Ngày 11/01/2007 Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức WTO, đánh dấu một móc son quan trọng trong tiến trình phát triển, hội nhập của nền kinh tế Việt Nam. WTO đã mở ra lối đi thông thoáng cho nền kinh tế đất nước khi bước ra thế giới. Tuy nhiên khi gia nhập WTO, cơ hội luôn đi song song với những thách thức, mỗi doanh nghiệp Việt Nam không những phải đối đầu với những đối thủ trong nước mà còn phải chạy đua với vô số doanh nghiệp nước ngoài. Khi yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng, uy tín sản phẩm ngày càng khắt khe, thì dường như cuộc chạy đua này ngày càng khó khăn hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam - chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, qui mô vốn nhỏ, năng lực quản lý và trình độ kỹ thuật chưa cao. Thêm vào đó, những rủi ro tìm ẩn trong giao dịch ngoại thương làm các doanh nghiệp trong nước ngần ngại, e dè trong việc đẩy mạnh XNK. Để vượt qua những trở ngại đó và nâng cao cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước rất cần sự hỗ trợ về vốn cũng như các phương thức thanh toán của NH.
Đồng thời cũng nhận thấy rằng, hoạt động thương mại của Việt Nam ngày càng phát triển, nó như một quy luật tất yếu. Và sự thiếu hụt vốn trong chu kỳ kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước là rất lớn. Chính sự thiếu hụt đó đã tạo ra một thị trường tài trợ XNK tiềm năng cho các NH. Nhưng dường như các NHVN vẫn chưa phát triển các dịch vụ này một cách thích đáng. Trong hoạt động tài trợ XNK của các NH vẫn còn tồn đọng những hạn chế nhất định trong quy trình nghiệp vụ và phương thức cung cấp dịch vụ Vấn đề đặt ra cho các NH là phải tìm ra những giải pháp khả thi để đẩy mạnh dịch vụ tài trợ này, một mặt để góp phần giúp NH gia tăng lợi nhuận, mặt khác để chạy đua trong cuộc cạnh tranh với các NH nước ngoài trong thời gian tới, tăng dần lợi thế, đẩy mạnh thương hiệu.
Chính vì những lý do trên, cùng với thời gian thực tập tại NHCT-CN6 nên e chọn đề tài: “ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 6 ”
45 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng công thương chi nhánh 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN – THỰC TIỄN TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NHCT-CN6
2.1. Khái quát về hoạt động xuất nhập khẩu 14
2.1.1. Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế 14
2.1.2. Vai trò của nhập khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế 17
2.2. Những vấn đề chung về tài trợ xuất nhập khẩu 18
2.2.1. Lịch sử, khái niệm và đặc trưng 18
2.2.2. Vai trò của tài trợ xuất nhập khẩu 21
2.2.3. Nhu cầu tài trợ trong ngoại thương và cách xác định nhu cầu tài trợ 22
2.2.4. Rủi ro trong tài trợ xuất nhập khẩu 23
2.2.4.1. Rủi ro tín dụng và tài sản bảo đảm tín dụng 24
2.2.4.2. Rủi ro hối đoái và lãi suất 24
2.2.4.3. Rủi ro chuyển tiền 25
2.2.4.4. Rủi ro bảo quản chứng từ 25
2.2.5. Biện pháp phòng ngừa rủi ro 25
2.2.5.1. Xếp hạng quốc gia có quan hệ ngoại thương 25
2.2.5.2. Thu thập và xử lý thông tin đa chiều 26
2.2.5.3. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 26
2.2.5.4. Quản trị ngân quỹ ngoại hối 26
2.3. Các loại nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu 27
2.3.1. Trên cơ sở hối phiếu 27
2.3.1.1. Chiết khấu thương phiếu 27
2.3.1.2. Bảo lãnh thanh toán thương phiếu 28
2.3.1.3. Tài trợ bằng chấp phiếu ngân hàng 28
2.3.2. Dựa trên phương thức thanh toán nhờ thu 28
2.3.2.1. Ứng trước giá trị nhờ thu 28
2.3.2.2. Chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu 29
2.3.3. Tín dụng chứng từ 29
2.3.3.1. Phát hành L/C 29
2.3.3.2. Xác nhận L/C 30
2.3.3.3. Chiết khấu L/C 30
2.3.4. Tài trợ trực tiếp dạng cổ điển 31
2.3.4.1. Tín dụng từng lần 31
2.3.4.2. Tín dụng hạn mức 32
2.3.4.3. Tín dụng tuần hoàn 32
2.3.5. Tài trợ chuyên biệt 32
2.3.5.1. Bảo lãnh 33
2.3.5.2. Bao thanh toán (Factoring) 34
2.4. Khái quát hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam và hướng phát triển
trong thời gian tới 36
2.4.1. Xuất khẩu 37
2.4.2. Nhập khẩu 39
2.4.3. Hướng phát triển xuất nhập khẩu trong thời gian tới của Việt Nam 39
2.5. Thực tiễn tài trợ xuất nhập khẩu tại NHCT-CN6 41
2.5.1. Sơ lược hình thành và phát triển 41
2.5.1.1 Các dịch vụ chính ngân hàng cung cấp 41
2.5.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT-CN6 42
2.5.2. Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại NHCT-CN6 46
2.5.2.1. Nguyên tắc tài trợ, đối tượng, điều kiện vay vốn và lãi suất 46
2.5.2.2. Loại hình tài trợ và quy trình nghiệp vụ 48
2.5.2.3. Kết quả hoạt động tài trợ ngoại thương 50
2.5.3. Những thuận lợi, khó khăn trong tài trợ tại NHCT-CN6 52
2.5.3.1. Môi trường hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu 52
2.5.3.2. Thuận lợi và khó khăn từ phía NHCT-CN6 54
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN – THỰC TIỄN TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NHCT-CN6
2.1. Khái quát về hoạt động xuất nhập khẩu
Hoạt động ngoại thương có thể được hiểu là các giao dịch thương mại xuyên biên giữa các quốc gia. Có 3 đặc điểm để xác định một giao dịch thương mại quốc tế:
Các chủ thể của giao dịch là những người có quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau.
Đồng tiền dùng trong giao dịch là ngoại tệ đối với ít nhất một bên.
Hàng hóa mua bán được vận chuyển xuyên biên giới quốc gia.
- Quá trình giao dịch ngoại thương được hiểu là toàn bộ diễn biến của thương vụ xuất khẩu (đối với bên bán) hoặc nhập khẩu (đối với bên mua). Quá trình này là trọn gói thương vụ XNK, từ lúc tìm kiếm đối tác, thiết kế sản phẩm xuất khẩu, chào hàng – đặt hàng, kết lập hợp đồng, đến khi giao hàng-nhập khẩu và hoàn thành hợp đồng ngoại thương.
- Quá trình giao dịch thương mại thường là ngắn hạn, nghĩa là kéo dài không quá một năm, nhưng cũng có khi kéo dài nhiều năm như đối với các dự án, công trình hoặc thương vụ giá trị lớn.
- Đối tượng giao dịch trong các thương vụ yêu cầu tài trợ phải mang tính thương mại hoặc vì mục tiêu thương mại. Thông thường đối tượng này là hàng hóa, dịch vụ, hoặc các công trình, dự án nên chủ thể tham gia tài trợ chỉ có thể là các pháp nhân có đăng ký sản xuất kinh doanh.
2.1.1. Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế
Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển kinh tế không chỉ dựa vào sản xuất trong nước mà còn phải giao dịch với các nước khác. Sự khác nhau về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, trình độ công nghiệp, kinh tế, chính trị, xã hội…tạo ra lợi thế so sánh riêng của từng quốc gia. Trên cơ sở khai thác tiềm năng và những lợi thế kinh tế vốn có, nền kinh tế ngoài việc phục vụ nhu cầu trong nước, còn có thể tạo ra những thặng dư có thể xuất khẩu sang các nước. Chính vì thế, một nền kinh tế muốn phát triển không có con đường nào khác là phải mở rộng giao thương, buôn bán .
Xuất khẩu không chỉ thúc đẩy sự phát triển duy nhất của một ngành nghề sản xuất hàng hóa xuất khẩu mà còn là động lực thúc đẩy các ngành nghề sản xuất vật tư, nguyên vật liệu đầu vào phát triển.
Chẳng hạn khi phát triển ngành dệt xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc sản xuất ngành nguyên vật liệu như bông, đay hay thuốc nhuộm và sự phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu có thể sẽ kéo theo sự phát triển các ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ cho nó.
Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định xuất khẩu còn tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Có thể chứng minh bằng “sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc - một hiện tượng của nền kinh tế thế giới”. Sau 5 năm gia nhập WTO, nền kinh tế Trung Quốc liên tục tăng trưởng với tốc độ hai con số và giúp nước này trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới sau Mỹ, Nhật, Đức.
