Giai đoạn 20 năm đổi mới vừa qua, tính từ năm 1988 đến năm 2008, đã
đánh dấu bước tiến đầy ấn tượng về tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam cả về
kim ngạch và khối lượng hàng hóa cũng như cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Tỷ lệ
kim ngạch xuất khẩu trên tổng GDP của Việt Nam đã tăng từ 30% vào đầu thập
kỷ 1990 lên đến 70% vào năm 2008. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
trung bình trong toàn giai đoạn này khoảng 19%/năm cùng với cơ cấu mặt hàng
đã có thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng hàm lượng giá trị công nghiệp và đa
dạng hóa sản phẩm trong từng ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Mặc dù quá trình
thay đổi này diễn ra với tốc độ còn khiêm tốn nhưng đã góp phần quan trọng
trong việc giữ vững hoạt động xuất khẩu và ổn định kinh tế của Việt Nam trong
thời gian qua, đặc biệt trong năm 2009 khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
đã tác động trực tiếp đến hàng loạt các thị trường xuất khẩu quan trọng của
nước ta.
Bên cạnh những thành tựu ấn tượng đã đạt được, hoạt động xuất khẩu
của Việt Nam trong năm 2009 cũng bộc lộ những yếu điểm có tính chất chiến
lược bắt buộc chúng ta phải có những quyết sách để đặt nền móng cho phát
triển xuất khẩu bền vững trong giai đoạn phát triển kinh tế 2011‐2020. Những
yếu điểm này đã tồn tại trong một thời gian dài nhưng không được chủ động
giải quyết tận gốc bằng các chính sách phù hợp và đồng bộ từ bên trong, cộng
với những ảnh hưởng từ các biến động mới trong xu hướng phát triển của
thương mại quốc tế, đã đặt chúng ta trước sự lựa chọn hoặc tiếp tục con đường
như hiện nay với kết quả nhãn tiền là hiệu quả của đầu tư sản xuất cho xuất
khẩu có xu hướng giảm dần hoặc phải tìm ra và hiện thực hóa những nhân tố
thành công nhằm: (1) thay đổi cơ cấu hàng hóa và thị trường xuất khẩu phù
hợp với chiến lược và trình độ phát triển kinh tế, (2) nâng cao giá trị gia tăng
8BÁO CÁO XÚC TI ẾN XUẤT KHẨU 200 9-20 10
cho sản phẩm, và (3) xây dựng nền tảng bền vững cho sản xuất xuất khẩu dựa
trên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp về trình độ công nghệ và năng
suất lao động.
Trong bối cảnh đó, với chức năng tham vấn và thực hiện chính sách
thương mại trong lĩnh vực xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu, bắt đầu
từ năm 2009, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức thực hiện Báo
cáo xúc tiến xuất khẩu thường niên với mục đích xem xét, đánh giá hoạt động
xuất khẩu từng năm và đề xuất những khuyến nghị chính sách và biện pháp
thực hiện cụ thể về trung hạn, trong khung thời gian 2‐3 năm. Báo cáo cũng có
thể được coi là nguồn thông tin tham khảo phục vụ công tác xây dựng và điều
chỉnh chiến lược xuất khẩu quốc gia cho thập kỷ 2011‐2020 và các đề án phát
triển xuất khẩu 5 năm trong giai đoạn này.
Cục Xúc tiến thương mại xin chân thành cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu
chính sách và phát triển (DEPOCEN) đã phối hợp thực hiện báo cáo này.
Chúng tôi cũng xin ghi nhận và đánh giá cao ý kiến đóng góp của các chuyên
gia quốc tế và trong nước của Dự án VIE/61/94 “Hỗ trợ Xúc tiến thương mại và
Phát triển xuất khẩu tại Việt Nam” về phương pháp luận và cấu trúc, nội dung
của báo cáo.
Hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm nhiều lĩnh vực, tuy nhiên trong
khuôn khổ báo cáo này, chúng tôi chỉ đề cập tới hoạt động xúc tiến xuất khẩu.
