Kể từ Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nền kinh tế nước ta đang dần chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN. Cũng từ đó hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không còn nằm trong khuôn khổ của những kế hoạch cứng nhắc mà chịu tác động chi phối bởi các quy luật kinh tế thị trường . Trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế đó , không ít các doanh nghiệp tỏ ra lúng túng , làm ăn thua lỗ, thậm chí đi tới phá sản, nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp sau những bỡ ngỡ ban đầu đã thích ứng được với cơ chế mới, kinh doanh năng động và ngày càng phát triển lớn mạnh lên.
35 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại Công ty TNHH Việt Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Lời mở đầu
Chương 1 : Giới thiệu khái quát chung về Công ty TNHH Việt Hà
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp
1.2.1 Các lĩnh vực kinh doanh
1.2.2. Các loại hàng hoá chủ yếu của Công ty
Công nghệ sản xuất một số hàng hoá chủ yếu
Giới thiệu quy trình sản xuất bộ nguồn thuỷ lực
Các bước công nghệ sản xuất sản xuất bộ nguồn thuỷ lực
Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Công ty
Hình thức tổ chức của Công ty
Kết cấu sản xuất của Công ty
Mô hình tổ chức cư cấu bộ máy Công ty
Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận
Chương 2 : Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Việt Hà trong những năm qua
Những kết quả chủ yếu
Thị trường
Đối thủ cạnh tranh của Công ty
Những nhân tố ảnh hương đến kết quả sản xuất, kinh doanh
Vốn
Lao động
Quỹ thời gian lao động
Tiền lương
Phân tích tình hình quản lý vật tư, thiết bị, tài sản cố định
Tình hình quản lý hàng hoá, vật tư
Trang thiết bị về tài sản cố định
Chi phí giá thành
Chính sách sản phẩm của Công ty
Chính sách giá của Công ty
Mạng lưới tiêu thụ của Công ty
Phân tích tình hình tài chính của Công ty
Bản cân đối kế toán của doanh nghiệp
Tình hình tài chính của Công ty
Kế hoạch thể hiện mục tiêu, biện pháp thực hiện trong tương lai
Đánh giá hoạt động của Công ty
Chương 3 : Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh
Phương pháp phát triển của Công ty
Những giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh
Đào tạo con người và nâng cao trình độ chuyên môn
Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường và xác định thị trường mục tiêu
Đối thủ cạnh tranh của Công ty
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Lời nói đầu
Kể từ Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nền kinh tế nước ta đang dần chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN. Cũng từ đó hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không còn nằm trong khuôn khổ của những kế hoạch cứng nhắc mà chịu tác động chi phối bởi các quy luật kinh tế thị trường . Trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế đó , không ít các doanh nghiệp tỏ ra lúng túng , làm ăn thua lỗ, thậm chí đi tới phá sản, nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp sau những bỡ ngỡ ban đầu đã thích ứng được với cơ chế mới, kinh doanh năng động và ngày càng phát triển lớn mạnh lên.
Thật vậy Công ty TNHH Việt Hà cũng chỉ là một trong những Công ty đã có tiếng trên thị trường . Công ty TNHH là một doanh nghiệp tư nhân được thành lập năm 1995 theo luật khuyến khích đầu tư của Chính Phủ. Với chức năng kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng, cho đến nay Công ty đã trải qua 7 năm thành lập. Công ty đã đạt được mức độ tăng trưởng bình quân là 100%-110%. Tuy tuổi đời còn trẻ nhưng đã tạo được uy tín trên thị trường trong nước và ngoài nước.
Qua thời gian ngắn thực tập, tìm hiểu về Công ty, về mô hình tổ chức quản lý và hướng đầu tư kinh doanh của Công ty, em đã rút được rất nhiều điều bổ ích và ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Qua đay em xin được chọn đề tài nghiên cứu là “ Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại Công ty TNHH Việt Hà ” . Đề tài này là khái quát toàn bộ hoạt động sản xuất của Công ty, nội dung gồm 3 chương :
Chương 1 : Giới thiệu khái quát chung về Công ty .
Chương 2 : Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Việt Hà trong những năm qua.
Chương 3 : Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Chương 1:
Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Việt Hà
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
Tên, địa chỉ doanh nghiệp:
Tên Công ty : Công ty TNHH Việt Hà.
