Để nắm bắt một cách toàn diện những kiến thức chuyên môn ở bậc
đại học đòi hỏi SV phải có nhiều nỗ lực trong hoạt động học tập đặc biệt phải dành nhiều
thời gian cho việc tự học và nghiên cứu. Đặc biệt, trong phương thức đào tạo theo học chế
tín chỉ (HCTC), vấn đề tự học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp SV lĩnh h ội kiến
thức môn học cũng như phát huy năng lực của bản thân dưới sự hướng dẫn của giảng viên
(GV). Đối với SV Khoa Quốc tế học vấn đề tự học càng có ý nghĩa quan trọng, thiết thực
bởi lẽ SV phải tự học, tự nghiên cứu tài liệu nhằm xây dựng cho bản thân kiến thức nền về
chuyên ngành trong điều kiện đầu vào của SV là các môn thi của khối ngành ngoại ngữ.
Trên thực tế hiện nay, hoạt động tự học của SV Khoa Quốc tế học Trường học Ngoại
Ngữ - Đại học Đà Nẵng (ĐHNN-ĐHĐN) còn nhiều hạn chế, trong đó SV chưa dành nhiều
thời gian cho việc tự học, chưa xây dựng và rèn luyện kĩ năng tự học cho bản thân, hình
thức tự học chưa hợp lý. Chính vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề tự học của SV Khoa QTH
Trường ĐHNN - ĐHĐN hiện nay và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tự
học của SV góp phần nâng cao kết quả học tập và chất lượng đào tạo là có tính cấp thiết .
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Hoạt động tự học của sinh
viên Khoa Quốc tế học Trường Đại học Ngoại Ngữ - ĐHĐN trong phương thức đào tạo
theo học chế tín chỉ” để nghiên cứu.
6 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2062 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hoạt động tự học của sinh viên Khoa Quốc tế học Trường Đại học Ngoại Ngữ - ĐHĐN trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
324
HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA QUỐC TẾ HỌC
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐHĐN TRONG PHƢƠNG THỨC
ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
SELF-STUDY FOR STUDENTS AT DEPARTMENT
OF INTERNATIONAL STUDIES- COLLEGE OF FOREIGN LANGUAGES
- DA NANG UNIVERSITY IN CREDIT- BASED SYSTEM
SVTH: Đoàn Thị Ngọc Trang
Lớp 07CNQTH02, Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại Ngữ
GVHD: ThS. Nguyễn Quang Giao
Phòng Công tác Sinh viên, Trường Đại học Ngoại Ngữ
TÓM TẮT
Tự học là yếu tố quyết định đến kết quả học tập của sinh viên (SV) trong đào tạo theo học
chế tín chỉ. Đề tài nghiên cứu tập trung tìm hiểu nhận thức và những khó khăn sinh viên Khoa
Quốc tế học gặp phải trong việc tự học hiện nay và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng tự học của sinh viên Khoa Quốc tế học Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Đà Nẵng.
ABSTRACT
Self-study is considered as among the most important factors that has effects on the
students’ study result in credit based system. This research investigates the awareness and
difficulties of students’ at Department of International Studies - College of Foreign Languages - Da
Nang University. It also suggests some solutions to improve quality of self-study of students.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài: Để nắm bắt một cách toàn diện những kiến thức chuyên môn ở bậc
đại học đòi hỏi SV phải có nhiều nỗ lực trong hoạt động học tập đặc biệt phải dành nhiều
thời gian cho việc tự học và nghiên cứu. Đặc biệt, trong phương thức đào tạo theo học chế
tín chỉ (HCTC), vấn đề tự học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp SV lĩnh hội kiến
thức môn học cũng như phát huy năng lực của bản thân dưới sự hướng dẫn của giảng viên
(GV). Đối với SV Khoa Quốc tế học vấn đề tự học càng có ý nghĩa quan trọng, thiết thực
bởi lẽ SV phải tự học, tự nghiên cứu tài liệu nhằm xây dựng cho bản thân kiến thức nền về
chuyên ngành trong điều kiện đầu vào của SV là các môn thi của khối ngành ngoại ngữ.
Trên thực tế hiện nay, hoạt động tự học của SV Khoa Quốc tế học Trường học Ngoại
Ngữ - Đại học Đà Nẵng (ĐHNN-ĐHĐN) còn nhiều hạn chế, trong đó SV chưa dành nhiều
thời gian cho việc tự học, chưa xây dựng và rèn luyện kĩ năng tự học cho bản thân, hình
thức tự học chưa hợp lý... Chính vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề tự học của SV Khoa QTH
Trường ĐHNN - ĐHĐN hiện nay và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tự
học của SV góp phần nâng cao kết quả học tập và chất lượng đào tạo là có tính cấp thiết .