Trong lần xuất bản đầu tiên này, chắc chắn báo cáo còn những khiếm
khuyết và hạn chế không thể tránh khỏi về hình thức, cấu trúc và nội dung. Vì
vậy, Cục Xúc tiến thương mại rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và
phản biện của các chuyên gia và đồng nghiệp để chất lượng của báo cáo trong
những năm tới ngày càng nâng cao, đóng góp thiết thực vào công tác tham vấn
xây dựng chính sách thương mại của Bộ Công Thương và đề xuất các biện pháp
triển khai chính sách kịp thời và thực tiễn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển
ngày càng cao của đất nước.
96 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hỗ trợ Xúc tiến thương mại và Phát triển xuất khẩu tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) 1
BÁO CÁO XÚC TIẾN XUẤT KHẨU
2009-2010
2 BÁO CÁO XÚC TIẾN XUẤT KHẨU 2009-2010
Bản quyền
Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE)
20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội
Tel: 84.4.39347628 ‐ Fax: 84.4.39348142
Email: vietrade@vietrade.gov.vn
Website:
Báo cáo được thực hiện với sự phối hợp của nhóm nghiên cứu thuộc Trung
tâm Nghiên cứu chính sách và phát triển (DEPOCEN) gồm:
Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Đức Nhật, Trần Thanh Thủy, Nguyễn Thị Tường
Anh, Lê Thanh Thủy, Phạm Thị Mỹ Hạnh, Trần Thị Kiều Minh, Nguyễn Thị
Minh Thư, Nguyễn Hồng Quân.
Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) 3
Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE)
www.vietrade.gov.vn
BÁO CÁO XÚC TIẾN
XUẤT KHẨU
2009-2010
NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
4 BÁO CÁO XÚC TIẾN XUẤT KHẨU 2009-2010
Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) 5
M Ụ C L Ụ C
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................... 7
PHẦN I: GIỚI THIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 9
1. Mục đích và ý nghĩa..........................................................................................................................9
2. Phạm vi và nội dung nghiên cứu .......................................................................................................11
3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................................11
PHẦN II: PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN 2008 – 2009 15
1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu các năm 2008, 2009
và định hướng xuất khẩu năm 2010...................................................................................................15
1.1 Tình hình các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: kim ngạch và thị trường ..............................................16
1.2 Nhu cầu thế giới và năng lực cung ứng của Việt Nam:
cơ hội xuất khẩu và phát triển thị trường ................................................................................23
1.2.1 Xu hướng nhu cầu của thế giới trong giai đoạn 2008-2009.......................................................23
1.2.2 Năng lực cung ứng của Việt Nam...............................................................................................24
1.3 Cạnh tranh và các rào cản thương mại ....................................................................................26
1.4 Chính sách phát triển xuất khẩu của Việt Nam và
các Hiệp định tự do thương mại song phương và khu vực............................................................30
1.4.1 Chính sách phát triển xuất khẩu của Việt Nam 2008-2009........................................................30
1.4.2 Các hiệp định tự do thương mại song phương và khu vực .........................................................33
1.5 Đánh giá xu hướng hàng hóa xuất khẩu..................................................................................35
1.6 Đánh giá xu hướng thị trường xuất khẩu .................................................................................36
6 BÁO CÁO XÚC TIẾN XUẤT KHẨU 2009-2010
1.6.1 Đánh giá tình hình xuất khẩu của Việt Nam
vào một số thị trường chính (sử dụng mô hình trọng lực) .........................................................36
1.6.2 So sánh giữa tiềm năng và thực tế xuất khẩu của Việt Nam với từng thị trường .......................39
2. Đánh giá năng lực doanh nghiệp xuất khẩu và các nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh...............41
2.1 Năng lực sản xuất xuất khẩu (border-in) .................................................................................42
2.2 Năng lực tiếp cận thị trường thế giới (border-out) .....................................................................44
2.3 Lợi thế so sánh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu:
Các yếu tố quyết định thành công trong cạnh tranh...................................................................48
