Đề tài Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần In và Vật tư Hải Dương

Ngành in Việt Nam được khởi nguồn từ nghề thủ công rất thô sơ - nghề in khắc gỗ ra đời ở kinh thành Thăng Long thời Lý. Những ấn phẩm hồi đó chỉ là các sách kinh thuật lưu hành trong phạm vi chùa chiền. Đến ngày nay, ngành in đã ra đời và phát triển và trở thành một ngành quan trọng trong và không thể thiếu trong cuộc sống con người.

doc28 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1477 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần In và Vật tư Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Ngành in Việt Nam được khởi nguồn từ nghề thủ công rất thô sơ - nghề in khắc gỗ ra đời ở kinh thành Thăng Long thời Lý. Những ấn phẩm hồi đó chỉ là các sách kinh thuật lưu hành trong phạm vi chùa chiền. Đến ngày nay, ngành in đã ra đời và phát triển và trở thành một ngành quan trọng trong và không thể thiếu trong cuộc sống con người. Hòa chung với xu thế mở cửa, hội nhập của nền kinh tế thế giới trong thế kỉ XXI, các doanh nghiệp in Việt Nam đã không ngừng cố gắng và phát triển. Để đạt được vị trí như hiện nay Công ty cổ phần In và Vật tư Hải Dương đã cố gắng nâng cao trình độ quản lí, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, tạo một chỗ đứng vững chắc, từng bước chinh phục thị trường. Với những kiến thức đã được tiếp thu ở nhà trường cùng quá trình thực tập tại Công ty cổ phần In và Vật tư Hải Dương, em đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý trong doanh nghiệp. Dưới đây là bản báo cáo thực tập chuyên đề tổng hợp về Công ty cổ phần In và Vật tư Hải Dương. Em xin chân thành bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong khoa QTKD, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của cô giáo ThS. Nguyễn Thu Thủy cùng toàn thể các cô chú, anh chị tại quý công ty cổ phần In và Vật tư Hải Dương đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành báo cáo của mình. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì vậy, em kính mong nhận được ý kiến của cô giáo, của cán bộ Công ty để em có thêm kiến thức cho mình, phục vụ tốt cho quá trình công tác sau này. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần in và vật tư hải dương - Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ VẬT TƯ HẢI DƯƠNG - Tên giao dịch quốc tế : HAI DUONG MATERIAL AND PRINTING JOINT – STOCK COMPANY - Trụ sở chính : Số 104, Đường An Thái, phường Bình Hàn, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương - Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần - Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu: In sách, báo, biểu mẫu. Kinh doanh thiết bị vật tư ngành in. - Điện thoại : 03203.852490 - Fax : 03203.855508 1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần in và vật tư Hải Dương – tiền thân là Xí nghiệp in Hải Hưng được thành lập theo quyết định số: 85 QĐ/ UB ngày 02 tháng 02 năm 1993 của UBND tỉnh Hải Hưng. * Tổng số vốn kinh doanh là : 383.000.000 đồng Trong đó - Vốn cố định : 313.000.000 đồng - Vốn lưu động : 70.000.000 đồng * Phân theo nguồn vốn : - Vốn ngân sách Nhà nước cấp : 359.000.000 đồng - Vốn doanh nghiệp tự bổ sung : 24.000.000 đồng Tổ chức doanh nghiệp theo hình thức xí nghiệp quốc doanh, hạch toán độc lập. Với nhiệm vụ in sách báo, tạp chí, tài liệu tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của Tỉnh; ngoài ra xí nghiệp kinh doanh và hợp đồng in tài liệu, sách, văn hóa phẩm, tem, nhãn , biểu mẫu, bao bì… cho các Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh và ngoài tỉnh đặt hàng. Năm 1997, tỉnh Hải Hưng được tách thành 2 tỉnh Hải Dương và tỉnh Hưng Yên. Dưới sự chỉ đạo, quản lý của UBND tỉnh Hải Dương. Ngày 06/01/1997, UBND tỉnh Hải Dương ra quyết định số 02 QĐ/ UB đổi tên Xí nghiệp in Hải Hưng thành Xí nghiệp in Hải Dương. Được sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, cùng sự cố gắng phấn đấu của Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên nên xí nghiệp đã từng bước vượt qua khó khăn, đứng vững trong cơ chế thị trường. Để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ, xí nghiệp đã xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh, tận dụng năng lực sản xuất kinh doanh hiện có, luôn đổi mới trang thiết bị, nâng cao hiệu quả kinh tế, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và thực hiên đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Thực hiện chế độ phân phối theo lao động và công bằng xã hội, nâng cao đời sống cho cán bộ, công nhân viên trong toàn xí nghiệp. Tháng 10 năm 2005, Xí nghiệp in Hải Dương thực hiện cổ phần hóa theo Quyết định 4480/QĐ-UBND của tỉnh Hải Dương ngày 04/10/2005 với tên Công ty cổ phần In và Vật tư Hải Dương. Cơ cấu vốn điều lệ : Vốn điều lệ của công ty cổ phần : 2.898.000.000 đồng Số lượng cổ phần phát hành : 289.800 cổ phần Mệnh giá cổ phần : 10.000 đồng Cơ cấu cổ phần lần đầu: - Số cổ phần nhà nước nắm giữ : 0 - Số cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp: 196.700 cổ phần, trị giá 1.967.000.000 đồng, chiếm 68% vốn điều lệ. - Số cổ phần bán đấu giá công khai cho các nhà đầu tư (kể cả người lao động trong doanh nghiệp mua thêm): 93.100 cổ phần, trị giá 931.000.000 đồng, chiếm 32% vốn điều lệ. Kể từ khi được cổ phần hoá , toàn thể công ty đã nỗ lực phấn đấu sản xuất kinh doanh để hoàn thành những mục tiêu quan trọng đề ra, đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên, tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt. Công ty không chỉ giữ uy tín ,tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng mà còn có mối quan hệ mật thiết với các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức tín dụng: thuế, tài chính, ngân hàng... Sự nỗ lực không ngừng của công ty trong những năm gần đây đã giúp cho công ty tự khẳng định mình và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. 2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty hiện nay 2.1. Chức năng của công ty: Công ty cổ phần in và vật tư Hải Dương hoạt động với lĩnh vực kinh doanh: - In sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm, nhãn hàng công nghiệp - Mua bán thiết bị vật tư ngành in và văn phòng phẩm.: giấy, kẽm, mực..., 2.2. Nhiệm vụ hoạt động của công ty : Cùng với sự phát triển của ngành in, Công ty đã kịp thời đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Trong những năm gần đây Công ty là một đầu mối in sách giáo khoa cho Nhà Xuất bản giáo dục, đồng thời in báo, tạp chí, văn hoá phẩm cho các cơ quan trong và ngoài tỉnh và tem nhãn phục vụ cho ngành sản xuất dịch vụ, sản lượng in của công ty ngày càng tăng qua các năm. Công ty mở rộng các mối quan hệ với đối tác để có nhiều nguồn hàng đáp ứng được mục tiêu kinh doanh, trên cơ sở đó tạo điều kiện công việc cho cán bộ, công nhân viên, đảm bảo cho Công ty hoạt động liên tục; quan tâm, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên. CHƯƠNG II KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 1.Về sản phẩm của công ty Sản phẩm của Công ty được đánh giá dựa trên số trang in offset sản xuất trong năm. Các thành phẩm của Công ty chia ra thành sách giáo khoa và các tài liệu khác. Bảng 1 : Số lượng sản phẩm sản xuất của Công ty Đơn vị : Trang Chỉ tiêu Trang in offset Sách giáo khoa Tài liệu khác Năm 2006 1.161.360.000 615.520.000 545.520.000 Năm 2007 1.885.820.000 1.225.780.000 660.040.000 Năm 2008 1.898.780.000 1.367.120.000 531.660.000 Năm 2009 2.224.210.000 1.593.430.000 751.020.000 (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty) Theo như số liệu của bảng trên, số trang in offset của Công ty tăng qua các năm từ 2006 – 2009. Đặc biệt sản phẩm của Công ty tăng mạnh từ năm 2006 đến năm 2007, số lượng sách giáo khoa tăng gần gấp đôi. Đến năm 2008, số trang in tăng lên không đáng kể, số trang in sách giáo khoa tăng nhưng số trang in tài liệu khác lại giảm. Năm 2009, số trang in tăng 17% so với năm 2008. Số lượng sản phẩm Công ty được đặt hàng ngày càng tăng do uy tín, chất lượng mà Công ty đã tạo dựng trong những năm vừa qua. 2.Về khách hàng và thị trường của công ty Khách hàng lớn nhất của Công ty là Nhà xuất bản Giáo dục, in sách giáo khoa, sách tham khảo, sách bồi dưỡng với số lượng đặt hàng lớn. Các Công ty cổ phần sách giáo dục tại Hà Nội, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Hà Nội cũng là các khách hàng lớn của Công ty. Ngoài ra, Công ty in sách báo, tạp chí, tài liệu tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của Tỉnh…cho Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh, các sở ban ngành trong toàn tỉnh. Công ty còn hợp đồng in tài liệu, sách, văn hóa phẩm, tem, nhãn , biểu mẫu, bao bì… cho các Cơ quan, tổ chức, trường học, doanh nghiệp trong tỉnh và ngoài tỉnh đặt hàng. Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên thị trường có gặp khó khăn do phụ thuộc chủ yếu vào khối lượng hợp đồng ký kết được nên Công ty không có được thị trường ổn định dẫn đến không chủ động trong sản xuất kinh doanh. 3. Kết quả về doanh thu và lợi nhuận Trong thời gian hoạt động vừa qua, Công ty đã gặt hái được một số thành tựu đáng kể. Từ 3 tỷ đồng vốn điều lệ ban đầu cho đến nay số vốn hoạt động của Công ty đã không ngừng tăng lên, phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang rất hiệu quả. Bảng 2 : Một số chỉ tiêu về tình hình kinh tế, tài chính của Công ty Đơn vị: VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Tổng giá trị sản xuất 4.872.690.000 7.774.820.000 7.827.870.000 9.124.290.000 2 Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6.487.971.992 11.142.548.152 10.903.552.346 12.999.242.504 3 Lợi nhuận trước thuế 321.753.824 388.900.270 370.537.122 248.630.847 4 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 1104 1342 1113 783 (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty) - Tổng giá trị sản xuất năm 2007 tăng so với năm 2006 là 2.902.130.000 đồng, năm 2008 so với năm 2007 là 53.050.000 đồng. còn năm 2009 so với năm 2008 là 1.296.420.000 đồng. Tổng giá trị sản xuất tăng dần qua các năm, nhưng tăng mạnh nhất là từ năm 2007, tăng gần 60% so với 2006, chứng tỏ đơn đặt hàng của Công ty ngày càng gia tăng, uy tín của Công ty càng được khẳng định trên thị trường. - Tổng giá trị sản xuất qua các năm tăng nhanh dẫn đến doanh thu tăng. Năm 2007 tăng 71,7% so với năm 2006 Năm 2008 giảm 2,19% so với năm 2007 Năm 2009 tăng 19,2% so với năm 2008 - Tổng giá trị doanh