Đề tài " Hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Dầu mỏ là nguồn năng lượng quan trọng của tất cả các nước. Nó đang chiếm khoảng 65% trong tổng các nguồn năng lượng toàn cầu. Về đặc điểm kinh tế, dầu mỏ là ngành phát triển nhanh và yêu cầu về vốn đầu tư rất lớn, đối với một số công đoạn trong ngành có sự rủi ro cao. Hầu hết ở các nước đặc biệt là các nước đang phát triển, dầu mỏ thường là ngành độc quyền của doanh nghiệp nhà nước hoặc một số các công ty xuyên quốc gia. Nguồn thu của ngân sách nhà nước từ ngành dầu mỏ chiếm một tỷ trọng tương đối cao (ở Việt Nam trên 10%).

doc105 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1677 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài " Hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Dầu mỏ là nguồn năng lượng quan trọng của tất cả các nước. Nó đang chiếm khoảng 65% trong tổng các nguồn năng lượng toàn cầu. Về đặc điểm kinh tế, dầu mỏ là ngành phát triển nhanh và yêu cầu về vốn đầu tư rất lớn, đối với một số công đoạn trong ngành có sự rủi ro cao. Hầu hết ở các nước đặc biệt là các nước đang phát triển, dầu mỏ thường là ngành độc quyền của doanh nghiệp nhà nước hoặc một số các công ty xuyên quốc gia. Nguồn thu của ngân sách nhà nước từ ngành dầu mỏ chiếm một tỷ trọng tương đối cao (ở Việt Nam trên 10%). Đối với Việt Nam ngành dầu khí còn mới mẻ với 25 năm tuổi. Tuy trữ lượng dầu khí ở nước ta không lớn nhưng nó có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế, là nguồn năng lượng nguyên liệu phục vụ cho nền kinh tế quốc dân. Tổng công ty dầu khí Việt Nam đã, đang ngày càng phát triển với tốc độ nhanh chóng, bao trùm tất cả các lĩnh vực từ thượng nguồn (tìm kiếm, thăm dò, khai thác) đến hạ nguồn (hoá dầu, lọc dầu, chế biến kinh doanh các sản phẩm dầu khí). Dầu thô Việt Nam bắt đầu được khai thác vào năm 1986 tại mỏ Bạch Hổ do công ty Liên doanh Việt - Xô Petrol (Việt Nam - Liên Xô cũ) khai thác, từ đó đến nay sản lượng dầu thô Việt Nam ngày càng tăng lên đáng kể. Do ngành lọc dầu ở Việt Nam chưa phát triển (trước đây chỉ mỏ Bạch Hổ thì nay đã có 6 mỏ đang được đưa vào khai thác, làm cho sản lượng dầu thô ngày càng gia tăng, nhà máy lọc dầu số một Dung Quất đang khởi công và xây dựng đến năm 2004 mới đưa vào hoạt động) nên toàn bộ sản lượng dầu thô của Tổng công ty dầu khí được xuất khẩu hàng năm giá trị xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty đã đóng góp rất lớn trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty Dầu khí Việt Nam em đã nghiên cứu thực tiễn hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty dầu khí Việt Nam, nhằm củng cố, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế và mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé để đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. Vì thế em xin trình bày đề tài: " Hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam - thực trạng và giải pháp ". Luận văn này được chia thành 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất khẩu hàng hoá. Chương II: Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. Chương III: Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. Qua luận văn này, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn, và các bác, cô, chú cùng các anh chị phòng kế hoạch thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn này. Mục lục Chương I: Cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất khẩu Thương mại quốc tế và vai trò của thương mại quốc tế trong nền kinh tế thị trường. I.1. Nguồn gốc và lợi ích của thương mại quốc tế. Định nghĩa: Thương mại quốc tế là quá trình phân phối và lưu thông hàng hoá và dịch vụ với các nước dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ cung cầu nhằm mục đích lợi nhuận. I.1.1. Nguồn gốc, cơ sở của thương mại quốc tế: Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội, phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của từng quốc gia. Tính tất yếu khách quan của thương mại quốc tế: Do quá trình sản xuất ngày càng phát triển dẫn đến sự phân công lao động ngày càng sâu và sự chuyên môn càng cao làm cho năng suất lao động ngày một tăng nhanh, hàng hoá làm ra thông qua thị trường để trao đổi lẫn nhau. Trao đổi chính là kết quả của sự phân công lao động xã hội. Do sự tồn tại khác biệt về kinh tế - sản xuất (đặc biệt vấn đề sở hữu tư liệu lao động) giữa các vùng, các nước. Điều này có sự sở hữu hàng hoá khác nhau dẫn đến sự trao đổi hàng hoá lẫn nhau thông qua thị trường. Do sự tồn tại nhu cầu rất đa dạng và phong phú của con người ở mỗi nơi, khu vực khác nhau có nhu cầu khác nhau, mà có thể khu vực đó không đáp ứng được nhu cầu mà chỉ có các sản phẩm khác, muốn thoả mãn nhu cầu thì dẫn đến trao đổi sản phẩm lẫn nhau giữa các khu vực. Do điều kiện tự nhiên địa lý của các nước khác nhau đã tạo nên những đặc sản, sản phẩm hàng hoá khác nhau rất đa dạng và phong phú, muốn thoả mãn phải thông qua hoạt động thương mại (trao đổi, mua bán). Qua các nguyên nhân trên đã cho chúng ta thấy sự tồn tại khách quan của phân công lao động xã hội dẫn đến việc phải trao đổi. Đó chính là cơ sở hình thành nên thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng. Theo quan điểm của chủ nghĩa trọng thương thì một quốc gia thịnh vượng và giàu có phải có khối lượng tiền vàng lớn. Muốn có nhiều của cải phải phát triển buôn bán với các nước khác. Lý thuyết của phái trọng thương chỉ ra rằng chỉ có lợi nhuận từ sự trao đổi không ngang giá và lừa gạt giữa các quốc gia. Hay quan điểm của họ đưa ra rằng quốc gia nào xuất siêu càng nhiều thì càng có lợi, còn nhập khẩu càng nhiều thì càng có hại. Vì vậy các chính phủ đã tạo điều kiện trợ giúp cho việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và hạn chế hoạt động nhập khẩu thông qua việc điều chỉnh việc mua bán. Đến giai đoạn cuối họ cho rằng có thể tăng cường nhập khẩu nếu như qua đó đẩy nhanh được xuất khẩu tuy nhiên cán cân thương mại vẫn nghiêng về phía xuất khẩu. Trong tác phẩm " Của cải của các dân tộc", nhà kinh tế học Adamsmith đã đưa ra lý thuyết về lợi thế tuyệt đối. Ông cho rằng nếu quốc gia A sản xuất ra hàng hoá X rẻ hơn ở quốc gia B và nếu quốc gia B sản xuất ra hàng hoá Y rẻ hơn ở quốc gia A, khi đó quốc gia B có lợi thế tuyệt đối về hàng hoá Y. Khi thương mại quốc tế xảy ra, 2 quốc gia này cùng có lợi nếu cả 2 nước cùng chuyên môn hoá vào sản xuất mà mình có lợi thế tuyệt đối. Số giờ công lao động để sản xuất ra 1 đơn vị hàng hoá Anh Mỹ Lương thực 5 3 Quần áo 2 6 Ông đưa ra mô hình trên và các giả thuyết: Cạnh tranh hoàn hảo trên tất cả các thị trường. Chi phí vận chuyển không đáng kể giữa 2 nước. Lao động là yếu tố đầu vào duy nhất có thể di chuyển được giữa các ngành trong một quốc gia nhưng không thể di chuyển giữa các quốc gia. Không có các rào cản đối với thương mại tự do. Lợi tức không đổi theo quy mô, Theo mô hình, nước Anh có lợi thế so sánh tuyệt đối về sản xuất quần áo, còn nước Mỹ có lợi thế so sánh tuyệt đối về lương thực. Chính vì lẽ đó nước Anh sẽ chuyên môn hoá vào sản xuất quần áo, Mỹ chuyên sâu vào sản xuất lương thực, thông qua trao đổi cả 2 nước đều có lợi (giả sử chỉ xem xét 2 nước trao đổi với nhau và chỉ sản xuất 2 mặt hàng lương thực và quần áo). Tuy nhiên lý thuyết so sánh tuyệt đối của ông không thể giải thích được cho trường hợp giữa 2 nước giàu và nghèo, giữa 2 nước 1 có năng suất lao động cao hơn nước kia về cả 2 mặt hàng mà thương mại quốc tế vẫn xảy ra. Nhà kinh tế học người Anh David Ricardo đã trả lời được câu hỏi này bằng lợi thế so sánh tương đối. Năm 1817 ông đã chứng minh được rằng các quốc gia sẽ chuyên môn hoá vào sản xuất ra hàng hoá đó có chi phí tương đối thấp hơn ở nước khác. Các giả định của ông đưa ra: Cạnh tranh hoàn hảo trên các thị trường. Chi phí vận chuyển giữa các nước là không đáng kể. Lao động là yếu tố đầu vào duy nhất có thể di chuyển được giữa các ngành sản xuất trong một nước nhưng không thể di chuyển giữa các nước. Không có cản trở nào đối với thương mại tự do. Lợi tức không đổi theo quy mô. Công nghệ ở các nước khác nhau có trình độ phát triển khác nhau. Mô hình: Số giờ lao động sản xuất ra một đơn vị sản phẩm Anh Mỹ Lương thực 5 6 Quần áo 2 12 Theo mô hình này thì ở Anh năng suất lao động của 2 mặt hàng lương thực, quần áo đều cao hơn Mỹ, hay nói cách khác Anh có lợi thế tuyệt đối về cả 2 mặt hàng này. Tuy nhiên Ricardo đã chứng minh được rằng Anh - Mỹ nếu xảy ra thương mại giữa 2 nước vẫn có lợi cho 2 bên bằng quy luật lợi thế tương đối: các nước hay cá nhân nếu chuyên môn hoá trong việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm mà mình làm ra có chi phí tương đối thấp hơn thì sẽ có lợi ích kinh tế lớn hơn. Quy luật lợi thế so sánh tương đối đã nhấn mạnh sự khác nhau về chi phí sản xuất coi đó là chìa khoá của các phương thức thương mại. LJi : chi phí sản xuất ra hàng hoá j ở nước i. Trong trường hợp này: Quốc gia A có lợi thế so sánh trong sản xuất F (lương thực). Quốc gia B có lợi thế so sánh trong sản xuất C (quần áo). Mô hình và lý thuyết so sánh tuyệt đối, tương đối của Adam smith và Ricardo chỉ giải thích được việc thương mại xảy ra giữa các nước là do sự tồn tại khác biệt về năng suất lao động. Tuy nhiên trong thế giới thực tế thương mại xảy ra không chỉ xem xét mỗi yếu tố đầu vào là lao động mà còn có các yếu tố khác như đất đai, vốn và tài nguyên khoáng sản. Thực tế cho thấy Canada xuất khẩu sản phẩm lâm sản sang Mỹ không phải vì những người công nhân làm trong ngành lâm nghiệp của Canada có năng suất lao động tương đối (so với những đồng nghiệp của họ ở nước Mỹ) cao hơn những ngành khác của Canada, mà là vì đất nước Canada thưa dân có nhiều đất rừng theo đầu người hơn nước Mỹ. Hai nhà kinh tế người Thuỵ Điển Heckscher - Oblin đẫ bổ sung bằng mô hình mới trong đó 2 ông đề cập đến hai yếu tố đầu vào là lao động và vốn với các giả thiết sau: Cạnh tranh là hoàn hảo. Chi phí vận chuyển không đáng kể. Không có rào cản đối với thương mại tự do. Lợi tức không đổi theo quy mô. Lao động là yếu tố đầu vào có thể di chuyển được giữa các nước. Công nghệ và sở thích của 2 quốc gia là như nhau. Cán cân thương mại ở 2 nước tại thời điểm trao đổi và chuyên môn hoá là cân bằng. Không có sự di chuyển các yếu tố quốc tế, chỉ có sự di chuyển giữa các yếu tố trong phạm vi quốc gia. Cả 2 đều sử dụng có hiệu quả nhất các yếu tố trong phạm vi quốc gia. (Với giả thiết chỉ xem xét thương mại xảy ra giữa 2 quốc gia và đầu vào là lao động và vốn). Hai ông đã đưa ra định lý: một nước sẽ có lợi nếu sản xuất và chuyên môn hoá những hàng hoá tương đối sẵn có các yếu tố dồi dào và nhập khẩu các hàng hoá tương đối đắt và hiếm. Hai ông cũng đưa ra lý thuyết chứng minh thương mại (có từ 2 yếu tố đầu vào trở lên) sẽ ảnh hưởng đến sự phân phối thu nhập của các ngành trong một nước. Qua các mô hình lý thuyết của các nhà kinh tế học từ cổ điển đến hiện đại đã làm sáng tỏ được nguồn gốc của thương mại quốc tế. I.1.2. Lợi ích của thương mại quốc tế: Một quốc gia không thể sản xuất ra tất cả các loại hàng hoá thoả mãn nhu cầu của dân chúng, hay nếu có thể thì cũng không đem lại hiệu quả kinh tế cao. Lợi ích mà thương mại quốc tế đem lại là sự mở rộng khả năng tiêu dùng hơn những gì khi chưa xảy ra trao đổi thương mại, làm động lực thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng tính chuyên môn hoá, làm cho sự phân công lao động ngày càng trở nên sâu sắc, nhân tố thúc đẩy xã hội phát triển. I.2. Vai trò của thương mại quốc tế: Báo cáo chính trị của Ban chấp hành TW Đảng ta tại Đại hội lần VI đã nhấn mạnh "Nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế trong chặng đường đầu tiên cũng như sự phát triển KH-KT và công nghiệp hoá XHCN của nước ta tiến nhanh hay chậm phụ thuộc một phần quan trọng vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại ". Xu thế phát triển chung của nhiều nước hiện nay là thay đổi chiến lược kinh tế từ "đóng cửa" sang "mở cửa", từ chiến lược "thay thế nhập khẩu" sang "hướng vào xuất khẩu", qua đó cho thấy các quốc gia đã ngày càng chú trọng đến vai trò của thương mại quốc tế. Nền kinh tế "đóng cửa" về cơ bản là phát triển kinh tế tự cung, tự cấp, sản xuất thay thế nhập khẩu. Nét đặc trưng của nền kinh tế là sản xuất để trực tiếp tiêu dùng "tự sản, tự tiêu". Tổ chức lao động xã hội diễn ra trong một phạm vi hẹp mang nặng tính bảo thủ. Nó không phù hợp với các quy luật phát triển khách quan của thế giới. Đối lập với kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp là kinh tế hàng hoá. Quá trình chuyển từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hoá là cả một quá trình phức tạp lâu dài và khó khăn vì tính trì trệ, bảo thủ của nền kinh tế tự nhiên. Chính sách "đóng cửa" không thể tồn tại lâu dài được là do các nguyên nhân sau: Trong điều kiện quốc tế hoá, đời sống kinh tế ngày càng cao, sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc, các nước ngày càng phụ thuộc lẫn nhau và tham gia vào quá trình liên kết, hợp tác quốc tế, khu vực, một chính sách "đóng cửa" không còn thích hợp với hiện nay nữa. Các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển mạnh như vũ bão, nó ngày càng trở thành nhân tố quyết định đến sự phát triển của mỗi quốc gia. Trong khi đó chính sách "đóng cửa" đã hạn chế khă năng tiếp thu kỹ thuật mới làm cho nền kinh tế phát triển chậm chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là phổ biến, không có công nghệ kỹ thuật hiện đại tiên tiến. Kết quả tất yếu là năng suất lao động thấp, hiệu quả kém, khả năng cạnh tranh yếu, tốc độ phát triển chậm. Hầu hết các nước nghèo, lạc hậu hay đang phát triển đều thiếu vốn cho việc đầu tư vào sản xuất. Trong khi đó quá trình phát triển nền kinh tế đòi hỏi phải nhập khẩu một khối lượng ngày càng nhiều máy móc, thiết bị và nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Nếu không phát triển thương mại quốc tế thì vấn đề thiếu hụt trong cán cân thanh toán ngày càng lớn. Thị trường trong nước thu nhỏ hẹp không đủ đảm bảo cho sự phát triển công nghiệp với quy mô hiện đại, sản xuất hàng loạt. Do đó không tạo nên việc làm - một vấn đề mà các nước nghèo phải quan tâm. Trong thế giới hiện đại, không một quốc gia nào bằng chính sách "đóng cửa" lại phát triển có hiệu quả nền kinh tế trong nước. Muốn phát triển nhanh mỗi nước không thể đơn độc dựa vào nguồn lực mà phải tận dụng có hiệu quả quả tất cả những thành tựu về kinh tế, khoa học công nghệ của loài người đã đạt được, tận dụng tranh thủ các nguồn lực, vốn của nước ngoài để phát triển đất nước. Vai trò to lớn của thương mại quốc tế là sự thông qua trao đổi thương mại mà làm cho quá trình phân công lao động, chuyên môn hoá ngày càng trở nên sâu sắc, nó thúc đẩy cho sự phát triển của loài người ngày càng cao lên, ngày càng đáp ứng kịp thời đầy đủ những nhu cầu của con người, nâng cao khả năng sản xuất, mở rộng khả năng tiêu dùng của con người. Hoạt động xuất khẩu và vai trò của nó đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. II.1. Khái niệm xuất khẩu. II.1.1. Khái niệm. Hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu là 2 hoạt động chính cấu thành nên thương mại quốc tế, là hoạt động kinh doanh hàng hoá - dịch vụ giữa 1 nước với phần còn lại của thế giới. Ngày nay hoạt động xuất khẩu diễn ra rất sôi nổi và đa dạng trên thị trường quốc tế và thường được các quốc gia quan tâm nhất trong chính sách đối ngoại. Như vậy: hoạt động xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ của một nước với phần còn lại của thế giới dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ thị trường nhằm mục đích lợi nhuận. II.1.2. Nhiệm vụ của xuất khẩu. Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển và ổn định thì hoạt động xuất khẩu phải thực hiện được những nhiệm vụ sau đây: Một là: phải mở rộng thị trường, nguồn hàng và đối tác kinh doanh nhằm tạo ra cao trào xuất khẩu, coi xuất khẩu là mũi nhọn đột phá cho sự giàu có của đất nước. Hai là: phải ra sức khai thác mọi nguồn lực của đất nước như đất đai, nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ chất xám theo hướng khai thác lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh tương đối. Ba là: nâng cao năng lực sản suất hàng xuất khẩu để tăng nhanh khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Bốn là: tạo ra những mặt hàng (nhóm hàng) xuất khẩu chủ lực đáp ứng những đòi hỏi của thị trường và của khách hàng về chất lượng và số lượng có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao. II.2. Vai trò của xuất khẩu. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động kinh doanh xuất khẩu đóng vai trò rất lớn, cụ thể là: II.2.1. Xuất khẩu tạo nguồn chủ yếu cho nhập khẩu. Những nước trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (những nước chậm phát triển và đang phát triển như Việt Nam) đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến phục vụ cho quá trình cơ sở vật chất sản xuất hạ tầng của đất nước. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như: liên doanh đầu tư với nước ngoài, vai nợ, viện trợ, tài trợ.... Tuy nhiên các nguồn này thường bấp bênh và biến đổi liên tục và có kèm theo những cái giá phải trả bằng cách này hay bằng cách khác. Chỉ có nguồn vốn quan trọng nhất là từ xuất khẩu thu về sẽ tạo điều kiện cho nhập khẩu thực hiện những chiến lược phát triển kinh tế đất nước một cách ổn định và vững chắc. II.2.2. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng ngoại. Xuất khẩu làm thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng một cách có lợi nhất, đó là thành quả của của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Sự tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các hướng sau: Phải xuất phát từ nhu cầu thị trường thế giới để tổ chức và xuất khẩu những sản phẩm mà nước khác cần. Điều đó có tác dụng lớn đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có liên quan có cơ hội thúc đẩy sự phát triển. Bởi vì trong một nền kinh tế do sự phân công lao động cao, tạo nên một sự rằng buộc lẫn nhau giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Ví dụ khi sản phẩm dệt may được xuất khẩu không chỉ trong ngành dệt sản phẩm sẽ được phát triển mà các ngành khác như: sản xuất bông, sợi nhuộm, hoá phẩm. .. sẽ cũng được phát triển theo, quy mô của những ngành này cũng được trang bị, mở rộng thêm, cơ hội tạo thêm được nhiều công ăn việc làm cho công nhân các ngành liên quan. Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ và cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất khai thác tối đa sản xuất trong nước. Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng lực sản xuất trong nước. Nói cách khác xuất khẩu là cơ sở tạo thêm vốn và kỹ thuật, công nghệ tiên tiến từ thế giới bên ngoài vào trong nước, thúc đẩy nhanh quá trình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Thông qua xuất khẩu thì quốc gia đó phải xuất phát từ nhu cầu thị trường thế giới. Bên cạnh đó phải đối đầu cạnh tranh quyết liệt về giá cả, chất lượng trên thị trường thế giới. Do đó buộc quốc gia đó phải cơ cấu tổ chức lại sản xuất cho phù hợp theo xu hướng hướng ngoại. Xuất khẩu làm cho các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới hoàn thiện công tác quản lý, sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng, hạ giá thành. II.2.3. Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân. Trước hết, sản xuất hàng hoá xuất khẩu thu hút nhiều nhân công các ngành từ sản xuất xuất khẩu chính đến các ngành liên quan. Có nhiều công việc dẫn đến thu nhập ổn định, dần dần từng bước nâng cao sức tiêu dùng, sâu xa hơn đã tạo thêm sự ổn định cho nền kinh tế xẫ hội. II.2.4. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại. Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại khác đều có sự liên quan và cho quốc gia đó ngày càng hoà đồng cùng nền kinh tế thế giới, tạo nên sự gắn bó chặt chẽ với phân công lao động quốc tế. Thông thường hoạt động xuất khẩu ra đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn xuất khẩu và sản xuất ra hàng hoá xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, vận tải quốc tế. .., đến lượt nó chính quan hệ đối ngoại lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu. Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. II.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu là trao đổi hàng hoá, dịch vụ qua lãnh thổ biên giới, đối tác là những người nước ngoài có phong tục tập quán, văn hoá khác nhau hay khác nhau về quốc tịch. Hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế thực chất cũng như hoạt động kinh doanh trong nước chỉ khác chăng ảnh hưởng của các yếu tố tới kinh doanh thương mại quốc tế không những là các yếu tố trong nước mà còn ở thị trường thế giới như thông lệ quốc tế, khu vực, đồng tiền thanh toán. ... Do đó có thể thấy rằng hoạt động xuất khẩu rất phức tạp, ta có thể thấy một số các nhân tố chính ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu như: II.3.1. Nhân tố văn hoá - địa lý: II.3.1.
Tài liệu liên quan