Trong những năm đổi mới, đất nước ta ngày càng phát triển và chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt trong các hoạt động kinh tế, thương mại. Từ một nước bị đô hộ bị xâm lang bởi bao kẻ thù, Việt Nam đã từng bước đi lên, đúng dậy sau bao khó khăn và trở ngại. “Phi thương bất phú” câu nói đầy kinh nghiệm và rất thực tế, Việt Nam đang chuyển mình bằng chính con đường đó. Các hoạt động kinh tế tuy còn non trẻ thiếu kinh nghiêm nhưng đầy nhiệt huyết, đầy sự sáng tạo, đầy những đam mê và cả một chút “liều” trong đó. Tham gia tích cực vào các hoạt động đó là các doanh nghiệp, các công ty, các nhà đầu tư, và rất nhiều các thành phần khác nữa.
Ngành kinh tế được coi là mũi nhọn của Việt Nam đó chính là du lịch, một ngành công nghiệp không khói đem lại cho nền kinh tế nước nhà một nguồn thu đáng kể. Theo số liệu mới, . điều đó chứng tỏ ràng du lịch không chỉ đem lại cho chúng ta những lợi ích về kinh tế mà còn đem lại cho chúng ta những lợi ích về văn hoá và chính trị.
60 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động marketing của Công ty Inserimex, thực trạng và một số kiến giải pháp hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm đổi mới, đất nước ta ngày càng phát triển và chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt trong các hoạt động kinh tế, thương mại. Từ một nước bị đô hộ bị xâm lang bởi bao kẻ thù, Việt Nam đã từng bước đi lên, đúng dậy sau bao khó khăn và trở ngại. “Phi thương bất phú” câu nói đầy kinh nghiệm và rất thực tế, Việt Nam đang chuyển mình bằng chính con đường đó. Các hoạt động kinh tế tuy còn non trẻ thiếu kinh nghiêm nhưng đầy nhiệt huyết, đầy sự sáng tạo, đầy những đam mê và cả một chút “liều” trong đó. Tham gia tích cực vào các hoạt động đó là các doanh nghiệp, các công ty, các nhà đầu tư, và rất nhiều các thành phần khác nữa.
Ngành kinh tế được coi là mũi nhọn của Việt Nam đó chính là du lịch, một ngành công nghiệp không khói đem lại cho nền kinh tế nước nhà một nguồn thu đáng kể. Theo số liệu mới, …. điều đó chứng tỏ ràng du lịch không chỉ đem lại cho chúng ta những lợi ích về kinh tế mà còn đem lại cho chúng ta những lợi ích về văn hoá và chính trị.
Du lịch được coi là một ngành kinh tế tổng hợp, trong ®ã dÞch vô lµ chñ yÕu. V× thÕ cã thÓ nãi du lÞch lµ ngµnh dÞch vô. §Æc ®iÓm cña dÞch vô lµ s¶n phÈm kh«ng thÓ lu kho, giai ®o¹n s¶n xuÊt x¶y ra ®ång thêi víi giai ®o¹n tiªu thô, qu¸ tr×nh cung cÊp dÞch vô ®ßi hái sù tiÕp xóc trùc tiÕp gi÷a ngêi mua vµ ngêi b¸n. §èi víi hµng ho¸, ngêi tiªu dïng cã thÓ ®¸nh gi¸ chÊt lîng th«ng qua c¸c th«ng sè kü thuËt, kÓ c¶ viÖc dïng thö tríc khi quyÕt ®Þnh mua hµn. Cßn ®èi víi dÞch vụ, ngêi tiªu dïng kh«ng cã phÐp thö, chØ cã thÓ ®¸nh gi¸ chÊt lîng sau khi sö dông. Kh¸ch hµng trong lÜnh vùc du lÞch - kh¸ch s¹n lµ nh÷ng ®èi tîng rÊt kh¸c nhau vÒ: giíi tÝnh, løa tuæi, d©n téc, t«n gi¸o, v¨n ho¸, nghÒ nghiÖp, thµnh phÇn... Do ®ã rÊt khã cã thÓ ®¸p øng vµ lµm tho¶ m·n cho tõng ®èi tîng mét c¸ch hoµn h¶o.