thu bao gồm: + Doanh thu bán hàng + Doanh thu gia công sách giáo khoa Trong đó số lượng sách giáo khoa gia công tương đối nhiều mà giá trị nguyên vật liệu chính không được tính vào doanh thu của Công ty. Do vậy, số lượng sản phẩm lớn từ 1900 triệu trang đến 2350 triệu trang nhưng tổng doanh thu chỉ đạt từ 11 – 13 tỷ đồng/ năm. - Lợi nhuận trước thuế của công ty đạt bình quân 3,5%, Tuy nhiên từ năm 2008, Công ty chịu tác động to lớn của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, giá cả biến động, giá vật tư tăng nhanh, một số đơn hàng lớn có lãi suất thấp hoặc không có lãi. Đồng thời số sách giáo khoa in gia công chỉ đảm bảo trả lương công nhân và bù đắp một phần chi phí nên lợi nhuận giảm, dẫn đến lãi cơ bản trên cổ phiếu giảm theo. 4. Thu nhập của người lao động Công ty làm ăn có hiệu quả thì thu nhập của người lao động mới được ổn định và đảm bảo. Đời sống vật chất và tinh thần của người lao động mới được đáp ứng đầy đủ. Bảng 3: Thu nhập bình quân của người lao động năm 2006-2009 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số lao động Người 77 81 87 95 Thu nhập bình quân của người LĐ VNĐ 1.115.000 1.250.000 1.500.000 1.800.000 Qua bảng số liệu trên, nhìn chung mức lương bình quân của công nhân viên không ngừng được nâng cao trong những năm vừa qua, phù hợp với giá cả thị trường ngày càng tăng cao hiện nay. Với mức thu nhập này đảm bảo cho công nhân viên của Công ty có đời sống ổn định, tạo niềm tin và thúc đẩy sự nhiệt tình trong hoạt động sản xuất. Ngoài ra trong thu nhập của người lao động còn có các khoản trợ cấp, tiền thưởng theo % doanh số do công nhân viên có thể làm thêm ngoài giờ hành chính. Muốn phát triển sản xuất, lợi nhuận tăng, Công ty cần có các chế độ, chính sách nhằm kích thích cả về vật chất lãn tinh thần cho cán bộ công nhân viên. CHƯƠNG III MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 1. Các đặc điểm chủ yếu của công ty 1.1.Đặc điểm cơ cấu tổ chức của công ty 1.1.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý trong công ty Bộ máy quản lý của công ty được thực hiện theo mô hình kiểu trực tuyến- chức năng. Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý Công ty cổ phần In và Vật tư Hải Dương 1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận - Đại hội đồng cổ đông : Là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết. - Hội đồng quản trị : Là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra có nhiệm vụ đề ra chủ trương đường lối và quyết định chiến lược phát triển của công ty. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm tập thể trước Đại hội đồng cổ đông về mọi mặt hoạt động của Công ty. Xem xét , phê duyệt các Quy chế bao gồm: Quy chế bổ nhiệm có thời hạn, bổ nhiệm lại các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị theo điều lệ của Công ty. Phê duyệt kế hoạch tiền lương, định biên lao động hàng năm do Ban giám đốc xây dựng. Phê duyệt mô hình tổ chức của Công ty. Quyết định việc tiến hành nghiên cứu, triển khai thực hiện các Dự án phát triển Công ty. Xét duyệt kế hoạch xây dựng, mua sắm, trang bị tài sản cố định và các phương tiện làm việc hàng năm, hoặc các nhu cầu mua sắm bổ sung phát sinh trong năm nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh theo đề nghị của Giám đốc Công ty. Xét duyệt phương án thanh lý các tài sản cố định hư hỏng, mất mát hoặc không có nhu cầu sử dụng, nhưng chưa khấu hao hết theo đề nghị của Ban giám đốc Công ty. Đề nghị Tổng Công