Tên tiếng Anh : Viet Ha Co., Ltd.
Địa chỉ :
Trụ sở chính : 108 F3 Thái Hà - Đống Đa – Hà Nội.
Chi nhánh : 18A Ngô Văn Năm – Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh.
Người đại diện : Nguyễn Đình Hòa – Giám Đốc.
Vốn pháp định : 900.000.000VNĐ.
Ngân hàng giao dịch: Viet Combank, ACB Bank.
Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình phát triển:
- Thành lập tháng 6 năm 1995, tiền thân là một cơ sở sản xuất kinh doanh với chức năng kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu thiết bị công nghiệp sản xuất cơ khí, vật liệu xây dựng.
- Năm 1995 khi Công ty thành lập nhân sự trong Công ty là 5 người, kinh doanh hai mặt hàng chính với tổng doanh thu năm đạt 1.100.000.000đ
- Năm 1997 Công ty đã có sự tăng trưởng bước ngoặt khi liên tiếp đưa 2 ngành nghề kinh doanh mới vào hoạt động. Với số nhân sự là 7 người doanh thu đạt 2.200.000.000đ
- Năm 1998 Công ty tiếp tục đầu tư trên thị trường mới và đưa thêm 2 danh mục hàng vào kinh doanh và đạt được kết quả tốt.
- Ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường và sự đầu tư của Công ty. Công ty đã thu được những thành quả tương đối tốt với doanh thu năm 2001 bằng 115%, năm 2000 với đội ngũ nhân viên 16 người, trong đó hầu hết là kỹ sư, cử nhân thực hiện việc kinh doanh sản xuất 8 danh mục mặt hàng khác nhau. Đồng thời để tận dụng yêu cầu đòi hỏi của thị trường, Công ty đã đầu tư thành lập xưởng sản xuất cơ khí và bảo dưỡng cho khách hàng đến nay đã đi vào hoạt động tốt.
Qui mô hiện tại của doanh nghiệp:
- Tổng số nhân sự trong Công ty là 16 người. Chia làm các bộ phận sau:
Giám Đốc
Bộ phận quản lý: 3 người Phó Giám Đốc
Trợ lý Giám Đốc
Bộ phận kinh doanh : 5 người
Bộ phận xuất nhập khẩu : 2 người
Bộ phận kế toán tài vụ : 2 người
Bộ phận service cho khách : 1 người
Bộ phận lái xe : 1 người
Bộ phận kho + xưởng : 2 người
- Ngành nghề kinh doanh:
Kinh doanh 8 mặt hàng chủ chốt phục vụ trong tất cả các ngành công nghiệp trong nước, các Công ty Liên doanh, các Nhà máy, Xí nghiệp: Cụ thể là:
1/ Động cơ liền hộp giảm tốc
2/ Chi tiết, hệ thống thủy lực
3/ Chi tiết, hệ thống khí nén
4/ Thiết bị làm sạch công nghiệp
5/ Xe nâng người làm việc trên cao
6/ Hệ thống cầu trục
7/ Sản xuất các chi tiết cơ khí
8/ Dịch vụ tư vấn thiết kế chuyên ngành
- Tạo được ưu thế và uy tín mạnh mẽ trên thị trường trong và ngoài nước
- Tài sản của Công ty hiện nay gồm khoảng 300m2 mặt bằng xưởng sản xuất, 100m2 mặt bằng văn phòng làm việc với Vốn TSCĐ: 483.618.045 đồng
Vốn TSLĐ: 14.280.125 đồng
Hàng tồn kho + các khoản khác: 2.500.259.646 đồng
Tổng tài sản Công ty là: 3.087.578.563 đồng
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp:
1.2.1. Các lĩnh vực kinh doanh;
Công ty đang thực hiện chức năng chủ yếu của mình là kinh doanh xuất nhập khẩu, sản xuất các thiết bị công nghiệp như:
- Thực hiện các thường vụ mua, bán các thiết bị máy móc công nghiệp, vật tư phụ tùng ở dạng chi tiết và sản phẩm hoàn chỉnh, Công ty mua các vật tư này từ các nhà sản xuất hoặc cung cấp nước ngoài và bán thẳng cho các đơn vị khách hàng có nhu cầu sử dụng.