Hoạt động Marketing luôn được coi trọng trong bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường. Bên cạnh đó, du lịch Việt Nam cũng đang rất phát triển, ngày càng có rất nhiều doanh nghiệp tham gia và thị trường du lịch. Chính vì thế mà hoạt động mar càng trở nên cần thiết, đóng vai trò quan trọng và quyết định đến thành công của doanh nghiệp.
Một trong những công ty lữ hành hoạt động khá hiệu quả là công ty INSERIMEX, tuy là một công ty nhà nước hoạt động trên nhiều lĩnh vục khác nhau, nhưng những gì INSERIMEX đóng góp cho lữ hành Việt Nam là rất đáng kể. Chính vì vậy, em quyết định chọn đề tài “Hoạt động MARKETING của công ty INSERIMEX, thực trạng và một số kiến giải pháp hoàn thiện”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
Đề tài này nhằm tổng hợp các số liệu và đưa ra các giải pháp Marketing để phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty INSERIMEX . Trên cơ sỏ mong muốn giúp cho doanh nghiệp kinh doanh ngày một phát triển hơn. Và về phần em, đề tà sẽ giúp em nâng cao được vón hiểu biết thực tế.
3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Công ty du lịch INSERIMEX, vì đây là công ty mà em đã trực tiếp được tiếp xúc và làm việc trong quá trình thực tập tại công ty.
Và trong đề tại chỉ đề cập đến vấn đề hoạt động Marketing lữ hành của công ty.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khi nghiên cứu đề tài này em sử dụng các phương pháp:
Phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Các phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệ: so sánh, tổng hợp, thu thập và phân tích các dữ liệu.
5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Đề tài gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH LỮ HÀNH
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY INSERIMEX
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY INSERIMEX
Đề tài này được viết dựa trên quá trình làm việc thực tế tại INSERIMEX và những kiến thức em đã được học trong suốt thời gian học tại trường, cùng với sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình tận tụy của các thầy cô giáo trong khoa Du lịch & Khách sạn, đặc biệt là thầy hướng dẫn Ths. Hoàng Thị Lam Hương.. Bên cạnh đó là sự giúp đỡ của quý công ty INSERIMEX. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô và công ty INSERIMEX đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH.
KHÁI QUÁT VỀ MARKETING VÀ MARKETING TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH
Tìm hiểu về Marketing và Marketing trong kinh doanh lữ hành
Khái niệm Marketing
Việc áp dụng khoa học nghiên cứu Marketing của các cở sở thương mại đã gia tăng liên tục trong vòng 50 qua kể từ khi các nhà quản lý đã phải trả một giá quá đắt trong kinh doanh do sự mù tịt về thị trường. Việc áp dụng khoa học nghiên cứu Marketing hiện nay đã được mở rộng đến các tổ chức chính trị,phi thương mại. Nhà quản lý hiện đại phải biết phương pháp của nó (nghiên cứu Marketing) cũng như làm thế nào để sử dụng nó một cách có hiệu quả.
Thoạt đầu, marketing xuất hiện như là những hành vi rời rạc gắn với những tình huống trao đổi nhất định. Như vậy, có thể nói rằng marketing xuất hiện gắn liền với trao đổi hàng hoá. Nhưng điều đó không có nghĩa là marketing xuất hiện đồng thời với trao đổi mà thực ra các hành vi marketing chỉ xuất hiện khi trao đổi ở trong một trạng thái hay tình huống nhất định: hoặc là người bán phải tẩm mọi cách cố gắng bán được hàng, hoặc khi người mua tìm mọi cách để mua được hàng. Có nghĩa là tình huống trao đổi làm xuất hiện marketing khi người ta phải cạnh tranh để bán hoặc để mua. Như vậy, nguyên nhân sâu xa làm xuất hiện marketing là cạnh tranh.
