Đề tài Hoạt động thương mại giữa Việt Nam – Singapore

Đầu những năm 1980, tình trạng khủng hoảng sâu sắc của nền kinh tế Việt Nam buộc chính phủ phải cải cách triệt để, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Trong quá trình hoạt động của nền kinh tế thị trường, mở cửa đã trở thành một đầu tầu trong công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam trong thập kỷ vừa qua. Chính sách mở cửa có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện công cuộc cải cách kinh tế trong đó có việc thực hiện chương trình xuất khâủ và thu được nhiều thành công to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh các thành tựu thu được trong quá trình thực hiện mở cửa, Việt Nam đang phải đương đầu với nhiều thử thách : - Một số chính sách thương mại quốc tế thích hợp còn đang là vấn đề chưa được xác định rõ ràng. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài đang giảm sút do các hạn chế liên quan đến : + Hệ thống luật pháp còn yếu kém. + Bộ máy quản lý quan liêu. + Tỷ giá hối đoái,. Để khắc phục nguy cơ tụt hậu và rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, việc học tập kinh nghiệm phát triển của các nước khác, nhất là các nước trong khu vực có vai trò rất quan trọng. Khi tách ra khỏi liên bang Malaysia vào năm 1965 và tuyên bố trở thành một chính thể cộng hoà độc lập, Singapore gặp không ít những khó khăn với thị trường nhỏ hẹp và ít có tiềm lực về tài nguyên thiên nhiên, sản xuất nông nghiệp hầu như không có, các cơ sở sản xuất công nghiệp không đáng kể, vốn trong nước không đủ lớn để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhưng chính phủ Singapore đã bằng chính sách đối nội và đối ngoại phù hợp trong từng thời kỳ mà huy động được nguồn vốn đủ lớn để không những hoàn thành quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà còn rút ngắn khoảng cách so với các nước khác nói chung. Cùng là những nước trong khu vực Đông Nam Á, cả Việt Nam và Singapore đều chủ trương mở những mối quan hệ hữu nghị và hợp tác trên mọi mặt. Mặc dù trong những năm trước đây giữa hai nước đã có thời kỳ căng thẳng về mặt quan hệ chính trị, song Singapore vẫn giữ quan hệ cần đối thoại với Việt Nam. Ngày 1/8/1973 Singapore chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Hai nước cũng đã ký kết một loạt những hiệp định kinh tế bao gồm : hiệp định thương mại, hiệp định hàng hải, hiệp định hợp tác trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường, hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định hàng không, hiệp định đánh thuế hai lần, hiệp định hợp tác du lịch. Trong những năm gần đây, Singapore đã mở rộng quan hệ buôn bán với Việt Nam và họ luôn là nước có kim ngạch buôn bán lớn nhất với ta so với các nước trong ASEAN. Từ năm 1991, quan hệ giữa hai nước đã chuyển hẳn sang bước phát triển mới mở đầu cho những hiệp định và chương trình hợp tác kinh tế. Singapore vẫn luôn là một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam (sau Nhật Bản) với kim ngạch xuất khẩu hai chiều mỗi năm khoảng trên 1 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Singapore là : dầu thô, long nhãn, hạt điều, rau quả, gạo, đậu các loại, hải sản, cao su, đồ gốm, quần áo may sẵn, thiếc, . Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Singapore là : xăng dầu, nhựa đường, các hoá chất cơ bản, hạt nhựa, giấy làm vỏ bao xi măng, hàng điện tử, máy thông tin, xe máy, máy lạnh, nhôm, săm lốp, đồ uống, bột mỳ, . Rõ ràng là cán cân xuất nhập lhẩu không cân đối đòi hỏi phía Việt Nam phải nghiên cứu xác định nhu cầu của bạn hàng để khai thác những mặt hàng xuất khẩu có lợi thế để tăng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu. Chính vì vậy em đã chọn đề tài “Hoạt động thương mại giữa Việt Nam – Singapore” để nghiên cứu. Đề tài bao gồm : Phần I: Lý luận chung về thương mại quốc tế và chính sách thương mại quốc tế. Phần II: Thực trạng thương mại của hai nước Việt Nam- Singapore. Phần III: Ý kiến và giải pháp hoạt động thương mại Việt Nam-Singapore.

doc20 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hoạt động thương mại giữa Việt Nam – Singapore, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan