Ngày nay thị trường thế giới đang mở ra nhiều triển vọng lớn, cùng với chính sách mở cửa của Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng nông sản xuất khẩu phát triển. Kinh nghiệm của các nước đi trước cộng với lợi thế của mình, Việt Nam đã chọn xuất khẩu nông sản là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, hạt điều được coi là một trong 10 nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Hiện nay, trên thị trường thế giới, hạt điều Việt Nam có vị trí rất quan trọng. Việt Nam chiếm vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu hạt điều, chiếm vị trí thứ nhất trên thế giới về sản lượng hạt điều. Điều này tạo rất nhiều thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần tăng ngân sách nhà nước.
Bên cạnh những thuận lợi cũng như những thời cơ nói trên, xuất khẩu hạt điều cũng gặp phải nhiều thách thức, khó khăn, thể hiện trên các mặt như: sản phẩm điều của Việt Nam còn thiếu tính đa dạng, nguồn cung ứng nguyên liệu còn hạn chế, trình độ quản lý yếu kém,. Ngoài những khó khăn trong nước, ngành điều Việt Nam còn phải đối mặt với một thách thức khá lớn và ngành điều Việt Nam sẽ có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới. Với những hạn chế như vậy thì nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều là tất yếu khách quan và cũng là yêu cầu cấp bách để Việt Nam hội nhập một cách có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
Nhận thức được điều này, em đã chọn đề tài “Hoạt động xuất khẩu điều của Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
40 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2006 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động xuất khẩu điều của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Ngày nay thị trường thế giới đang mở ra nhiều triển vọng lớn, cùng với chính sách mở cửa của Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng nông sản xuất khẩu phát triển. Kinh nghiệm của các nước đi trước cộng với lợi thế của mình, Việt Nam đã chọn xuất khẩu nông sản là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, hạt điều được coi là một trong 10 nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Hiện nay, trên thị trường thế giới, hạt điều Việt Nam có vị trí rất quan trọng. Việt Nam chiếm vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu hạt điều, chiếm vị trí thứ nhất trên thế giới về sản lượng hạt điều. Điều này tạo rất nhiều thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần tăng ngân sách nhà nước.
Bên cạnh những thuận lợi cũng như những thời cơ nói trên, xuất khẩu hạt điều cũng gặp phải nhiều thách thức, khó khăn, thể hiện trên các mặt như: sản phẩm điều của Việt Nam còn thiếu tính đa dạng, nguồn cung ứng nguyên liệu còn hạn chế, trình độ quản lý yếu kém,.... Ngoài những khó khăn trong nước, ngành điều Việt Nam còn phải đối mặt với một thách thức khá lớn và ngành điều Việt Nam sẽ có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới. Với những hạn chế như vậy thì nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều là tất yếu khách quan và cũng là yêu cầu cấp bách để Việt Nam hội nhập một cách có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
Nhận thức được điều này, em đã chọn đề tài “Hoạt động xuất khẩu điều của Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2.Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm củng cố, bổ sung và vận dụng những lý thuyết đã học vào giải quyết một vấn đề thực tiễn trong đời sống kinh tế - xã hội . Phân tích, đánh giá khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều trên thị trường thế giới trong thời gian qua, qua đó chỉ ra được những thành tựu đạt được và những tồn tại cần khắc phục. Từ đó tìm ra những phương hướng, biện pháp nhằm tăng cường sức cạnh tranh của hạt điều xuất khẩu trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong thời gian qua.
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi là hoạt động sản xuất và xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong thời gian gần đây, từ năm 2005 đến 2009.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong kinh tế làm phương pháp luận cơ bản. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng kết hợp gồm có quan sát thực tế, so sánh, tổng hợp số liệu, phân tích thống kê, phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu kinh nghiệm điển hình, cân đối và dự báo bằng các mô hình kinh tế... trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp.
