Từ những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 đến nay, vấn đề hội nhập đã trở thành một xu thế phát triển tất yếu của quan hệ kinh tế hiện đại với sự tham gia của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Tuy nhiên, xuất phát từ nền kinh tế phát triển ở trình độ thấp và đang trong qúa trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, Việt Nam đã gặp phải không ít những vấn đề khó khăn, thách thức.
101 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Việt Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở đầu
Từ những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 đến nay, vấn đề hội nhập đã trở thành một xu thế phát triển tất yếu của quan hệ kinh tế hiện đại với sự tham gia của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Tuy nhiên, xuất phát từ nền kinh tế phát triển ở trình độ thấp và đang trong qúa trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, Việt Nam đã gặp phải không ít những vấn đề khó khăn, thách thức.
Một trong những biện pháp để cải thiện những khó khăn này là chúng ta phải không ngừng phát triển Thương Mại Quốc tế đặc biệt là trong lĩnh vực nhập khẩu. Nhập khẩu sẽ giúp cho một quốc gia tận dụng được khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện đại của các nước có nền công nghiệp phát triển và khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh của nước mình, đồng thời nhập khẩu cho phép bổ sung những sản phẩm mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chúng không hiệu quả.
Việt Nam là một nước đang phát triển ở trình độ thấp do đó nền thương mại nước ta hiện nay, về cơ bản là nền thương mại nhỏ và tương ứng với nó là hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ở trình độ thấp, hơn nữa Đảng và Nhà nước đã đặt ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại. Vậy trước hết chúng ta phải phát triển các ngành công nghiệp nhẹ mà đặc điểm của ngành công nghiệp này là cần nhiều các phụ liệu trong đó có hoá chất. Trong khi đó ngành công nghiệp này ở nước ta hầu như chưa phát triển.Vì vậy để đáp ứng nhu cầu này không còn cách nào khác là chúng ta phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Nhận thức được cơ hội quan trọng này, ngày15 tháng7 năm 2002 Công ty TNHH Thương Mại & Sản Xuất Việt Trung được thành lâp. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là mua bán, xuất nhập khẩu hoá chất, đại lý mua bán ký gửi hàng hoá. Trong gần hai năm hoạt động, Công ty TNHH Thương Mại & Sản Xuất Việt Trung đã đạt được những thành quả nhất định, khẳng định được vị trí của mình trong lĩnh vực hoá chất. Nhưng đứng trước thực tế hiện nay. Trên thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh, cả trong nước và quốc tế. Hơn nữa cộng với sự thiếu kinh nghiệm do mới thành lập và hạn chế về vốn kinh doanh. Để đứng vững trên thị trường đòi hỏi hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty phải không ngừng được đổi mới và hoàn thiện hơn nữa.
Từ những vấn đề nêu trên cộng với sự tìm tòi thực tiễn kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại & Sản Xuất Việt Trung và những kiến thức Thương Mại Quốc tế mà em được học, với sự hướng dẫn của cô giáo Thạc sỹ Nguyễn Thị Liên Hương và sự giúp đỡ của ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong công ty, em chọn đề tài: “Hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Thương Mại & Sản Xuất Việt Trung, thực trạng và giải pháp”. Mục đích của đề tài là nhằm tìm ra những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động nhập khẩu của công ty, từ đó đề ra những giải pháp nhằm phát huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm trong công ty.
Bố cục của chuyên đề được trình bày như sau:
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung được chia thành 3 chương.
Chương I: Lý luận chung về hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Thương Mại & Sản Xuất Việt Trung.
Chương III: Những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Thương Mại & Sản Xuất Việt Trung.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Thạc sỹ Nguyễn Thị Liên Hương và ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên Công ty TNHH Thương Mại & SX Việt Trung đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Chương I
Lý luận chung về hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp
I. Khái quát chung về thương mại quốc tế.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Thương Mại Quốc tế.
1.1 Khái niêm Thương mại quốc tế.
Thương mại quốc tế là qúa trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các nước thông qua buôn bán nhằm mục đích kinh tế tối đa. Trao đổi là một hình thức của các mối quan hệ xã hội, phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất kinh doanh hàng hoá riêng biệt của các quốc gia. Thương mại quốc tế có thể coi là một ngành, một lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước.
1.2. Nguồn gốc của Thương Mại Quốc tế.
Thương Mại Quốc tế là sự trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các nước thông qua mua bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của từng quốc gia.
Thương Mại Quốc tế được hình thành do:
Sự phân công lao động: Có thể nói nhu cầu trao đổi xuất hiện từ thời cổ đại nhưng chỉ từ khi ra đời nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa mới dẫn đến sự phá vỡ tính chất khép kín của từng đơn vị kinh tế trong từng quốc gia và của từng nước. Tiền đề xuất hiện sự trao đổi là phân công lao động xã hội. Với tiến bộ khoa học kỹ thuật, phạm vi chuyên môn hoá ngày càng tăng, số sản phẩm và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của con người ngày một dồi dào sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng.
Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa các nước “Những nước có điều kiện tài nguyên thiên nhiên khác nhau thì sản xuất ra các loại sản phẩm khác nhau”.
Do sự chênh lệch về chi phí cơ hội của hàng hoá giữa các nước. Do đó quyết định đến sự khác biệt về chi phí tương đối để làm ra các mặt hàng.
Do sự khác biệt về tính phong phú, giá cả tương đối và quyền sở hữu các yếu tố sản xuất, việc đó dẫn đến sự khác biệt về giá cả tương đối của hàng hoá sau đó sẽ được chuyển thành sự khác biệt về giá cả tuyệt đối của hàng hoá. Sự khác biệt về giá cả tuyệt đối của hàng hoá giữa hai nước đây chính là nguyên nhân trực tiếp cho ra đời Thương Mại Quốc tế.
Do sự khác biệt về sở thích và mức cầu. Điều đó được thể hiện rất rõ bằng những sản phẩm cụ thể ở Việt Nam mặc dù có những sản phẩm trong nước có thể được đánh giá là tốt bằng hoặc thậm trí là tốt hơn hàng ngoại nhưng nhiều người vẫn chuộng hàng ngoại, vì vậy để thoả mãn nhu cầu này người ta sẽ phải tham gia vào Thương Mại Quốc tế.
Các lý thuyết thương mại quốc tế.
Từ nguồn gốc của Thương Mại Quốc tế chúng ta thấy Thương Mại Quốc tế được ra đời từ rất sớm và đã có những đột phá vĩ đại. Điều đó đã được các nhà kinh tế thể hiện bằng các học thuyết của mình. Sau đây là một số các học thuyết điển hình cho sự phát triển đó.
Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
Theo ông, khi một nước có hiệu quả lớn hơn (hay có lợi thế tuyệt đối) so với một nước khác trong việc sản xuất một loại hàng hoá nhưng lại kém hiệu quả hơn (hay có bất lợi thế tuyết đối) so với nước kia trong việc sản xuất một loại hàng hoá khác thì khi đó cả hai nước đều có thể được lợi bằng cách mỗi nước sẽ chuyên môn hoá vào việc sản xuất loại hàng hoá mà nó có lợi thế tuyệt đối sau đó trao đổi với nước kia để có được hàng hoá mà nó có bất lợi thế tuyệt đối. Qua đó nguồn lực của cả hai nước sẽ được sử dụng có hiệu quả hơn, sản lượng hàng hoá của cả hai nước sẽ tăng và mỗi quốc gia có thể tiêu dùng ở mức cao hơn.
Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối có thể giúp giải thích cho một phần nhỏ của Thương Mại Quốc tế. Tuy nhiên, lý thuyết này không thể giải thích được trường hợp tại sao Thương Mại Quốc tế vẫn có thể diễn ra khi một quốc gia có lợi thế tuyệt đối về tất cả các mặt hàng. Để khắc phục nhược điểm này của lý thuyết lợi thế tuyệt đối chúng ta cùng đến với lý thuyết lợi thế tương đối của David Ricardo.