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Hoạt động tự học của sinh
viên Khoa Quốc tế học Trường Đại học Ngoại Ngữ - ĐHĐN trong phương thức đào tạo
theo học chế tín chỉ” để nghiên cứu.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
325
2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận về vấn đề tự học và khảo sát thực trạng tự
học của SV Khoa Quốc tế học Trường ĐHNN - ĐHĐN trong phương thức đào tạo theo
HCTC. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tự học của SV Khoa Quốc tế
học Trường ĐHNN - ĐHĐN.
3. Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động tự học của SV Khoa Quốc tế học Trường ĐHNN -
ĐHĐN.
4. Giả thiết khoa học: SV Khoa Quốc tế học Trường ĐHNN - ĐHĐN có nhận thức đúng
đắn về tầm quan trọng của việc tự học trong phương thức đào tạo theo HCTC nhưng chưa
có kĩ năng, phương pháp tự học. Nếu áp dụng các giải pháp nâng cao kĩ năng tự học cho
SV thì SV sẽ tích cực tự học hiệu quả góp phần nâng cao kết quả học tập.
5. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề tự học của SV Khoa Quốc tế
học Trường ĐHNN - ĐHĐN trong phương thức đào tạo theo HCTC.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp phân tích tài liệu: Tổng quan các tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên
cứu, phân tích, tổng hợp, xây dựng cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu vấn đề tự học.
6.2. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn GV về thực trạng vấn đề tự học của SV Khoa
Quốc tế học Trường ĐHNN - ĐHĐN hiện nay.
6.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Với mục đích tìm hiểu nhận thức của sinh
viên về vấn đề tự học, mức độ; hình thức tự học của SV, những yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình tự học của SV cũng như những khó khăn SV gặp phải trong quá trình tự học.
6.4. Phương pháp xử lý tài liệu bằng thống kê toán học
7. Đóng góp của đề tài
7.1. Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa lịch sử vấn đề và lý luận về tự học.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá thực trạng vấn đề tự học của SV Khoa Quốc tế học
Trường ĐHNN - ĐHĐN trong HCTC đồng thời đề ra giải pháp đẩy mạnh hoạt động tự học
của SV Khoa Quốc tế học Trường ĐHNN - ĐHĐN.
NỘI DUNG
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận vấn đề tự học
1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu về vấn đề tự học: Người đặt nền móng cho ý thức về hoạt
động tự học là nhà giáo dục người Tiệp Khắc J.A Comenxki. Các nhà giáo dục học như
Rutxô, Pestalogi, Dixtecvec, Usinxki ở thế kỉ 18, 19 đã quan tâm nhiều đến sự phát triển trí
tuệ, tính tích cực và tính độc lập sáng tạo của học sinh. Bàn về tự học, các nhà giáo dục
học Việt Nam như Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ, Nguyễn Cảnh Toàn,… đã coi tự học như
chìa khóa vàng của giáo dục trong thời đại bùng nổ thông tin.
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Tự học: Là quá trình của bản thân người học tích cực, độc lập, tự giác chiếm lĩnh tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo bằng những phương pháp phù hợp. Tự học là quá trình học tập có
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
326
thể diễn ra với sự tham gia của GV. Mặt khác, tự học cũng có thể diễn ra không có sự góp
mặt của GV. SV tự sắp xếp cho mình thời gian, chương trình học tập phù hợp.
1.2.2 Học chế tín chỉ: Bản chất của HCTC là cá thể hóa việc học tập trong một nền giáo
dục đại học cho số đông. Các triết lý làm nền tảng cho học chế tín chỉ là "giáo dục hướng
về người học" và "giáo dục đại học đại chúng".
1.3 Vấn đề tự học trong đào tạo theo HCTC: Trong HCTC SV tự nghiên cứu, tự tìm hiểu
tài liệu để có kiến thức. GV chỉ là người cung cấp những nguồn tài liệu phù hợp và định
hướng để cách tiếp cận vấn đề của SV dễ dàng và đúng hướng hơn. Để có được khối lượng
kiến thức đáp ứng yêu cầu cũng như hình thành các kỹ năng khác thì mỗi SV cần bỏ ra rất
nhiều thời gian tự học. Nếu SV không tự học mà chỉ học máy móc câu chữ của GV thì
những gì tiếp thu được chỉ là những định hướng rất chung chung và không có hiểu biết sâu
sắc vấn đề. Từ đó dẫn đến kết quả học tập không được như mong muốn và không đạt yêu
cầu đề ra đối với môn học.