2.4 Tác động của việc gia nhập WTO và các khu vực mậu dịch tự do (FTA)
đối với một số ngành hàng xuất khẩu và doanh nghiệp xuất khẩu ................................................53
2.4.1 Tác động tích cực.........................................................................................................................53
2.4.2 Tác động tiêu cực ........................................................................................................................58
PHẦN III: DỰ BÁO VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ 61
1. Dự báo chung về xu hướng thị trường xuất khẩu...................................................................................61
1.1 Tiêu dùng của khối OECD sụt giảm ..........................................................................................61
1.2 Sự trỗi dậy của các thị trường Châu Á.......................................................................................63
2. Dự báo về tổng kim ngạch và tốc độ tăng trưởng 2010...........................................................................65
3. Dự báo về xu hướng sản phẩm và thị trường xuất khẩu cụ thể cho giai đoạn 2010-2011 ................................67
4. Dự báo về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 ..................................................................73
5. Các khuyến nghị thay đổi cần thiết về chính sách nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu ...................................75
5.1 Khuyến nghị về các chính sách của Nhà nước ...........................................................................76
5.2 Khuyến nghị về chính sách xúc tiến xuất khẩu..........................................................................76
5.3 Khuyến nghị về hàng hóa xuất khẩu và thị trường mục tiêu ........................................................79
5.4 Khuyến nghị về việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu (Global value chain) .......................................80
5.5 Khuyến nghị chương trình hành động ....................................................................................80
PHỤ LỤC 1: MÔ TẢ MÔ HÌNH TRỌNG LỰC ............................................................................................ 85
PHỤ LỤC 2: MÔ TẢ PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO TRUNG BÌNH TRƯỢT ........................................................... 87
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP BAN ĐẦU .................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................................... 93
Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) 7
L Ờ I M Ở Đ Ầ U
Giai đoạn 20 năm đổi mới vừa qua, tính từ năm 1988 đến năm 2008, đã
đánh dấu bước tiến đầy ấn tượng về tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam cả về
kim ngạch và khối lượng hàng hóa cũng như cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Tỷ lệ
kim ngạch xuất khẩu trên tổng GDP của Việt Nam đã tăng từ 30% vào đầu thập
kỷ 1990 lên đến 70% vào năm 2008. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
trung bình trong toàn giai đoạn này khoảng 19%/năm cùng với cơ cấu mặt hàng
đã có thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng hàm lượng giá trị công nghiệp và đa
dạng hóa sản phẩm trong từng ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Mặc dù quá trình
thay đổi này diễn ra với tốc độ còn khiêm tốn nhưng đã góp phần quan trọng
trong việc giữ vững hoạt động xuất khẩu và ổn định kinh tế của Việt Nam trong
thời gian qua, đặc biệt trong năm 2009 khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
đã tác động trực tiếp đến hàng loạt các thị trường xuất khẩu quan trọng của
nước ta.
Bên cạnh những thành tựu ấn tượng đã đạt được, hoạt động xuất khẩu
của Việt Nam trong năm 2009 cũng bộc lộ những yếu điểm có tính chất chiến
lược bắt buộc chúng ta phải có những quyết sách để đặt nền móng cho phát
triển xuất khẩu bền vững trong giai đoạn phát triển kinh tế 2011‐2020. Những
yếu điểm này đã tồn tại trong một thời gian dài nhưng không được chủ động
giải quyết tận gốc bằng các chính sách phù hợp và đồng bộ từ bên trong, cộng
với những ảnh hưởng từ các biến động mới trong xu hướng phát triển của
thương mại quốc tế, đã đặt chúng ta trước sự lựa chọn hoặc tiếp tục con đường
như hiện nay với kết quả nhãn tiền là hiệu quả của đầu tư sản xuất cho xuất
khẩu có xu hướng giảm dần hoặc phải tìm ra và hiện thực hóa những nhân tố
thành công nhằm: (1) thay đổi cơ cấu hàng hóa và thị trường xuất khẩu phù
hợp với chiến lược và trình độ phát triển kinh tế, (2) nâng cao giá trị gia tăng
8 BÁO CÁO XÚC TIẾN XUẤT KHẨU 2009-2010
cho sản phẩm, và (3) xây dựng nền tảng bền vững cho sản xuất xuất khẩu dựa
trên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp về trình độ công nghệ và năng
suất lao động.