Lý thuyết lợi thế tương đối của David Ricardo.
Theo Ricardo, nếu mỗi nước chuyên môn hoá sản xuất các sản phẩm mà nước đó có lợi thế tương đối (có hiệu quả sản xuất so sánh cao nhất) thì thương mại sẽ có lợi cho cả hai bên. Nói một cách khác một quốc gia sẽ sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng mà quốc gia đó có thể sản xuất với hiệu quả cao hơn một cách tương đối hay giá cả thấp hơn một cách tương đôí so với quốc gia kia.
Tóm lại: hai lý thuyết trên là hai lý thuyết thuộc trường phái cổ điển về thương mại quốc tế, chúng nhấn mạnh yếu tố cung, coi quá trình sản xuất trong nước là yếu tố quyết định hoạt động Thương mại quốc tế. Trong lý thuyết này, giá cả của từng mặt hàng không được biểu hiện bằng tiền, mà được tính bằng số lượng hàng hoá khác và thương mại giữa các nước được thực hiện theo phương thức hàng đổi hàng. Hạn chế cơ bản nhất của lý thuyết cổ điển về Thương mại quốc tế là ở chỗ nó được xây dựng trên cơ sở học thuyết về giá trị lao động, theo đó lao động là yếu tố sản xuất duy nhất và đồng nhất trong tất cả các ngành sản xuất.
Lý thuyết Heckscher - Olin (H-O)
Lý thuyết H-O được xây dựng trên hai khái niệm cơ bản là hàm lượng (hay mức độ sử dụng) của các yếu tố và mức độ dồi dào của các yếu tố.
Một mặt hàng được coi là sử dụng nhiều một cách tương đối về lao động nếu tỷ lệ về lượng lao động và các yếu tố khác (vốn, đất đai, công nghệ) sử dụng để sản xuất một đơn vị mặt hàng đó lớn hơn tỷ lệ tương ứng các yếu tố đó để sản xuất ra các mặt hàng khác. Tương tự, nếu tỷ lệ giữa vốn và các yếu tố khác là lớn thì mặt hàng được coi là có hàm lượng vốn cao hơn.
Một quốc gia được coi là dồi dào tương đối về lao động (hay về vốn) nếu tỷ giữa lao động (hay về vốn) và các yếu tố sản xuất khác của quốc gia đó lớn hơn tỷ lệ tương ứng của quốc gia khác.
Về bản chất, học thuyết H-O căn cứ vào sự khác biệt về tính phong phú và giá cả tương đối của các yếu tố sản xuất, là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về giá cả tương đối của hàng hoá giữa các quốc gia trước khi có thương mại để giải thích về nguồn gốc của Thương mại quốc tế. Sự khác biệt về giá cả tương đối của các yếu tố sản xuất và giá cả tương đối của hàng hoá sau đó sẽ được chuyển thành sự khác biệt về giá cả tuyệt đối của hàng hoá giữa hai nước là nguyên nhân trực tiếp của Thuơng mại quốc tế.
Học thuyết H-O được coi là học thuyết đại diện cho các học thuyết thuộc trường phái tân cổ điển, học thuyết H-O là học thuyết kế thừa và phát triển của các lý thuyết cổ điển.
Tiếp theo các lý thuyết cổ điển và tân cổ điển là các lý thuyết mới về Thương mại quốc tế như: lý thuyết về khoảng cách công nghệ, lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm, lý thuyết thương mại nội bộ ngành....
Tóm lại: trên đây là một số lý thuyết cơ bản để cho thấy sự ra đời và phát triển của Thương mại quốc tế.
