Đề tài Hoạt động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội – Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh

Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế quốc dân, có vai trò tạo nên sự hùng mạnh và hưng thịnh của đất nước. Trong thời kỳ bao cấp, các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả dẫn đến sự trì trệ của nên kinh tế nước ta lúc bấy giờ. Sau khi đổi mới nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước biến đổi và phát triển cả về chất và lượng song bên cạnh đó vẫn còn một số doanh nghiệp làm ăn sa sút. Chính vì thế một trong những chủ trương của Nhà nước khi tiến hành đổi mới là cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước trước đây, nhất là các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.

doc57 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2548 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội – Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế quốc dân, có vai trò tạo nên sự hùng mạnh và hưng thịnh của đất nước. Trong thời kỳ bao cấp, các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả dẫn đến sự trì trệ của nên kinh tế nước ta lúc bấy giờ. Sau khi đổi mới nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước biến đổi và phát triển cả về chất và lượng song bên cạnh đó vẫn còn một số doanh nghiệp làm ăn sa sút. Chính vì thế một trong những chủ trương của Nhà nước khi tiến hành đổi mới là cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước trước đây, nhất là các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội NAFORIMEX là một trong những công ty như thế. Trước khi tiến hành cổ phần hóa, công ty làm ăn thua lỗ nhiều năm liền. Nhưng hiện nay, sau một thời gian đổi mới mô hình kinh doanh, doanh nghiệp đã đi vào ổn định và làm ăn có lãi. Hoạt động chủ yếu của công ty là xuất khẩu những mặt hàng lâm sản như gỗ, quế, hồi, sa nhân, các loại tinh dầu… Trước nhu cầu thực tế của công ty là phải đấy mạnh hoạt động xuất khẩu lâm sản, sau thời gian tìm hiểu thực tế ở công ty em quyết định chọn đề tài: “Hoạt động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội – Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh” Bài báo cáo gồm ba chương: Chương I: Giới thiệu khái quát về công ty Cỏ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội Với khoản thời gian thực tập chưa nhiều, khả năng phân tích nhận định chưa sâu, nguồn tài liệu hạn chế nên chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em không tránh khỏi có nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý, phê bình của các thầy cô. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới PGS-TS. Trần Việt Lâm cùng các cô chứ trong công ty đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Chương I: Giới thiệu khái quát về công ty Cỏ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 1.1. Lịch sử ra đời Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản NAFORIMEX Hà Nội (tên giao dịch quốc tế là Ha Noi Forest Products Export-Import And Production Joint Stock Company) là một doanh nghiệp cổ phần độc lập. Tiền thân của công ty là Tổng công ty Xuất nhập khẩu lâm thổ sản ra đời năm 1960 trực thuộc Bộ Ngoại thương. Đây là tổng công ty độc quyền của Nhà nước về xuất nhập khẩu các mặt hàng lâm thổ sản toàn miền Bắc. 1.2. Các giai đoạn phát triển 1.2.1. Trước khi cổ phần hóa Năm 1985, Tổng công ty được chuyển giao từ Bộ Ngoại thương sang Bộ Lâm nghiệp với tên gọi Tổng công ty Xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội. Năm 1990, Tổng công ty sát nhập với hai đơn vị lớn