Đây là một cách hiểu khá đơn giản về Marketing, vì ở đây người ta coi hoạt động Marketing chỉ đơn thuần là hoạt động nhằm mục đích bán được hàng hoá trong trao đổi. Thực ra, đây chính là nguồn gốc sâu xa của Marketing hiện đại. Ngay từ khi xuất hiện trao đổi người mua và người bán đã cố gắng bằng mọi khả năng để mong bán được sản phẩm của mình và mua được những gì mình thích. Đối với người bán, mục tiêu thu lời đã thúc đẩy họ, phải làm sao bán được nhiều hàng hoá với giá cao. Còn đối với người mua, họ mong muốn tìm được những loại hàng hoá thỏa mãn tốt nhát nhu cầu của mình với mức giá chấp nhận được. Trong kinh doanh lữ hành, chúng ta chỉ thấy rõ những hoạt động Marketing của người tổ chức và bán tour du lịch: họ phải nghiên cứu thị trường khách du lịch, đưa ra những chương trình du lịch thật hấp dẫn và đáp ứng các nhu cầu của từng đối tượng khách. Và rồi họ còn phải đưa ra các chiến lược nhằm thu hút được khách du lịch tìm đến với sản phẩm của mình. Cuối cùng là việc tổ chức chương trình du lịch, đây cũng là khâu quan trọng và cần sự đóng góp của hoạt động Marketing. Nhưng không chỉ có người bán mới cần làm Marketing, trong lữ hành ngơừi khách du lịch họ cũng cần là Marketing để có được những chương trình du lịch phù hợp với mình. Thông qua các phương tiện thông tin, khách du lịch đưa ra các mong muốn sỏ thích và khả năng chi trả của bản thân và đưa lên mạng, và đó sẽ trở thành nguồn dữ liệu cho các nhà cung cấp tổ chức tour chào bán san phẩm của minh đên đúng khách hàng nhất.
Trong thực tiễn, hành vi marketing xuất hiện rõ nét từ khi nền đại công nghiệp cơ khí phát triển đã thúc đẩy tăng nhanh sức sản xuất và làm cho cung hàng hoá có chiều hướng vượt cầu. Khi đó buộc các nhà kinh doanh phải tìm những giải pháp tốt hơn để tiêu thụ hàng hoá. Bằng chứng là từ rất xa xưa , trước thế kỉ xx, các thương gia người Anh , Trung Quốc.. đã biết thực nghiệm nhiều phương châm phản ánh hành vi marketing trong trao đổi hàng hoá như: "hãy làm vui lòng khách hàng" " không để khách hàng phải thắc mắc khi mua hàng" " khách hàng có toàn quyền lựa chọn khi mua hàng"; " khách hàng mua phải hàng kém phẩm chất thì đổi cho họ hàng tốt" … nhờ những phương châm trên nên tốc độ tiêu thụ hàng hoá được gia tăng , nhưng sự bế tắc trong tiêu thụ hàng hoá vẫn dần dần xuất hiện. Kết hợp với phương châm trên, các thương gia đã tiến tới thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt hơn nhằm làm cho khách hàng ham mua hơn như: bán hàng có quà tặng , có giải thưởng , mua nhiều hoặc mua thường xuyên được giảm giá … Quá trình tìm kiếm các giải pháp tốt hơn để thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá làm cho các hoạt động marketing ngày càng phát triển và là cơ sở để hình thành một khoa học hoàn chỉnh về marketing.
Trên thế giới, việc vận dụng marketing lúc đầu diễn ra phổ biến ở các công ty sản xuất hàng tiêu dùng đóng gói, các công ty sản xuất các thiết bị công nghiệp. Tiếp theo marketing được ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất các vật liệu như: thép, hoá chất, giấy, và những thập kỉ vừa qua, marketing được đánh giá cao bởi các ngành kinh doanh dịch vụ tiêu dùng , hàng không và ngân hàng. Các nhóm hành nghề tự do bao gồm: các nhà luật sư, kiểm toán, bác sĩ và các kiến trúc sư là những người quan tâm đến marketing muộn màng nhất, ngày nay, marketing được áp dụng cả trong kinh doanh quốc tế và lĩnh vực phi thương mại. và không thể không nhắc đến hoạt động marketing trong du lịch một ngành công nghiệp mũi nhọn của rất nhiều các quốc gia hiện nay.
Cho đến nay nhiều người vẫn lầm tưởng marketing với việc chào hàng (tiếp thị) , bán hàng và các hoạt động kích thích tiêu thụ. Vì vậy, họ quan niệm marketing chẳng qua là hệ thống các biện pháp mà người bán hàng sử dụng nhằm bán được hàng và thu được tiền về.
