Đề tài Hư hỏng và bảo quản thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm trong cả nước nói chung và của thực phẩm nói riêng đang là vấn đề xã hội bức xúc cần phải giải quyết kịp thời và có hiệu quả. Vấn đề then chốt là làm thế nào để quản lý được tốt nhất chất lượng thực phẩm không bị nhiễm vi sinh, không chứa hóa chất bị cấm, hóa chất ngoài danh mục cho phép để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, góp phần quan trọng cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

doc45 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 6845 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hư hỏng và bảo quản thực phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. GIỚI THIỆU Thực phẩm là một loại sản phẩm để nuôi sống con người và động vật. Hầu hết các đồ ăn, đồ uống mà con người sử dụng được đều có thể gọi là thực phẩm. Tuy nhiên những đồ ăn, đồ uống được sử dụng với mục đích là chữa bệnh thì không được gọi là thực phẩm Vệ sinh an toàn thực phẩm trong cả nước nói chung và của thực phẩm nói riêng đang là vấn đề xã hội bức xúc cần phải giải quyết kịp thời và có hiệu quả. Vấn đề then chốt là làm thế nào để quản lý được tốt nhất chất lượng thực phẩm không bị nhiễm vi sinh, không chứa hóa chất bị cấm, hóa chất ngoài danh mục cho phép để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, góp phần quan trọng cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Những bất cập trong việc quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dân. Thực trạng chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay trên thế giới rất đáng được quan tâm. Đặc biệt là thực phẩm trôi nổi bán ngoài thị trường tìm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho người tiêu dùng.Mầm bệnh có thể nhiễm vào thực phẩm từ khâu sản xuất đến vận chuyển và bảo quản. Thực phẩm không an toàn có hóa chất độc hại là nguyên nhân của 35% gây bệnh ung thư tại các nước nghèo trong đó có Việt Nam. Điều đáng nói là không chỉ các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ mới bị vi phạm mà các công ty đa quốc gia cũng có luucs vi phạm nghiêm trọng đặc biệt trong lĩnh vực nước uống đóng chai và thực phảm chế biến sớm có sử dụng chất phụ gia thực phẩm. Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là người ngộ độc đã hấp thu những thực phẩm độc hại. Ví dụ như thức ăn bị ôi thiu, thức ăn chế biến không hợp vệ sinh, không bảo quản tốt là điều kiện cho vi sinh vật, nấm mốc, kí sinh vật hoành hành. Cũng có trường hợp bị nhiễm độc do các yếu tố tự nhiên có sẵn trong thực phẩm như khoai mì, khoai tây hoặc các chất đị ứng trong một số hải sản. Hạn hữu hơn là trường hợp bị nhiễm độc cho chất dioxin, chất phóng xạ, các kim loại nặng như Fe, Pb, As…Gần đây còn có tình trạng nhiểm độc do 3MCPD trong nước chấm và Melanin trong sữa. Để đối phó với vấn nạn này, nhiều nước đã luật pháp hóa vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Một hành lang pháp lý được hình thành để kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn. Mặt khác, người tiêu dùng phải biết tự bảo vệ mình bằng cách tự lựa chọn loại thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được bộ y tế kiểm nghiệm và cho phép sử dụng. B. SỰ HỎNG CỦA THỰC PHẨM KHI BẢO QUẢN I. NGUYÊN NHÂN GÂY H Ư HỔNG THỰC PHẨM Thực phẩm rất dễ bị hư hỏng từ đó bị giảm chất lượng, kém giá trị dinh dưỡng và thậm chí trở nên nguy hiểm độc hại hơn với người ăn phải. Qúa trình hư hỏng của thực phẩm chủ yếu do các nguyên nhân sau. 1. Do vi sinh vật Các vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm bao gồm trước hết là vi khuẩn sau đến nấm mốc, nấm men và một số loại tảo, kí sinh trùng, vius... Khi xâm nhập vào thực phẩm, thoạt đầu chúng sẽ phát triển về mặt số lượng, trong quá trình đó chúng tiết ra các sản phẩm thải, làm biến đổi màu sắc, trạng thái, mùi vị của thực phẩm dẫn đến hư hỏng hoặc giảm chất lượng thực phẩm Sơ đồ các con đường lây nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm. Con đường lây nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm Tự nhiên Quá trình chế biến Kí chủ trung gian Động vật Đất Nước Không khí 1.1 vi khuẩn: Các loài vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm như: Listeria là vi khuẩn có thành tế bào đồng nhất với thành acid béo và thành phần cytochrom đã gây ô nhiễm trên nhiều thực phẩm, cá, sữa, gây ngộ độc nguy hiểm cho người. Proteus là vi khuẩn phát triển bề mặt thạch ẩm.Là vi khuẩn đường ruột phổ biến trong ruột người và động vật, trong các sản phẩm thịt và rau quả, đăc biệt bị hư hỏng thực phẩm ở nhiệt độ trung bình. Serratia thuộc họ Enterobacteriacease hiếu khí và là tác nhân thủy phân protein, sản xuất các hạt màu đỏ trên nuôi cấy và thực phẩm. S.Liquefaciens là loại gây ngộ độc thự phẩm bảo quản và gây hư hỏng sản phẩm thịt, rau quả bảo quản lạnh. Pseudomonas là loại vi khuẩn phổ biến trong thực phẩm tươi. Vi khuẩn có mặt rộng rãi trong đất và nước, thường gặp trong các loại thực phẩm, đặc biệt là rau quả, thịt gia súc, gia cầm và hải sản. Có một số loài thuộc Pseudomonas chịu được nhiệt độ lạnh nên đã gây hư hỏng thực phẩm bảo quản lạnh. 1.2. Nấm mốc Các loài nấm mốc gây hư hỏng thực phẩm thường gặp như: Nấm mốc Alternaria gây thối rữa có màu đen và nâu với các loại quả có hạt như táo, vả, kể cả cuống thân cây và quả. Nấm mốc mọc cả trên lúa mì, trong sản phẩm thịt có màu đỏ. Một số loài bài tiết độc tố vì nấm như A.Citri, A.Solani… khi mọc trên táo, cà chua.A.Alternata còn tiết độc tố Stemphyltoxyn III đã gây đột biến khi thử test Ames Aspergillus là nấm mốc thường xuất hiện với màu vàng xanh lá cây và đen trên nhiều loại thực phẩm, gây thối rữa có màu đen trên quả đào, chanh, vả, hoặc trên thịt sấy hun. Một số loài gây biến chất dàu cọ, dầu lạc và dầu ngô. Cladosporium là loại nấm mốc có khả năng sản sinh các vết chấm đen trên thịt bò, cừu, bơ, hoặc lúa mì và gây thối rữa, có vết đen với một số có hạt như nho.C.herbarum và C.cladosporiodes là 2 giống phổ biến gây nhiễm trên rau quả. Geotrichum là loại nấm có màu vàng. Trong đó loài Dipodascus geotrichum là loại nấm quan trọng gây nhiễm thực phẩm, trong sữa, phomat gây mùi vị khác thường hoặc nhiễm trên thiết bị chế biến thực phẩm tại xưởng sản xuất cà chua đóng hộp. G.albidum gây thối rữa chua quả chanh, lê và làm hỏng kem sữa.Nấm mốc còn gây ô nhiễm rộng trong sản phẩm thịt rau. 1.3. Nấm men Brettanomyces có khả năng sản sinh acid Acetic từ Glucose trong điều kiện kỵ khí. B.intermedius là loại mạnh nhất mọc ở pH thấp 1,8 ,gây hư hỏng bia, nước giải khát, rượi vang và các sản phẩm muối chua. Debaryomyces là những loại giống thường gặp nhiều trong các sản phẩm sữa. D.hansenii, D.subglobosus và Torulaspora là những loài đã gây ngộ độc thực phẩm.Nấm men có thể mọc ở môi trường 24% NaCl và hoạt tính của nước rất thấp. Nấm men phát triển trong cả dung dịch muối đã gây hư hỏng phomat, sữa chua và nước ép hoa quả đậm đặc. 2. Enzyme nội tại Loại vi khuẩn có khả năng tiết ra nhiều enzym hỗn hợp có thể phân hủy được tất cả các thành phần protein, gluxit, lipit có trong thực phẩm. Và loại vi khuẩn chỉ có khả năng tiết ra một hoặc vài loại enzym riêng lẻ do vậy chỉ phân hủy được một thành phần nhất định có trong thực phẩm. Quá trình hư hỏng thực phẩm luôn bắt đầu từ bề mặt sau đó mới đi dần vào bên trong. Thường trong giai đoạn đầu các vi khuẩn chứa enzym hỗn hợp sẽ nhân lên trước và hoạt động mạnh mẽ để khai phá nguyên liệu, sau đó đến lượt các vi khuẩn chứa enzym đơn tiến hành phân hủy thực phẩm một cách mạnh mẽ và triệt để. Cùng với các enzym do vi sinh vật tiết ra thì đồng thời những enzym có sẵn trong bản thân khối thực phẩm cũng bị kích hoạt và tham gia vào các phản ứng phân hủy làm tăng tốc độ hư hỏng của thực phẩm. Quá trình hư hỏng các dạng thực phẩm chứa nhiều protein diễn ra như sau Ðầu tiên, các enzym protease của vi khuẩn và của bản thân khối thực phẩm (nếu có) sẽ phân cắt các phân tử protein thành các chuỗi peptit ngắn. Tiếp đó các enzym pepticlse sẽ phân cắt các chuỗi peptit và giải phóng ra các axit amin (aa) tự do. Cuối cùng các aa tự do tiếp tục bị phân hủy thành các hợp chất amin và CO2 hoặc các axit hữu cơ tùy thuộc vào điều kiện môi trường giữ thực phẩm. Nếu thực phẩm được giữ ở điều kiện thoáng khí thì nhóm vi khuẩn phân hủy hiếu khí sẽ chiếm ưu thế. Chúng phân hủy các aa thành các axit hữu cơ và NH3. Sự có mặt của các loại axit hữu cơ nếu ở nồng độ cao có thể gây độc hại, nếu ở liều lượng thấp thì chưa đủ gây độc hại nhưng bản thân các axit hữu cơ cũng góp phần làm cho thực phẩm có mùi hôi rất khó chịu và kèm theo đó là thực phẩm có thể bị biến màu. Nếu thực phẩm được bảo quản trong điều kiện đóng kín, ít tiếp xúc với không khí thì nhóm vi khuẩn phân hủy yếm khí sẽ chiếm ưu thế. Dưới tác dụng của nhóm vi khuẩn này, các aa bị phân giải thành các hợp chất dạng amin và CO2. Trong số các amin hình thành có nhiều loại gây độc hại cho người ăn. Trong trường hợp thực phẩm bị nhiễm cả 2 nhóm vi khuẩn phân giải aa hiếu khí và yếm khí thì quá trình diễn ra phức tạp hơn và trong thực phẩm sẽ hình thành một lượng đáng kể các hợp chất gây độc đồng thời gây thối nặng như: Indol, Skatol, Fenol,H2S 3. Ảnh hưởng của môi trường Trong khoảng từ 30oC đến 350C là khoảng các vi sinh vật, nấm men, nấm mốc, các enzym hoạt động mãnh liệt nhất, các hoạt động sinh lý, sinh hóa cũng rất mãnh liệt làm cho nhiều loại thực phẩm nhanh chóng hư hỏng và thối rữa. Thực phẩm có tính chất chung là dẫn nhiệt rất kém, do đó với một khối lượng lớn thì nhiệt độ bề mặt và nhiệt độ ở sâu bên trong có thể chênh nhau rất nhiều. Làm lạnh không đủ sâu thì phần bên trong của khối thực phẩm không lạnh, vi khuẩn vẫn phát triển và làm hỏng thực phẩm. Ngược lại, nấu không đủ lâu thì thực phẩm nguyên miếng hoặc thái lát dày chỉ chín lớp ngoài, bên trong vẫn còn sống và có thể còn vi khuẩn gây bệnh. Nhiệt độ càng thấp thì vi khuẩn càng phát triển chậm. Do đó làm lạnh là một biện pháp rất có hiệu quả để bảo quản thực phẩm. Càng giữ lâu càng phải làm lạnh sâu. Tùy mức độ và khối lượng thực phẩm cần bảo quản và thời gian bảo quản mà người ta dùng các phương tiện khác nhau như tủ lạnh thường, tủ lạnh sâu (deep freezer, congelator), nhà lạnh, toa lạnh di động… 3.2 Độ ẩm Ẩm độ môi trường thấp làm giảm sự phát triển của phần lớn các vi sinh vật gây thối rữa nhưng làm tăng sự bay hơi nước của thực phẩm làm ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc của thực phẩm sinh ra hiện tượng co nguyên sinh dẫn đến rối loạn sự trao đổi chất và mất khả năng đề kháng với những tác động bên ngoài. Trong thực phẩm có nhiều chất không bền, độ ẩm cao dễ bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí, ví dụ như: các acid béo chưa no; các chất thơm; các sắc tố; các vitamin. Thực phẩm càng ẩm ướt càng dễ nhiễm khuẩn vì ẩm ướt là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, làm cho tốc độ hư hỏng diễn ra nhanh. 3.3. Không khí và ánh sáng Ngoài 2 yếu tố nhiệt độ và độ ẩm thì không khí và ánh sáng cũng là tác nhân làm hư hỏng thực phẩm một cách nghiêm trọng như làm mất nước trong thực phẩm đặc biệt là trong thực phẩm tươi như rau, củ, quả. Làm giảm hàm lượng dinh dưỡng, vitamin, chất khoáng… trong thực phẩm. II. NGUYÊN NHÂN VÀ QUÁ TRÌNH BIẾN CHẤT CỦA THỰC PHẨM Nguyên nhân và quá trình biến chất của thực phẩm Thực phẩm giàu đạm Thực phẩm giàu lipid Thực phẩm giàu tinh bột Lên men thối Lên men chua Hóa chua Oxi hóa Sơ đồ quá trình biến chất của thực phẩm 1. Nguyên nhân thực phẩm bị biến chất Thức ăn là nguồn dinh dưỡng cho cơ thể người để duy trì cuộc sống, cung cấp năng lượng cơ bản và năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động chức của cơ thể, cung cấp protein, vitamin nhằm tạo tế bào mới, các hormone… nhằm phát triển cơ thể. Nhưng nếu thức ăn bị biến đổi thành những chất khác, không mang lại lợi ích cho cơ thể về năng lượng và tạo tế bào, ngược lại tạo ra các chất độc hại cho cơ thể, dẫn đến xuất hiện những triệu chứng và dấu hiệu của ngộ độc sau khi ăn, uống những thức ăn đó được gọi là ngộ độc thực phẩm do thức ăn biến chất. Quá trình dẫn đến biến chất thức ăn nầy là do quy định vệ sinh không đảm bảo từ các khâu bảo quản, chế biến và cất giữ thực phẩm. Thực phẩm, thức ăn bị các vi sinh vật, các enzym phân giải thành những chất chuyển hóa trung gian gây độc. Do tác động của môi trường như: nhiệt độ, ánh sáng, Oxy, bụi môi trường cũng làm cho thực phẩm bị biến chất. 2. Thực phẩm giàu đạm Từ các chất đạm tạo ra: Các acid hữu cơ: amoniac, phenol, indol…và các Các amin: putresin, tyramin, Histamin, tryptmin, betamin… Ví dụ như trong đậu phụ lên men chứa một lượng lớn chất Nito, lưu huỳnh và hydro có hại cho sức khỏe. Yếu tố quyết định tốc độ quá trình hư hỏng của thực phẩm giàu đạm là nhiệt độ và ẩm độ tương đối của không khí và mức độ nhiễm vi sinh vật ban đầu. Qúa trình biến chất thực phẩm giàu đạm thường thể hiện qua qua các dạng thối rữa, lên men mốc, đổi màu,hóa nhầy … 2.1. Sự lên men thối Thực phẩm giàu đạm bị phân hủy thối rữa biến đổi phức tạp, đặc trưng nhất xảy ra từ sản phẩm thịt. Trong đó sự phân giải protein đóng vai trò quan trọng trong sự phân hủy thối rữa do hoạt động của các vi sinh vật trên bề mặt thịt và được chia làm 3 giai đoạn: Qúa trình thủy phân protein dưới tác dụng của enzyme protease do vi sinh vật tiết ra tạo thành nhiều sản phẩm trung gian và cuối cùng là các acid amin. Qúa trình khử acid amin thành amoniac, acid ( acetic, propyonic, butyric ), rượu (propyolic, butylic, amylic ), H2S, indol,skatol. Các chất hữu cơ được tạo thành do sự phân hủy sơ bộ acid amin lại tiếp tục chuyển hóa. Tùy theo loại vi sinh vật và điều kiện môi trường mà các hợp chất đó bị oxy hóa hoàn toàn cho ra các hợp chất vô cơ như CO2, H2O,NH3, H2S. Trong điều kiện kị khí sẽ cho ra các acid hữu cơ, rượu, amin, tronng đó có nhiều chất độc và mùi hôi thối. Qúa trình thối rữa càng sâu, thì vi khuẩn yếm khí càng nhiều. Khi đó mô thịt có màu xám hoặc xám xanh, mềm nhũn, mất tính đàn hồi, cuối cùng nát vữa, Ph chuyển từ môi trường acid yếu đến kiềm. Các chất khí có mùi khó chịu cũng thoát ra và tăng lên dần. Các vi khuẩn hiếu khí hoạt động mạnh như Bacterium Vulgaris, Bacterium Paecalis, Pseudomonas Fiuoresen … vi khuẩn yếm khí Bacillus Spectogennes, Bacillus Putripicus, Bacillus Putripiciens, Bacillus Postamus,Clostridium Butulinum, Clostridium Sporogenes… 2.2. Sự lên men chua Hiện tượng này thường gặp ở thịt không được làm sạch hết máu khi giết mổ và trong nhiều trường hợp không làm lạnh. Vi khuẩn gây ra quá trình này thường là trực khuẩn yếm khí Bacillus Putripacens.Sự lên men chua biểu thị bằng sự xuất hiện mùi chua khó chịu, thịt bị xám và mềm nhũn. Trong quá trình lên men chua xảy ra hàng loạt quá trình: quá trình trích ly hay thẩm thấu của các chất từ mô bào thực vật, quá trình tăng sinh khối của vi sinh vật tạo ra acid lactic, quá trình ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây thối bởi acid lactic và muối. Qúa trình lên men này hoàn toàn là lên men tự nhiên, gây ra bởi nhiều nhóm vi sinh vật khác nhau. Qúa trình này xảy ra 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Đường và các chất hòa tan có trong dịch bào của mô thực vật được thẩm thấu ra ngoài tạo điều kiện cho vi khuẩn Lactic và một số vi sinh vật khác phát triển. Giai đoạn 2: Trong giai đoạn này, sinh khối của vi khuẩn Lactic đạt cao nhất. Đồng thời acid Lactic tích tụ rất nhiều, pH dịch lên men giảm.Do tác dụng của vi khuẩn Lactic mà các vi khuẩn gây thối rất nhanh.Cuối giai đoạn này thấy lượng acid Lactic tích tụ cực đại quá trình lên men chuyển sang giai đoạn 3. Giai đoạn 3: Vi khuẩn Lactic chết dần trong khi nấm sợi và nấm men lại tăng dần số lượng, Acid Lactic bắt đầu giảm nên sẩn phẩm hư hỏng nhanh. Để kéo dài giai đoạn 3 ta nên đưa sản phẩm két thúc của giai đoạn 2 vào điều kiện lạnh hay dùng hóa chất chống nấm men, nấm sợi và các vi khuẩn gây thối. 3. Thực phẩm giàu lipid Trong quá trình bảo quản chất béo ở nhiệt độ thường dưới tác động của điều kiện môi trường như: Oxy không, nhiệt độ, ánh sáng, nước, vi sinh vật trong môi trường … Chất béo sẽ chuyển hóa khác nhau, biến chất tạo ra: Là các glycerin, acid béo tự do, ceton, aldehyd, peroxyde. Dẫn đến giảm chất lượng chất béo và đôi khi nếu bảo quản quá lâu chất béo bị ôi sẽ tạo ra nhiều chất có tính độc hại cho người dùng tạo mùi khó chịu.Một số phản ứng sau sẽ làm biến chất chất béo sau: 3.1. Sự hóa chua lipid ( sự thủy phân) Sự tạo thành gốc tự do do hoạt động của enzyme.Dạng phân giải Lipid này liên quan đến cả 2 quá trình thủy phân Lipid và sự acid béo do hoạt đọng của enzyme Lipoxidase.Qúa trình thủy phân Lipid gây ra do vi sinh vật hoặc enzyme lipase nội tại.Bước đầu tiên của phản ứng này là sự thủy phân triglyceride tạo thành glycerol và các acid béo tự do. Chất béo  Glycerin + các acid béo Glycerin làm tăng độ nhớt, nhầy của chất béo. Các acid béo tạo ra càng nhiều càng làm cho chất béo bị chua ( chỉ số acid càng tăng cao,chất lượng chất béo giảm). Enzyme lipase có thể do vi sinh vật, không khí xâm nhập và phát triển tổng hợp Enzyme này, cũng có thể vi sinh vật có ngay trong nguyên liệu ban đầu hay các dụng cụ chứa đựng chất béo. Trong suốt thời gian bảo quản lạnh cá, sự thủy phân xảy ra do enzyme trong nội tạng cá không quan trọng, lượng acid béo tự do hình thành trong suốt giai đoạn bảo quản khi nhiệt độ bảo quản tăng. Tuy nhiên, không có mối liên hệ giữa hàm lượng acid béo tự do và mức độ tạo thành gốc tự do. Cơ chế của sự phân hủy acid béo tự do chưa được biết rõ.Một số vi sinh vật sản xuất enzyme lipoxydase kích thích chuỗi acid béo phản ứng với acid béo tạo sản phẩm hydroperoxide, hợp chất này dễ dàng bị phân cắt tạo thành aldehyde và ketone tạo mùi vị xấu cho thực phẩm. 3.2. Oxy hóa Dưới tác động của Enzyme lypo-oxydase và oxy không khí. Sau khi thủy phân các sản phẩm glycerin và các chất béo tiếp tục bị oxy hóa tạo ra nhiều sản phẩm khá nhau, trong đó có nhiều sản phẩm độc hại, tạo mùi khó chịu cho chất béo như : peroxyt, hydroperoxyt, các aldehyt, cetone, oxy acid …phải loại bỏ không dùng thực phẩm được. Với Lipid ở nhiệt độ không quá 102oC không có biến đổi đáng kể ngoài hóa lỏng. Khi đun lâu ở nhiệt độ cao, các acid béo không no sẽ bị oxy hóa, làm mất tác dụng có ích với cơ thể. Các liên kết kép trong cấu trúc của chúng bị bẻ gãy tạo thành những sản phẩm trung gian như peroxit, aldehyd, có hại đối với cơ thể. Khi nướng thức ăn, mỡ chảy ra rơi xuống có mùi thơm nhưng thực chất đó là các carbuahydro thơm không tốt cho cơ thể và là một trong các tác nhân gây ung thư.Do vậy, không nên tái sử dụng dầu mỡ đã qua rán ở nhiệt độ cao. 4. Thực phẩm giàu tinh bột Tinh bột là polysaccharid chủ yếu có trong hạt, củ, thân cây và lá cây.Một lượng tinh bột đáng kể có trong chuối và nhiều loại rau trong đó xảy ra sự biến đổi thuận nghịch tinh bột thành đường glucose phụ thuộc vào quá trình chín và chuyển hóa sau thu hoạch. Tinh bột có vai trò dinh dưỡng lớn vì trong quá trình tiêu hóa chúng bị thủy phân thành đường glucose là chất tạo nên nguồn Kalo chính của thực phẩm cho con người. Trong tinh bột ( độ ẩm 15%) vi sinh vật không phát triển được, trong bảo quản dài hạn có thể bị tiêu diệt. Thời gian đầu giảm Pseudomonas herbicola. Sau thường bị mốc phát triển, lúc đầu tinh bột nóng sau đó chua, và cuối cùng là đắng, tinh bột bị mốc khi độ ẩm tương đối của không khí lớn hơn 79% thấy mốc phát triển nhiều là Penicilium. Mốc phát triển gây chua bột do kết quả phân hủy chất béo giải phóng các acid hữu cơ. Bột chua là do vi khuẩn. Để tránh, cần phải bảo quản tinh bột ở độ ẩm nhỏ hơn 79% và nhiệt độ cố định. Độ ẩm sản phẩm bột không quá 15%. III. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH THỰC PHẨM, THỨC ĂN BỊ BIẾN CHẤT 1. Lựa chọn thực phẩm an toàn: Thực phẩm tươi sống, còn hạn sử dụng, không đổi màu sắc, không mất nhãn hay tẩy xóa hạn dùng, phải có dấu kiểm định an toàn thực phẩm. Không mua các thực phẩm bày bán ngoài đường mà không được bảo vệ, không ăn các thức ăn chín ngoài đường mà không được kiểm soát của VSATTP. 2. Bảo quản, cất giữ: Thực phẩm, thức ăn để ở tủ lạnh cần cho vào hộp sạch kín hay bọc giấy kín. Thực phẩm chưa dùng ngay cần để trong tủ mát, hay tủ lạnh, đặc biệt thực phẩm là cá, thịt, sữa phải để trong tủ đá và được bọc kín bằng giấy sạch. Thực phẩm, thức ăn sau khi chế biến cần được ăn ngay, không để lâu bên ngoài. Thức ăn thừa nên để ở tủ mát và dùng ngay 3, 4 giờ sau, không nên dùng nếu để trên 4 giờ. Thức ăn lấy ra nên đun nóng lại trước khi ăn. Rau quả cất giữ ở tủ lạnh ngăn cuối cùng nên bọc kín và sử dụng sớm vì để lâu các chất dinh dưỡng và vitamin sẽ bị mất đi. Luôn giữ cho các ngăn đá tủ lạnh, tủ mát và ngăn rau quả sạch sẽ, làm vệ sinh ít nhất 1 tuần/ 1lần và không để lẫn lộn thức ăn, đồ uống chín và chưa chín, hoặc thịt cá lẫn với rau quả. C. PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN THỰC PHẨM Bảo quản thực phẩm là sử dụng các biện pháp ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật trong thực phẩm nhằm mục đích giữ cho thực phẩm có thể sử dụng được trong thời gian dài mà không bị biến chất hư hỏng, nhờ đó mà có thể chủ động đảm bảo cung cấp thực phẩm cho n