Đề tài Hoạt độngvà giải pháp phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao ở Việt Nam

Nghị quyết Trung ương 2 Khoá VIII đã vạch ra những định hướng chiến lược lớn cho khoa học công nghệ nước ta đến năm 2020. Trong đó xác định những mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng nhất cho toàn ngànhkhoa học và công nghệ cũng như một số lĩnh vực quan trọng. Đây là bước kế thừa và phát triển các nhiệm vụ trong các giai đoạn cách mạng trước đây xung quanh việc giữ vững định hướng xã hộichủ nghĩa, nâng cao trình độ công nghệ của sản xuất và nâng cao năng lực nội sinh về khoa học công nghệ. Mụctiêu bao quát chung của định hứơng là làm sao để nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, khoa học và công nghệ vừa là công cụ, vừa là tiền đề cho công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hóa. Do đó cần chuẩn bịcác điều kiện cần thiết để chuyển nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức (Dự kiến các nước công nghiệp phát triển hiện nay sẽ tiến vào nền kinh tế tri thức vào năm 2030). Do đó, ngay từ bây giờ, việc phát triển công nghệ cao tại nước ta đang là vấn đề cấp bách và đã được thể hiện qua nghị quyết số 07/2000/NQ-CP ngày 5/6/2000 về xây dựng và phát triển công nghệ cao giai đoạn 2000 – 2005. Có thể khẳng định chiến lược phát triển công nghệ cao trong nền kinh tế thị trường và hội nhập được thực hiện thông qua cácdoanh nghiệp công nghệ cao để phát triển và thực hiện các ý tưởng. Ba điều kiện cơ bản để một doanh nghiệp triển khai thành công là thời cơ, ý tưởng mới và tài chính. Tuy nhiên, không như những ngành sản xuất kinh doanh khác khá thuận lợi trong việc huy động vốn kinh doanh (vốn đầu tư và vốn lưu động), các doanh nghiệp công nghệ cao rất khó được các tổ chức tín dụng tài trợ thông qua các phương thức cho vay thông thường, và điều này làm hạn chế khả năng thành lập và phát triển của các doanh nghiệp công nghệ cao. Hiện nay vấn đề nguồn tài chính cho các doanh nghiệp công nghệ cao là một vấn đề rất bức xúc, thông thường chỉ những doanh nghiệp nào có tài sản thế chấp mới có thể được ngân hàng cho vay, còn những doanh nghiệp mặc dù có dự án tốt có khả năng sinh lợi cao nhưng không có tài sản thế chấp rất khó nhận được sự tài trợ của ngân hàng. 7 Qua các tìm hiểu và phân tích ở phần trên, các khó khăn của doanh nghiệp cộng nghệ cao Việt Nam khi tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của các Ngân hàng cũng là những khó khăn của các doanh nghiệp công nghệcao ở các nước phát triển. Thực tế cho thấy nguồn lực tài chính chủ yếu cung cấp cho các công ty công nghệ cao trong giai đoạn khởi sự và tiền phát triển phải là nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức và cá nhân đi tìmloại hình đầu tư có khả năng sinh lợi cao và chấp nhận một mức độ rủi ro nhất định. Theo kinh nghiệm nhiều quốc gia có các doanh nghiệp công nghệ cao phát triển mạnh,để phát triển ngành công nghệ cao đòi hỏi một nguồn vốn đầu tư rất lớn trong đó nguồn vốn của Nhà nước chỉ đáp ứng được một phần, phần còn lại cần phải huy động rộng rãi từ các nhà đầu tư và tất nhiên, nước ta cũng không đi ra ngoài xu hướng đó. Để huy động nguồn vốn rộng rãi trong xã hội đầu tư vào công nghệ cao, hình thức huy động chủ yếu được cácnước áp dụng là vốn đầutư mạo hiểm hay còn gọi là vốn mạo hiểm (Venture Capital). Bảnchất vốn đầu tư mạo hiểm phù hợp với nhu cầu đầu tư vàodoanh nghiệp công nghệ cao do các yếu tố sau: - Khác với các khoản đầu tư thông thường vào những ngành kinh tế khác, thông qua đầu tư vào công nghệ cao, mục tiêu của vốn mạo hiểm là tìm kiếm khoản thu nhập cao hơn mức trung bình so với các lĩnh vực đầu tư khác. Khoản thu nhập này thường đạt được sau khi chúng được bán trên thị trường chứng khoán. - Đối tượng tiếp nhận vốn mạohiểm hầu hết là cácdoanh nghiệp công nghệ cao đang trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành và sản xuất sản phẩm, mở rộng năng lực sản xuất và cung ứng dịch vụ phần mềm. Việc đầu tư trong giai đoạn phôi thai chắc chắn sẽ chứa đựng nhiều rủi ro. Vì những phần mềm và dịch vụ triểnkhai sẽ tốn nhiều công sức nghiên cứu thực hiện và tiếp thị nhưng chưa chắc được ngườitiêu dùng chấp nhận. Những Công ty mới thành lập với những ý tưởng công nghệ có tính đột phá đó rất cần đến nguồn vốn khởi đầu có tính mạo hiểm như thế. - Vốn đầu tư mạo hiểm (venture capital) được hình thành chủ yếu là để cung cấp nguồn lực tài chính cho các công ty công nghệ cao, - Các doanh nghiệp công nghệ cao trong quá trình hình thành và phát triển sẽ tiếp cận vốn tài trợ chủ yếu từ các công ty hoặc quỹ đầu tư mạo hiểm. 8 - Thực tiễn của nhiều quốcgia có doanh nghiệp công nghệ cao phát triển đều phát triển mạnh loại hình quỹ đầu tư. Mối quan hệ giữa vốn đầu tư mạo hiểm (veture capital) và doanh nghiệp công nghệ cao là mốiquan hệ biện chứng không thể tách rời trong nền kinh tế thị trường. Từ thực tế trên, việc hình thành một định chế đặc thù như Quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm huy động vốn để đầu tư cho các dự án ươm tạo doanh nghiệp và phát triển công nghệ cao là điều hết sức cần thiết.

pdf84 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt độngvà giải pháp phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan