Đề tài Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật

Đềtài “Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật” đã hướng dẫn pháp luật cho 7 hoạt động quản lý và 14 hoạt động chất nguy hại. Mỗi hoạt động có thống kê, trích dẫn các văn bản pháp quy liên quan, xây dựng quy trình thực hiện gồm trình tựthực hiện, thủtục, biểu mẫu, thời gian thực hiện. Đềxuất nhu cầu điều chỉnh vềbiểu tượng hàng hoá nguy hiểm trong văn bản pháp quy; bổsung hướng dẫn thực hiện luật năng lượng nguyên tử, sửdụng hoá chất, chất phóng xạ

pdf12 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hưóng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật 1 HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI THEO PHÁP LUẬT Nguyễn Thị Xuân[1], Nguyễn Thị Thuỳ Trang[1] 1 Khoa Công nghệ sinh học và Môi trường, Trường Đại học Lạc Hồng Email: xuan1687@yahoo.com, memoryforever_86@yahoo.com TÓM TẮT Đề tài “Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật” đã hướng dẫn pháp luật cho 7 hoạt động quản lý và 14 hoạt động chất nguy hại. Mỗi hoạt động có thống kê, trích dẫn các văn bản pháp quy liên quan, xây dựng quy trình thực hiện gồm trình tự thực hiện, thủ tục, biểu mẫu, thời gian thực hiện. Đề xuất nhu cầu điều chỉnh về biểu tượng hàng hoá nguy hiểm trong văn bản pháp quy; bổ sung hướng dẫn thực hiện luật năng lượng nguyên tử, sử dụng hoá chất, chất phóng xạ… Sản phẩm cuả đề tài là website Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật tại địa chỉ Website cung cấp tin tức về kiến thức pháp luật, hiện trạng quản lý chất nguy hại, giới thiệu thuật ngữ, giới thiệu văn bản pháp quy, giới thiệu tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn pháp luật, danh mục tài liệu. Website đã góp phần xây dựng nội dung số tiếng Việt phong phú, chuyên sâu trên mạng internet cho Việt Nam. Tính đến 07/12/2009, website đã có 355 trang và 3350 lượt vào xem. Abstract Topics guide the management of hazardous substances legislation guided by the law for seven management activities and 14 activities harmful substances. Each activity statistics, citing the relevant legal documents, construction procedures, including implementing the order, procedures, forms, time for implementation. Proposals need to adjust the symbol of dangerous goods in the legal documents; additional rules to guide the implementation of atomic energy, the use of chemicals, radioactive substances ... Products are subject guide site management of hazardous substances under the law at . Website provides information about legal knowledge, the current state of management of hazardous substances and introducing Hưóng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật 2 the term, introduce legal documents, referral criteria and standard technical guidance law, the list of documents . Website has helped build content Vietnamese rich, in- depth on the Internet for Vietnam. As of December 14, 2009, site has 355 pages and 3867 weekly visit. 1 MỞ ĐẦU Công tác quản lý chất nguy hại là vấn đề thời sự khi các tai nạn liên quan đến chất nguy hại thường xuyên xảy ra, gây hậu quả lớn hơn hẳn so với các vấn đề ô nhiễm môi trường. Hầu hết các hoạt động sản xuất đều liên quan đến chất nguy hại. Vấn đề càng trở nên bức thiết khi thực tế vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm các quy định pháp luật. Đề tài “Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật” là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về pháp luật quản lý chất nguy hại, cung cấp thông tin chuyên sâu về pháp luật phục vụ nhà quản lý, doanh nghiệp và người sử dụng liên quan đến chất nguy hại, tiết kiệm chi phí cho người sử dụng, mang lại lợi nhuận cho người thực hiện, góp phần xây dựng nội dung số tiếng Việt phong phú, chuyên sâu . 