là Liên hiệp chế biến cung ứng lâm sản I và Công ty xuất nhập khẩu lâm sản Ngọc Khánh trở thành Tổng công ty dịch vụ sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản I. Tháng12/1995, để phù hợp với yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường trên cơ sở phát huy quyền tự chủ trong kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước đồng thời với việc tăng cường công tác quản lý nhà nước, Tổng công ty dịch vụ sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản I đã sát nhập với một số đơn vị thành viên của Tổng công ty Lâm sản Việt Nam thành lập nên Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu lân sản Hà Nội theo quyết định số 73/Nhà nước-TCCB-QĐ ngày 23/1/1996 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 1.2.2. Sau khi cổ phần hóa Tháng 9/2005, với tình hình phát triển kinh tế nhiều biến đổi, để đảm bảo cho công ty làm ăn thực sự hiệu quả và phù hợp với toàn bộ nèn kinh tế đất nước, với nền kinh tế toàn cầu, Công ty đã tiến hành cổ phần hóa, và đổi tên thành Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản NAFORIMEX Hà Nội. Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản NAFORIMEX Hà Nội là một công ty cổ phần hạch toàn độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản tại ngân hàng. Văn phòng đại diện và các cơ sở trực thuộc của công ty gồm có: Trụ sở công ty đặt tại 19 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Chi nhánh XNK Lâm sản Hải Phòng: 6A Hoàng Diệu, TP Hải Phòng. 1.3. Chức năng, nhiệm vụ hiện nay của công ty 1.3.1. Ngành nghề kinh doanh của công ty - Khai thác, sản xuất, chế biến, mua bán và xuất nhập khẩu: Nông sản, lâm sản, các sản phẩm nông, lâm kết hợp, tinh dầu, dược liệu và nguyên liệu có nguồn gốc từ lâm đặc sản, cây cảnh, thực vật, động vật có nguồn gốc từ gây nuôi không thuộc danh mục Nhà nước cấm, hàng thực phẩm và đồ uống, hàng thuỷ hải sản và các sản phẩm chế biến từ thuỷ hải sản, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp (không bao gồm thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y). - Nhập khẩu máy móc thiết bị dùng trong chế biến lâm sản, phục vụ xây dựng. - Mua bán các thiết bị điện nước, gia dụng. - Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa. - Dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà đất. - Chế biến thức ăn gia súc, chăn nuôi gia súc. - Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, viễn thông. - Kinh doanh bất động sản. 1.3.2. Nhiệm vụ của công ty: - Mở rộng liên doanh, liên kết với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác với nước ngoài, góp phần tích cực vào xây dựng kinh tế của đỉa phương và cả nước. - Tạo được nhiều công ăn việc làm, thực hiện phân phối theo lao động và công bằng xã hội, trả lương phù hợp với chính sách hiện hành của Nhà nước, nâng cao thu nhập, trình độ văn hóa, nghiệp vụ và tay nghề cho công nhân viên chức. - Bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước và địa phương sở tại. - Bảo vệ sản xuất, bảo vệ tài sản, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, tuân thủ pháp luật, quy định hiên hành của Nhà nước và địa phương sở tại. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán nội thương và các văn bản khác do công ty thực hiện. - Nghiên cứu khả năng sản xuất và nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước để cải tiến và ứng dụng khoa học-kĩ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm. - Đảm bảo đúng các chế đồ và kinh nghiệm về quản lý lâm sản. - Xây dựng chiến lược phát triển ngành hàng, kế hoạch kinh doanh của công ty phù hợp với yêu cầu của Nhà nước giao và nhu cầu của thị trường hàng năm. 2. Các đặc điểm chủ yếu của công ty trong sản xuất kinh doanh 2.