- Chuyển giao công nghệ, chế tạo lắp đặt và thử nghiệm các hệ thống thiết bị hoàn chỉnh mang tính đồng bộ về công nghệ có trình độ chuyên môn hóa cao. Bộ phận này thường tham gia các dự án mang tính hệ thống và được sự ủng hộ và trợ giúp của các nhà kỹ thuật trong và ngoài nước.
- Cung cấp các dịch vụ bảo dưỡng, bảo trì sửa chữa thay thế một số thiết bị chuyên dụng trong các nhà máy, xí nghiệp.
Phạm vi kinh doanh của Công ty bao phủ hầu hết các ngành công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, khai thác chế biến và phát triển cơ sở hạ tầng với các nhóm ngành chủ yếu như:
- Cơ khí chế tạo, gia công chi tiết cơ khí, các sản phẩm chế tạo từ cơ khí.
1.2.2. Các loại hàng hóa chủ yếu của Công ty:
Các sản phẩm mang tính truyền thống của Công ty bao gồm:
- Động cơ liền hộp giảm tốc
- Các loại pa năng cần trục
- Các phần tử và hệ thống truyền động thủy lực
- Các phần tử và hệ thống truyền động khí nén
- Các thiết bị làm sạch công nghiệp: máy quét sân, máy hút bụi
- Các thiết bị nâng hạ làm việc ở trên cao
- Tư vấn thiết kế và lựa chọn thiết bị - đào tạo hướng dẫn sử dụng
1.3. Công nghệ sản xuất một số hàng hóa chủ yếu:
1.3.1. Giới thiệu qui trình sản xuất bộ nguồn thủy lực:
1.3.2. Các bước công nghệ sản xuất bộ nguồn thủy lực:
- Chế tạo thùng dầu: Thùng dầu là một chi tiết chính của bộ nguồn thủy lực được tạo nên từ thép tôn, có độ dày từ 3mm á 10mm (tùy theo dung tích của thùng dầu). Nhờ quá trình gia công trên các máy cắt, hàn, uốn, gấp, mài v.v...
Thông thường thùng dầu có kết cấu hình học là một hình lập phương trên vỏ thùng có khoan các lỗ để bắt các chi tiết trên đó như: Động cơ điện, bơm thủy lực, van, thước đo dầu v.v...
- Chi tiết thủy lực: Chi tiết hệ thủy lực như các loại bơm, van, đồng hồ đo phản áp v.v... là các chi tiết yêu cầu độ chính xác chế tạo rất cao. Chúng là một phần không thể thiếu được để tạo ra một bộ nguồn thủy lực, cho đến nay nước ta vẫn chưa có công nghiệp chế tạo được các loại chi tiết này. Hầu hết các chi tiết này được nhập từ các nhà sản xuất chuyên môn ở nước ngoài sử dụng thành phẩm chi tiết
- Động cơ điện: Là chi tiết cung cấp năng lượng cho bộ nguồn từ điện năng thành cơ năng để truyền tải bơm thủy lực cung cấp dòng dầu cho toàn bộ mạch thủy lực
Động cơ điện có thể nhập khẩu hoặc mua trong nước tùy theo yêu cầu và khả năng tài chính của khách hàng
- Đường ống dẫn dầu, cút nối, đầu nối:
Là các chi tiết trung gian kết nối các chi tiết trên lại với nhau tạo thành một mạch thủy lực thông suốt từ đầu vào đến đầu ra và tới cơ cấu chấp hành
Loại chi tiết này là loại chi tiết đòi hỏi vật liệu chế tạo chịu được áp lực và công nghệ chế tạo chính xác công nghệ cao. Hầu hết các loại chi tiết này đều được nhập khẩu vào khai thác nguồn đã qua sử dụng rồi nhưng chất lượng còn tốt
- Bộ nguồn: Là sản phẩm hoàn chỉnh cung cấp dòng dầu thủy lực đến xi lanh hoặc động cơ thủy lực trên bộ nguồn có các loại van có thể điều chỉnh các chức năng của nó cấu chấp hành tùy thuộc theo yêu cầu
Bộ nguồn tạo nên bởi sự kết nối tất cả các chi tiết trên sơ đồ trên và theo một trình tự nhất định
1.4. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Công ty:
- Các Doanh nghiệp đều có nhiều chức năng quản lý như chức năng quản lý sản xuất, chức năng quản lý nhân sự, chức năng quản lý marketing và chức năng quản lý tài chính. Quản lý sản xuất là một trong những chức năng quan trọng của Doanh nghiệp