ty Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức danh trong Ban giám đốc và Kế toán trưởng Công ty và Trưởng các Phòng , Ban và người đại diện cho phần vốn góp của Công ty tại các tổ chức khác. Hội đồng quản trị công ty bao gồm 5 thành viên. - Ban kiểm soát : Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có trách nhiệm giám sát Hội đồng quản trị và Ban giám đốc trong việc quản lý, điều hành công ty.Thẩm định Báo cáo tài chính hàng năm của Công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan tới quản lý, điều hành hoạt động của Công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo điều lệ, quy định của Đại hội đồng cổ đông đề ra. Báo cáo trước Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu trữ chúng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, các báo cáo khác của Công ty; tính trung thực hợp pháp trong qủn lý điều hành, hoạt động kinh doanh của Công ty theo quy định hiện hành của Nhà nước. Có quyền kiến nghị biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của Công ty. Ban kiểm soát có 3 thành viên. - Ban giám đốc : Là người đại diện pháp luật của công ty, giúp Hội đồng quản trị điều hành công việc kinh doanh, quản lý cơ sở vật chất như nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị, vật tư, kho bãi, quản lý người lao động trong công ty, quan hệ với các cơ quan hữu quan, giải quyết các vướng mắc của khách hàng. - Các phòng ban chức năng: Được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh, tham mưu cho Hội đồng quản trị, Ban giám đốc điều hành công ty theo chức năng nhiệm vụ quy định tại Điều lệ của công ty. Hiện nay, công ty có 5 phòng ban và 3 phân xưởng bao gồm Phòng Tổ chức hành chính : Tham mưu cho Ban giám đốc về công tác tổ chức, đào tạo cán bộ, công tác lao động, tiền lương, công tác thi đua khen thưởng, kỉ luật và các hoạt động văn hóa xã hội. Thực hiện chế độ chính sách cho người lao động, tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân lực, nâng cao trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong công ty, có trách nhiệm thường trực tiếp khách, tiếp nhận các hồ sơ chuyển đi và chuyển đến của công ty, chuyển giao các văn bản, giấy tờ, công văn đến các phòng ban nghiệp vụ của công ty kịp thời và đầy đủ. Phòng kế hoạch vật tư : Có chức năng và nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trình Giám đốc duyệt. Xem xét các hợp đồng kinh tế và có kế hoạch mua sắm, cấp phát vật tư, nguyên vật liệu cho các phân xưởng sản xuất. Khi nhận được hợp đồng , mẫu của khách hàng, phòng kế hoạch tính toán và lập lệnh sản giao cho các phân xưởng thực hiện . Phòng kế toán tài vụ : Tham mưu cho Ban giám đốc những vấn đề trong lĩnh vực tài chính- kế toán. Có nhiệm vụ tổng hợp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác theo đúng nguyên tắc chuẩn mực. Thu thập phân loại, xử lý tổng hợp số liệu thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tổng hợp số liệu, lập hệ thống báo cáo tài chính và cung cấp các thông tin về tài chính với Ban giám đốc, kiểm tra giám sát việc thực hiện các chế độ, quy định của nhà nước về lĩnh vực kế toán và lĩnh vực tài chính trong Công ty. Phòng kĩ thuật : Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, có các phương án xử lý khi gặp sự cố đối với các sản phẩm nhằm đảm bảo uy tín. Trợ giúp kĩ thuật cho các phòng ban và phân xưởng sản xuất.Giám sát quy trình công nghệ, giám sát kỹ thuật các bán sản phẩm và tờ in. Đảm bảo cung cấp nguồn