5. Kết cấu đề tài
Phù hợp với mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu nêu trên, ngoài lời mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài được chia làm 3 chương chính:
Chương 1: Những vấn đề chung về hoạt động xuất khẩu điều của nước ta
Chương 2: Thực trạng và đánh giá về tình hình xuất khẩu điều của Việt Nam
Chương 3: Định hướng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu điều của nước ta
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo THS. Nguyễn Thị Thúy Hồng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình làm khoá luận. Tuy nhiên, do có sự hạn chế của bản thân về kiến thức, kinh nghiệm cũng như thời gian nên đề tài vẫn còn nhiều hạn chế. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô.
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐẾ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐIỀU Ở NƯỚC TA
1.1 Giới thiệu chung về cây điều và ngành điều ở nước ta
1.1.1 Giới thiệu khái quát về cây điều
Cây đào lộn hột hay còn gọi là cây điều, có tên khoa học là Anacardium Occidentale, tên tiếng Anh là Cashew. Cây điều có xuất xứ từ Mỹ Latinh, thoạt đầu chỉ là cây mọc hoang dại, đến nay đã được trồng rộng rãi ở khắp các nước nhiệt đới, đặc biệt là các vùng nhiệt đới ven biển. Cây điều được đưa vào trồng ở Việt Nam từ thế kỷ 18. Điều là cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ven biển và thích hợp với những vùng có độ cao so với mặt nước biển từ 600 trở lại. ở những vùng trồng điều này, nhiệt độ cao đều trong năm, không có mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình trong năm từ 24 đến 280C, ánh sáng dồi dào (trên 2000 giờ/năm), đây là nhân tố khí hậu có tính quyết định cho cây điều bởi vì điều cần ánh sáng để ra hoa, kết quả cho năng suất cao. Ngoài ra, độ ẩm tương đối của không khí thấp trong vụ khô (vụ ra hoa) sẽ góp phần đưa lại năng suất cao, ít sâu bệnh. Cây điều không kén đất tốt, các loại đất có độ phì nhiêu thấp như đất đỏ vàng phát triển trên sa thạch hoặc grannít, đất cát ven biển, đất xám phát triển trên phù sa cổ hoặc đá grannit bạc mầu, khô hạn đều thích hợp với điều kiện là thoát nước tốt, đất tương đối nhẹ, có tầng dầy khá. Như vậy, chúng ta có thể tận dụng những vùng đất còn bỏ hoang để trồng điều. Tuy nhiên, cũng cần tuân thủ những kỹ thuật cần thiết trong trồng điều. Nếu trồng điều một cách tùy tiện, bất chấp các yêu cầu kỹ thuật, coi điều như một cây bán dã sinh, sẽ dẫn đến những thất bại.
Điều được biết đến và trở thành một cây có giá trị kinh tế cao của nhiều nước với ba sản phẩm chính là nhân điều, dầu vỏ hạt điều và các sản phẩm chế biến từ trái điều như rượu và nước giải khát.
Nhân điều chiếm khoảng 20 - 25% trọng lượng hạt điều, là một loại thực phẩm cao cấp có giá trị dinh dưỡng cao với 20% đạm, 40 - 53% chất béo, 22,3% bột đường, 2,5% chất khoáng và nhiều loại vitamin nhóm B, nên được nhiều người ưa dùng vì đó là loại thức ăn vừa bổ lại vừa hạn chế được nhiều bệnh hiểm nghèo như huyết áp, thần kinh, xơ vữa động mạch... Nhân điều có thể rang để ăn, có thể dùng làm một trong những thành phần của bánh ăn rất thơm, có thể ép ra dầu rán, người Trung Quốc thường dùng xào lẫn với rau dùng trong bữa ăn.
Dầu vỏ hạt điều chiếm khoảng 18 - 23% trọng lượng hạt điều, được chiết xuất từ vỏ hạt điều, thành phần chính là axid anacardic và cardol chiếm 85 - 90%, đây là những dẫn suất của phenol. Công dụng chính là dùng chế biến thành vecni, sơn chống thấm, cách điện, cách nhiệt...
Các sản phẩm chế biến từ trái điều như nước giải khát, syro điều được đánh giá là có chất lượng dinh dưỡng khá cao quả điều có mùi thơm đặc biệt và chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C và các loại muối khoáng cần thiết cho cơ thể con người. Trái điều cũng được chế biến ra mứt bằng cách đun với mật ong hay đường. Ở Brazil, dân địa phương ăn như một loại quả dưới dạng sống hay nấu chín. Một vài vùng Đông Phi, đặc biệt là ở Mozambique và Tanzania, người ta sử dụng quả điều chưng cất lên men để sản xuất rượu mạnh giống như rượu gin.
1.1.2 Giới thiệu chung về ngành điều Việt Nam
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, thổ nhưỡng và khí hậu của Việt Nam rất phù hợp cho sự phát triển của cây điều. Thấy được giá trị kinh tế của cây điều, ngay từ những năm 1980, Đảng và Nhà nước đã bước đầu có sự quan tâm đến cây điều, đặc biệt là công nghệ chế biến điều xuất khẩu – tại Hội nghị ngoại thương tổ chức tại tỉnh Sông Bé (cũ) vào năm 1982, cố Thủ tướng Phạm Hùng đã chỉ đạo cho ngành ngoại thương phải tổ chức chế biến và xuất khẩu hạt điều. Tuy nhiên thời kỳ này Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu hạt điều thô, giá trị kinh tế thấp, thường xuyên bị ép giá ở nước ngoài.
Phải đến năm 1990 ngành điều Việt Nam mới thực sự khởi sắc. Ngày 29/11/1990 Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Công Nghiệp Thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã có Quyết định số 346 /NN-TCCB/QĐ v/v: thành lập Hiệp hội cây điều Việt Nam với tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam Cashew Association (VINACAS).
Năm 1992, tức là chỉ một năm sau khi khai thông biên giới Việt - Trung, hạt điều Việt Nam đã có mặt tại thị trường đông dân nhất hành tinh này. Ngày nay, Trung Quốc luôn là thị trường lớn thứ 2 của hạt điều Việt Nam. Đặc biệt hơn là ngay từ khi Việt Nam – Hoa Kỳ chưa bình thường hoá quan hệ về mặt ngoại giao thì chúng ta đã có những lô hàng xuất khẩu nhân điều xuất khẩu trực tiếp qua thị trường Hoa Kỳ - đó là năm 1994.
Trong suốt 10 năm liền từ 1990 – 1999, cây điều Việt Nam từ chỗ chỉ có vài chục ngàn ha với sản lượng mấy chục ngàn tấn, xuất khẩu nhỏ lẻ, thì năm 1999 Việt Nam đã có sản lượng 100 ngàn tấn điều thô, sản lượng nhân xuất khẩu đạt 28 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 164 triệu USD. Công nghiệp chế biến điều phát triển mạnh mẽ, sản lượng điều thô trong nước bắt đầu không đủ cung cấp cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
Do vậy mà năm 1996, Việt Nam chính thức ghi tên mình vào danh sách các quốc gia nhập khẩu hạt điều thô từ châu Phi. Để động viên một ngành công nghiệp non trẻ đang phát triển với tốc độ “nóng”, Nhà nước cần có định hướng phát triển. Hiệp hội điều Việt Nam - Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã trình Thủ tướng Chính phủ đề án chiến lược phát triển ngành điều giai đoạn 10 năm từ 2000 – 2010. Ngày 07/5/1999, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 120 /1999/QĐ–TTg v/v: phê duyệt đề án phát triển ngành điều đến năm 2010.
Điều kỳ diệu là không phải đợi đến 10 năm mà chỉ 5 năm sau, tức là năm 2005 hầu như toàn bộ chỉ tiêu phát triển của Quyết định 120 của chính phủ đã được ngành điều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch.
Để ghi nhận thành quả đó thì ngày 14 tháng 1 năm 2003, Chủ tịch nước đã tặng ngành điều Huân chương Lao động Hạng 3 thời kỳ đổi mới.
Những năm gần đây mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, ngành điều Việt Nam vẫn kiên trì thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Diện tích cây điều được giữ vững, nhiều vùng, nhiều hộ nông dân trồng điều không những xoá được đói, giảm được nghèo mà còn khá hơn từ trồng điều. Công nghiệp chế biến dần hoàn thiện, ngày càng đi vào công nghiệp hoá, thân thiện với môi trường hơn, chất lượng sản phẩm được nâng cao, vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo.
Năm 2006, một tin vui lớn đã đến với những người trồng - chế biến - xuất khẩu điều Việt Nam - Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu hạt điều hàng đầu thế giới.
Năm 2007 ngành điều vẫn tiếp tục phát triển với nhịp độ tăng trưởng rất cao 25% - cao hơn mức tăng trưởng bình quân của ngành Nông nghiệp với thành tích cụ thể:
- Sản lượng điều thô trong nước: 350 000 tấn
- Nhập khẩu: 200 000 tấn
- Sản lượng chế biến: 550.000 tấn
- Sản lượng nhân xuất khẩu (khoảng) 152.000 tấn
- Kim ngạch xuất khẩu (khoảng) 650 triệu USD. Trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt trên 36%; Trung Quốc 18%; Liên Minh châu Âu (EU) trên 20%...
Có được thành tựu ngành hôm nay, ngành điều không thể không ghi nhận công sức đóng góp của những người nông dân trồng điều đã một nắng hai sương trồng, chăm sóc, tạo tán, tỉa cành cho cây điều phát triển. Ngành điều cũng không thể không ghi nhận công sức, đóng góp của các nhà khoa học, những kỹ sư nông học đang ngày đêm tạo ra từng dòng giống mới cho năng suất chất lượng hạt ngày càng cao. Thành công đó cũng có công sức đóng góp không nhỏ của những người công nhân chế biến điều; mặc dù cuộc sống còn muôn vàn khó khăn nhưng họ vẫn luôn bám máy, lao động sáng tạo giúp cho ngành điều ngày càng phát triển. Đó còn là công sức lao động trí tuệ của tầng lớp doanh nhân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hạt điều. Họ đã góp công không nhỏ đưa những hạt điều nhỏ bé xinh xinh của Việt Nam xuất khẩu đến 26 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp thế giới.
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu hạt điều
Đối với hạt điều chất lượng sản phẩm ngày càng trở thành yếu tố then chốt để cạnh tranh thắng lợi trên thị trường. Khả năng cạnh tranh của chất lượng sản phẩm được thể hiện nếu một sản phẩm có chất lượng tốt hơn thì sẽ có lợi thế hơn trong cạnh tranh so với những sản phẩm cùng loại nhưng có chất lượng thấp hơn. Chất lượng sản phẩm hạt điều được quyết định do nhân tố di truyền và quyết định bởi công tác chế biến, bảo quản. Muốn tăng chất lượng hạt điều phải đồng thời thực hiện tốt hai nhiệm vụ: Thứ nhất là yếu tố về giống, cách thức gieo trồng. Thứ hai là phương thức chế biến bảo quản, yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm cuối cùng.
Trong sản xuất, công nghệ là yếu tố sống động mang tính quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm thông qua công nghệ thể hiện nó làm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt ở cả thị trường trong nước và ngoài nước, công nghệ đang là mối quan tâm sâu sắc của mọi quốc gia. Riêng đối với mặt hàng điều xuất khẩu, cần chú ý đến việc đầu tư công nghệ để giữ gìn và làm tăng chất lượng của sản phẩm. Chính điều này sẽ làm tăng giá trị của mặt hàng xuất khẩu, nhờ đó có thể xuất khẩu những sản phẩm đã được chế biến sâu có chất lượng cao chứ không phải xuất những mặt hàng thô đem lại giá trị rất thấp lại phải chịu sự tác động rất nhiều của điều kiện tự nhiên, mùa vụ...
Uy tín của doanh trên thị trường thể hiện sự tin tưởng của khách hàng vào chính doanh nghiệp đó. Đây cũng là nhân tố rất quan trọng để đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp . Hiện nay, trên thị trưòng điều thế giới, các doanh nghiệp như Alphonsa Cashew Industries, Achal Cashew Private Limited (ấn Độ), Lafacoo (Việt Nam)... là những doanh nghiệp rất có uy tín về xuất khẩu hạt điều. Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường là một tiềm lực vô hình của doanh nghiệp. Để có được sức mạnh này doanh nghiệp cần phải thực hiện nhiều hoạt động và các chỉ tiêu khác như: Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt là luôn tăng lợi nhuận cũng như giành được thị phần lớn trên thị trường.
Trình độ tổ chức quản lý trong các hoạt động kinh doanh xuất khảu cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hoạt động xuất khẩu điều. Tổ chức quản lý trong kinh doanh xuất khẩu hạt điều là việc quản lý các nguồn sản xuất, tổ chức thu gom hàng hóa từ các nguồn, tổ chức bộ máy dây chuyền sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm phải đồng bộ và thông suốt. Do đặc điểm của hạt điều là một loại hàng nông sản nên tổ chức và quản lý phải liên đới quan hệ chặt chẽ với nhau phù hợp với từng thời vụ. Sự hoàn hảo của cấu trúc tổ chức, tính hiệu quả của hệ thống quản lý và công nghệ quản lý sẽ tạo nên sức mạnh thực sự cho đơn vị trong kinh doanh. Và từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Hoạt dộng xúc tiến thương mại cũng là hoạt động quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong khi đưa hàng hóa ra thị trường. Hoạt động xúc tiến giúp các doanh nghiệp có điều kiện hiểu biết lẫn nhau, đặt quan hệ buôn bán với nhau đặc biệt các doanh nghiệp nhận biết thêm thông tin về thị trường, có điều kiện để nhanh chóng phát triển kinh doanh và hội nhập vào khu vực và thế giới. Xúc tiến thương mại là công cụ hữu hiệu trong việc chiếm lĩnh thị trường và tăng tính cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp trên thị trường. Tiếp cận được với thị trường tiềm năng cung cấp cho khách hàng tiềm năng những thông tin cần thiết, những dịch vụ ưu đãi chinh phục và lôi kéo khách hàng tạo hình ảnh đẹp về sản phẩm, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp không ngừng tăng lên.
1.3. Vai trò và ý nghĩa của sản xuất và xuất khẩu hạt điều đối với nền kinh tế quốc dân
1.3.1 Sản xuất và xuất khẩu hạt điều làm tăng vốn và phát triển khoa học công nghệ, góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước
Đất nước ta đang tiến hành công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, do vậy nhu cầu về vốn là rất lớn. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, chúng ta không thể chỉ trông chờ vào nguồn vốn trong nước, do đó phải huy động nhiều nguồn vốn khác nhau, trong đó có nguồn vốn thu được từ hoạt động xuất khẩu hạt điều, bởi quá trình công nghiệp hóa không những đòi hỏi các khoản đầu tư bổ sung mà còn đòi hỏi nhiều khoản đầu tư mới với quy mô lớn mà khả năng trong nước không đáp ứng được. Hàng năm, hạt điều xuất khẩu đem lại một lượng kim ngạch rất lớn, đóng góp rất nhiều cho nguồn thu ngân sách nhà nước. Kim ngạch xuất khẩu hạt điều không ngừng tăng trong những năm qua, đóng góp cho ngân sách nhà nước của ngành điều cũng liên tục tăng.
Sản xuất và xuất khẩu hạt điều còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu khoa học công nghệ từ nước ngoài, phát triển công nghệ hiện có trong nước. Lượng ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu hạt điều đã được sử dụng hợp lý để nhập khẩu những giống điều mới cho năng suất cao hơn và những công nghệ, máy móc thiết bị tiên tiến để hiện đại hóa ngành chế biến điều.
Khi sản xuất điều phát triển, đời sống của đồng bào trồng điều, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa được nâng lên, giúp đồng bào ổn định cuộc sống, định canh định cư, tránh hiện tượng du canh, du cư như trước. Mỗi nhà máy, xí nghiệp chế biến điều mọc lên ở đâu là nơi đó dân cư đến sinh sống tập trung, đồng thời điện, đường, trường trạm... được xây dựng theo để phục vụ cho hoạt động của các nhà máy và đời sống của người dân. Việc phát triển ngành công nghiệp chế biến điều vô hình chung đã đẩy nhanh tốc độ CNH - HĐH nông thôn, thúc đẩy sự phát triển của ngành chế biến và xuất khẩu nông sản nói chung và góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa.
1.3.2 Sản xuất và xuất khẩu hạt điều góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải biến cơ cấu kinh tế và tạo cân bằng môi trường sinh thái
Nhờ trồng điều, chúng ta đã tăng nhanh vòng quay sử dụng đất, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đặc biệt là đất ở những vùng trước đây bỏ hoang, cằn cỗi, cải biến cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống của người dân ở những vùng trồng cây điều.
Cây điều là cây công nghiệp dài ngày chịu được hạn, không kén đất... do đó chúng ta có thể tận dụng những vùng đất khô hạn ở phía Nam nước ta. Do bản chất bán hoang dại và nguồn gốc nhiệt đới nên cây điều có thể phát triển trong điều kiện khí hậu nóng gió, khô hạn, đặc biệt là vùng Duyên hải Miền Trung. Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đất đai khô hạn, nghèo dinh dưỡng nhưng cây điều vẫn cho hiệu quả kinh tế khá hơn hẳn một số cây trồng khác đặc biệt là ở vùng đất trống đồi núi trọc. Theo một nghiên cứu của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các tỉnh duyên hải miền Trung, vùng thấp các tỉnh Tây Nguyên hiện đang có hàng trăm ngàn hécta đất trống đồi trọc, trong đó có gần 400.000 hécta thích hợp cho trồng điều. Nghiên cứu này cũng cho thấy "chưa có một loại cây trồng nào có thể phát triển mạnh và cho hiệu quả kinh tế cao hơn cây điều". Như vậy, nếu không có sự phát triển của cây điều thì một lượng lớn đất đai sẽ bị lãng phí, hệ số sử dụng đất sẽ rất thấp. Sự biến động bất lợi thời tiết trong những năm qua đã gây nên hạn hán và thiếu hụt nước trầm trọng ở các vùng đất cao làm hạn chế việc mở mang diện tích của các cây trồng cần nước tưới trong mùa khô như cà phê và các loại cây ăn quả khác. Điều này lại càng làm nổi bật vai trò của cây điều trong cơ cấu cây trồng ở những vùng đất cao, hiếm nước.
Hơn nữa, cây điều không chỉ phát huy hiệu quả ở những vùng đất hoang hóa, khô cằn mà còn chứng tỏ vị thế của mình ở những vùng đất được coi là màu mỡ bởi vì so với các loại cây công nghiệp lâu năm khác như cây cao su, cây cà phê, cây chè thì các yêu cầu về đầu tư của cây điều rất thấp nhưng hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả kinh tế lại tương đương hoặc cao hơn. Do vậy mặc dù bị cạnh tranh bởi các cây trồng khác qua việc đa dạng hóa các loại cây trồng tại một số vùng kinh tế trọng điểm nhưng cây điều vẫn giữ vị trí độc tôn.
Việc sản xuất và xuất khẩu điều cũng đã góp phần không nhỏ vào việc cải biến cơ cấu kinh tế của các vùng trồng điều. Trước đây các vùng này hầu như chỉ dựa vào nông nghiệp là chính, nhưng từ khi điều trở thành sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa và có giá trị thương mại cao thì cơ cấu kinh tế của các vùng này đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ do sự phát triển của các nhà máy sản xuất chế biến điều gắn liền với các vùng nguyên liệu. Hiện nay nước ta có hơn 200 cơ sở chế biến hạt điều và hàng trăm xưởng chế biến mini nhỏ tập trung chủ yếu ở những vùng nguyên liệu chính