- Quản lý sản xuất là quản lý quá trình biến các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, đất đai, lao động vốn v.v... thành hàng hóa và dịch vụ mong muốn
Trên cơ sở đó Công ty đã lập kế hoạch quản lý thị trường với các nội dung sau:
- Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp
Công ty đã xác định rõ thị trường mục tiêu là sản xuất và kinh doanh các thiết bị công nghiệp trong hiện tại và tương lai, các mặt hàng sản xuất và kinh doanh nêu trong các mục trên là những mặt hàng đảm bảo về chất lượng và chất lượng thẩm mỹ bên ngành có thể cạnh tranh tốt với các nhà cung cấp cùng loại đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu trong nước và thu được lòng tin của các tầng lớp người tiêu dùng
- Dự báo thị trường:
Công ty đã có kế hoạch dự báo thị trường phát triển hàng năm, vài năm thông qua các kênh thông tin đại chúng, thông tin ngành, thông tin thông qua các vụ Viện và nhu cầu của các nhà sản xuất, do vậy Công ty đã có một cái nhìn tổng quan tương đối chính xác về thị trường sản phẩm nâng cao hiệu quả sản xuất và đầu tư
- Thiết kế sản phẩm qua qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm. Công tác này được Công ty đặc biệt quan tâm bởi nó đem lại hiệu quả công việc và nâng cao tỷ lệ lợi nhuận trên sản phẩm. Phần việc này được thành lập bởi các kỹ sư có chuyên môn thực hiện
- Lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch tác nghiệp
Công ty đã xây dựng được kế hoạch sản xuất hàng năm, tiến hành phân chia nhiệm vụ cho các quý, các tháng, các tuần và các ngành cho Doanh nghiệp trên cơ sở khối lượng công việc thực hiện và các đơn hàng đã ký kết
- Tổ chức công tác sửa chữa thiết bị, tổ chức cung ứng vật tư năng lực cho sản xuất và quản lý dự trữ
Lập kế hoạch cung cấp nguyên liệu, tổ chức cung cấp nguyên liệu, quản lý sự tồn, tổ chức và quản lý hệ thống thiết bị máy móc, tài sản cố định
- Quản lý chất lượng
Công ty áp dụng các mô hình quản lý chất lượng và quản lý chất lượng toàn diện TQM
- Hệ thống thông tin phục vụ kế hoạch sản xuất
- Tiến hành theo dõi, ghi chép thường xuyên tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất nhằm tìm ra những khâu sản xuất mất cân đối để có những quyết định kịp thời
Tất cả các công việc trên nhằm mục đích:
+ Bảo đảm số lượng, chủng loại và chất lượng sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng với sự hài lòng cao nhất
+ Đảm bảo đúng thời hạn
+ Đảm bảo chi phí sản xuất là thấp nhất
+ Đảm bảo tình hình hoạt động tổ chức
1.4.1. Hình thức tổ chức của Công ty:
- Hình thức tổ chức của Công ty dựa trên cơ sở các đơn đặt hàng của khách hàng theo thứ tự ưu tiên và tiến độ để đảm bảo sao cho sau quá trình sản xuất hàng sẽ được giao đến khách hàng đúng tiến độ đã cam kết
- Khi nhận đơn đặt hàng và sản xuất hay thương mại thuần túy cán bộ phụ trách các bộ phận đó lên bảng yêu cầu vật tư và yêu cầu sản xuất, yêu cầu xuất nhập hàng sau đó được giám đốc Công ty duyệt và chuyển xuống các bộ phận như mua sắm vật tư, chuẩn bị máy móc thiết bị và tiến hành sản xuất
Trong quá trình sản xuất các công đoạn thường xuyên được giám sát kiểm tra sao cho đảm bảo đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu về chất lượng cho sản xuất để đảm bảo cho khách hàng hoàn toàn yên tâm khi nhận hàng và khi sử dụng chúng
1.4.2. Kết cấu sản xuất của Công ty:
- Kể từ khi kế hoạch sản xuất được duyệt giữa các bộ phận thông thường có một sự kết hợp rất chặt chẽ bằng sự trao đổi các thông tin thường xuyên và tất cả các vướng mắc khi trong khi sản xuất đều được giám đốc ưu tiên giải quyết. Bởi vậy hầu hết các sản phẩm của Công ty sản xuất ra đều đạt yêu cầu rất cao về chất lượng kỹ thuật và tiến độ giao hàng
1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:
1.5.1. Số cấp quản lý:
Công ty TNHH Việt Hà gồm hai cấp quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng. Cấp 1: Cấp quản lý lãnh đạo Công ty: gồm 3 người
1. Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất trong Công ty, được qui định theo luật định Doanh nghiệp tư nhân, chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty chính xác theo đúng pháp luật. Giám đốc có quyền tuyển dụng, đào tạo và đình chỉ công việc của mọi thành viên trong Công ty
2. Phó Giám Đốc sản xuất: Là người giúp việc cho Giám Đốc về kế hoạch sản xuất, được Giám Đốc ủy quyền khi đi vắng và mọi thành viên trong Công ty đều phải tuân thủ, Phó Giám Đốc chịu trách nhiệm về kết quả kế hoạch sản xuất chung của Công ty
3. Phó Giám Đốc tài chính nhân sự:
Là người giúp việc cho Giám Đốc, chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về mặt tài chính và nhân sự trong Công ty,tạo điều kiện để bộ máy trong Công ty làm việc có hiệu quả
1.5.2. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy Công ty:
- Gây cản trở nhiễu loạn thông tin đối với khách hàng
Để đảm bảo luôn chiếm được thị phần lớn trên thị trường như: Luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm giao cho khách hàng
Luôn chú trọng đến việc tư nhân phục vụ dịch vụ sau bán hàng
Giá cả hình thành hợp lý linh hoạt
Bên cạnh đó, Công ty cũng luôn chú trọng vào việc xây dựng chiến lược tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm trong từng thời kỳ, phân tích tình hình thị trường
1.5.3. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý:
Công ty hoạt động theo sự phân công rõ ràng, chịu trách nhiệm và chịu giới hạn về quyền hạn, đồng thời tuân thủ theo các chế độ quản lý trực tiếp theo một cấp. Quyền quyết định trên hết mang tính định hướng cho hoạt động của Doanh nghiệp là từ Giám Đốc Công ty. Giám Đốc Công ty đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể, trực tiếp điều hành và phối hợp các hoạt động của các bộ phận chức năng trong toàn Công ty
* Bộ phận kinh doanh:
Đây là bộ phận kinh doanh trực tiếp các sản phẩm của Công ty trong phạm vi cả nước. Bộ phận này đảm bảo kinh doanh có lời để đạt được các mục tiêu cụ thể của toàn Công ty. Đội ngũ nhân viên trong bộ phận này là các chuyên viên về kỹ thuật thực hiện các công việc như sau:
- Tiếp xúc với khách hàng để tìm hiểu và kích thích nhu cầu sử dụng các loại thiết bị Công ty cung cấp
- Lựa chọn sản phẩm đáp ứng các yêu cầu
- Chào hàng thương mại và giới thiệu các khách hàng
- Thúc đẩy và ký kết hợp đồng cung cấp thiết bị
- Thực hiện các dịch vụ hồ sơ sau bán hàng
- Nắm bắt thị trường và các sản phẩm cạnh tranh
- Thực hiện chiến lược kinh doanh và phát triển sản phẩm Công ty
* Bộ phận dự án dự thầu:
Là bộ phận hoạt động riêng biệt trong Công ty luôn thay đổi các dự án có thời gian kéo dài, các hoạt động chính của bộ phận này gồm:
- Tìm kiếm và lựa chọn các dự án cung cấp các thiết bị máy tính khả thi
- Mua hồ sơ và đăng ký tham gia chào thầu
- Lựa chọn và liên lạc với các nhà cung cấp nước ngoài cùng tham gia dự án
- Tham gia đấu thầu
- Hợp đồng và thực hiện hợp đồng cung cấp
Bộ phận dịch vụ kỹ thuật:
Bộ phận này hoạt động liên quan chặt chẽ đến bộ phận kinh doanh và đấu thầu với vai trò hỗ trợ, cung cấp các giải pháp và giải quyết các yêu cầu về kỹ thuật. Các công việc chính bao gồm:
- Tư vấn thực hiện các dịch vụ ktj
- Nghiên cứu, thiết kế chế tạo các cụm chi tiết thiết bị công nghiệp theo yêu cầu của khách hàng
- Thực hiện công tác bảo hành, bảo trì, kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị công nghệ
Bộ phận tài chính kế toán:
Là bộ phận đóng vai trò quan trọng nhằm đánh giá và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm và thu xếp các khoản đầu tư tài chính. Tín dụng cho các dự án trúng thầu và các hợp đồng thương mại với các nhà cung cấp trong và ngoài nước
- Các nghiệp vụ về kế toán tài chính
- Thu xếp điều chỉnh các nguồn vốn tín dụng cho các hoạt động của doanh nghiệp
- Phân tích tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp, thông báo và đề xuất các phương án điều chỉnh hoạt động tài chính cho Giám Đốc của Công ty
Bộ phận ngoại thương xuất nhập khẩu:
Thực hiện việc dàn xếp thủ tục mua bán thiết bị phụ tùng, vật tư với các nhà cung cấp nước ngoài. Bộ phận này thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu như sau:
- Ký kết hợp đồng ngoại thương mua bán từ nước ngoài
- Theo dõi và thúc đẩy tiến độ thực hiện các hợp đồng với phía nước ngoài
- Làm các thủ tục nhập hàng, khai báo hải quan, khai báo thuế nhập khẩu, hoàn thiện chứng từ nhập khẩu v.v...
Bộ phận kho giao nhận hàng:
Là bộ phận lưu trữ tất cả các máy móc thiết bị nhập và xuất khỏi Công ty với nhiệm vụ chủ yếu:
- Theo dõi nhập hàng
- Theo dõi xuất hàng
- Quản lý, phân loại, báo cáo kho
- Giao hàng cho khách hàng
Chương 2 :
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Việt Hà trong những năm qua.
2.1. Những kết quả chủ yếu :
Thị trường :
Với 7 năm phát triển Công ty đã chiếm lĩnh được một số phần nhất định trên thị trường như :
108 F3 Thái Hà-Hà Nội, Tel 04.8562885.
Chợ sắt Hải Phòng, Tel 031.850152.
18 A Ngô Văn Năm-quận I-tp HCM, Tel 08.8296666.
Do đó tiêu thụ sản phẩm của Công ty tập trung chủ yếu vào các nhà máy Công ty cơ khí công nghiệp, Công ty liên doanh, các đơn vị sản xuất công nghiệp trong nước.
- Có vị trí địa lý không tập trung nằm rải rác khắp cả nước.
- Có sự đòi hỏi khắt khe về đáp ứng đúng chủng loại vật tư yêu cầu.
- Đảm bảo về chất lượng hàng hoá cung cấp.
- Chỉ chấp nhận các nhà cung cấp uy tín, tin cậy và ổn đinh.
- Có sự đảm bảo cung cấp hàng hoá ổn định và lâu dài.
Hiện nay thị trường này đang ngày càng được mở rộng và phát triển với quy mô cả về chất lượng, số lượng và chủn loại, có rất nhiều nhà cung cấp tham gia.
Đối thủ cạnh tranh của Công ty :
Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển, tạo cơ hội đầu tư cho rất nhiều doanh nghiệp và việc cung cấp thiết bị vật tư ngày càng đa dạng và phong phú với tính nămg tương tự như nhau với rất nhiều mức chất lượng và mức giá khác nhau. Công ty luôn phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường đối với các đối thủ trong và ngoài nước với những đặc điểm chính sau:
Số lượng đối thủ cạnh tranh nhiều, mức độ cạnh tranh cao vì các sản phẩm có thể cung cấp từ nhiều nguồn và nhiều giá.
Mức độ ảnh hưởng cạnh tranh diến ra không những ở phạm vi trong nước mà cả từ phía các nhà cung cấp nước ngoài.
Vì lợi nhuận, các đối t