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức Bộ máy quản lý của công ty có thể khái quát theo sơ đồ sau: Hình 1: Cơ cấu bộ máy quản lý Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban giám đốc Phòng TC-HC Phòng KT đối ngoại Phòng TC-KT P.KD Tổng hợp Phòng KD gỗ P. KD đặc sản Chi nhánh tại Hải Phòng Ban kiểm soát Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty là 84 người, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị (do hội đồng quản trị bầu trong số thành viên hội đồng quản trị). Dưới chủ tịch hội đồng quản trị là Giám đốc điều hành, là người điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Dưới Giám đốc là Phó giám đốc do Giám đốc bổ nhiệm. Công ty có 2 phòng ban phụ trách về quản lý và 5 phòng ban phụ trách về kết quả hoạt động của công ty. Cụ thể như sau: Phụ trách về quản lý gồm có: - Giám đốc: Do tổng công ty bổ nhiệm, là đại diện của công ty. Giám đốc điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh theo chế độ thủ trưởng, có quyền quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty theo nguyên tắc gọn nhẹ, hiệu quả. - Phó giám đốc: Do giám đốc công ty bổ nhiệm, phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc và thay thế điều hành công việc quản lý kinh doanh khi giám đốc đi vắng và chịu trách nhiệm trước giám đốc. - Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ quản lý lực lượng cán bộ về năng lực, hưu trí, mất sức, phụ trách tuyển mộ, tuyển dụng. - Phòng kế hoạch đối ngoại: Xây dựng định hướng kế hoạch kinh doanh chung và dài hạn hàng năm đối với các phòng ban công ty và đơn vị trực thuộc. - Phòng kế toán tài chính: Tham mưu giúp giám đốc trong việc chỉ đạo công tác kế toán, thống kê, quản lý kinh tế tài chính và hạch toán của công ty, bảo toàn và phát triển nguồn vốn. Về khối nghiệp vụ gồm có: - Phòng kinh doanh tổng hợp (1-5): Trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu và nhận ủy thác tổng hợp các mặt hàng về lâm nghiệp, chế biến các sản phẩm là gỗ, lâm sản, sản phẩm nông lâm kết hợp, tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Trực tiếp nhập khẩu, nhận ủy thác theo hình thức đổi hàng các vật tư thiết bị máy móc, hàng hóa phục vụ sản xuất. - Phòng kinh doanh đặc sản: Xuất và nhập các sản phẩm đặc biệt. - Phòng kinh doanh gỗ: Kinh doanh các mặc hàng sản phẩm từ gỗ. - Chi nhánh tại Hải Phòng: Là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu riêng, hạch toán báo sổ, có nhiệm vụ như các phòng kinh doanh của công ty. Ngoài ra còn được liên doanh liên kết với các thành phần kinh doanh nhằm phát huy hiệu quả sử dụng nhà cửa đất đai, kho tàng bến bãi dưới sự cho phép của giám đốc công ty. Mô hình quản lý kiểu trực tuyến chức năng rất phù hợp với một doanh nghiệp thương mại. Mỗi phòng ban có chức năng nhiệm vụ riêng song luôn hỗ trợ nhau và cùng giúp đỡ giám đốc điều hành công ty. 2.2. Đặc điểm đội ngũ lao động: Hiện nay, công ty Naforimex có trên 80 cán bộ công nhân viên, trong đó nhân viên xuất nhập khẩu có khoảng 50 người với hơn 15 nhân viên trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lâm sản và gỗ. Nhân viên xuất nhập khẩu của công ty Naforimex nhiều người tốt nghiệp Đại học Ngoại thương, Đại học ngoại ngữ nên về cơ bản họ được cung cấp một nền tảng ban đầu vững chắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Một số người là nhân viên lâu năm nên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động