Phân tử kháng thể cấu tạo từ 4 chuỗi polypeptide, gồm hai chuỗi nặng (H, heavy) giống hệt nhau và hai chuỗi nhẹ (L, light) cũng giống hệt nhau. Có hai loại chuỗi nhẹ κ (kappa) và λ (lambda), do đó hai chuỗi nhẹ của mỗi phân tửimmunoglobulin chỉ có thể cùng là κ hoặc cùng là λ. Các chuỗi của immunoglobulin liên kết với nhau bởi các cầu nối disulfide và có độ đàn hồi nhất định.
36 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1717 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Immunoglobulin trong sữa bò, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
IMMUNOGLOBULIN TRONG SỮA BÒ GVHD:PGS.TS LÊ VĂN VIỆT MẪN
- 1 -
DANH MỤC HÌNH
Hình 2: Cấu trúc của một phân tử kháng thể. .............................................. 2
Hình 1: Bề mặt một phân tử IgG ................................................................ 2
Hình 3: Các độc tố của vi khuẩn bên cạnh một tế bào cơ thể. ..................... 7
Hình 4: Các độc tố trên bị trung hòa bởi kháng thể. .................................... 7
Hình 5: Kháng thể đơn dòng, liên kết với một epitope đặc hiệu. ................. 8
Hình 6: Các kháng thể đa dòng, mỗi kháng thể liên kết với một epitope
khác nhau. .................................................................................................. 8
Hình 7: Thiết bị trao đổi nhiệt dạng bảng mỏng ........................................ 20
Hình 8: Thiết bị truyền nhiệt dạng bảng mỏng Tetra Plex CD .................. 20
Hình 9: Thiết bị lọc membrane OBRAT -Vật liệu membrane: ceramic ..... 21
Hình 10 :Thiết bị cô đặc membrane của hãng AP ..................................... 23
Hình 11:Thiết bị cô đặc membrane của hãng ALPMA ............................. 23
Hình 12: Thiết bị sấy hai giai đoạn ........................................................ 26
Hình 13: Thiết bị sấy Filtermat ................................................................ 27
DANH LỤC BẢNG
Bảng 1: Tóm tắt tính chất của các lớp (isotype) immunoglobulin khác
nhau. ......................................................................................................... 5
Bảng 2- Immunoglobulin của bò .............................................................. 11
Bảng 3 :Hàm lượng các loại Immunoglobulin trước và sau khi sinh ......... 15
Bảng 4: Kháng nguyên của vi khuẩn ........................................................ 33
Bảng 5 : Thành phần và hàm lượng các chất trong sữa kháng khuẩn ........ 34
IMMUNOGLOBULIN TRONG SỮA BÒ GVHD:PGS.TS LÊ VĂN VIỆT MẪN
- 2 -
PHẦN I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ IMMUNOGLOBULIN
I-IMMUNOGLOBULIN
1- Khái niệm
Kháng thể (antibody) là các phân tử immunoglobulin (có bản chất glycoprotein),
do các tế bào lympho B cũng như các tương bào (biệt hóa từ lympho B) tiết ra để
hệ miễn dịch nhận biết và vô hiệu hóa các tác nhân lạ, chẳng hạn các vi khuẩn
hoặc virus. Mỗi kháng thể chỉ có thể nhận diện một epitope kháng nguyên duy
Hình 1: Bề mặt một phân tử IgG
2-Cấu trúc điển hình
Hình 2: Cấu trúc của một phân tử kháng thể.
IMMUNOGLOBULIN TRONG SỮA BÒ GVHD:PGS.TS LÊ VĂN VIỆT MẪN
- 3 -
Phân tử kháng thể cấu tạo từ 4 chuỗi polypeptide, gồm hai chuỗi nặng (H,
heavy) giống hệt nhau và hai chuỗi nhẹ (L, light) cũng giống hệt nhau. Có hai loại
chuỗi nhẹ κ (kappa) và λ (lambda), do đó hai chuỗi nhẹ của mỗi phân tử
immunoglobulin chỉ có thể cùng là κ hoặc cùng là λ. Các chuỗi của
immunoglobulin liên kết với nhau bởi các cầu nối disulfide và có độ đàn hồi nhất
định. Một phần cấu trúc của các chuỗi thì cố định nhưng phần đầu của hai "cánh
tay" chữ Y thì rất biến thiên giữa các kháng thể khác nhau, để tạo nên các vị trí kết
hợp có khả năng phản ứng đặc hiệu với các kháng nguyên tương ứng, điều này
tương tự như một enzyme tiếp xúc với cơ chất của nó. Có thể tạm so sánh sự đặc
hiệu của phản ứng kháng thể-kháng nguyên với ổ khóa và chìa khóa.
3-Tính đặc hiệu của phản ứng kháng thể-kháng nguyên
Cũng chính Erhlich, vào đầu thế kỷ 20, đã đề xuất rằng các kháng thể được sản
xuất sẵn trong cơ thể, độc lập với mọi kích thích từ bên ngoài. Vai trò của kháng
nguyên là đẩy mạnh sự sản xuất kháng thể đặc hiệu tương ứng.
Mô hình của Erhlich đã được chứng minh là đúng mặc dù ở thời của ông người ta
chưa phân biệt được 2 loại lympho B và lympho T. Cơ thể đã chuẩn bị sẵn kháng
thể cho hầu như mọi "kẻ xâm nhập" tiềm năng.
Trong quá trình phát triển và biệt hóa các tế bào lympho B, có sự tái tổ hợp các
gene mã hóa immunoglobulin. Trong mỗi tế bào lympho B, tổ hợp gene của phần
biến thiên chỉ xảy ra 1 lần sẽ giữ nguyên đến hết đời sống của tế bào đó. Nếu vượt
qua được các cơ chế chọn lọc, lympho B sẽ tiếp tục sống:
Lympho B sẽ tồn tại ở dạng naive cho đến khi gặp kháng nguyên tương ứng.
Nếu không gặp kháng nguyên, lympho B hoạt động cầm chừng dưới dạng
naive đến hết đời của nó.
Khi gặp kháng nguyên đặc hiệu, với sự trợ giúp của lympho TH1 qua các
cytokine, lympho B sẽ phân chia thành dòng, một số biệt hóa thành tương
bào nhằm sản xuất kháng thể hàng loạt, một số lympho B khác sẽ trở thành
tế bào lympho B ghi nhớ và tiếp tục phân bào, duy trì sự tồn tại của dòng tế
bào đó trong cơ thể. Nếu nhiễm kháng nguyên đó một lần nữa, các tế bào B
ghi nhớ sẽ đáp ứng nhanh hơn dạng näive. Ưu điểm này của đáp ứng miễn
dịch đặc hiệu là nguyên tắc của việc ngừa bệnh bằng vắc-xin.
Trong các immunoglobulin mà cơ thể có thể tạo ra, có những phân tử rất giống với
nhau. Khi một kháng nguyên tiếp xúc với hệ miễn dịch, các dòng kháng thể tương
tự đều được kích thích với những mức độ khác nhau, trong đó dòng đặc hiệu chính
danh là đáp ứng mạnh nhất, nổi bậc nhất.
4-Ái lực của kháng thể với kháng nguyên
IMMUNOGLOBULIN TRONG SỮA BÒ GVHD:PGS.TS LÊ VĂN VIỆT MẪN
- 4 -
Liên kết giữa kháng thể và kháng nguyên, tương tự như giữa enzyme và cơ chất,
có tính thuận nghịch. Liên kết mạnh hay yếu tùy vào số lượng liên kết và độ đặc
hiệu giữa vùng nhận diện kháng nguyên trên kháng thể và cấu trúc epitope tương
ứng.
Ái lực của kháng thể đối với kháng nguyên là hợp lực của các lực liên kết yếu
không đồng hóa trị (liên kết hydro, lực van der Waals và các liên kết ion...). Các
lực liên kết yếu này chỉ có tác dụng trong một bán kính nhỏ, do đó sự đặc hiệu
(hay tính chất bổ sung) trong cấu trúc không gian 3 chiều của 2 vùng phân tử có
vai trò quyết định đối với ái lực của kháng thể với kháng nguyên.