Thực ra tiêu thụ chỉ là một trong những khâu của hoạt động marketing của doanh nghiệp, mà hơn thế nữa đó lại không phải là khâu quan trọng nhất. Một hàng hoá kém thích hợp với đòi hỏi của người tiêu dùng, chất lượng thấp, kiểu dáng kém hấp dẫn, giá cả đắt… thì dù cho người ta có tốn bao nhiêu công sức và tiền của để thuyết phục khách hàng thì việc mua chúng vẫn rất cần hạn chế . Ngược lại, nếu như nhà kinh doanh tìm hiểu kỹ lưỡng nhu cầu của khách hàng, tạo ra những mặt hàng phù hợp với họ, quy định một mức giá thích hợp, có một phương thức phân phối hấp dẫn và kích thích tiêu thụ có hiệu quả thì chắc chắn việc bán những hàng hoá đó sẽ trở nên dễ dàng hơn. Cách làm như vậy thể hiện sự thực hành quan điểm marketing hiện đại. Người ta định nghĩa marketing hiện đại như sau:
Marketing là quá trình xúc tiến với thị trường nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của con người. hoặc marketing là một hoạt động của con người (bao gồm cả tổ chức) nhằm thoả mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi.
Thông thường, người ta cho rằng marketing là công việc của người bán, nhưng hiểu một cách đầy đủ thì cả người mua cũng phải làm marketing. trên thị trường bên nào tích cực hơn trong việc tìm kiếm cách trao đổi với bên kia, thì bên đó thuộc về phía làm marketing.
Khái niệm marketing trên đây được xây dựng trên cơ sở hàng loạt khái niệm cơ bản khác. Vậy qua khỏi niệm trên về marketing, chúng ta đó thấy được rằng, hoạt động marketing không đơn thuần chỉ là hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, mà đó là toàn bộ các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá thị trường để đáp ứng những nhu cầu, mong muốn của con người. Ngoài ra còn có rất nhiều các khái niệm về marketing, nhưng chúng ta hãy tìm hiểu hai khái niệm cơ bản về Marketing trong kinh doanh lữ hành . Dưới đây ta sẽ nghiên cứu các khái niệm đó.
Marketing trong kinh doanh lữ hành
Trong lĩnh vực du lịch, định nghĩa Marketing dựa trên cơ sở sáu nguyên tắc cơ bản:
Thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của khách hàng
Bản chất liên tục của Marketing : Marketing là một hoạt động quản lý liên tục chứ không chỉ đưa ra các ý tưởng các quyết định la xong.
Sự tiếp nối trong Marketing : Marketing tốt là tiến trình gồm nhiều bước tiếp nối nhau.
Nghiên cứu Marketing đóng vai trò then chốt: nghiên cứu để nắm bắt được nhu cầu và mong muốn của khách là đảm bảo Marketing có hiệu quả.
Sự phụ thuộc lẫn nhau và các công ty lữ hành và khách sạn.
Một cố gắng sâu rộng và của nhiều bộ phận trong công ty : Marketing không phải công việc của một bộ phận trong công ty mà là sự hợp tác, làm việc giữa các bộ phận trong toàn công ty.
Marketing lữ hành còn có những đặc điểm riêng khác và cụ thể trong việc kinh doanh lữ hành và du lịch.
Thời gian tiếp cận với các dịch vụ ngắn hơn.
Hấp dẫn mua của khách du lịch dựa trên tình cảm và sự tin tưởng.
Hình tượng và tầm cỡ của công ty lữ hành.
Đa dạng và nhiều loại kênh phân phối hơn.
Sự phụ thuộc nhiều vào các tổ chức bổ trợ.
Việc sao chép các dịch vụ dễ dàng hơn.
Nên chú ý vào việc khuyến mại ngoài thời kỳ cao điểm.
Môi trường Marketing
Để hiểu được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới hoạt động marketing, ta cần biết hệ thống hoạt động Marketing tồn tại như thế nào trong các doanh nghiệp.
Trung tâm là khách hàng mục tiêu. Khách hàng là đối tượng mà mọi nỗ lực Marketing cần phải hướng vào để thoả mãn nhu cầu của họ. Những nỗ lực Marketing đó suy cho cùng phải được thể hiện qua 4 yếu tố Marketing-mix là: sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến hỗn hợp. Các biến số Marketing-mix là sản phẩm tất yếu của hệ thống thu thập thông tin marketing, lập kế hoạch Marketing, tổ chức thực hiện Marketing và kiểm tra Marketing. Các quá trình này cũng gắn bó chặt chẽ với nhau, thông tin Marketing cần thiết cho việc lập kế hoạch marketing, kế hoạch Marketing muốn biến thành hiện thực phải thông qua khâu tổ chức thực hiện và để việc ăn khớp với kế hoạch hoặc phải điều chỉnh kế hoạch trong những tình huống nhất định cần phải thông qua kiểm tra marketing. Toàn bộ các hệ thống trên đặt dưới sự tác động của môi trường Marketing.
Vậy môi trường Marketing là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu:
Môi trường Marketing là tổng hợp tất cả các yếu tố, những lực lượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động hoặc các quyết định của bộ phận Marketing trong doanh nghiệp, đến khả năng thiết lập hoặc duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng.
Những thay đổi của môi trường Marketing ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ tới các doanh nghiệp, bao gồm cả ảnh hưởng tốt và xấu tới kinh doanh. Môi trường không chỉ có những thay đổi, những diễn biến từ từ và dễ dàng phát hiện và dự báo mà nó còn luôn tiềm ẩn những biến động khôn lường; thậm chí những cú sốc.
Như vậy, môi trường Marketing tạo ra cả những cơ hội thuận lợi và cả những sức ép, sự đe doạ cho tất cả các nhà kinh doanh. Điều căn bản là họ phải sử dụng các công cụ nghiên cứu marketing, các hệ thống Marketing ra sao để theo dõi, nắm bắt và xử lý nhạy bén các quyết định Marketing nhằm thích ứng với những thay đổi từ phía môi trường.
Môi trường Marketing là tập hợp của môi trường Marketing vi mô và môi trường Marketing vĩ mô. Môi trường Marketing vi mô bao gồm các yếu tố liên quan chặt chẽ đến doanh nghiệp và nó ảnh hưởng đến khả năng của doanh nghiệp khi phục vụ khách hàng. Đó là các nhân tố nội tại của công ty, các kênh marketing, thị trường khách hàng, người cạnh tranh, người cung cấp, các tổ chức trung gian v.v... Trong một chừng mực nhất định, doanh nghiệp có thể tác động để cải thiện môi trường Marketing vi mô.
Môi trường Marketing vĩ mô bao gồm các yếu tố, các lực lượng mang tính chất xã hội rộng lớn, chúng có tác động ảnh hưởng tới toàn bộ môi trường Marketing vi mô và tới các quyết định Marketing của doanh nghiệp. Môi trường Marketing vĩ mô tập hợp tất cả các yếu tố mà từng doanh nghiệp không thể kiểm soát và thay đổi được. Đó là những yếu tố thuộc về nhân khẩu học, kinh tế, tự nhiên, kỹ thuật - công nghệ, chính trị - pháp luật, đạo đức và văn hoá, v.v...
Môi trường Marketing được chia làm hai phần cơ bản: đó là môi trường vi mô và môi trường vĩ mô.
Để hoạt động Marketing thành công, bộ phận Marketing của doanh nghiệp phải phối hợp hoạt động với các bộ phận khác của doanh nghiệp và cân nhắc sự ảnh hưởng của những người cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, các trung gian Marketing và khách hàng. Tất cả các lực lượng đó tạo thành môi trường Marketing vi mô theo sơ đồ 1.1:
Sơ đồ 1.1. Các yếu tố thuộc môi trường Marketing vi mô
Những người cung ứng
Các trung gian marketing
Khách hàng
Doanh nghiệp
Đối thủ cạnh tranh
Công chúng trực tiếp
a, Các yếu tố và lực lượng bên trong doanh nghiệp lữ hành
Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống Marketing là sáng tạo ra các sản phẩm du lịch và dịch vụ để cung cấp cho thị trường mục tiêu. Tuy nhiên, công việc đó có thành công hay không lại chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố và lực lượng. Trước hết, các quyết định Marketing phải tuân thủ nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu cụ thể, các chính sách và định hướng phát triển do ban lãnh đạo công ty vạch ra, hay các nhà điều hành và tổ chức tour đề ra. Do đó, ban lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn tới hoạt động và các quyết định của bộ phận marketing. Bên cạnh đó, bộ phận Marketing phải làm việc đồng bộ, chặt chẽ với các bộ phận chức năng khác trong công ty như: tài chính - kế toán, vật tư - sản xuất, kế hoạch, nghiên cứu và phát triển, bộ phận thiết kế, bộ phận nhân lực. Mỗi bộ phận có những mục tiêu hoạt động cụ thể, nếu mục tiêu của bộ phận Marketing không được sự đồng tình của các bộ phận khác thì nó không thể thành công.