này. Tuy nhiên những nhân viên lâu năm này còn hạn chế trong hoạt động nghiên cứu thị trường hay rào cản về ngoại ngữ, vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động thương mại quốc tế. Do đó hoạt động xuất khẩu lâm sản cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm bạn hàng mới để mở rộng thị trường. Đây cũng là một nguyên nhân khiến hoạt động xuất khẩu của công ty chưa có được kết quả như mong muốn. Trong 5 năm qua đội ngũ lao động của công ty không có nhiều biến động, công ty không tuyển thêm nhân viên mới do việc kinh doanh vẫn chưa mở rộng. Cùng với yếu tố người lao động, trình độ quản lý cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của công ty. Hoạt động xuất khẩu lâm sản bao gồm nhiều nội dung có liên quan đến nhau và liên quan đến các hoạt động khác của doanh nghiệp. Để hoạt động xuất khẩu đạt kết quả tốt, giảm thiểu chi phí bỏ ra cần phải phối hợp giữa các khâu với nhau và đặt nó trong một mối quan hệ với các hoạt động khác của doanh nghiệp. Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ các cán bộ chủ chốt của công ty đang được trẻ hóa, có trình độ quản lý tương đối tốt, là điều kiện thuận lợi đối với sự hoạt động của doanh nghiệp. 2.3.Đặc điểm tình hình tài chính 2.3.1. Cơ cấu nguồn vốn Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn Đơn vị tính: 1000 đồng Nguồn vốn 2007 2008 2009 Chênh lệch 2007/2008 Chênh lệch 2008/2009 1.Nợ phải trả 17.135.114 45.125.970 59.507.837 +163,35% +31,87% Nợ ngắn hạn 12.165.930 38.100.776 47.845.642 +213,17% +25,58% Nợ dài hạn 4.969.184 7.025.194 11.662.195 +41,37% +66,01% 2.Nguồn vốn chủ sở hữu 2.601.679 3.607.000 3.611.024 +38,64% +0,11% Vốn chủ sở hữu 2.276.470 3.182.648 3.170.656 +39,81% -0,37% Nguồn kinh phí và quỹ khác 325.209 424.352 440.368 +30,48% +3,77% Tổng 19.736.793 48.732.970 63.118.861 +146,91% +29,52% Từ năm 2007 tới năm 2008, nguồn vốn của công ty đã tăng 146,91%, tương đương với mức tăng 28.996.177 nghìn đồng. Lượng vốn của công ty trong giai đoạn này tăng đột biến chủ yếu nhờ vào sự gia tăng của nợ phải trả, hay cụ thể là do nợ phải trả ngắn hạn đạt mức tăng rất cao là 25.934.846 nghìn đồng hay 213,17%. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty cũng có sự gia tăng đáng kể là 28,64%, tương ứng với mức tăng là 1.005.321 nghìn đồng. Từ năm 2008 tới năm 2009, nguồn vốn của công ty cũng tăng ở mức khá cao, đạt 29,52% tương đương 14.385.891 nghìn đồng. Sự gia tăng đó là nhờ cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn tăng với các mức tăng tương ứng là 25,58% và 66,01%. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty hầu như không có sự biến đổi qua 2 năm 2008-2009. 2.3.2. Một số chỉ tiêu tài chính Bảng 2: Một số chỉ tiêu tài chính Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Hệ số nợ trên tổng vốn kinh doanh 6,60 12,50 16,50 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 1,40 2,90 2,20 Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng vốn kinh doanh 0,10 0,07 0,06 Hệ số sinh lợi doanh thu 0,005 0,023 0,006 Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu 49,08 85,59 36,07 Từ các chỉ tiêu trên có thể đánh giá hoạt động tài chính của doanh nghiệp như sau: - Khả năng thanh toán của doanh nghiệp có thể chấp nhận được. Doanh nghiệp có khả năng đáp ứng những khoản nợ trong mỗi năm. Chỉ số này ngày càng tăng cho thấy doanh nghiệp đang cải thiện dần khả năng thanh toán của mình. - Hệ số nợ của doanh nghiệp là khá cao. Nếu không bố trí lại cơ cấu nợ ngắn hạn và dài hạn, công việc kinh doanh của công ty sẽ gặp rất nhiều rủi ro. - Hệ số doanh lợi thấp chứng tỏ chi phí bán hàng và quản lý còn quá cao, doanh nghiệp cần có giải pháp giảm các chi phí này để tăng hiệu quả kinh doanh. 2.4. Đặc điểm về thị trường và khách hàng 2.4.1. Khách hàng của công ty Tại thị trường nước ngoài, các bạn hàng của công ty thường là các công ty xuất nhập khẩu nước ngoài, các công ty chế biến đồ gỗ và một số công ty dược phẩm. Đơn hàng từ những công ty này thường có số lượng lớn và có yêu cầu khá nghiêm ngặt về chất lượng. Hiện tại những đơn hàng lớn của công ty thường đến từ các nước châu Á. Thị trường ở các quốc gia phát triển còn rất nhiều tiềm năng, công ty vẫn đang tiếp tục đặt quan hệ thương mại với các công ty nước ngoài ở các nước khác. Một số đối tác nước ngoài của công ty: công ty DELTA GLOBAL CO.,LTD (Hàn Quốc); công ty DONG IL TRADING CO.,LTD (Hàn Quốc); công ty HINO PHARMACEUTICAL CO.,LTD (Nhận Bản)… Ở thị trường trong nước, các đơn hàng chủ yếu đến từ các doanh nghiệp chế biến lâm sản và các công ty xuất khẩu lâm sản. Các đối tác trong nước thường là những bạn hàng lâu năm do đó tuy lượng hàng đặt ko nhiều nhưng ổn định. Một số đối tác trong nước: Lâm trường Ninh Hòa Khánh Hòa, công ty Quế Lâm, công ty SXTM DV Hoàng Điệp, công ty XNK Hà Tây, công ty Cô phần tư vấn XD TM Hà Nội, công ty kinh doanh lâm sản Vinh ... 2.4.2. Thị trường của công ty Gỗ được xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc. Trong những năm gần đây như cầu về gỗ của Trung Quốc tăng mạnh. Kim ngạch xuất khẩu gỗ tăng nhanh qua từng năm. Nhu cầu gỗ của thị trường này chủ yếu đễ phục vụ cho ngành xây dựng, chế biến giấy… Hiện nay, Trung Quốc đang thu gom gỗ nguyên liệu với số lượng lớn, đẩy giá gỗ lên cao, do đó đây vẫn là thị trường xuất khẩu gỗ chính của công ty trong thời gian tới. Mặt hàng xuất khẩu chính của công ty là quế và hồi. Đây đều là những gia vị nguyên liệu chưa qua chế biến. Quế và hoa hồi được xuất khẩu đi nhiều nước như Singapore, Anh , Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản… Việc nhập khẩu quế và hồi phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, cung cầu trên thị trường quốc tế và hàng loạt yếu tố khác. Tuy nhiên nhìn chung xu hướng nhập khẩu quế, hồi trên thế giới đang tăng. Các thị trường này nhập khẩu quế hồi không phải để tiêu dùng ngay mà được chế biến lại tại nước nhập khẩu. Chỉ khoảng 5% tổng khối lượng quế, hồi là tiêu thụ tại các hộ gia đình, 95% còn lại được tiêu thụ trong các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống và thực phẩm. Quê và hoa hồi được nhập khẩu chú yếu do các nhà nhập khẩu chuyên nghiệp; các công ty thương mại tổng hợp, các nhà sản xuất gia vị và các nhà chế biến thực phẩm cũng có thể nhập khẩu trực tiếp từ các nhà cung cấp nước ngoài. Tuy nhiên chỉ có 50% lượng quế, hồi xuất khẩu được các nhà chế biến nước ngoài nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất, còn lại họ mua từ các nhà nhập khẩu hay từ công ty sản xuất kinh doanh ở nước họ. Vì vậy hầu hết lượng quế, hồi xuất khẩu của Naforimex được bán cho các công ty thương mại nước ngoài kinh doanh mặt hàng này chứ chưa được bán trực tiếp cho những nhà chế biến của nước ngoài. Giá xuất khẩu quế, hồi không cao do phải qua nhiều khâu trung gian. Một trong những nước nhập khẩu quế, hồi nhiều nhất là Nhật Bản. Đây là nước phụ thuộc hầu như toàn bộ vào nguồn cung cấp gia vị nguyên liệu chưa qua chế biến. Ngày càng nhiều người Nhật có thói quen sử dụng gia vị trong thực phẩm. Do sự đa dạng của các loại gia vị, Nhật Bản nhập khẩu gia vị từ hầu hết các nước trên thế giới. Trong