1.4 Vấn đề tự học đối với sinh viên Khoa Quốc tế học Trường ĐHNN - ĐHĐN trong
đào tạo theo HCTC: Đối với SV Khoa Quốc tế học, khối lượng kiến thức SV được cung
cấp bao quát trên nhiều lĩnh vực như: Kinh tế đối ngoại, lịch sử quan hệ quốc tế, nghiệp vụ
ngoại giao,… SV cũng được đào tạo chú trọng để thông thạo một ngoại ngữ. Chương trình
học bao quát và khá rộng là khó khăn thách thức nếu bản thân SV không tự trang bị kiến
thức cho bản thân ngoài giờ học trên lớp. Chính vì vậy, tự học có ý nghĩa hết sức thiết thực
đối với SV Khoa Quốc tế học Trường ĐHNN - ĐHĐN .
Chƣơng 2: Thực trạng vấn đề tự học của SV Khoa Quốc tế học Trƣờng ĐHNN -
ĐHĐN trong đào tạo theo HCTC và các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tự học của SV
2.1. Thực trạng vấn đề tự học của SV Khoa Quốc tế học Trường ĐHNN - ĐHĐN trong
đào tạo theo học chế tín chỉ
2.1.1. Nhận thức của SV Khoa Quốc tế học Trường ĐHNN - ĐHĐN về tầm quan trọng của
vấn đề tự học trong đào tạo theo HCTC
Chúng tôi tiến hành khảo sát 115 hệ chính quy các khóa tuyển sinh 2007, 2008, 2009
của Khoa Quốc tế học Trường ĐHNN - ĐHĐN. Kết quả khảo sát thể hiện ở hình 2.1.
NHẬN THỨC CỦA SV KHOA QUỐC TẾ HỌC
TRƢỜNG ĐHNN-ĐHĐN VỀ VẤN ĐỀ TỰ HỌC
TRONG PHƢƠNG THỨC ĐÀO TẠO
THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
44%
0%
0%
0%
56%
Rất quan trọng
Quan trọng
Phân vân
Không quan trọng
Hoàn toàn không quan trọng
Hình 1. Nhận thức của SV Khoa Quốc tế học Trường ĐHNN - ĐHĐN
về tầm quan trọng của vấn đề tự học trong đào tạo theo HCTC
Kết quả khảo sát thể hiện SV Khoa Quốc tế học Trường ĐHNN - ĐHĐN có nhận
thức đúng đắn về vai trò của tự học trong đào tạo theo HCTC. Vấn đề quan tâm là cần áp
dụng các biện pháp biến nhận thức này thành động lực thúc đẩy SV tích cực tự học.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
327
2.1.2. Mức độ thường xuyên trong tự học của SV Khoa Quốc tế học Trường ĐHNN -
ĐHĐN trong đào tạo theo HCTC
Tìm hiểu mức độ thường xuyên trong tự học của SV Khoa Quốc tế học Trường
ĐHNN - ĐHĐN trong đào tạo theo HCTC thể hiện ở hình 2.2.
MỨC ĐỘ THƢỜNG XUYÊN TRONG TỰ HỌC CỦA
SV KHOA QUỐC TẾ HỌC TRƢỜNG ĐHNN- ĐHĐN
TRONG ĐÀO TẠO THEO HCTC
9%
19%
0%
45%
27% Rất thường xuyên
Thường xuyên
Phân vân
Không thường xuyên
Rất không thường xuyên
Hình 2. Mức độ thường xuyên trong tự học của
SV Khoa Quốc tế học Trường ĐHNN - ĐHĐN trong đào tạo theo HCTC
Số liệu ở hình 2.2. thể hiện đa phần SV Khoa Quốc tế học Trường ĐHNN - ĐHĐN
chưa thường xuyên tự học. Kết quả khảo sát ở hình 2.1. và 2.2. thể hiện SV Khoa Quốc tế
học Trường ĐHNN - ĐHĐN mới dừng lại ở vấn đề nhận thức đúng đắn về tự học.
2.1.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến vấn đề tự học của SV Khoa Quốc tế học Trường ĐHNN
- ĐHĐN trong đào tạo theo HCTC
Kết quả khảo sát nguyên nhân ảnh hưởng đến vấn đề tự học của SV Khoa Quốc tế
học Trường ĐHNN - ĐHĐN trong đào tạo theo HCTC thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 1. Nguyên nhân ảnh hưởng đến vấn đề tự học của SV Khoa Quốc tế học
Trường ĐHNN - ĐHĐN trong đào tạo theo HCTC
TT Các nguyên nhân
Kết quả
Thứ
bậc
Số
lƣợng
Tỷ lệ %
1 Thiếu phương tiện, nguồn tư liệu học tập 96 83.5% 1
2 Thiếu thời gian 60 52.2% 4
3 Chưa có ý thức, động cơ học tập đúng đắn 55 47.8% 5
4 Chưa có phương pháp, kỹ năng tự học 82 71.3% 2
5 GV không giao bài tập tự học, tự nghiên cứu 77 66.9% 3
Kết quả khảo sát thể hiện những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động tự học của
SV: Thiếu phương tiện, nguồn tư liệu học tập; Chưa có phương pháp, kỹ năng tự học; GV
không giao bài tập tự học, tự nghiên cứu. Những nguyên nhân vừa nêu xuất phát từ bản
thân SV thiếu kĩ năng tự học, thiếu nguồn tư liệu học tập và GV chưa chú trọng thúc đẩy
hoạt động tự học của SV.
