Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử nói chung, phương pháp kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá trong dạy và học Lịch sử nói riêng là một trong những vấn đề mang tính chiến lược cấp thiết trước những yêu cầu đổi mới toàn diện của đất nước. Đổi mới nền giáo dục và đào tạo có ý nghĩa vô cùng lớn lao, là yếu tố quan trọng hàng đầu đáp ứng việc “đào tạo bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Cùng với việc đổi mới về nội dung, chương trình giảng dạy, chúng ta cần đổi mới cả về phương pháp dạy học trong đó có đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá. Việc xác định phương pháp dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng là yêu cầu khách quan cấp thiết để thực hiện đúng mục tiêu đào tạo của nước ta như trong hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khoá VIII đã đề ra nghị quyết về định hướng phát triển giáo dục, đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2010 như sau: “Nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá; gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ trí thức và khoa học công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có tính tổ chức và kỷ luật; có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ”. Xuất phát từ mục tiêu trên, việc dạy học Lịch sử phải đáp ứng được mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra, nhất là việc đổi mới phương pháp dạy học.
102 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1822 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá trong học tập lịch sử thế giới lớp 10 (chương trình chuẩn) ở trường Trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử nói chung, phương pháp kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá trong dạy và học Lịch sử nói riêng là một trong những vấn đề mang tính chiến lược cấp thiết trước những yêu cầu đổi mới toàn diện của đất nước. Đổi mới nền giáo dục và đào tạo có ý nghĩa vô cùng lớn lao, là yếu tố quan trọng hàng đầu đáp ứng việc “đào tạo bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Cùng với việc đổi mới về nội dung, chương trình giảng dạy, chúng ta cần đổi mới cả về phương pháp dạy học trong đó có đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá. Việc xác định phương pháp dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng là yêu cầu khách quan cấp thiết để thực hiện đúng mục tiêu đào tạo của nước ta như trong hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khoá VIII đã đề ra nghị quyết về định hướng phát triển giáo dục, đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2010 như sau: “Nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá; gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ trí thức và khoa học công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có tính tổ chức và kỷ luật; có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ”. Xuất phát từ mục tiêu trên, việc dạy học Lịch sử phải đáp ứng được mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra, nhất là việc đổi mới phương pháp dạy học.
Như vậy, vấn đề đổi mới giáo dục đào tạo nói chung, đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử nói riêng trong đó có phương pháp kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá trong dạy và học lịch sử luôn được Đảng và nhà nước quan tâm. Mặt khác, việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những biện pháp hữu hiệu để nhà trường và giáo viên thực hiện tốt những mục tiêu trên.
Để thực hiện tốt những mục tiêu của Đảng và nhà nước về giáo dục, đào tạo, nhà trường phổ thông đóng vai trò quan trọng. Bộ môn Lịch sử với chức năng nhiệm vụ của mình góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo và Lịch sử được xem như là một môn học quan trọng và có ưu thế trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Tri thức Lịch sử là một trong những phương tiện giáo dục có hiệu quả về tư tưởng tiến bộ, phẩm chất đạo đức cách mạng. Lịch sử giáo dục cho con người lòng tin vào chính nghĩa và chân lý, có tác dụng rất tốt trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, lòng yêu lao động, rèn luyện ý thức năng lực thẩm mỹ. Chính vì Lịch sử có vai trò lớn như vậy cho nên việc cải tiến phương pháp dạy học Lịch sử là việc rất quan trọng nhằm góp phần phát triển toàn diện học sinh. Chính vì vậy mà việc học tập và dạy học Lịch sử luôn đóng vai trò không thể thiếu trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
Tuy nhiên, hiện nay, việc dạy và học Lịch sử ở các trường phổ thông, bên cạnh ưu điểm vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục như chương trình dạy học Lịch sử vẫn còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa tạo được điều kiện cho học sinh phát huy tính tích cực, vận dụng những kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới vào cuộc sống. Chính vì vậy cần phải đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử trong đó phải nhất thiết tiến hành đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra đánh giá trong dạy và học tập Lịch sử ở các trường phổ thông hiện nay.
Một trong những nội dung đổi mới phương pháp dạy học được nhiều người quan tâm là đổi mới việc kiểm tra – đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá trong dạy và học tập lịch sử. Việc kiểm tra, đánh giá học sinh của thầy giáo và tự kiểm tra, đánh giá của học sinh là một vấn đề hết sức quan trọng, bởi vì nó chẳng những là khâu cuối cùng đánh giá độ tin cậy cao mà còn có tác dụng điều tiết trở lại hết sức mạnh mẽ đối với quá trình đào tạo. Như chúng ta đã thấy: Dạy học là quá trình khép kín, để điều chỉnh quá trình này một cách có hiệu quả là cả người dạy và người học đều phải thu được những thông tin ngược từ việc kiểm tra – đánh giá kết quả học tập. Việc hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là một công việc rất khó của phương pháp dạy học, giúp học sinh hình thành năng lực tự học, kỹ năng, kỹ xảo của bộ môn. Qua việc tự kiểm tra, đánh giá của học sinh giúp giáo viên sẽ thấy được những thành công và những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong giảng dạy, hiểu rõ mức độ kiến thức và kỹ năng của học sinh. Từ đó có những biện pháp sư phạm tích cực, thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Vì vậy, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá trong học tập lịch sử thế giới lớp 10 (chương trình chuẩn) ở trường Trung học phổ thông”.
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Vấn đề kiểm tra - kết quả học tập của học sinh từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới, trong nước quan tâm và sử dụng vào trong dạy học.
Tài liệu nước ngoài.
Đến năm 1977, Becbi nhìn nhận vấn đề đánh giá theo khía cạnh khác, khá chính xác và đầy đủ, theo ông: “Đánh giá giáo dục là sự thu thập và lý giải một cạc có bằng chứng như một phần của quá trình dẫn tới sự phán xét về giá trị theo quan điểm hành động”. Với quan niệm như vậy, Becbi đã đưa ra định nghĩa tương đối hoàn chỉnh, nó phản ánh khá đầy đủ bản chất của đánh giá giáo dục”.
Theo Mager (R.F.Mager) nhà nghiên cứu Pháp thì lại cho rằng: Đánh giá là việc miêu tả tình hình của học sinh và giáo viên để dự đoán công việc phải tiếp tục và giúp học sinh tiến bộ”.
Trong cuốn giáo dục học - tập I của Savin ở chương X “Kiểm tra, đánh giá tri thức kỹ năng, kỹ xảo của học sinh” ông đã nêu rõ quan niệm về kiểm tra – đánh giá. Theo ông: “Kiểm tra là một phương tiện quan trọng không chỉ để ngăn ngừa việc lãng quên mà còn để nắm được tri thức một cách vững chắc hơn…”. “Đánh giá có thể trở thành một phương tiện quan trọng để điều khiển sự học tập của học sinh, đẩy mạnh sự phát triển về công tác giáo dục của các em. Đánh giá được thực hiện trên cơ sở kiểm tra, đánh giá theo hệ thống 5 bậc Xuất sắc (điểm 5), Tốt (điểm4), Trung bình (3 điểm), Xấu (điểm 2) và Rất xấu (điểm 1). Như vậy, Savin đã quan niệm kiểm tra – đánh giá là hai hoạt động khác nhau nhưng có mối quan hệ biện chứng. Đặc biệt ông nhấn mạnh việc kiểm tra không dừng ở việc kiểm tra tri thức mà còn kiểm tra kỹ năng, kỹ xảo của học sinh.
Theo tiến sĩ N.G. Đairi trong cuốn: “Chuẩn bị giờ học Lịch sử như thế nào”, bằng những kinh nghiệm quý báu trong thực tế giảng dạy lịch sử ở nhà trường phổ thông, ông đã cho thấy tầm quan trọng, vị trí, ý nghĩa của việc kiểm tra – đánh giá kết quả học tậo bộ môn ở nhà trường. Đông thời, ông chỉ rõ: “Kiểm tra không chỉ giới hạn ở chỗ phát hiện và cho điểm kiến thức, mà kiểm tra còn thúc đẩy học sinh học tập. Ngoài những chức năng kiểm tra và giáo dục, kiểm tra còn có chức năng giáo dưỡng và phát triển tư duy”.
Cùng với Savin và Đairi, T.A.Ilina cũng nghiên cứu về hình thức kiểm tra – đánh giá. Ilina nhấn mạnh đến vai trò của kiểm tra – đánh giá, theo bà: “Kiểm tra – đánh giá kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo là rất quan trọng và là thành phần cấu tạo cần thiết của quá trình dạy học”. Từ đó, Ilina nêu lên các chức năng của kiểm tra – đánh giá gồm: chức năng kiểm tra, chức năng dạy học, chức năng giáo dục. Ngoài ra bà cũng đề cập đến vấn đề đánh giá, theo bà: “Việc đánh giá là một phương tiện kích thích mạnh mẽ và có ý nghĩa giáo dục lớn trong điều kiện nếu như nó được giáo viên sử dụng đúng đắn”. Như vậy, cũng như Savin và Đairi, Ilina đánh giá cao vấn đề kiểm tra – đánh giá, đều coi kiểm tra – đánh giá để nâng cao chất lượng dạy học.
Như vậy, vấn đề kiểm tra – đánh giá được nhiều học giả nước ngoài nghiên cứu, tìm hiểu. Mặc dù, có các quan điểm, cách nhìn nhận khác nhau các tác giả đã đưa ra những định nghĩa khác khá khoa học góp phần vào lý luận của kiểm tra, đánh giá.
2.2. Tài liệu trong nước
Cùng với nhiều học giả nước ngoài, các học giả, các nhà nghiên cứu giáo dục nước ta cũng tìm hiểu và nghiên cứu khá sâu sắc về vấn đề kiểm tra – đánh giá.
Theo Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt trong cuốn giáo trình giáo dục học tập I (nhà xuất bản giáo dục học 1987) đã đưa ra các quan niệm về kiểm tra – đánh giá như sau: “Kiểm tra – đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh là một khâu quan trọng của quá trình dạy học. Xét theo các cách thức thực hiện hệ thống của các khâu quan trọng của quá trình dạy học. Kiểm tra – đánh giá có thể xem xét như là một nhóm phương pháp dạy học”. Đồng thời hai ông còn nêu rõ ý nghĩa của việc kiểm tra – đánh giá các mặt khác.
Theo Đức Minh trong bài “Một số vấn đề lý luận về việc kiểm tra – đánh giá học sinh” trong tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 36 – 1975. Ông quan niệm “Kiểm tra và đánh giá là những khâu tất yếu của mọi quá trình hoạt động xã hội và là hai mặt gắn bó mật thiết với nhau của một vấn đề: xác định chất lượng của sản phẩm hoạt động. Bởi vậy, đó là việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa xã hội quan trọng”. Trong bài viết này mặc dù tác giả chưa đưa ra định nghĩa riêng biệt về kiểm tra – đánh giá, nhưng thể hiện quan điểm đánh giá chỉ có thể thực hiện được khi có kiểm tra.
Còn theo PTS. Trần Kiều - Viện khoa học giáo dục với bài: “Đổi mới đánh giá, đòi hỏi bức thiết của đổi mới phương pháp dạy học”. Trong tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 11 – 1995, ông cho rằng: “Kiểm tra – đánh giá là khâu cuối cùng, song cũng có thể là bước khởi đầu cho chu trình tiếp theo với chất lượng mới hơn của cả một quá trình. Từ một phương diện khác có thể xem đánh giá là hoạt động nhằm rút ra những phán đoán về giá trị đạt được và những quyết định cần thiết trên cơ sở thông tin về số liệu thu thập được. Do đó, đánh giá không chỉ nhằm mục đích phân loại, sàng lọc, cũng không chỉ nhằm phát hiên kết quả mà còn phải tìm ra được các nguyên nhân đa dạng của một thực trạng nào đó”.
Theo GS.TS Nguyễn Thị Côi, trong các công trình của mình đã đi sâu nghiên cứu về vấn đề kiểm tra – đánh giá kết quả học tập Lịch sử như (chươnng XIII trong Giáo trình phương pháp dạy học Lịch sử - tập 2, Nxb ĐHSP 2002), “Tài liệu hội nghị đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập môn Lịch sử ở trường phổ thông trung học tháng 4 năm 1999” và trong cuốn “Một số vấn đề Lịch sử” (trường ĐHSP Hà Nội, Nxb ĐHQG – 2001). Trong các công trình kể trên, tác giả đã đề cập đến những vấn lý luận cơ bản của kiểm tra – đánh giá và gợi mở phương hướng đổi mới hoạt động này trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông. Theo tác giả: “Nếu thực hiện tốt khâu kiểm tra – đánh giá sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn”.
Nhìn chung, các nhà giáo dục học đều thống nhất kiểm tra – đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình dạy hoc, nó là một yếu tố cần phải được chú ý khi đổi mới phương pháo dạy học vì kiểm tra, đánh giá có vị trí, ý nghĩa lớn đối với việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
Ngoài ra, vấn đề kiểm tra – đánh giá cũng được các học viên, sinh viên tìm hiểu và nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề này qua một số luận văn. Tuy nhiên, trong các công trình đó vẫn nằm trong phạm vi nhỏ mang tính lý thuyết, chưa đề cập tới việc đổi mới việc kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông.
Tóm lại, vấn đề kiểm tra – đánh giá đã được nhiều nhà giáo dục và giáo dục Lịch sử ở trong và ngoài nước đề cập tới nhiều mức độ khác nhau. Song đều làm sáng tỏ: Vai trò, vị trí của kiểm tra – đán giá, nội dung của kiểm tra – đánh giá, mối quan hệ mật thiết giữa kiểm tra – đánh giá…và xem đó là khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Những lý luận trên là cơ sở quý báu giúp chúng tôi thực hiện đề tài.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử vấn đề, tôi thấy có những ý kiến sau: Hầu hết những công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đều nêu lên được những vấn đề lí luận quan trọng của việc kiểm tra, đánh giá nói chung và tự kiểm tra, đánh giá trong học tập Lịch sử của học sinh nói riêng. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những lí luận chung, những lí luận cơ sở và nền tảng, còn những biện pháp cụ thể thì chưa thực sự được nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu một cách cụ thể, nhằm biến những vấn đề lí luận đó gắn bó, phục vụ hiệu quả hơn công tác dạy học Lịch sử hiện nay ở các trường phổ thông.
Vì vậy, “cái mới” của đề tài không phải nhằm đi sâu nghiên cứu lại những lí luận đã có ở phần trên, mà quan trọng hơn là trên cơ sở nền tảng lí luận sẵn có, người viết muốn hiện thực hoá những lí luận đó trở thành những biện pháp sư phạm cụ thể. Những biện pháp này sẽ được áp dụng trong một bài, một chương trình của một lớp học cụ thể thông qua phương pháp quan sát và thực nghiệm là chủ yếu để nhằm giúp cho giáo viên có được những gợi ý về phương pháp hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, kiểm tra, đánh giá, giúp hình thành ở học sinh kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá trong học tập bộ môn nói riêng và các môn học khác nói chung.
Qua đó để khẳng định rằng những vấn đề lí luận trên là đúng đắn, khoa học và những biện pháp, cách thức tổ chức, hướng dẫn trên của giáo viên cho học sinh trong hoạt động tự kiểm tra, đánh giá một cách thường xuyên trong học tập Lịch sử được đề xuất trong đề tài vừa có giá trị lí luận, vừa có giá trị thực tiễn cao nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn và thực hiện mục tiêu đổi mới trong giáo dục hiện nay.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là những hướng dẫn của giáo viên (bằng những biện pháp cụ thể) giúp cho học sinh tự kiểm tra, đánh giá một cách thường xuyên quá trình học tập môn Lịch sử của mình ở trường phổ thông, mà cụ thể ở đây là học sinh lớp 10 với phần kiến thức Lịch sử thế giới. Như vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài có những khác biệt so với những công trình nghiên cứu trước đó – chủ yếu là những quan niệm, vai trò, ý nghĩa, cách thức tổ chức kiểm tra, đánh giá nói chung trong dạy học Lịch sử theo phương hướng đổi mới giáo dục hiện nay. Đối tượng nghiên cứu của đề tài có thể nói là một phần nhỏ trong vấn đề lớn – vấn đề kiểm tra, đánh giá. Tuy nhiên, với đối tượng nghiên cứu như trên, cho phép đề tài đi sâu vào những biện pháp cụ thể trong việc hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá trong học tập lịch sử. Đây có thể nói là một nội dung quan trọng trong phương hướng đổi mới giáo dục hiện nay, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của người học trên cơ sở những điều khiển, hướng dẫn của giáo viên.
MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
4.1. Mục đích:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất những biện pháp nhằm hướng dẫn cho học sinh tiến hành tự kiểm tra, đánh giá trong học tập Lịch sử. Xuất phát từ những mục đích trên, phạm vi nghiên cứu chủ yếu của đề tài là khối học sinh ở các trường phổ thông, cụ thể ở đây là học sinh lớp 10 trong phần học Lịch sử thế giới. Lí do mà tôi chọn phạm vi nghiên cứu là học sinh lớp 10, bởi đây là giai đoạn đầu tiên của giáo dục phổ thông, vì vậy hướng dẫn các em kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá trong học tập ở giai đoạn này rất quan trọng, là cơ sở cho các em học tập ở những giai đoạn tiếp theo. Phần kiến thức mà tôi lựa chọn là phần Lịch sử thế giới trong sách giái khoa lớp 10 (chương trình chuẩn). Đây cũng là một mảng kiến thức quan trọng và đặc biệt đây là những kiến thức rất trừu tượng nên học sinh rất khó nắm bắt, chưa kể đến việc tự học, tự kiểm tra, đánh giá việc học tập của học sinh. Chính vì lí do đó, mà cần những biện pháp hướng dẫn rất cụ thể của giáo viên, giúp cho học sinh tự kiểm tra, đánh giá việc học tập của mình đạt hiệu quả cao, nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn và phát huy năng lực tự học trong học tập của học sinh.
4.2. Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích trên, đề tài phải giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tìm hỉểu lý luận về kiểm tra – đánh giá và tự kiểm tra – đánh giá về khái niệm, nội dung, yêu cầu, ý nghĩa, biện pháp và các hình thức kiểm tra – đánh giá và tự kiểm tra – đánh giá của học sinh.
- Khai thác và nghiên cứu nội dung lịch sử thế giới lớp 10 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông.
- Điều tra, quan sát thực tế dạy học Lịch sử ở trường phổ thông.
- Đề xuất biện pháp hướng dẫn học sinh tự kiểm tra – đánh giá trong học tập Lịch sử thế giới lớp 10 ở trường phổ thông.
- Tiến hành khảo sát và thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi của đề tài nghiên cứu.
5. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiên trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng về giáo dục và những vấn đề liên quan đến lý luận dạy học, Sử học, phương pháp dạy học Lịch sử và các tài liệu liên quan đến kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
5.2.1 Nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tác phẩm của các tác giả kinh điển, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh bàn về giáo dục.
Nghiên cứu các văn bản, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Bộ giáo dục và đào tạo liên quan đến đề tài.
Nghiên cứu các công trình của các nhà khoa học giáo dục, giáo dục Lịch sử viết về kiểm tra – đánh giá có liên quan đến đề tài.
Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 – THPT.
Sử dụng phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm
Nghiên cứu, điều tra, khảo sát tình hình thực tiễn công tác kiểm tra – đánh giá kết quả học tập Lịch sử để thấy được thực tiễn của công tác kiểm tra, đánh giá ở trường phổ thông hiện nay.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của việc sử dụng các phương pháp hướng dẫn học sinh tiến hành tự kiểm tra – đánh giá kết quả học tập phần Lịch sử thế giới của học sinh lớp 10 ở trường trung học phổ thông.
Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN
Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần là phong phú thêm về mặt lý luận cũng như thực tiễn của việc kiểm tra – đánh giá nói chung và tự kiểm tra – đánh giá nói riênng, khẳng định tầm quan trọng của việc kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học Lịch sử. Đồng thời, đề xuất một số biện pháp nhằm hướng dẫn học sinh tiến hành tự kiểm tra – đánh giá kết quả học tập phần Lịch sử thế giới lớp 10 trong trường trung học phổ thông, giúp cho các em chuẩn bị tư thế tốt trước khi bước vào kì thi, qua đó nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn
Một số biện pháp nhằm hướng dẫn học sinh tự kiểm tra – đánh gia kết quả học tập phần Lịch sử thế giới lớp 10 ở trường trung học phổ thông đưa ra trong luận văn sẽ giúp bản thân và đồng nghiệp vận dụng vào quá trình dạy học Lịch sử chung để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Đồng thời, cung cấp cho học sinh những biện pháp tự học có hiệu quả thông qua việc tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập bộ môn Lịch sử Thế giới lớp 10 nói riêng và tiến tới hình thành năng lực và phương pháp tự học trong học tập nói chung.
ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Việc luận văn hoàn thành sẽ góp phần: khẳng định vai trò, ý nghĩa của và hoạt động kiểm tra – đánh giá và làm sáng tỏ thực trạng của việc kiểm tra – đánh giá trong việc học tập Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. Đề xuất các biện pháp hướng dẫn học sinh tiến hành tự kiểm tra – đánh giá trong học tập Lịch sử thế giới lớp 10 nhằm nâng cao chất lượng dạy học đối với bộ môn Lịch sử và đồng thời hình thành, phát triển năng lực tự học cho học sinh trong việc học tập ở trường trung học phổ thông.
CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài Phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, mục lục, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm hai chương:
Chương I: Vấn đề kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông.
Chương II: Một số biện pháp giúp học sinh tiến hành tự kiểm tra, đánh giá trong học tập Lịch sử thế giới lớp 10( chương trình chuẩn) ở trường Trung học phổ thông.
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
VẤN ĐỀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ KIỂM TRA, ĐÁNH GÍA KẾT QUẢ HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
Ở TRƯỜNG THPT
I. CƠ SỞ LÝ LU