b) Những người cung ứng
Những người cung ứng là các doanh nghiệp và các cá nhân đảm bảo cung ứng các yếu tố cần thiết cho công ty và các đối thủ cạnh tranh để có thể sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ nhất định.
Bất kỳ một sự biến đổi nào từ phía người cung ứng, sớm hay muộn, trực tiếp hay gián tiếp cũng sẽ gây ra ảnh hưởng tới hoạt động Marketing của công ty. Nhà quản lý phải luôn luôn có đầy đủ các thông tin chính xác về tình trạng số lượng, chất lượng, giá cả,... hiện tại và tương lai của các yếu tố nguồn lực cho sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Thậm chí họ còn phải quan tâm tới thái độ của các nhà cung cấp đối với doanh nghiệp mình và các đối thủ cạnh tranh. Nguồn lực khan hiếm, giá cả tăng có thể làm xấu đi cơ hội thị trường cho việc kinh doanh những hàng hoá và dịch vụ nhất định, tồi tệ hơn có thể buộc doanh nghiệp phải ngừng hoạt động.
c) Các trung gian Marketing
Đó là các tổ chức dịch vụ, các doanh nghiệp khác và các cá nhân giúp cho công ty tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của mình tới người mua cuối cùng.
Những người trung gian và các hãng phân phối chuyên nghiệp đóng vai trò rất quan trọng giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng hoặc là thực hiện công việc bán hàng cho họ. Đó là những đại lý bán buôn, bán lẻ, đại lý phân phối độc quyền, các công ty kho vận v.v...
Lựa chọn và làm việc với người trung gian và các hãng phân phối là những công việc hoàn toàn không đơn giản. Nếu nền kinh tế càng phát triển, trình độ chuyên môn hoá càng cao thì họ không còn chỉ là các cửa hàng nhỏ lẻ, các quầy bán hàng đơn giản, độc lập. Xu thế đã và đang hình thành các siêu thị, các tập đoàn phân phối hàng hoá rất mạnh về tiềm lực và tiến hành nhiều loại hoạt động đồng thời như vận chuyển, bảo quản làm tăng giá trị phân phối hàng hoá dịch vụ một cách nhanh chóng an toàn, tiết kiệm... qua đó tác động đến uy tín, khả năng tiêu thụ sản phẩm của nhà sản xuất.
Các hãng dịch vụ Marketing như công ty tư vấn, tổ chức nghiên cứu marketing, các công ty quảng cáo, đài phát thanh, vô tuyến, báo, tạp chí... giúp cho công ty tập trung và khuyếch trương sản phẩm của mình đúng đối tượng, đúng thị trường, đúng thời gian. Lựa chọn và quyết định sẽ cộng tác với hãng cụ thể nào mua dịch vụ của họ là điều mà doanh nghiệp phải cân nhắc hết sức cẩn thận; nó liên quan đến các tiêu thức như chất lượng dịch vụ, tính sáng tạo và chi phí.
Các tổ chức tài chính tín dụng trung gian như ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty kiểm toán thực hiện các chức năng giao dịch tài chính hỗ trợ tài chính hay đảm bảo giúp cho doanh nghiệp đề phòng các rủi ro trong quá trình kinh doanh của mình. Những thay đổi diễn ra ở các tổ chức này đều có thể ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
d) Khách du lịch
Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Bởi vì khách hàng tạo nên thị trường, quy mô khách hàng tạo nên quy mô thị trường, Khách hàng sẽ bao hàm nhu cầu. Bản thân nhu cầu lại không giống nhau giữa các nhóm khách hàng và thường xuyên biến đổi. Nhu cầu và sự biến đổi nhu cầu lại chịu chi phối của nhiều yếu tố, đến lược mình nhu cầu và sự biến đổi của nó lại ảnh hưởng đến toàn bộ các quyết định Marketing của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp phải thường x