Như vậy, một kháng nguyên có thể được nhận diện bởi nhiều kháng thể với độ đặc
hiệu khác nhau, dòng kháng thể nào phù hợp nhất về cấu trúc 3 chiều với epitope
sẽ được khuếch trương mạnh nhất
5-Các lớp kháng thể (hay isotype)
Các kháng thể được phân thành 5 lớp hay isotype, tùy theo cấu tạo của các domain
hằng định của các chuỗi nặng: các chuỗi γ, α, μ, ε và δ lần lượt tương ứng với các
immunoglobulin (Ig) thuộc các lớp IgG, IgA, IgM, IgE et IgD (xem bảng 1).
Ngoài ra, các dị biệt tinh tế hơn cũng tồn tại bên trong một số lớp immunoglobulin.
Ở người, có 4 loại IgG (IgG1, IgG2, IgG3 và IgG4) và 2 loại IgA (IgA1 và IgA2).
Để tiêu diệt tác nhân gây bệnh bị gắn kháng thể, nhiều bạch cầu sử dụng các FcR
(thụ thể của Fc, R: receptor) bề mặt tương ứng với từng lớp IgG, IgA, IgM, IgE và
IgD.
Thông thường một tế bào B sản xuất đồng thời nhiều lớp kháng thể: chúng khác
nhau ở phần C các chuỗi nặng nhưng giống hệt nhau ở tính đặc hiệu với một
kháng nguyên.
Các tác nhân gây bệnh là muôn hình vạn trạng, do đó số lượng các kháng nguyên
mà cơ thể có thể gặp phải là rất lớn. Mỗi lympho B lại chỉ có thể sản xuất 1 loại
kháng thể đặc hiệu đối với 1 epitope kháng nguyên nhất định, do đó cần phải có
hàng nhiều triệu lympho B khác nhau. Số lượng này vượt quá số lượng gene của
con người. Vậy cách hiểu cổ xưa về một gene sản xuất một kháng thể không còn
đứng vững. Năm 1976, Susumu Tonegawa đã khám phá rằng cơ thể dùng cơ chế
tái tổ hợp gene để tạo ra số kháng thể đặc hiệu khổng lồ nói trên. Tonegawa đã
được trao giải Nobel về Y học và Sinh lý học năm 1987 cho khám phá này.
IMMUNOGLOBULIN TRONG SỮA BÒ GVHD:PGS.TS LÊ VĂN VIỆT MẪN
- 5 -
Bảng 1: Tóm tắt tính chất của các lớp (isotype) immunoglobulin khác nhau.
IgG IgA IgM IgE IgD
Vị trí
chủ yếu
Máu
Niêm nhầy
Các dịch tiết
Lympho B
Máu
Bạch cầu
ái kiềm
Tế bào
mast
Lympho B
Tỷ lệ
70% đến
75%
15% đến
20% các
kháng thể
trong huyết
thanh
10% < 1% < 1%
"Hóa
trị"1
2 2 - 4 2 – 10 2 2
Vai trò
Trung hòa
các độc tố,
vi khuẩn và
virus
Ngưng tụ,
trung hòa
các vi khuẩn,
virus
Ngưng tụ,
con đường cổ điển
của bổ thể
Dị ứng,
trung hòa
các
ký sinh
trùng
Hoạt hóa
các
tế bào
lympho B
5.1-IgG
IgG là loại immunoglobulin monomer (mono=1), là kháng thể phổ biến nhất trong
máu và các dịch mô. Đây là isotype duy nhất có thể xuyên qua nhau thai, qua đó
bảo vệ con trong những tuần lễ đầu đời sau khi sinh khi hệ miễn dịch của trẻ chưa
phát triển. Vai trò chính của IgG là hoạt hóa bổ thể và opsonine hóa. Có 4 thứ lớp:
IgG1 (66%), IgG2 (23%), IgG3 (7%) và IgG4 (4%) trong đó IgG4 không có chức
năng hoạt hóa bổ thể.
5.2-IgA
IgA chiếm khoảng 15 - 20% các immunoglobulin trong máu, nó chủ yếu được tiết
tại các mô niêm nhầy (chẳng hạn trong ống tiêu hóa và hệ hô hấp). Nó còn được
tiết trong sữa, nước mắt và nước bọt. Lớp immunoglobulin này chống lại (bằng
cách trung hòa) các tác nhân gây bệnh tại những nơi chúng được tiết ra. Nó không
hoạt hóa bổ thể, khả năng opsonise hóa cũng rất yếu. Có hai dạng IgA là IgA1
(90%) và IgA2 (10%). Khác với IgA1, các chuỗi nặng và nhẹ của IgA2 không nối
với nhau bằng các cầu disulfide mà bằng các liên kết không đồng hóa trị. IgA2 có
ít trong huyết thanh, nhưng nhiều trong các dịch tiết.
Trong các dịch tiết, IgA có dạng dimer (di=2), nối với nhau bằng hai chuỗi phụ.
Thứ nhất là một chuỗi J (join - nối; không phải là các gene J của immunoglobulin),
IMMUNOGLOBULIN TRONG SỮA BÒ GVHD:PGS.TS LÊ VĂN VIỆT MẪN
- 6 -
một polypeptide có khối lượng phân tử 1,5 kDa, giàu cysteine và khác biệt hoàn
toàn với các chuỗi immunoglobulin khác. Thứ hai là một chuỗi polypeptide có tên
secretory component cùng có khối lượng phân tử 1,5 kDa, do các tế bào biểu mô
tiết ra. IgA còn tồn tại dưới dạng trimer (tri = 3) và tetramer (tetra = 4).
5.3-IgM
IgM tạo nên các polymer (poly = đa, nhiều) do các immunoglobulin liên kết với
nhau bằng các cầu nối đồng hóa trị disulfide, thường là với dạng pentamer (penta
= 5) hoặc hexamer (hexa = 6). Khối lượng phân tử của nó khá lớn, xấp xỉ 900 kDa.
Chuỗi J thường thấy gắn với nhiều pentamer, trong khi các hexamer lại không
chứa chuỗi J do cấu trúc không gian không phù hợp. Do mỗi monomer có hai vị trí
gắn kháng nguyên, một pentamer IgM có 10 vị trí gắn kháng nguyên, tuy vậy nó
không thể gắn cùng lúc 10 antigen vì chúng cản trở lẫn nhau. Vì là một phân tử
lớn, IgM không có khả năng xuyên thấm, nó chỉ tồn tại với lượng rất nhỏ trong
dịch kẽ. IgM chủ yếu ở trong huyết tương, chuỗi J rất cần cho dạng xuất tiết. Nhờ
tính chất polymer, IgM rất "háu" kháng nguyên và rất hiệu quả trong việc hoạt hóa
bổ thể. Nó còn được gọi là các "kháng thể tự nhiên" vì lưu hành trong máu ngay cả
khi không có bằng chứng về sự tiếp xúc với kháng nguyên.
Ở các tế bào dòng mầm, segment gene mã hóa vùng μ hằng định của chuỗi nặng
được giải mã trước các segment khác. Do đó, IgM là immunoglobulin đầu tiên
được sản xuất bởi tế bào B trưởng thành.
5.4-IgE
IgE là loại immunoglobulin monomer trong đó carbonhydrate chiếm tỷ lệ khá lớn.
Khối lượng phân tử của IgE là 190 kDa. IgE có trên màng bào tương của bạch cầu
ái kiềm và tế bào mast ở mô liên kết. IgE giữ một vai trò trong phản ứng quá mẫn
cấp cũng như trong cơ chế miễn dịch chống ký sinh trùng. Kháng thể loại IgE
cũng có trong các dịch tiết, không hoạt hóa bổ thể và là loại immunoglobulin dễ bị
hủy bởi nhiệt.
5.5-IgD
IgD là loại immunoglobulin monomer chiếm chưa đầy 1% trên màng tế bào
lympho B. Chức năng của IgD chưa được hiểu biết đầy đủ, nó thường biểu hiện
đồng thời với IgM và được xem như một chỉ dấu (marker) của tế bào B trưởng
thành nhưng chưa tiếp xúc kháng nguyên. Có lẽ nó tham gia vào cơ chế biệt hóa
của tế bào B thành tương bào và tế bào B ghi nhớ.
6-Vai trò của kháng thể
IMMUNOGLOBULIN TRONG SỮA BÒ GVHD:PGS.TS LÊ VĂN VIỆT MẪN
- 7 -
Trong một đáp ứng miễn dịch, kháng thể có 3 chức năng chính: gắn với kháng
nguyên, kích hoạt hệ thống bổ thể và huy động các tế bào miễn dịch.
6.1-Liên kết với kháng nguyên
Hình 3: Các độc tố của vi khuẩn bên cạnh một tế bào cơ thể.
Các immunoglobulin có khả năng nhận diện và gắn một cách đặc hiệu với 1 kháng
nguyên tương ứng nhờ các domain biến thiên. Một thí dụ để miêu tả lợi ích của
kháng thể là trong phản ứng chống độc tố vi khuẩn. Kháng thể gắn với và qua đó
trung hòa độc tố, ngăn ngừa sự bám dính của các độc tố trên lên các thụ thể tế bào.
Như vậy, các tế bào cơ thể tránh được các rối loạn do các độc tố đó gây ra
(hình3,hình 4)
Tương tự như vậy, nhiều virus và vi khuẩn chỉ gây bệnh khi bám được vào các tế
bào cơ thể. Vi khuẩn sử dụng các phân tử bám dính là adhesine, còn virus sở hữu
các protein cố định trên lớp vỏ ngoài. Các kháng thể kháng-adhesine và kháng-
proteine capside virus sẽ ngăn chặn các vi sinh vật này gắn vào các tế bào đích của
chúng.
6.2-Hoạt hóa bổ thể
Hình 4: Các độc tố trên bị trung hòa bởi kháng thể.
IMMUNOGLOBULIN TRONG SỮA BÒ GVHD:PGS.TS LÊ VĂN VIỆT MẪN
- 8 -
Một trong những cơ chế bảo vệ cơ thể của kháng thể là việc hoạt hóa dòng
thác bổ thể. Bổ thể là tập hợp các protein huyết tương khi được hoạt hóa sẽ tiêu
diệt các vi khuẩn xâm hại bằng cách (1) đục các lỗ thủng trên vi khuẩn, (2) tạo
điều kiện cho hiện tượng thực bào, (3) thanh lọc các phức hợp miễn dịch và (4)
phóng thích các phân tử hóa hướng động.
6.3-Hoạt hóa các tế bào miễn dịch
Sau khi gắn vào kháng nguyên ở đầu biến thiên (Fab), kháng thể có thể liên
kết với các tế bào miễn dịch ở đầu hằng định (Fc). Những tương tác này có tầm
quan trọng đặc biệt trong đáp ứng miễn dịch. Như vậy, các kháng thể gắn với một
vi khuẩn có thể liên kết với một đại thực bào và khởi động hiện tượng thực bào.
Các tế bào lympho NK (Natural Killer) có thể thực hiện chức năng độc tế bào và
ly giải các vi khuẩn bị opsonine hóa bởi các kháng thể.
7-Kháng thể đơn dòng và đa dòng
Hình 5: Kháng thể đơn dòng, liên kết với một epitope đặc hiệu.
Hình 6: Các kháng thể đa dòng, mỗi kháng thể liên kết với một epitope khác nhau.
IMMUNOGLOBULIN TRONG SỮA BÒ GVHD:PGS.TS LÊ VĂN VIỆT MẪN
- 9 -
Một tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, v.v.) được hệ miễn dịch nhận diện như là
các kháng nguyên. Thông thường, một kháng nguyên có thể gồm nhiều epitope
khác nhau.
7.1-Kháng thể đơn dòng
Các kháng thể đơn dòng chỉ nhận biết một epitope trên một kháng nguyên cho sẵn
(hình 6). Theo định nghĩa, tất cả các kháng thể đơn dòng cùng một dòng thì giống
hệt nhau và được sản xuất bởi cùng một dòng tương bào.
Kháng thể đơn dòng được sử dụng rộng rãi trong sinh học và y học, chúng vừa là
phương tiện chẩn đoán, vừa là công cụ điều trị. Thí dụ, chúng được ứng dụng
trong một phương pháp phát hiện có thai được sử dụng phổ biến hiện nay.
Trước đây, việc sản xuất kháng thể đơn dòng in vitro rất khó khăn do đời sống
ngắn ngủi của các tương bào. Kháng thể chỉ thu được in vivo bằng cách tiêm một
kháng nguyên cụ thể vào một động vật rồi chiết lấy kháng thể trong máu. Phương
pháp này rất tốn kém nhưng chỉ thu được lượng kháng thể rất ít, không thuần nhất
và bị ô nhiễm.
Một tiến bộ to lớn đã đạt được cuối những năm 1970 bởi Cesar Milstein và
Georges Köhler với kỹ thuật hybridoma (tế bào lai giữa 1 lympho B có khả năng
sản xuất kháng thể với 1 tế bào ung thư có đời sống khá dài).
7.2-Kháng thể đa dòng
Các kháng thể đa dòng là một tập hợp các kháng thể đặc hiệu với các epitope khác
nhau trên một kháng nguyên cho trước (xem hình 7). Trong đáp ứng miễn dịch, cơ
thể tổng hợp nhiều kháng thể tương ứng với các epitope của cùng một kháng
nguyên: đáp ứng như vậy gọi là đa dòng.
II- IMMUNOGLOBULIN TRONG SỮA BÒ
Immunoglobulin trong sữa bò gồm IgM, IgG và IgA. Lớp IgG được chia thành 2
phân lớp IgG1 và IgG2.
1-IgM
IgM chiếm khoảng ít hơn 10% trong số immunoglobulin trong sữa non. Nó có các
đặc tính hóa lý và sinh học tương tự như IgM của những loài khác. Protein được
tách ra trong peak đầu tiên từ việc phân tách bằng DEAE-sephadex hoặc DEAE-
cellulose gradient liên tục khi chất kết tủa chế pha chế (NH4)2SO4 cho sửa hoặc
sữa non được dùng như nguyên liệu khởi đầu. IgM được tách ra ở nồng độ muối
IMMUNOGLOBULIN TRONG SỮA BÒ GVHD:PGS.TS LÊ VĂN VIỆT MẪN
- 10 -
0.1M, pH là 8.2 khi phân tách bằng DEAE-cellulose. IgM được tách ra từ IgG bởi
sự siêu ly tâm gradient nồng độ sucrose, và từ IgA và IgG bởi phương pháp điện
di gel acrylamide. IgG được phân tách bởi các phương pháp sa lắng có hệ số sa
lắng là 19S. Khi phân tích bằng điện di, dùng acrylamide 7.5% ở pH 4.3, IgM
không thể vào gel phân tách nhưng hình thành một dải dày đặc ở bề mặt gel. IgM
chứa 12.3% carbohydrate. IgM dễ dàng bị khử và phá hủy hoạt tính kháng thể của
nó bởi 2-mercaptoethanol. Sự đặc biệt về kháng thể của IgM bò được chứng minh
bằng sự truyền miễn dịch là đoạn Fc cái không chia sẻ các yếu tố quyết định kháng
thể với IgG bò. Mặc dù tương tự với IgM của các loài khác, IgM bò không đồng
nhất về mặt điện di. Khi so sánh về sự điện di với mười loài phổ biến thì chuỗi µ
của bò gần giống nhất với IgM của cừu.
Khi phân tích kháng thể bổ thể đối với Brucella thì sự phản ứng miễn dịch đầu
tiên của bò cái được tìm thấy hầu như chỉ có lớp IgM
2-IgG
Immunoglobulin được nghiên cứu bao quát nhất và nhiều nhất là IgG. Ig G chiếm
khoảng 85-90% trong immunoglobulin whey. Toàn bộ tính chất hóa lý của IgG bò
tương tự như IgG của những loài khác, mặc dù một số đặc tính sinh học là duy
nhất. Tính tương đồng của IgG bò với IgG của những loài khác thì được tìm thấy
rằng những chuỗi gamma người có phần giống về những yếu tố quyết định kháng
thể với chuỗi gamma của bò, dê và cừu. Không giống IgG người, IgG bò tương tự
với cừu và Carnivora, và gần với ngựa về tỷ lệ к/λ.
Ig G bò được phân tách từ sữa và sữa non. Các phân tử của lớp này có hệ số sa
lắng khoảng 7S và chứa 2-4% carbohydrate. Lượng hexose của IgG bò, dê, và cừu
từ sữa không khác lắm với IgG người. Lớp này có thể được chia thành 2 phân lớp
bằng sắc ký tra đổi ion, điện di miễn dịch, sự truyền miễn dịch, sự diện di.
Phân lớp IgG2 gồm nhiều IgG cơ bản và có giá trị S20w là 6.6. Những phân tử này
di chuyển đến cathode nhanh nhất trong suốt quá trình điện di agar ở pH 8.2 và
điện di gel acrylamide ở pH 4.3. Immunoglobulin IgG2 không bị giữ lại trên
DEAE- cellulose trong đệm phosphate 0.01M và được tách ra trong peak 1. IgG2
xuất hiện với nồng độ thấp trong sữa và sữa non.
Phân lớp IgG1 chứa immunoglobulin IgG cơ bản ít hơn trong IgG2 với phương
pháp điện di và sắc ký trao đổi ion. Mặc dù giá trị S20w của IgG1 6.3S thấp hơn
IgG2 nhưng IgG1 lại ra ở peak 2 trong phân tách immunoglobulin bò bằng DEAE-
cellulose gradient liên tục và ra ở khoảng peak 2 hoặc 3 bởi DEAE- sephadex.
IgG1 là immunoglobulin cơ bản của tuyến sữa.
Hai phân lớp này khác nhau về kháng nguyên và kết cấu amino acid. Phân tử IgG1
có lượng amino acid thấp hơn và lượng half- cystine cao hơn IgG2. Hai phân lớp
có đoạn Fab tương tự nhau nhưng khác nhau về kháng nguyên ở đoạn Fc. Mặc dù
IgG1 va IgG2 có phần giống nhau ở một số yếu tố quyết định kháng nguyên trên
IMMUNOGLOBULIN TRONG SỮA BÒ GVHD:PGS.TS LÊ VĂN VIỆT MẪN
- 11 -
đoạn Fc của chúng nhưng không giống yếu tố quyết định kháng nguyên trên đoạn
Fc của IgM của bò. Sự khác nhau về kháng nguyên, khả năng điện di và kết cấu
amino acid giữa sự phân tách chuỗi gamma của IgG1 và Ig2 có thể phụ thuộc vào
đoạn Fc của chúng.
Mặc dù các immunoglobulin của bò tương tự với các loài khác nhưng vẫn có một
số đặc điểm khác. Immunoglobulin cơ bản trong sữa cua người, thỏ, chuột là IgA;
còn trong bò là IgG. Các phân tử IgG chiếm 50-75% protein sữa. Hầu như tất cả
những immunoglobulin này thuộc phân lớp IgG1. Mặc dù nồng độ của
immunoglobulin bị giảm trong sữa thường, IgG1 vẫn là loại chiếm ưu thế. Ngược
lại với IgG1, có ít IgG2 trong sữa.
3-IgA
IgA bị mất hoạt tính bởi 2-mercaptoethanol và có lượng carbonhydrate là 8-9% và
hệ số sa lắng là 10-12S. IgA được tách từ IgG và IgM bằng lọc gel Sephadex