1.3. Thương mại quốc tế ở Việt Nam.
Trước hết chúng ta hãy cùng xem xét xu hướng phát triển của Thương mại quốc tế hiện nay:
Những năm gần đây, tốc độ phát triển của kim ngạch xuất nhập khẩu toàn thế giới tăng nhanh. Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thế giới giai đoạn phồn thịnh những năm 1926-1929 bình quân đạt 65,9 tỷ USD/ năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thế giới năm 1930-1933 bình quân giảm xuống còn 47,4 tỷ USD/năm, 1962 đạt 141,4 tỷ USD, năm 1980 là 2843,2 tỷ USD tăng gần 20 lần so năm 1960. Năm 2000, tốc độ tăng trưởng Thương mại quốc tế đạt 10%, cao hơn 2 lần so với mức 4,3% năm 1999 và 2,5 lần so với mức 3,8 % năm 1998.
Với Việt Nam thì sao chúng ta hãy cùng phân tích.
Đối với nước ta hiện nay, chúng ta đang có những nhân tố tiềm năng là: tài nguyên thiên nhiên và lao động. Còn những nhân tố thiếu hụt là vốn, kỹ thuật, thị trường và khả năng quản lý.
Từ thực tiễn này mới đây nhất ngày 27/11/2001. Bộ chính trị ban hành nghị quyết số 07-NQ/TW về hội nhập quốc tế, Nghị quyết này đã kế thừa, cụ thể hoá và triển khai các đường lối của Đảng đề ra từ trước tới nay'1' Nghị quyết của Đại hội VI, VII, VIII, IX của Đảng.
, đồng thời đáp ứng kịp thời những đòi hỏi khách quan của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, "là định hướng cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta trong thời kỳ mới"'2' Chương trình hoạt động của chính phủ thực hiện nghị quyết 07-NQ/TW
.
Sau gần hai mươi năm tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định:
Việt Nam ra khỏi tình trạng bị bao vây cấm vận, cô lập tạo dựng được môi trường quốc tế, khu vực thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nâng cao vị thế của nước ta trên chính trường và thương trường thế giới. Cho đến nay Việt Nam đã ký 86 hiệp định thương mại song phương, 46 hiệp định khuyến kích và bảo hộ đầu tư và 40 hiệp định chống đánh thuế hai lần với các nước và vùng lãnh thổ, có quan hệ thương mại với trên 160 nước và nền kinh tế: thiết lập quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế: là thành viên của ASEAN, ASEM, APEC và hiện tham gia đàm phán để gia nhập WTO vào năm 2005.
Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu ngân sách
Về kim ngạch xuất nhập khẩu.
Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 1990-2003
Đơn vị: triệu USD
Năm
Kim ngạch xuất khẩu
Kim ngạch nhập khẩu
1990
2404
2752,4
1991
2087,1
2338,1
1992
2580,7
2540,7
1993
2986
3924
1994
4054,3
5825,8
1995
5448,9
8155,4
1996
7255,7
11143,4
1997
9185
11592,3
1998
9361
11495
1999
11523
11636
2000
14748
15640
2001
15100
16000
2002
16706
19733
2003
19800
24900
(Nguồn: tổng cục thống kê)
Qua bảng trên cho ta thấy thương mại quốc tế diễn ra ở Việt Nam qua các năm có xu hướng tăng lên, để thấy rõ hơn chúng ta cùng phân tích: năm 1990 kim ngạch xuất khẩu mới đạt 2404 triệu USD và nhập khẩu 2752,4 triệu USD thì năm 2001, kim ngạch xuất khẩu đạt 15100 triệu USD (nếu tính cả dịch vụ thì đạt 17600 triệu USD), tăng mỗi năm trung bình 20% có năm tăng 30% (gấp hơn 7 lần năm 1990). Năm 2003 xuất khẩu đạt 24900 triệu USD. Xuất khẩu bình quân đầu người đạt trên 200 USD, đây là mức xuất khẩu trung bình. Bên cạnh xuất khẩu hàng hoá, xuất khẩu dịch vụ và hợp tác lao động cùng đạt mức tăng trưởng liên tục. Xuất khẩu dịch vụ giai đoạn 2001-2003 đạt khoảng 8,15 triệu USD, tăng bình quân 9,65%/ năm. Từ năm 2001 đến nay có 127 nghìn người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tăng 27% so với thời kỳ 1996-2000. Số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đã tăng lên 16200 so với 495 doanh nghiệp năm 1991.