2.2. Giải pháp nâng cao thúc đẩy việc tự học của SV Khoa Quốc tế học Trường ĐHNN -
ĐHĐN
2.2.1. Rèn luyện các kỹ năng phục vụ hoạt động tự học của sinh viên
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
328
- Thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề, các hoạt động ngoại khóa tổ chức hướng
dẫn và luyện tập cho SV các kỹ năng phục vụ hoạt động tự học của SV bao gồm: Kỹ năng
lập kế hoạch tự học; kỹ năng đọc sách và tài liệu tham khảo; kỹ năng khái quát hóa, hệ
thống hóa kiến thức; kỹ năng tự kiểm tra đánh giá việc học tập của bản thân.
2.2.2. Tiến hành đổi mới phương pháp dạy - học
- Đối với GV: + Trong đào tạo theo HCTC, GV đóng vai trò là người hướng dẫn để
SV có thể tiếp thu bài học đúng hướng. Vì vậy, cần áp dụng các phương pháp đàm thoại,
thảo luận, làm việc theo nhóm… một cách thường xuyên và sáng tạo trong lớp học.
+ Trong quá trình giảng dạy GV cần có hình thức kiểm tra kiến thức của SV thông
qua việc giao bài tập đồng thời tăng cường giao bài tập để SV tự học, tự nghiên cứu.
+ Cần khuyến khích việc xây dựng các nhóm tự học trong sinh viên.
- Đối với SV: + Lên lớp đẩy đủ, tích cực tham gia xây dựng bài. Cần chuẩn bị bài
mới kĩ càng. Sau giờ lên lớp cần ôn tập kiến thức đã học và vận dụng vào thực tế.
+ Lập kế hoạch học tập hợp lí trong đó cần nêu rõ các công việc phải làm với thời
gian và dự kiến kết quả cụ thể.
+ Tăng cường hoạt động làm việc theo nhóm, trao đổi với bạn bè theo chủ đề.
2.2.3. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự học
- Biên soạn và giới thiệu đầy đủ giáo trình và tài liệu tham khảo cho SV.
- Nhà trường cần đầu tư trang thiết bị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự học
của SV trong đó cần đầu tư các trang thiết bị, nguồn sách tham khảo cho thư viện.
- Cần áp dụng các hình thức khen thưởng các cá nhân có thành tích học tập tốt, tổ
chức các diễn đàn để SV có điều kiện trao đổi phương pháp, kĩ năng tự học.
Kết luận và khuyến nghị
Kết luận
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và điều tra khảo sát đã được trình bày trong
các chương, mục của báo cáo đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Đối với SV nói chung, SV Khoa Quốc tế học Trường ĐHNN nói riêng, tự học là
đóng vai trò quan trọng trong việc giúp SV lĩnh hội và củng cố kiến thức, góp phần nâng
cao kết quả học tập của SV.
- Hiện nay, đa số SV Khoa Quốc tế học Trường ĐHNN - ĐHĐN nhận thức đúng đắn
về tầm quan trọng của tự học đối với SV tuy nhiên trên thực tế mới chỉnh dừng lại ở mặt
nhận thức, SV không có kĩ năng tự học, thiếu nguồn tài liệu tham khảo, chưa dành nhiều
thời gian cho việc tự học.
- Báo cáo đề tài đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tự học của
SV Khoa Quốc tế học Trường ĐHNN - ĐHĐN.
Khuyến nghị
- Nhà trường quan tâm hơn đến cơ sở vật chất phục vụ việc học tập cho SV ngoài giờ
lên lớp.
- Phát động và yêu cầu GV tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy với phương
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
329
châm lấy người học làm trung tâm.
- Tổ chức các buổi trao đổi chuyên đề về hoạt động tự học của SV.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cấn Thị Thanh Hương (2008), “Phương pháp dạy, học và kiểm tra, đánh giá trong
HCTC”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 39,(9/2008), tr. 5-6.
[2] Cao Xuân Hạo (2000), “Bàn về chuyện tự học”, Kiến thức ngày nay số 396, (9/2000),
tr. 23-27.
[3] Eli Mazur & Phạm Thị Ly, “ hệ thống đào tạo theo tín chỉ và những gợi ý cho cải
cách giáo dục Đại học Việt Nam”, báo tuổi trẻ,(04/03/2006), tr. 8-9.