điện động lực, sửa chữa các thiết bị từ phơi bản đến sau in. Phòng cơ điện : Chịu trách nhiệm quản lý, bảo dưỡng máy móc thiết bị. Phân xưởng chế bản: Thực hiện khâu trước khi in, làm market, lên khuôn mẫu, in ra giấy can.phim, làm bản kẽm Phân xưởng máy : Thực hiện khâu in:lấy bản kẽm từ PX chế bản lên khuôn in ra sản phẩm Phân xưởng sách :Thực hiện khâu sau in, hoàn thiện sau in : lấy sp đã in ở px máy sau đo gấp , bắt đóng vào bìa , cắt tạo ra thành phẩm. 1.2. Quy trình sản xuất Ngành in là một ngành đặc thù, muốn hoàn thành sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau, do đó chất lượng sản phẩm cũng như tiến độ sản xuất không chỉ phụ thuộc vào các giai đoạn sản xuất mà còn phụ thuộc vào kỹ thuật công nghệ. Sơ đồ 2 : Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty Phòng kế hoạch Nhận hợp đồng, mẫu của khách hàng, lập lệnh và sản giao cho các phân xưởng. Phân xưởng chế bản Làm market, lên khuôn mẫu, in ra giấy can phim, làm bản kẽm. Phân xưởng máy Lấy bản kẽm lên khuôn in ra sản phẩm. Phân xưởng sách Lấy sản phẩm ở phân xưởng máy, sau đó gấp, bắt đóng vào bìa, cắt tạo ra thành phẩm. Quy trình sản xuất sản phẩm bắt đầu từ khâu đầu vào do phòng Kế hoạch vật tư nhận hợp đồng và lập kế hoạch sản xuất in, Cung ứng vật tư cho sản xuất.Tiếp đến là khâu trước in,do phân xưởng chế bản chịu trách nhiệm. Khâu tiếp đến là khâu in do phân xưởng máy chia công việc cho các bộ phận tạo ra sản phẩm. Cuối cùng là khâu sau in, phân xưởng sách đóng xén, gấp, cắt để tạo ra thành phẩm cuối cùng. Công ty kiểm tra số lượng và chất lượng thành phẩm rồi giao cho khách hàng. Công ty sử dụng các dây chuyền, máy móc thiết bị hiện đại, nên quá trình sản xuất mang tính chuyên môn hóa cao, yêu cầu đội ngũ lao động phải có trình độ chuyên môn và năng lực để vận hành máy móc đảm bảo chất lượng sản phẩm, hạn chế sản phẩm hỏng trong sản xuất. 1.3. Đặc điểm đội ngũ lao động Nhân tố con người là yếu tố quyết định trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đản bảo hiệu quả công việc và chất lượng sản phẩm, Công ty căn cứ vào mức độ phức tạp của công việc để phân công cho phù hợp với trình độ tay nghề của người lao động. Bảng 4: Số lượng và cơ cấu lao động của công ty năm 2006-2009 (Đơn vị: Người) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng số lao động 77 91 96 102 Giới tính Nam 26 32 35 38 Nữ 51 59 61 64 Lao động Trực tiếp 67 78 82 86 Gián tiếp 10 13 14 16 Trình độ Đại học 7 9 9 10 Cao đẳng 9 9 10 10 Trung cấp 3 4 4 5 Công nhân Bậc 1 5 5 5 5 Bậc 2 9 9 10 10 Bậc 3 9 12 12 12 Bậc 4 12 15 17 19 Bậc 5 15 19 20 21 Bậc 6 6 7 7 8 Bậc 7 2 2 2 2 Qua bảng số liệu lao động từ năm 2006 – 2009, nhận thấy số lượng lao động tăng lên qua các năm thể hiện quy mô của Công ty ngày càng phát triển. Số lượng lao động gián tiếp tăng ít, số lượng lao động trực tiếp tăng đáng kể do Công ty mở rộng sản xuất, yêu cầu cần có nhiều công nhân có trình độ tay nghề cao. Tỷ lệ nhân viên nam luôn ít hơn nhân viên nữ do lĩnh vực kinh doanh của Công ty phù hợp với nữ giới hơn. Toàn bộ số công nhân đều có kỹ thuật lành nghề và có kĩ thuật trong lĩnh vực ngành in. Trình độ công nhân viên tương đối đồng đều qua các năm. Ngoài ra có nhiều cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp về ngành in, kinh tế, tài chính, kế toán, thống kê… trực tiếp điều hành, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh bằng các kĩ thuật tiên tiến và ứng dụng tin học hiện đại. Hàng
Tài liệu liên quan