Hay ở Việt Nam, về thị trường có sự bùng nổ kể từ khi bắt đầu thực hiện chính sách đẩy mạnh xuất khẩu, nếu như ở thời điểm năm 1986, hàng hóa của Việt Nam có mặt ở 40 quốc gia và lãnh thổ thì con số này sau một thập kỷ là 105 (năm 1995, tăng 2,63 lần), còn hiện nay là 226, tăng 5,56 lần so với năm 1986.
Xuất khẩu tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân. Doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc. Xuất khẩu còn tạo nguồn vốn để nhập khẩu hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống tiêu dùng của nhân dân.
Chẳng hạn, hiện nay Cộng hòa Liên Bang Đức đang dẫn đầu các nước châu Âu về công nghệ na-nô, việc phát triển công nghệ na-nô đã góp phần tạo công ăn việc làm cho một bộ phận lớn lực lượng lao động. Đến cuối năm 2006, Đức có hơn 500 công ty nghiên cứu phát triển và sản xuất liên quan đến kỹ thuật na-nô và đã tạo ra hơn 50.000 việc làm.
Ở Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế đã giải quyết việc làm ổn định cho 800.000 lao động, chưa kể hàng trăm ngàn lao động có việc làm theo mùa hoặc các dịch vụ khác có liên quan. Chính điều đó đã góp phần quan trọng giúp Việt Nam trong hàng thập kỷ giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 6,7 đến 8,5%, đạt mức thứ nhì Châu Á và thế giới trong vòng 10 năm nay.
Bảng 1. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam
Năm
1986-1990
1991-1995
1996-2000
2001-2005
2006
2007
GDP (%)
3,9
8,2
7,5
7,46
8,2
8,5
Nguồn: Bộ thương mại
Xuất khẩu còn là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao địa vị của các quốc gia trên thị trường quốc tế.
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, chính sách xuất khẩu đã giúp Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với 167 quốc gia và lãnh thổ, và quan hệ thương mại với trên 200 nước và vùng lãnh thổ. Nhờ vào xuất khẩu, các quan hệ tín dụng đầu tư được mở rộng; lĩnh vực tài chính NH phát triển mạnh, đặc biệt là các nghiệp vụ tài trợ ngoại thương, thanh toán quốc tế; lĩnh vực bảo hiểm và giao nhận quốc tế cũng theo đó mà phát triển.
Xuất khẩu tạo nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước, đồng thời xuất khẩu cũng là một nguồn thu ngoại tệ quan trọng giúp cân bằng cán cân thanh toán quốc tế
Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế lạc hậu. Vì vậy, công nghiệp hóa - hiện đại hóa con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn và phát triển kinh tế của đất nước ta. Tuy nhiên để có thể thực hiện được việc này thành công đòi hỏi phải có một số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được lấy từ các nguồn như: vay nợ, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, đầu tư nước ngoài, xuất khẩu… Trong các nguồn vốn đó thì nguồn vốn thu từ hoạt động xuất khẩu được xem là quan trọng nhất và là nguồn thu chủ yếu phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa đất nước.
Xuất khẩu đóng góp vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, kinh tế phát triển.
Sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1990, nền kinh tế của các nước thuộc Liên Xô trước đây, trong đó có Nga, lâm vào bế tắc. Chính những chương trình cải cách kinh tế sau đó, năm 2006, với việc xuất khẩu dầu và khí đốt đã đem về cho Nga 170 tỉ đô la Mỹ so với con số 28 tỉ đô la Mỹ của năm 1998. Các khoản thu từ thuế cũng đã tăng từ 40 tỉ đô la Mỹ vào năm 2000, lên 240 tỉ đô la Mỹ vào năm 2004, hiện tại nền kinh tế Nga đã tăng trưởng bình quân 6,8%/năm.
2.1.2. Vai trò của nhập khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế
Tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hầu hết các quốc gia phát triển không có đủ điều kiện về vốn cũng như trình độ kỹ thuật để xây dựng cơ sở vật chất cho công nghiệp hóa, tất cả đều phải nhờ vào nhập khẩu cả vốn và trình độ kỹ thuật, máy móc, công nghệ, trang thiết bị hiện đại…từ các quốc gia phát triển. Chính nhập khẩu đã giúp các nước đang phát triển rút ngắn thời gian, tận dụng lợi thế của mình tốt hơn.
Như Trung Quốc chẳng hạn, nhập khẩu nguyên nhiên liệu, vốn từ nước ngoài, cùng với việc tận dụng những lợi thế trong nước như: thị trường khổng lồ, nhân công rẻ, đồng tiền có giá trị thấp, luật lệ về môi trường và lao động còn khá lỏng lẻo, nhà nước ưu đãi nhiều cộng với quy chế thành viên WTO, Trung Quốc nhanh chóng biến thành “công xưởng của thế giới. Kết quả là hàng hóa Trung Quốc tràn ngập mọi siêu thị trên thế giới. Hiện nay ngoại thương Trung Quốc được đánh giá là đứng thứ hai thế giới, dự báo sẽ tăng trưởng ở mức khoảng 10% mỗi năm từ 2006 đến 2010, dự báo Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành nước có nền thương mại lớn nhất thế giới vào năm 2010.
Thúc đẩy xuất khẩu.
Rất dễ thấy vai trò này thể hiện ở Nhật. Nhật có 5 hòn đảo chính, núi chiếm khoảng 71,4% diện tích lãnh thổ, có 67 núi lửa còn hoạt động và thường xuyên xảy ra động đất, hầu như có rất ít tài nguyên khoáng sản, 99% dầu lửa nhập khẩu, 90% sắt thép nhập khẩu…Ngày nay, Nhật là một trong ba cường quốc kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng vào hàng cao nhất thế giới, sở dĩ có được điều đó là vì Nhật đã chú trọng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, dựa vào nhập khẩu nguyên liệu và tập trung nguồn lực trong nước để tăng cường sản xuất hàng xuất khẩu.
Hay ở Việt Nam, một số doanh nghiệp hiện nay vẫn phải nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất hàng xuất khẩu, như bột giấy, linh kiện ô-tô, nguyên phụ liệu dệt may da, nguyên liệu dược phẩm, phôi thép… Nhờ đó hàng hóa Việt Nam dễ dàng thâm nhập vào các thị trường ở nước ngoài.
Đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhập khẩu góp phần đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất, nhờ vậy trình độ sản xuất và chất lượng sản phẩm được nâng cao giúp tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Nhập khẩu phát triển còn góp phần cải thiện và nâng cao mức sống cho nhân dân. Nhập khẩu vừa thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu dùng, vừa đảm bảo đầu vào cho sản xuất, vừa tạo việc làm ổn định cho người lao động.
2.2. Những vấn đề chung về tài trợ xuất nhập khẩu
2.2.1. Lịch sử, khái niệm và đặc trưng
- Tài trợ ngoại thương bao hàm các hoạt động mang tính chất tài trợ của NH nhằm đáp ứng những nhu cầu đặc thù về tài chính và uy tín trong kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu trong quá trình giao dịch ngoại thương.
- Ngày nay, tài trợ ngoại thương không chỉ là cho vay tín dụng để hoàn tất nghĩa vụ sản xuất và thanh toán cho xuất khẩu và nhập khẩu từ ngắn hạn đến dài hạn mà còn hàm ý áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi, hay sự bảo hiểm trong giao dịch thương mại và các chính sách ưu đãi XNK của Chính phủ.
- Sự ra đời của hoạt động tài trợ XNK là một yêu cầu tất yếu khách quan, gắn liền với các quan hệ mua bán ngoại thương giữa các nước với nhau. Hoạt động tài trợ XNK đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngoại thương cũng như đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.
a) Giai đoạn trước chiến tranh thế giới thứ nhất
- Hình thức tài trợ ngoại thương đầu tiên là nghiệp vụ bảo lãnh đã xuất hiện vào thế kỷ V (sau Công Nguyên). Thời đó có nhiều tàu hàng cập cảng Florence và Athene, nhiều thương nhân muốn mua một số hoặc nguyên cả tàu hàng nhưng lại không đủ tiền kể cả tiền ở tài khoản NH. Nếu họ là khách hàng lâu năm của NH, lại được NH tín nhiệm, có thể nhờ NH đứng ra bảo lãnh để mua. Họ và chủ hàng sẽ cùng nhau đến NH, NH sẽ cấp cho chủ hàng một chứng thư với nội dung trong đó đảm bảo rằng 3 tháng hoặc 6 tháng sau, chủ hàng cầm giấy nợ quay lại thì thương nhân sẽ thanh toán toàn bộ tiền cho chủ hàng với giá cả đã được thống nhất, kể cả lãi suất trong thời gian nói trên. Chứng thư cũng nhấn mạnh rằng, nếu đến thời hạn đó mà thương nhân không thanh toán nổi, hoặc không muốn thanh toán nợ, NH sẽ có trách nhiệm đứng ra trả thay toàn bộ số tiền ấy cho chủ hàng. Sau đó NH và thương nhân sẽ làm việc riêng với nhau.
- Nhờ có đường biển, thương mại giữa các vùng như Ai Cập, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp,…phát triển rất mạnh. Do vậy hình thức bảo lãnh nợ như trên ngày càng phổ biến. Các NH đã tiến thêm hai bước trong việc bảo lãnh. Một là, NH sẵn sàng cấp trước thư bảo lãnh cho thương nhân cầm từ La Mã qua Ai Cập hay Ba Tư (hoặc ngược lại) để mua hàng đem về xứ tiêu thụ, sau đó nộp tiền vào cho NH để thanh toán hoặc thanh toán trực tiếp với chủ hàng. Hai là, nếu không tin tưởng lắm ở lời cam kết của thuơng nhân, NH vẫn bảo lãnh song họ đứng ra trực tiếp bán hoặc theo dõi việc bán hàng của thương nhân, cho đến khi thu đủ nợ. Toàn bộ thao tác bảo lãnh nói trên, mà ngày nay đã phát triển với tên gọi tín dụng thư (Letter of credit) đã thực hiện từ thế kỷ thứ X.
- Vào khoảng thế kỷ XIII, ở Florence, Lucca và Genoa, các chủ NH đã bắt đầu áp dụng nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu (commercial paper discount). Có những thương nhân sau khi mua hàng về, họ có nhu cầu gấp về tiền mặt, chờ hàng bán xong thì lâu mà tiền thì nằm ở hàng hóa, họ phải đến nhờ vào NH. Có hai cách:
+ Thương nhân ấy mang toàn bộ chứng từ hàng hóa và chứng từ gửi hàng (ở kho) đến NH đề nghị thế chấp để vay tiền qua lúc khó khăn. Sau khi giám định, NH chấp nhận các chứng từ hàng hóa như một loại tài sản đảm bảo và cho thương nhân vay tiền. Ngược lại, thương nhân sẽ ký một giấy nhận nợ và đưa cho NH giữ. Khi nào hết lúc khó khăn, thương nhân đem tiền và lãi đến trả cho NH, nhận giấy nợ về và đem hàng hóa ra bán.
+ Trong trường hợp mua bán chịu hàng hóa, người mua sẽ ký vào một tờ giấy nợ ghi cụ thể thời gian đáo hạn thanh toán tiền hàng (ngày nay được gọi là thương phiếu) đưa cho thương nhân giữ. Thương nhân có thể mang thương phiếu đến, gần như bán hẳn cho NH với giá trị thấp hơn mệnh giá để có tiền.
Cho đến cuối thế kỷ XVII, hệ quả của việc tìm ra Châu Mỹ cũng như các vùng đất mới đã mở ra một giai đoạn mới cho hoạt động tài trợ ngoại thương của NH, giai đoạn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng.
b) Giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất
Hệ thống tài trợ XNK của thế giới ngày càng hoàn thiện dần từ trung tâm mua bán quốc tế Châu Âu, rồi sau đó lan rộng sang các châu lục khác, đánh dấu bằng các mốc lịch sử sau:
+ Từ sau thế chiến thứ nhất, các cường quốc phương Tây đã bắt đầu trích từ ngân sách các khoản tài trợ XNK tập trung cho nhiều sản phẩm công nghiệp có chất lượng và hiệu quả cao.
+ Trong thời kỳ giữa hai cuộc thế chiến, tài trợ XNK tập trung ưu đãi với sản phẩm máy móc và trang thiết bị hiện đại để đẩy mạnh xây dựng các tổ hợp công nghiệp – quân sự khổng lồ, quân phiệt hóa nền kinh tế Châu Âu.
+ Sau thế chiến thứ hai, tài trợ XNK mang tính vừa rộng, vừa sâu. Hầu hết các nước xuất khẩu đều chú trọng tới việc xây dựng và triển khai chiến lược “khuyến khích xuất khẩu” và tăng dần ưu đãi tín dụng trung và dài hạn đối với xuất khẩu sản phẩm chế biến có hàm lượng công nghệ cao.
Trong các giai đoạn đó, hoạt động tài trợ ngoại thương của NH hầu như bị chi phối hoàn toàn bởi chính phủ các nước, luôn phải đối mặt với tình trạng chiến tranh và khủng hoảng kinh tế. Những năm 1950 trở lại đây là giai đoạn phát triển cực thịnh của hệ thống tài trợ ngoại thương. Hệ thống tài trợ của NH không còn trong khuôn khổ quốc gia mà đã lan rộng trên phạm vi toàn thế giới. Nhiều NH ở nhiều nước khác nhau đã tiến đến việc hợp tác với nhau để cung cấp các khoản tín dụng khổng lồ cho các dự án XNK của nhiều quốc gia. Hình thức NH Anh hợp tác với NH Pháp đồng tài trợ cho nhà nhập khẩu Nhật mua hàng từ Đức và trả tiền hàng bằng đồng USD rồi bán sang các nước Đông Nam Á là một biến tướng điển hình của tài trợ ngoại thương hiện đại ở mỗi quốc gia cho mãi đến ngày hôm nay.
2.2.2. Vai trò của tài trợ xuất nhập khẩu
Khi doanh nghiệp có nhu cầu tài trợ, NH sẽ tài trợ trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Vì thế, hoạt động tài trợ ngoại thương của NH không chỉ mang lại lợi nhuận cho chính NH, cho doanh nghiệp mà còn góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Vai trò của hoạt động tài trợ cho từng đối tượng này như sau:
a) Đối với doanh nghiệp
- Tài trợ ngoại thương của NH là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu hoàn thành nghĩa vụ theo đúng hợp đồng đã thỏa thuận. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà xuất khẩu có thể thiếu hụt vốn tạm thời trong việc thu mua nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu. Với các hình thức tài trợ chuyên biệt cho nhập khẩu của NH (như tài trợ ứng trước), khó khăn này sẽ được khắc phục để nhà xuất khẩu có thể giao hàng đúng hạn. Về phía nhà nhập khẩu, không phải dòng tiền lúc nào cũng quay về đúng thời điểm thanh toán tiền hàng nhập khẩu. Trong trường hợp này, NH sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp bằng cách cấp tín dụng từng lần hoặc theo hạn mức đề thanh toán cho phía xuất khẩu, giúp nhà nhập khẩu thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán của mình.
- Ngoài ra, với hệ thống mạng lưới NH đại lý trải rộng qua nhiều quốc gia và mối quan hệ tài chính với nhiều doanh nghiệp từ việc tài trợ của mình, các NH có thể trở thành nhà tư vấn, cung cấp nhiều thông tin quý giá cho doanh nghiệp khi cần đến sự trợ giúp của họ. Điều này sẽ hạn chế tối đa rủi ro cho các doanh nghiệp trong việc buôn bán với nước ngoài và góp phần mở rộng hoạt động kinh doanh.
b) Đối với ngân hàng
- Tài trợ XNK nâng cao tính an toàn cho NH thông qua việc quản lý thu các nguồn thanh toán. Đối với người xuất khẩu, khi NH chuyển hộ chứng từ giao hàng để đòi tiền người nhập khẩu nước ngoài đã chỉ định việc thanh toán tiền hàng phải thông qua tài khoản của người xuất khẩu mở tại NH. Đối với người nhập khẩu, trong trường hợp có tài trợ, NH sẽ buộc người nhập khẩu tập trung tiền bán hàng vào tài khoản mở tại NH. Do vậy, nguồn thu để trả cho các khoản tài trợ được NH quản lý hết sức chặt chẽ, tránh được tình trạng xoay vốn của doanh nghiệp trong thời gian vốn tạm thời nhàn rỗi dễ xảy ra rủi ro.
- Tài trợ XNK còn mang lại lợi nhuận cho NH, thể hiện thông qua các loại lãi suất và phí dịch vụ mà NH được hưởng. Lãi cho vay thanh toán, lãi chiết khấu chứng từ, lãi vay bắt buộc (bằng mức lãi vay quá hạn), phí bảo lãnh nhận hàng… hợp thành một nguồn lợi khổng lồ, đôi khi góp phần quyết định nâng cao tổng doanh thu của NH.
- Ngoài ra, tài trợ ngoại thương là lĩnh vực mà các NH có cơ hội đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, từ việc sáng tạo những ý tưởng tài trợ đến thiết kế, triển khai áp dụng những sản phẩm phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh. Việc tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ tài trợ sẽ mở rộng tầm hoạt động của NH, giúp NH khẳng định tên tuổi và uy tín hoạt động trên thị trường trong nước và quốc tế.
c) Đối với nền kinh tế
Tài trợ XNK của NH tạo điều kiện cho hàng hóa XNK lưu thông trôi chảy. Thông qua tài trợ của NH, hàn