhập khẩu. - Thuế quan và quota : Khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước tại thị trường xuất khẩu cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuế xuất khẩu và quota. Thuế xuất khẩu có xu thế làm giảm xuất khẩu và do đó làm giảm nguồn thu ngoại tệ của đất nước. Còn quota là hình thức hạn chế về số lượng xuất khẩu có tác động một mặt làm giảm số đầu mối tham gia xuất khẩu trực tiếp, mặt khác tạo cơ hội thuận lợi cho những người xin được quota xuất khẩu. - Hệ thống pháp luật. Mỗi quốc gia đều có những bộ luật riêng chi phối đến hoạt động kinh tế của các chủ thể kinh tế. Riêng trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu thì phải chịu sự chi phối không chỉ luật pháp trong nước mà còn phải tuân theo luật pháp của nước bạn hàng và luật pháp quốc tế quy định về hoạt động xuất nhập khẩu. Dự cỏc quốc gia có theo hệ thống luật pháp nào đi chăng nữa nhưng tựu chung lại các yếu tố luật pháp ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu trờn cỏc mặt sau: . Quy định về bạn hàng được phép kinh doanh xuất nhập khẩu. . Quy định về giao dịch, hợp đồng, về bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ. . Quy định về giá cả, các loại thuế đánh vào hàng xuất nhập khẩu. . Quy định về vấn đề bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn chất lượng, bao bì, mã ký hiệu,... . Quy định về vấn đề tự do mậu dịch hay bảo hộ mậu dịch. b) Các yếu tố về khoa học công nghệ và môi trường sinh thái. Khoa học công nghệ phát triển, quy mô sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá được mở rộng do đó chi phí sản xuất thực tế được đánh giá dưới hình thức nguồn lực huy động sẽ giảm xuống khi quy mô sản xuất tăng. Nghĩa là giá cả hàng hoá sẽ rẻ hơn, chất lượng cao hơn nhằm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoỏ trờn thị trường. Đối với doanh nghiệp thương mại kinh doanh nhập khẩu nhờ việc sử dụng những thành tựu của khoa học có thể tìm hiểu và nắm bắt chính xác hơn các thông tin về thị trường, về bạn hàng, về đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, các doanh nghiệp có thể sử dụng chúng vào việc phân tích và dự đoán xu hướng biến động của thị trường và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. c) Yếu tố chính trị. Sự cấm vận kinh tế của một số nước lớn đối với các nước nhỏ, chiến tranh sắc tộc, nội chiến, sự bất ổn về hệ thống chính trị,... đều ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa các nước và ảnh hưởng đến các hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu. d) Yếu tố môi trường cạnh tranh. Cạnh tranh một mặt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp động lực vươn lên bằng cách đầu tư các phương tiện hiện đại, nâng cao hiệu quả để giảm chi phí và giá thành. Nhưng mặt khác nó dễ dàng đẩy lùi các doanh nghiệp không có khả năng phản ứng hoặc phản ứng rất chậm với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh như khách hàng, đối thủ cạnh tranh, bạn hàng... e) Yếu tố thuộc về đồng tiền thanh toán. Trong buôn bán quốc tế đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ đối với một trong hai bên tham gia (có khi là ngoại tệ đối với cả hai bờn). Chớnh vỡ đặc điểm này mà khi đồng tiền được sử dụng làm phương tiện thanh toán biến động thì lợi ích của một trong hai bên sẽ bị tổn hại. Do vậy, trong thanh toán quốc tế hai bên đều quy định thống nhất với nhau về loại đồng tiền thanh toán và thường là những ngoại tệ mạnh, ổn định như USD, Bảng Anh, Yên Nhật,... 2.4.2. Nhân tố vi mô. Nếu như các yếu tố thuộc về môi trường ảnh hưởng một cách gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp và nằm ngoài tầm kiểm soát thỡ cỏc yếu tố thuộc về doanh nghiệp lại ảnh hưởng một cách trực tiếp và trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Bao gồm: a) Ban lãnh đạo doanh nghiệp: Là bộ phần đầu não của doanh nghiệp, là nơi xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp, đề ra mục tiêu, đồng thời giám sát, đánh giá và điểu chỉnh quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Trình độ của Ban lãnh đạo ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. b) Cơ cấu tổ chức bộ máy: Hình thức tổ chức bộ máy ảnh hưởng đến quá trình truyền đạt và thu nhận thông