Trong bối cảnh đó, với chức năng tham vấn và thực hiện chính sách
thương mại trong lĩnh vực xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu, bắt đầu
từ năm 2009, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức thực hiện Báo
cáo xúc tiến xuất khẩu thường niên với mục đích xem xét, đánh giá hoạt động
xuất khẩu từng năm và đề xuất những khuyến nghị chính sách và biện pháp
thực hiện cụ thể về trung hạn, trong khung thời gian 2‐3 năm. Báo cáo cũng có
thể được coi là nguồn thông tin tham khảo phục vụ công tác xây dựng và điều
chỉnh chiến lược xuất khẩu quốc gia cho thập kỷ 2011‐2020 và các đề án phát
triển xuất khẩu 5 năm trong giai đoạn này.
Cục Xúc tiến thương mại xin chân thành cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu
chính sách và phát triển (DEPOCEN) đã phối hợp thực hiện báo cáo này.
Chúng tôi cũng xin ghi nhận và đánh giá cao ý kiến đóng góp của các chuyên
gia quốc tế và trong nước của Dự án VIE/61/94 “Hỗ trợ Xúc tiến thương mại và
Phát triển xuất khẩu tại Việt Nam” về phương pháp luận và cấu trúc, nội dung
của báo cáo.
Hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm nhiều lĩnh vực, tuy nhiên trong
khuôn khổ báo cáo này, chúng tôi chỉ đề cập tới hoạt động xúc tiến xuất khẩu.
Trong lần xuất bản đầu tiên này, chắc chắn báo cáo còn những khiếm
khuyết và hạn chế không thể tránh khỏi về hình thức, cấu trúc và nội dung. Vì
vậy, Cục Xúc tiến thương mại rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và
phản biện của các chuyên gia và đồng nghiệp để chất lượng của báo cáo trong
những năm tới ngày càng nâng cao, đóng góp thiết thực vào công tác tham vấn
xây dựng chính sách thương mại của Bộ Công Thương và đề xuất các biện pháp
triển khai chính sách kịp thời và thực tiễn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển
ngày càng cao của đất nước.
Đ Ỗ T H Ắ N G H Ả I
Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại
Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) 9
P H Ầ N I
GIỚI THIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
1 . M Ụ C Đ Í C H V À Ý N G H Ĩ A
Sự gia tăng mạnh mẽ của toàn cầu hoá kinh tế và tự do hoá thương mại đòi
hỏi các quốc gia phải có chiến lược hội nhập phù hợp vào nền kinh tế thế giới và
khu vực. Hội nhập vào nền kinh tế thế giới cho phép Việt Nam tận dụng được
thị trường thế giới to lớn, thu hút được vốn, nắm bắt được công nghệ, kỹ thuật
và quản lý tiên tiến, từng bước tạo một đội ngũ công nhân có trình độ phù hợp
với nhu cầu phát triển công nghiệp hiện đại. Trong những năm gần đây, mức
độ hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới ngày càng trở
nên sâu sắc. Đặc biệt, năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức
Thương mại Thế giới, năm 2008 và 2009, cùng với việc hội nhập đa phương,
Việt Nam đã đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương
với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới.
Trong suốt quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, xuất khẩu (XK)
của Việt Nam đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu trên GDP đã tăng liên
tục từ mức khoảng 30% từ đầu những năm 1990 lên tới 70% vào năm 2008
(Xem Biểu đồ 1).
Hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới cũng đồng nghĩa với việc nền
kinh tế Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào nền kinh tế thế giới, cả theo mặt
tích cực và tiêu cực. Khủng hoảng kinh tế thế giới 2008‐2009 đã có tác động
10 BÁO CÁO XÚC TIẾN XUẤT KHẨU 2009-2010
không nhỏ đến nền kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là đối với khu vực xuất khẩu.
Biểu đồ 1 cho thấy trong năm 2009 kim ngạch XK của Việt Nam đã giảm sút so
với những năm trước đó. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất
khẩu năm 2009 của Việt Nam chỉ đạt 56,58 tỷ USD, giảm 9,3% so với năm 2008.
Do đó, Việt Nam cần xây dựng một chiến lược đẩy mạnh phát triển xuất khẩu
hàng hoá phù hợp với tình hình và nhu cầu của thị trường thế giới. Trong bối
cảnh này, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với nhóm nghiên cứu thuộc Trung
tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN) xây dựng Báo cáo Xúc
tiến xuất khẩu 2009‐2010.
B I Ể U Đ Ồ 1 : T ỷ l ệ k i m n g ạ c h x u ấ t k h ẩ u t í n h t r ê n G D P c ủ a V i ệ t N a m ( 1 9 9 0 - 2 0 0 9 )
0
20
40
60
80
100
19
90
19
91
19
92
19
93
19
94
19
95
19
96
19
97
19
98
19
99
20
00
20
01
20
02
20
03
20
04
20
05
20
06
20
07
20
08
20
09
Tỷ
lệ
k
im
n
gạ
ch
x
uấ
t k
hẩ
u
tín
h
trê
n
G
D
P
(%
)
Việt Nam
Nguồn: Marketlineinfo:
Mục tiêu của báo cáo là đưa ra những phân tích nhận định về tình hình
xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây để tìm ra định hướng cho
những năm tiếp theo, đồng thời cũng đưa ra những khuyến nghị chính sách để
nâng cao năng lực xuất khẩu.
Đáp ứng mục tiêu đó, báo cáo được xây dựng thành ba phần chính: (i)
Phân tích tổng quát tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong các năm 2008,
2009 và định hướng năm 2010; (ii) Dự báo khả năng xuất nhập khẩu của Việt
Nam giai đoạn 2010 – 2011; và (iii) Các khuyến nghị về chính sách nhằm nâng
cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam.
Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) 11
2 . P H Ạ M V I V À N Ộ I D U NG N G H I Ê N CỨ U
Năm 2008 và 2009 là những năm mà nền kinh tế thế giới cũng như kinh tế
Việt Nam trải qua nhiều biến động. Việc phân tích cũng như dự báo xuất khẩu
của Việt Nam chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Một phần là do yếu tố bất
định gắn liền với môi trường kinh tế vĩ mô quốc tế, ví dụ như người ta không
thể biết một cách chắc chắn là khi nào những nền kinh tế lớn của thế giới sẽ
thoát ra khỏi khủng hoảng. Nhưng lý do quan trọng hơn là khi khủng hoảng
xảy ra sẽ dẫn tới những đổ vỡ, những thay đổi về mặt cấu trúc của nền kinh tế
thế giới; điều này khiến cho các tham số của nền kinh tế thay đổi. Vì vậy việc sử
dụng các số liệu trong quá khứ để ước lượng tham số dùng cho mục đích dự
báo, khi mà các tham số đã thay đổi, là một công việc đầy tính mạo hiểm và rất
dễ mắc sai lầm. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu của báo cáo này, nhóm nghiên
cứu tập trung vào nhận định và phân tích những xu hướng thương mại lớn đã
và đang diễn ra trong nền kinh tế thế giới song song với phân tích khả năng
xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù báo cáo đã kết hợp các phương pháp thống kê
dự báo với ý kiến của các chuyên gia thương mại nhiều năm kinh nghiệm tại
Việt Nam (doanh nghiệp xuất khẩu) và tại thị trường nhập khẩu (cơ quan đại
diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài), nhưng như đã nói ở trên, trong một
môi trường đầy tính bất định như hiện nay, các con số ước lượng như vậy, chỉ
nên sử dụng để tham khảo.
Ngoài phần mở đầu, báo cáo được xây dựng thành hai phần chính. Phần II:
Phân tích tổng quát tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2008 –
2009; và Phần III: Dự báo và các khuyến nghị. Trong phần II, bên cạnh phần
phân tích tổng quát tình hình xuất khẩu trong giai đoạn 2008‐2009, báo cáo còn
đi sâu vào phân tích cụ thể 10 ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam và
những thị trường xuất khẩu lớn cho từng ngành hàng. Ngoài ra, trong phần
này, báo cáo cũng đề cập đến năng lực cung ứng của các doanh nghiệp xuất
khẩu Việt Nam. Trong phần III, báo cáo đưa ra những dự báo về tình hình thị
trường thế giới trong 2 năm tới, tầm nhìn đến năm 2015 dựa trên những tính
toán của nhóm chuyên gia, bảng tổng hợp ý kiến cơ quan đại diện thương mại
Việt Nam tại nước ngoài và nghiên cứu của các nhà kinh tế nước ngoài.
3 . P H Ư Ơ N G P H Á P N G H I Ê N C Ứ U
Để thực hiện yêu cầu nghiên cứu của báo cáo, nhóm chuyên gia đã sử
dụng kết hợp một số các phương pháp nghiên cứu từ tổng quan tài liệu, xây
dựng mô hình, tiến hành điều tra thực địa, đến phân tích và dự báo. Quá trình
nghiên cứu được chia làm ba giai đoạn như sau:
12 BÁO CÁO XÚC TIẾN XUẤT KHẨU 2009-2010
GIAI ĐOẠN I: Thu thập thông tin, bao gồm (i) Gặp gỡ các cán bộ quản lý xúc tiến
thương mại, các chuyên gia, doanh nghiệp ngành hàng; (ii) Xác định các đối
tượng sẽ được khảo sát, ngành hàng và mặt hàng khảo sát, các tiêu chí thông
tin cần thu thập tương ứng; (iii) Tập hợp và tổng quan các tài liệu, nghiên cứu
trước đó về năng lực, thực trạng và dự báo xuất khẩu của Việt Nam với các
ngành hàng liên quan; các tài liệu nghiên cứu trước đó về thị trường thế giới
với các ngành hàng tương ứng. Báo cáo nghiên cứu cũng sử dụng các khái
niệm đã được các tổ chức như Ngân hàng thế giới (WB), Diễn đàn kinh tế thế
giới, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) đưa ra
như bộ chỉ số hỗ trợ xuất khẩu, chỉ số tập trung thương mại, bộ chỉ số về
thương mại quốc gia…
G I A I Đ O Ạ N I I : T h ố n g n h ấ t p h ư ơ n g p h á p đ i ề u t r a v à p h ư ơ n g p h á p d ự b á o
Để có được một cái nhìn tổng quan từ nhiều phía, nhóm chuyên gia xác
định cần phải thu thập thông tin và có cách thức nghiên cứu khác nhau ở mỗi
phần của bài viết. Cụ thể, phần tổng quan về hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
được thực hiện thông qua nghiên cứu tại bàn. Số liệu được sử dụng trong phần
này là số liệu được thu thập từ các bộ ngành cũng như các đánh giá độc lập của
các tổ chức kinh tế nước ngoài như Ngân hàng thế giới, Trung tâm thương mại
quốc tế…
Ở phần hai của bài viết phân tích về năng lực của doanh nghiệp xuất khẩu
và cách thức để nâng cao năng lực cạnh tranh, nhóm chuyên gia đã kết hợp sử
dụng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp sử dụng ý kiến của các chuyên gia
tại các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài và các doanh
nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam cùng với sử dụng các số liệu thứ cấp, đặc biệt là
báo cáo kết quả khảo sát năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt
Nam do Tổng cục Thống kê tiến hành năm 2008.
Trong phần dự báo, nhóm chuyên gia sử dụng phương pháp mô hình căn
cứ vào số liệu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong 14 năm từ 1995‐2008.
Ngoài ra, nhóm chuyên gia cũng tham khảo các dự báo mà các tổ chức nước
ngoài như sử dụng kết quả nghiên cứu từ trang web
để người đọc có thể có nhiều góc tiếp cận khác
nhau đối với dự báo về tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
G I A I Đ O Ạ N I I I : B ổ s u n g s ố l i ệ u , x â y d ự n g m ô h ì n h v à d ự b á o
Trên cơ sở thống nhất về phương pháp nghiên cứu ở giai đoạn II, nhóm
chuyên gia tiến hành thu thập bổ sung số liệu. Các số liệu thứ cấp được thu thập
Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) 13
từ các báo cáo, từ trang web và số liệu thống kê của các bộ, ngành và các tổ chức
quốc tế như IMF, WB, ITC… Số liệu sơ cấp được thu thập và tổng hợp căn cứ
vào kết quả các phiếu điều tra được gửi tới các cơ quan đại diện thương mại của
Việt Nam ở Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc… và các doanh nghiệp xuất khẩu ở
Việt Nam.
Mô hình dự báo cho tình hình xuất khẩu của Việt Nam năm 2010 được lựa
chọn trên cơ sở ba phương pháp của trung bình trượt là phương pháp trung
bình trượt giản đơn, trung bình trượt có tính đến sai lệch tuyệt đối của kim
ngạch xuất khẩu q