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Các quy định của pháp luật về quản lý hóa chất nguy hiểm, chất phóng xạ, chất thải nguy hại. 2.2 Phạm vi nghiên cứu • Các hóa chất nguy hiểm theo luật hóa chất. • Chất thải nguy hại theo quy chế quản lý chất thải nguy hại của chính phủ. • Các chất phóng xạ. 2.3 Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu áp dụng các phương pháp sau: • Phương pháp tổng hợp tài liệu. • Phương pháp phân tích, đối chiếu văn bản pháp quy Hưóng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật 3 • Ứng dụng công nghệ thông tin: thiết kế web bằng phần mềm Dreamwever 2004 và xử lý thông tin bằng phần mềm MS Excel 2003, MS Word 2003. 3 TỔNG QUAN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI Ở Việt Nam, đã có nhiều đề tài nghiên cứu các khía cạnh trong quản lý chất nguy hại như về nguồn gốc, phương pháp xử lý chất thải,… nhưng chưa có nghiên cứu về pháp luật quản lý chất nguy hại. Công tác quản lý chất nguy hại ở Việt Nam đang từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý chất nguy hại, có phối hợp giữa các cơ quan, nhưng chưa có hệ thống thông tin quản lý chất nguy hại, không kiểm soát hết các hành vi vi phạm, bật cập về nhân lực quản lý. Bên cạnh đó, các văn bản pháp quy về quản lý chất nguy hại của nước ta còn hạn chế là quy định chung chung, khái niệm không rõ ràng, phân công trách nhiệm bất cập, văn bản kém ổn định cần phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố, vấn đề hiểu luật không thống nhất, quá trình thực hiện xử phạt chậm trễ của cơ quan quản lý và sự kém ý thức của người dân trong vấn đề làm theo pháp luật dẫn đến khó khăn khi áp dụng luật vào quản lý trong thực tiễn. Hệ thống pháp luật về quản lý chất nguy hại ở nước ta hiện nay đòi hỏi cần phải được điều chỉnh, bổ sung kịp thời để đảm bảo hiệu quả quản lý cả về chất lượng và số lượng. 4 ĐÁNH GIÁ WEBSITE Qua khảo sát tất cả các website về môi trường, chất nguy hại, và pháp luật ở Việt Nam, chúng tôi đã có thống kê như sau. Bảng 4.1 Thống kê các website Việt Nam trong lĩnh vực môi trường và chất nguy hại, tháng 11 năm 2009 Số website Trong đó, số website có trang nội dung Lĩnh vực hoạt động cuả website Tổng số Tin tức Thông tin khoa học Pháp luật Hướng dẫn pháp luật Môi trường 34 34 28 3 0 Hưóng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật 4 Chất nguy hại 3 2 3 2 0 Pháp luật 36 36 24 27 6 Pháp luật môi trường 3 3 3 3 3 Pháp luật chất nguy hại 1 1 0 1 0 Về chất nguy hại hiện nay mới chỉ có 3 website có nội dung chủ yếu là thống kê văn bản pháp quy, cung cấp tin tức về môi trường, hướng dẫn hoạt động liên quan đến chất thải nguy hại chỉ ở mức độ cung cấp văn bản pháp quy và biểu mẫu. Nhìn chung, các website Việt đã có các thông tin cơ bản về môi trường, vụ việc môi trường được cập nhật nhanh, có thống kê văn bản pháp quy, có công cụ tìm kiếm hiệu quả. Tuy nhiên, website tiếng Việt trong lĩnh vực môi trường, chất nguy hại và pháp luật còn rất ít thông tin chuyên sâu, thiếu hướng dẫn thực hiện theo pháp luật. Các thông tin pháp luật thống kê theo danh sách pháp luật cập nhật, mà không phân loại theo hoạt động môi trường hay hoạt động chất nguy hại, không nhằm mục đích phục vụ người dùng liên quan đến chất nguy hại. 5 HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI THEO PHÁP LUẬT 5.1 Thống kê văn bản pháp quy 5.1.1 Cơ sở phương pháp Dựa vào văn bản luật cơ bản quản lý chất nguy hại là Luật Hoá chất số 06/2007/QH12 ngày 21/11/2007, đề tài xác định các vấn đề trong hoạt động chất nguy hại được luật điều chỉnh và các cơ quan quản lý có liên quan. Trên cơ sở Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 03/06/2008, đề tài xác định các loại văn bản dưới luật có liên quan. Chúng tôi tìm kiếm toàn văn các văn bản pháp quy thông qua Công báo và trang web Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cuả Văn phòng Quốc hội. Ngoài ra, công ty TNHH Smartesol đã hỗ trợ chúng tôi để có được đầy đủ toàn văn các văn bản pháp quy và tiêu chuẩn liên quan trực tiếp đến quản lý chất nguy hại. Hưóng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật 5 Chúng tôi tham khảo toàn văn tất cả các văn bản liên quan để xây dựng quy trình thực hiện các hoạt động chất nguy hại theo pháp luật. Cập nhật thông tin văn bản pháp quy mới thông qua tin thư điện tử cuả các doanh nghiệp về pháp luật. Thống kê văn bản pháp quy bằng phần mềm Microsof Exel 2003. 5.1.2 Thống kê Thống kê đến tháng 11 năm 2009, Việt Nam có 114 văn bản pháp quy liên quan đến quản lý chất nguy hại Bảng 5.1 Thống kê văn bản pháp quy quản lý chất nguy hại tại Việt Nam, tháng 11 năm 2009 STT Loại văn bản pháp quy Số lượng văn bản pháp quy liên quan 1 Luật 9 2 Nghị định 20 3 Thông tư 29 4 Thông tư liên tịch 2 5 Quyết định 48 6 Chỉ thị 6 Cộng 114 Thống kê văn bản pháp quy về quản lý chất nguy hại được phân loại theo hoạt động như sau: Hưóng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật 6 Bảng 5.2 Thống kê văn bản pháp quy, quy chuẩn, tiêu chuẩn viện dẫn phân loại theo hoạt động chất nguy hại, tháng 11 năm 2009 Hoạt động Văn bản pháp quy Tiêu chuẩn viện dẫn Quy chuẩn kĩ thuật viện dẫn Hoạt động quản lý Phân cấp quản lí 4 0 0 Khai báo 7 0 0 Cấp phép 14 3 1 Thông tin 3 0 0 Phiếu an toàn hoá chất 4 0 0 Thanh tra 7 0 0 Xử phạt vi phạm 11 0 0 Hoạt động khác liên quan đến chất nguy hại Nhận biết 9 2 0 Phân loại 5 2 0 Ghi nhãn 5 2 0 Đóng gói 7 10 0 Lưu trữ 6 3 1 Sản xuất 10 16 1 Vận chuyển 12 5 1 Quảng cáo 2 0 0 Kinh doanh 17 9 0 Sử dụng 4 1 1 Xuất nhập khẩu 7 1 0 Thải bỏ 3 3 3 Thu gom 3 1 0 Xử lý tiêu huỷ 6 2 0 5.2 Hướng dẫn Đề tài đă nghiên cứu và đưa ra quy trình hướng dẫn thực hiện cho 7 hoạt động quản lý gồm: phân cấp quản lý, khai báo, thông tin, phiếu an toàn hóa chất, cấp phép, thanh Hưóng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật 7 tra, xử phạt vi phạm và 14 hoạt động chất nguy hại gồm : nhận biết, phân loại, ghi nhãn, đóng gói, lưu trữ, sản xuất, vận chuyển, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, xuất nhập khẩu, thải bỏ, thu gom, xử lý tiêu hủy. Nguyên tắc thực hiện hướng dẫn các hoạt động này như sau : • Hoạt động quản lý ƒ Phân cấp quản lý: để đảm bảo hiệu quả trong quá trình quản lý các cơ quan cần thực hiện đúng và đủ các trách nhiệm và chức năng của mình đã được quy định trong luật hóa chất và quy chế quản lý chất thải nguy hại. ƒ Khai báo: các tổ chức cá nhân có hoạt động nhập khẩu, sản xuất chất nguy hại, chất thải nguy hại phải khai báo với các cơ quan quản lý chuyên môn như Bộ/Sở Công thương, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Bộ / Sở Tài nguyên và Môi trường về các vấn đề sau :tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu chất nguy hại; tên, số lượng và nguồn gốc xuất xứ chất nguy hại . ƒ Thông tin : Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm cung cấp các thông tin về chất nguy hại để phục vụ cứu chữa, điều trị khi xảy ra sự cố đồng thời tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến chất nguy hại khi phát hiện dấu hiệu đặc tính nguy hiểm mới có trách nhiệm kịp thời báo cáo Bộ Công thương và thông báo cho tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu chất đó biết. ƒ Phiếu an toàn hóa chất: Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất nguy hiểm, hỗn hợp chất có hàm lượng chất nguy hiểm trên mức quy định trước khi đưa vào sử dụng, lưu thông trên thị trường phải lập phiếu an toàn hóa chất. Phiếu an toàn hóa chất phải có đầy đủ các nội dung đã được quy định trong Luật hóa chất số 06/2007/QH12. ƒ Cấp phép: Các cơ quan quản lý trên cơ sở quyền hạn đã được pháp luật cho phép tổ chức thẩm định và cấp phép cho các tổ chức cá nhân có các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, vận chuyển, xuất nhập khẩu, xử lý tiêu hủy chất nguy hại. ƒ Thanh tra : Bộ công thương, Bộ khoa học công nghệ và các cơ quan ngang bộ liên quan, ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra các hoạt động có liên quan đến chất nguy hại. Hưóng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật 8 ƒ Xử phạt vi phạm : Nguyên tắc khi xử phạt vi phạm là phải xác định hành vi vi phạm để áp dụng mức xử phạt đúng pháp luật và chỉ xử phạt khi có chứng cớ rõ ràng. Xử lý vi phạm hành chính khi vi phạm lần đầu. Khi đã xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn tái phạm và không có các biện pháp khắc phục theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị xử phạt hình sự. Hoạt động liên quan đến chất nguy hại ƒ Nhận biết : Hiện nay chưa có văn bản pháp quy nào trình bày cụ thể phương pháp nhận biết chất nguy hại. Do dó, đề tài xây dựng quy trình dựa trên các thông tin trong văn bản pháp quy về khái niệm và phân loại chất nguy hại. ƒ Phân loại • Các chất nguy hại được phân thành 9 loại theo tính chất nguy hiểm quy định tại Nghị định 29/2005/NĐ-CP, nghị định 13/2003/NĐ-CP, nghị định 106/2006/NĐ-CP. • Chất thải nguy hại được phân thành 9 loại dựa theo tính nguy hại gây ra cho sức khoẻ con người và môi trường theo Quy chế quản lý chất nguy hại (Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg). Chất thải nguy hại được phân thành 19 loại theo nguồn thải (quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT) ƒ Ghi nhãn : Ghi nhãn chất nguy hại theo phân loại các tính chất nguy hiểm chính. Nhãn chất nguy hại gồm các nội dung định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần hoặc thành phần định lượng, thông tin, cảnh báo an toàn, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản. Các dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa của chất nguy hại gồm biểu tượng màu đen đặt trong hình tam giác đều (cho chất thải nguy hại), hình chữ nhật nghiêng 45 độ (chất nguy hại), chữ màu đen để cảnh báo mối nguy hiểm có thể xảy ra. ƒ Đóng gói : Đóng gói chất nguy hại dựa vào các đặc tính nguy hại và tính chất của từng chất. Mỗi loại chất có cách thức đóng gói khác nhau và cần lựa chọn bao bì phù hợp, bảo đảm an toàn trong quá trình bao gói. ƒ Lưu trữ : Lưu trữ chất nguy hại thực hiện trên nguyên tắc đảm bảo an toàn cho hàng hóa, người và môi trường.Quá trình lưu trữ cần đảm bảo các điều kiện về khoảng cách an toàn, trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật , điều kiện về trình độ chuyên môn của người quản lý. Hưóng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật 9 ƒ Sản xuất: Sản xuất gồm các hoạt động gia công, chế biến, sang chiết sản phẩm có chứa chất nguy hại. Các tổ chức, cá nhân sản xuất có liên quan đến chất nguy hại bị điều chỉnh bởi pháp luật gồm các hóa chất kinh doanh có điều kiện, hóa chất hạn chế kinh doanh, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu nổ công nghiệp, chất phóng xạ. ƒ Quảng cáo : Quảng cáo cho sản phẩm là hoá chất nguy hiểm cần tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo đồng thời phải có nội dung cảnh báo về tính độc, mức độ nguy hiểm của hoá chất và cấm quảng cáo hoá chất thuộc danh mục hoá chất cấm kinh doanh ƒ Kinh doanh : Các tổ chức cá nhân kinh doanh sản phẩm có tính chất nguy hại bị điều chỉnh bởi pháp luật gồm các hóa chất kinh doanh có điều kiện, hóa chất hạn chế kinh doanh, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu nổ công nghiệp, chất phóng xạ, chất thải nguy hại.Quá trình kinh doanh cần đảm bảo các điều kiện sau :về cơ sở vật chất, về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, về giấy phép kinh doanh. ƒ Xuất nhập khẩu : Xuất nhập khẩu chất nguy hại thực hiện trên nguyên tắc dựa vào điều kiện đã được phép kinh doanh, có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Xuất nhập khẩu chất nguy hại phải đảm bảo các yêu cầu về: giấy phép kinh doanh, điều kiện an toàn, giấy phép xuất nhập khẩu. ƒ Vận chuyển : Vận chuyển chất nguy hại phải đảm bảo an toàn cho hàng hoá, người và phương tiện vận chuyển, môi trường và tuyến đường vận chuyển. Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật đối với phương tiện, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người tham gia vận chuyển, trách nhiệm đóng gói, phân loại dán nhãn...đối với bên gửi hàng và trách nhiệm bố trí phương tiện phù hợp, kiểm tra hàng hóa và giấy tờ trước khi vận chuyển của cơ quan vận chuyển. ƒ Sử dụng: Các tổ chức, cá nhân sử dụng chất nguy hại chỉ được sử dụng khi đảm bảo các điều kiện mà pháp luật đã quy định đối với từng loại chất và từng mục đích sử dụng: sản xuất sản phẩm hàng hóa khác, tiêu dùng, làm thí nghiệm, nghiên cứu khoa học. Điều kiện để được sử dụng gồm: cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn, giấy phép sử dụng. Hưóng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật 10 ƒ Thải bỏ: Tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải nguy hại phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm đối với chủ nguồn thải: đăng ký chủ nguồn thải với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, thực hiện đúng các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, chịu trách nhiệm đối với chất thải nguy hại cho đến khi chúng được xử lý, tiêu huỷ an toàn, phân loại chất thải nguy hại. ƒ Thu gom : Thu gom chất thải nguy hại thực hiện trên nguyên tắc đảm bảo các yêu cầu về an toàn kỹ thuật đối với phương tiện chuyên dụng như sau : bền vững cơ học và hóa học khi vận hành, không gây rò rỉ, phát tán, thất thoát chất thải nguy hại vào môi trường, không làm lẫn các loại chất thải nguy hại với nhau, không chế tạo từ các vật liệu có khả năng tương tác với chất thải nguy hại, Có thiết bị báo động và các phương tiện xử lý sự cố khi vận hành, có biển báo theo quy định. ƒ Xử lý, tiêu hủy : Các tổ chức cá nhân đăng ký xử lý, tiêu hủy chất nguy hại chỉ được phép hoạt động khi đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện đầy đủ các trách nhiệm khi hành nghề. 6 KẾT LUẬN Đề tài Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật đã thực hiện được các nội dung gồm • Tổng quan tình hình quản lý chất nguy hại và thực tế áp dụng pháp luật trong quản lý ở Việt Nam. Nước ta đang từng bước hoàn thiện hê thống pháp luật về quản lý chất nguy hại, nhưng thực tế quản lý chưa đạt hiệu quả cao, không kiểm soát được hết hành vi vi phạm, bất cập về nhân lực, thực hiện không triệt để. Pháp luật quy định không cụ thể, phân cấp trách nhiệm còn bất cập, phân tán, văn bản kém ổn định. Trên thế giới, vấn đề quản lý chất nguy hại được chú trọng, đã có các hệ thống thông tin hướng dẫn thực hiện các hoạt động quản lý cụ thể và hiệu quả như ở châu Âu, Mỹ, Đức, Nhật. • Tổng quan về các website môi trường, chất nguy hại, pháp luật Hưóng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật 11 Các website cuả Việt Nam trong lĩnh vực này mặc dù đã có các thông tin cơ bản về môi trường, có văn bản pháp quy nhưng còn rất ít thông tin chuyên sâu, không nhằm mục đích phục vụ người dùng quan tâm đến chất nguy hại ; thiếu hướng dẫn thực hiện từng bước cụ thể cho các hoạt động liên quan đến chất nguy hại theo pháp luật. • Hướng dẫn pháp luật Đề tài đã thống kê 114 văn bản pháp quy và đã xây dựng quy trình hướng dẫn thực hiện cụ thể cho 7 hoạt động quản lý (phân cấp quản lý, khai báo, cấp phép, xử phạt) và 14 hoạt động chất nguy hại: nhận biết, phân loại, ghi nhãn, đóng gói, lưu trữ, vận chuyển, sản xuất, kinh doanh, sử dụng, xuất nhập khẩu, lưu trữ, thải bỏ, thu gom, xử lý tiêu hủy. • Đề xuất nhu cầu chỉnh lý, bổ sung Đề xuất nhu cầu chỉnh lý, bổ sung các văn bản pháp quy về biểu tượng hàng hoá nguy hiểm; bổ sung hướng dẫn thực hiện luật năng lượng nguyên tử, sử dụng hoá chất, chất phóng xạ, vật liệu nổ công nghiệp, nhận biết chất nguy hại, quản lý chất thải nguy hại trong gia đình... Sau khi thực hiện đề tài, chúng tôi tiếp tục phát triển là hoàn thiện website, cập nhật thông tin pháp luật và hướng dẫn pháp luật trên website. Chúng tôi phát triển dịch vụ tư vấn pháp luật về quản lý chất nguy hại, hoá chất cho doanh nghiệp, phổ biến pháp luật đến nhân dân. Sau đó, chúng tôi triển khai chương trình quảng cáo trên website để có nguồn thu, tạo các hoạt động cung cấp thông tin chuyên sâu và miễn phí cho người dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Duy Tuấn. 2008. 8 tội danh môi trường lọt lưới pháp luật. Báo điện tử đài truyền hình kỹ thuật số, 27/06/2008 . Địa chỉ truy cập hoi/8-toi-danh-moi-truong-lot-luoi-phap-luat.htm . [2] Hải Châu. Xử phạt ô nhiễm môi trường còn theo kiểu… dung túng! Báo điện tử Vienamnet. Cập nhật 16/12/2008. Địa chỉ truy cập . [3] Nguyễn Đức Khiển. Quản lý chất thải nguy hại. NXB xây dựng. 2008 [4] Ngọc Tình. Cơ chế xử phạt ô nhiễm môi trường quá nhẹ. Cục bảo vệ môi trường, 20/09/2008. Địa chỉ truy cập Hưóng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật 12 08.htm [5] Các quy định pháp luật về quản lý hóa chất, chất độc hại và chất phóng xạ. NXB Chính trị Quốc Gia. Hà Nội. 2004. [6] Lê Kim Nguyệt. Một cơ chế phù hợp cho quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam. Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 11, tháng 11/2002 [7] Quỳnh Khanh. 2004. Quản lý chất thải nguy hại: Cần thiết lập cơ chế quản lý hiệu quả. Thời báo kinh tế Việt Nam, 14/06/2004. [8] Sở Tài
Tài liệu liên quan