biểu thuế nhập khẩu gia vị của Nhật Bản ta thấy quế và hoa hồi là hai mặt hàng được miễn thuế nhập khẩu. Ngoài Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc cũng là hai nước nhập khẩu một lượng lớn quế. Loại quế mà Đài Loan nhập khẩu nhiều nhất là quế chi. Đây là loại quế được dùng làm thuốc. Đài Loan là nước đòi hỏi khá cao về chất lượng quế. Quế phải có hàm lượng tinh dầu cao, được cắt vuông vắn theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. Ngược lại, Hàn Quốc có yêu cầu thấp hơn về chất lượng quế. Nhưng đi kèm với đó là giá mua của họ cũng thấp hơn so với những thị trường khác. Singapore cũng là một thị trường nhập khẩu quế và hoa hồi lớn. Kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào các mặt hàng nhập khẩu cho các ngành công nghiệp điện tử, loc dầu, chế biến thực phẩm, thương mại xuất nhập khẩu. Trong đó quế và hồi là nguyên liệu đầu vào cần thiết cho ngành chế biến tinh dầu cũng như trong chế biến thực phẩm và dược phẩm. 3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2007-2009 3.1. Kết quả về sản phẩm Trong những năm vừa qua công ty vẫn liên tục đa dạng hóa các mặt hàng của mình. Ngoài những mặt hàng truyền thống như quế, hồi, gỗ…, công ty còn mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh khác với những sản phẩm như các máy móc dùng trong chế biến lâm sản, xây dựng, các thiết bị điện nước gia dụng… Việc mở rộng các danh mục hàng hóa giúp công ty giảm rủi ro hơn trong kinh doanh và tăng doanh thu của công ty tại thị trường trong nước. Về mặt hàng chính của công ty là các sản phẩm lâm sản, công ty cũng đã đầu tư để nâng cao chất lượng, mở đường cho việc xâm nhập vào các thị trường khó tính. Để làm được điều này, công ty đã đầu tư rất nhiều cho các công nghệ thu hoạch và bảo quản mới. Hiệu quả của sự đầu tư này là mặt hàng quế, hồi của công ty ngày càng được ưa chuộng với đơn đặt hàng ngày càng nhiều. Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu theo sản phẩm Thị trường Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Kim ngạch XK Tỷ trọng Kim ngạch XK Tỷ trọng Kim ngạch XK Tỷ trọng Kim ngạch XK Tỷ trọng Gỗ 27.600 20,20 32.500 22,34 32.100 22,22 39.300 23,06 Quế 71.100 52,05 97.500 67,01 89.100 61,68 127.500 74,82 Hồi 37.900 27,75 15.500 10,65 23.260 16,1 3.605 2,12 Tổng 136.600 100 145.500 100 144.460 100 170.405 100 3.2. Kết quả về thị trường Trong những năm gần đây, ngoài một số bạn hàng truyền thống tại các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… công ty đã từng bước xâm nhập vào các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ… Kim ngạch xuất khẩu ở thị trường châu Á vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất với hơn 60% ki ngạch xuất khẩu của công ty mỗi năm. Thị trường châu Âu và châu Mỹ có kím ngạch xuất khẩu tương đương nhau và đang có xu hướng tăng trong thời gian tới. Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu lâm sản theo thị trường xuất khẩu Thị trường Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Kim ngạch XK Tỷ trọng (%) Kim ngạch XK Tỷ trọng (%) Kim ngạch XK Tỷ trọng (%) Kim ngạch XK Tỷ trọng (%) Châu Á 80.100 58,6 91.050 62,6 89.540 62,0 150.080 88,1 Châu Âu 30.400 22,2 31.150 21,4 32.310 22,4 15.560 9,1 Châu Mỹ 26.100 19,2 23.300 16,0 22.610 15,6 4.765 2,8 Tổng 136.600 100 145.500 100 144.460 100 170.405 100 Biểu đồ 1 : Kim ngạch xuất khẩu lâm sản sang các thị trường 3.3. Kết quả về doanh thu, lợi nhuận Sau đây là kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2007, 2008, 2009: Bảng 5: Kết quả doanh thu và lợi n
Tài liệu liên quan