Thu hút được một nguồn lớn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Đến nay nước ta đã thu hút được trên 41,538 tỷ USD vốn đầu tư từ 64 quốc gia và vùng lãnh thổ với trên 4370 dự án....
2. Đặc điểm, vai trò của Thương mại quốc tế
2.1 đặc điểm của Thương mại quốc tế.
Buôn bán quốc tế có đặc điểm là tuyến dài, diện rộng, nhiều khâu và nhiều rủi ro. Quá trình lưu thông hàng hoá từ người xuất khẩu đến tay người nhập khẩu nước ngoài cần phải qua: vận tải đường dài, qua nhiều cửa ngõ, qua các công tác có liên quan tới ngân hàng, thương kiểm, hải quan, bảo hiểm....
Hoạt động Thương mại quốc tế diễn ra trên thị trường thế giới, có thể là thị trường toàn thế giới, thị trường toàn khu vực của nước xuất khẩu hay nước nhập khẩu.
Các bên tham gia Thương mại quốc tế là những người có quốc tịch ở những quốc gia khác nhau hoặc cũng có thể là người cùng quốc tịch nhưng một bên sẽ là đại diện cho một phía đối tác ở nước ngoài.
Những năm gần đây, thương mại quốc tế phát triển đa dạng về hình thức như: thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và thương mại các yếu tố sản xuất (vốn, sức lao động, khoa học, công nghệ). Sự phát triển của thương mại quốc tế với đặc điểm nổi bật là sự gia tăng thương mại phi hàng hoá nhanh hơn sự gia tăng thương mại hàng hoá.
Hàng hóa trao đổi trong Thương mại quốc tế là hàng hoá vật chất, hàng hoá dịch vụ....trao đổi quốc tế về hàng hoá vật chất gọi là thương mại hàng hoá quốc tế, ở phạm vi quốc gia gọi là ngoại thương hàng hoá vật chất.
ộ Hàng hoá vật chất là những hàng hoá tồn tại dưới dạng vật chất, định lượng được, dự trữ được trong trao đổi, người mua và người bán mua bán với nhau quyền sở hữu và sử dụng hàng hoá. Do sự cách biệt về địa lý, hàng hoá vật chất có sự di chuyển qua biên giới từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Cùng với các nghiệp vụ mua, bán hàng hoá có cả dịch vụ kèm theo như: Vận chuyển, bảo hành, bảo hiểm, thanh toán quốc tế.
ộ Trao đổi quốc tế về hàng hoá dịch vụ gọi là thương mại dịch vụ quốc tế, ở phạm vi một quốc gia gọi là dịch vụ thu ngoại tệ. Hàng hoá dịch vụ là những hàng hoá tồn tại dưới dạng phi vật chất, khó định lượng được, không dự trữ được. Quá trình cung cấp diễn ra đồng thời với quá trình tiêu thụ hàng hoá dịch vụ. Trong trao đổi người bán và người mua mua bán với nhau quyền sử dụng hàng hoá dịch vụ. Do có sự cách biệt về địa lý người cung cấp và người nhận dịch vụ, hàng hoá dịch vụ có thể di chuyển hoặc không di chuyển qua biên giới.
Luật áp dụng trong thương mại quốc tế là các tập quán quốc tế, các điều ước quốc tế, luật của nước nhập khẩu, nước xuất khẩu ...
Tiền tệ trong thương mại quốc tế thường không phải là tiền mặt mà tồn tại dưới hình thức là các phương tiện thanh toán như thư chuyển tiền, điện chuyển tiền, hối phiếu kỳ phiếu và séc ghi bằng ngoại tệ....và là ngoại tệ đối với ít nhất một bên.
Phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế: phương thức thanh toán là cách thức người bán thực hiện để thu tiền và người mua thực hiện để trả tiền.Trong thương mại quốc tế có rất nhiều phương thức thanh toán như: phương thức chuyển tiền, phương thức ghi sổ, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ...
Hàng hoá trong thương mại quốc tế là hàng hoá phải đạt tiêu chuẩn của quốc gia nước xuất khẩu, nước nhập khẩu và tiêu chuẩn quốc tế về hàng hoá đó.
Hàng hoá trong thương mại quốc tế có sự các biệt về điều kiện địa lý do đó để thực hiện hợp đồng cần phải vận chuyển qua nhiều phương tiện vận chuyển và qua nhiều quốc gia khác nhau, đồng nghĩa với nó là phải thực hiện thủ tục hải quan tại mỗi quốc gia mà nó đi qua.
2.2 Vai trò của Thương mại quốc tế.
2.2.1 Đối với doanh nghiệp.
Thương mại quốc tế là một bộ phận của nền kinh tế liên quan đến quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các nước với nhau, cho nên trước hết nó thực hiện mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Thông qua Thương mại quốc tế, các doanh nghiệp có thể phát triển hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô và đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh nhằm tạo cho doanh nghiệp đạt được sự tăng trưởng bền vững.
Thương mại quốc tế nâng cao vị thế của doanh nghiệp tạo thế và lực cho doanh nghiệp không những ở thị trường trong nước, mà cả thị trường quốc tế thông qua việc mua bán hàng hoá ở thị trường trong và ngoài nước, cũng như việc mở rộng các quan hệ bạn hàng. Ngoài ra Thương mại quốc tế có vai trò điều tiết, hướng xản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.2 Đối với nền kinh tế quốc dân.
Thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng đối với phát triển nền kinh tế của các nước thể hiện:
Thương mại quốc tế mở rộng khả năng sản xuất: do sự phân công lao động trên phạm vi quốc tế, do việc chuyên môn hoá nên các nước chỉ tập trung vào sản xuất các mặt hàng có lợi thế hơn so với nước khác, từ đó tận dụng được nguồn nội lực một cách tối đa. Do đó hiệu quả sản xuất được nâng cao.
Thương mại quốc tế mở rộng khả năng tiêu dùng, khi chưa có Thương mại quốc tế các nước chỉ tiêu dùng trong đường giới hạn khả năng sản xuất của mình. Khi có Thương mại quốc tế nhờ có nó làm cho công việc trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các nước giúp cho các nước có thể tiêu dùng bên ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất của mình.
Thương mại quốc tế là động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng: trong nền kinh tế hàng hoá, sản xuất muốn phát triển, sản phẩm phải được tiêu thụ.
Thương mại quốc tế tạo điều kiện dịch chuyển công nghệ mới, phương pháp tổ chức quản lý kinh doanh mới giữa các quốc gia... làm cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao.
Thương mại quốc tế khuyến kích và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư quốc tế. Vì cùng với luồng vốn nước ngoài vào thường kèm theo kỹ thuật công nghệ mới, các chuyên gia điều hành có kinh nghiệm tổ chức và quản lý.
Thương mại quốc tế là vũ khí chống độc quyền, bởi vì chúng đòi hỏi các nhà sản xuất trong nước tăng cường sức mạnh kinh tế để đối phó cạnh tranh với các nhà sản xuất nước ngoài.
Ngoài ra thương mại quốc tế cũng góp phần mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao vị thế và uy tín của quốc gia trên trường quốc tế.
II Hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp.
1 Sự cần thiết của hoạt động nhập khẩu.
1.1 Khái niệm về nhập khẩu.
Nói đến Thương mại quốc tế chúng ta không thể không nói đến nhập khẩu, n