tin từ Ban lãnh đaọ đến người có liên quan. Một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ loại trừ được những méo mó và nhiễu trong quá trình truyền tin. c) Các nguồn lực trong doanh nghiệp: - Con người: Đội ngũ cán bộ kinh doanh xét về mặt số lượng và chất lượng là nguồn lực quan trọng nhất, bởi hoạt động nhập khẩu chỉ có thể được tiến hành thông qua những cán bộ kinh doanh nhập khẩu cụ thể. - Vốn kinh doanh: Cho thấy quy mô hoạt động của doanh nghiệp, với vốn kinh doanh lớn doanh nghiệp có thể tiến hành kinh doanh đa dạng các mặt hàng. - Các nguồn lực khác: Hệ thống cơ sở vật chất được sử dụng vào việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh như: văn phòng, trang thiết bị văn phòng (máy tính, điện thoại, fax...). 3. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nghệ An. 3.1. Khái quát về công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nghệ An. 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nghệ An ( tên viết tắt là Unimex Nghệ A) được thành lập từ năm 1950, là tiền thân của Công ty phát triển hàng hoá xuất nhập khẩu trực thuộc Bộ Ngoại thương. Công ty hiện có địa chỉ tại: Số 15 -Quang Trung - TP Vinh - Tỉnh Nghệ An. Khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, với cơ chế mới nờn cỏc doanh nghiệp cần được tạo sự linh hoạt trong kinh doanh, từ lý do đó ngày 13/12/1992 theo Quyết định 1858 QĐ/UV của UBND tỉnh Nghệ An, Công ty Xuất nhập khẩu Nghệ An chính thức được thành lập. Ngày 01 tháng 3 năm 2005 Công ty Xuất nhập khẩu Nghệ An được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nghệ An theo quyết định số 5017/QĐ - UV của UBND tỉnh Nghệ An, với vốn điều lệ của Công ty là 5 tỷ đồng và 150 Cán bộ công nhân viên. Công ty kinh doanh các mặt hàng nông lâm, hải, sản và các đặc sản địa phương hiện có. Những mặt hàng xuất khẩu chính như: lạc, ớt quả khô, vừng...Mặt khác Công ty nhập các loại tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng như: xe máy, tủ lạnh, điều hoà, ụ tụ...Ngoài ra, Công ty cũn cú dịch vụ xuất nhập khẩu, vận tải hàng hoá, kinh doanh lương thực, kinh doanh vật liệu xây dựng và trang trí nội thất, xăm lốp ô tô. Công ty thực sự xuất khẩu những sản phẩm thuộc thế mạnh của tỉnh và nhập khẩu những hàng hoá mà điều kiện chưa cho phép sản xuất tại chỗ. 3.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty. Chức năng cỏc phũng, ban trong công ty. HĐQT có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty phù hợp với pháp luật Việt nam và Nghị quyết của đại hội đồng cổ đông. HĐQT chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông và báo cáo với Đại hội đồng cổ đông về; Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh , kết quả năm tài chính, Nhiệm vụ và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm tới, phương án sản xuất kinh doanh, huy động vốn, tăng vốn điều lệ (nếu dưới 30%), phương thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu, phương án đầu tư liên doanh, dự kiến phân phối lợi nhuận, chia lại cổ phần, xây dựng quy chế tuyển dụng, hợp đồng lao động, phương án tiền lương, tiền thưởng…cho cổ đông trong Công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, giám sát hoạt động Giám đốc điều hành, Phó giám đốc , Kế toán trưởng, quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy, quy chế quản lý, quỹ lương … a) Giám đốc kiểm Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng đầu Công ty trực tiếp chỉ đạo bộ máy quản lý, có quyền ra quyết định trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, có quyền uỷ quyền, uỷ nhiệm. b) Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc điều hành, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tương ứng với các phần hành công việc được Giám đốc uỷ quyền. Giám đốc có thể uỷ quyền có thời hạn theo từng mảng công việc hoặc uỷ quyền từng công việc cụ thể. Phó giám đốc được uỷ quyền chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về những phần hành được uỷ quyền . c) Phòng Tổ chức hành chính tổng hợp: Chịu trách nhiệm trươớc Ban Giám đốc Công ty về việc công tác tổ chức bộ máy cán bộ, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, điều chuyển lao động. Xây dựng kế hoạch đào tạo, tuyển dụng,
Tài liệu liên quan