Đề tài Kế hoạch lao động – việc làm và các pháp giải quyết việc làm trong thời kì kế hoạch 2001-2005 ở Việt Nam

V.I.Lênin đã từng nói : “ Xét cho đến cùng thì năng xuất lao động là cái quan trọng nhất , chủ yếu nhất cho thắng lợi của chế độ xã hội mới”. Như vậy, chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của lực lượng lao động trong việc phát triển kinh tế. Nó là một trong những nhân tố quan trọng nhất cấu thành nên sản phẩm của xã hội. Và ngược lại, tất cả các của cải của xã hội sản xuất ra cũng chi phục vụ con người, cho con người mà thôi. Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với nước ta, một nước đang kiên trì đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, luôn lấy con người là trọng tâm của sự phát triển

doc29 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế hoạch lao động – việc làm và các pháp giải quyết việc làm trong thời kì kế hoạch 2001-2005 ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu V.I.Lênin đã từng nói : “ Xét cho đến cùng thì năng xuất lao động là cái quan trọng nhất , chủ yếu nhất cho thắng lợi của chế độ xã hội mới”. Như vậy, chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của lực lượng lao động trong việc phát triển kinh tế. Nó là một trong những nhân tố quan trọng nhất cấu thành nên sản phẩm của xã hội. Và ngược lại, tất cả các của cải của xã hội sản xuất ra cũng chi phục vụ con người, cho con người mà thôi. Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với nước ta, một nước đang kiên trì đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, luôn lấy con người là trọng tâm của sự phát triển Là một nước đang phát triển và nguồn nhân lực có đầy đủ các tính chất của một nước kém phát triển : tốc độ tăng dân số cao, nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động thấp.... nhưng trong những năm qua, chúng ta đã có những thay đổi đáng kể trong công tác đào tạo, sử dụng nguồn lao động, thúc đẩy sự chuyển biến nguồn lao động theo hướng tích cực nhất và cũng đã đạt được những thành quả nhưng cũng còn những bất cập nhất định. Bài viết của em được viết nhằm đánh giá lại việc thực hiện kế hoạch lao động - việc làm trong 3 năm 2001, 2002 và 2003; xem xét các kế hoạch 2004 , 2005; những thuận lợi và thách thức trong việc thực hiện kế hoạch 2 năm cuối trong khuôn khổ kế hoạch 5 năm từ 2001-2005, đồng thời em cũng mạn phép đưa ra ý kiến của mình về những chủ trương, biện pháp giải quyết những khó khăn còn vướng mắc phải trong quá trình thực hiện kế hoạch Trong khuôn khổ thời gian và năng lực có hạn ,bài viết của em không thể không tránh được những thiếu xót. Em xin chân thành cám ơn những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn Em xin chân thành cám ơn Ts. Nguyễn Thị Kim Dung, giảng viên khoa Kế hoạch và phát triển đã giúp đỡ em hoàn thành bài đề án này! Kế hoạch lao động – việc làm và các pháp giải quyết việc làm trong thời kì kế hoạch 2001-2005 ở Việt Nam Chương i những vấn đề cơ bản về kế hoạch hoá phát triển lực lượng lao động i . khái niệm và ý nghĩa của kế hoạch hoá phát triển lực lượng lao động 1 . Quan niệm cơ bản về lao động và việc làm 1.1.Quan niệm của thế giới 1.1.1.Cơ cấu lực lượng lao động Để làm rõ khái niệm về lao động và việc làm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra quan niệm về lực lượng lao động và mô tả nó bằng sơ đồ có tính chất chung nhất như sau : cơ cấu về lực lượng lao động Dân số trong tuổi lao động quy định Không có việc làm Có việc làm Không muốn làm việc Muốn làm việc Không chủ động tìm việc -Chủ động tìm việc -Sẵn sàng làm việc ( Thất nghiệp) Lực lượng lao động Không thuộc lực lượng lao động 1.1.2.Nội dung các khái niệm trong sơ đồ về cơ cấu lực lượng lao động và mối quan hệ giữa chúng A.Lực lượng lao động Lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định (theo quy định của từng quốc gia. Đối với Việt Nam, độ tuổi theo quy định là từ 18 – 60 đối với nam và từ 18 – 55 đối với nữ ); thực tế có tham gia lao động và những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm, tức là những người đang trong tình trạng thất nghiệp Về cơ bản khái niệm nêu trên được thống nhất ở nhiều nước và cũng là khái niệm mà ILO chính thức đưa ra. Điều khác nhau ở mỗi nước chủ yếu là độ tuổi quy định , ở đây có hai sự khác biệt, khác biệt đó là giới hạn tuổi tối thiểu và giới hạn tuổi tối đa. Cơ sở thực tế để xác định giới hạn tuổi tối thiểu và tuổi tối đa của lực lượng lao động là: các nước thường dựa vào tuổi học sinh rời khỏi trường phổ thông để xác định tuổi tối thiểu và tuổi cao nhất quy định cho người được nghỉ hưu để xác định giới hạn tuổi tối đa. B.Người có việc làm Người có việc làm là những người làm những công việc gì đó có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật hay những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật. Khi tiến hành cuộc điều tra thống kê về lao động và việc làm , khái niệm trên được cụ thể hoá thêm bằng một số tiêu thức khác tuỳ thuộc vào mỗi nước đặt ra. Có thể phân làm hai nhóm các tiêu thức bổ sung: -Nhóm thứ nhất là nhóm có việc làm và đang làm việc , đó là những người làm bất kể công việc gì được trả công hoặc vì lợi ích làm việc hoặc làm việc không có tiền công trong các trang trại hoặc kinh doanh của gia đình. -Nhóm thứ hai là người có việc làm hiện tại nhưng không làm việc, hiện đang nghỉ việc vì đang là kỳ nghỉ (nghỉ hè , nghỉ đông, nghỉ phép ...), ốm, do thời tiết xấu hoặc do các lý do cá nhân khác. C.Người thất nghiệp Người thất nghiệp là những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm hoặc đang chờ được trở lại làm việc. Một điểm cần đề cập đến là phân loại thất nghiệp: *) Nếu phân theo tính chất của thất nghiệp, chúng ta có các dạng sau: -Thất nghiệp tạm thời: phát sinh là do sự di chuyển không ngừng của con người giữa các vùng, các công việc hoặc các giai đoạn khác nhau của cuộc sống. -Thất nghiệp có tính cơ cấu: xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu đối với công nhân. Sự mất cân đối này có thể diễn ra vì mức cầu đối với một loại lao động nào đó tăng lên trong khi mức cầu đối với một loại lao động khác lại giảm đi , trong đó mức cung không điều chỉnh kịp với sự thay đổi này -Thất nghiệp chu kỳ xảy ra khi mức cầu chung về lao động thấp. Khi tổng mức chi và sản lượng giảm , chúng ta thấy thất nghiệp tăng hầu hết ở khắp nơi. Việc thất nghiệp tăng hầu hết ở các vùng là dấu hiệu cho thấy thất nghiệp tăng phần lớn là theo chu kỳ. *) Nếu phân chia thất nghiệp theo khu vực chúng ta có các dạng thất nghiệp là: Thất nghiệp hữu hình là hình thưcs thất nghiệp thường thấy ở khu vực thành thị. đặc điểm ccủa hình thức thất nghiệp nay là người lao động hoàn toàn không có một việc gì làm để tạo ra thu nhập, mặc dù anh ta luôn có cố gắng đi tìm việc làm Thất nghiệp vô hình (trá hình) khái niệm này xuất phát từ quan điểm cùa nhà kinh tế học cổ điển Ricacdo về vấn đề lao động trong 2 khu vực nông thôn và thành thị. Theo ông, trong khu vực nông nghiệp luôn có tình trạng dư thừa lao động nhưng khác với khu vực thành thị, số lao động này vẫn làm việc, vẫn tạo ra thu nhập cho bản thân và gia đình nhưng khi rút họ ra khỏi khu vực lao động thì thu nhập của gia đình họ vẫn không thay đổi Bán thất ngiệp là khái niệm chỉ những người vẫn có việc làm, vẫn tạo ra thu nhập và khi rút họ ra khỏi quá trình lao động thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất. Nhưng những người này thường lao động với năng xuất không cao. Hiện tượng nay thường gặp trong các công sở ở Việt Nam D.Những người không thuộc lực lượng lao động Là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động mà họ là những người không làm việc và cũng không có ý địng đi tìm việc, bao gồm các đối tượng là học sinh, sinh viên, những người mất khả năng lao động, nội trợ và những người thuộc tình trạng khác. II.Khái niệm, ý nghĩa của kế hoạch hoá phát triển lực lượng lao động 1.Khái niệm Kế hoạch hoá lực lượng lao động là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, nó xác định quy mô, cơ cấu, chất lượng của bộ phận dân số tham gia hoạt động kinh tế, xác định những chỉ tiêu xã hội của lực lượng lao động như tỷ lệ lao động có việc làm, tỷ lệ phần trăm thất nghiệp và mức thu nhập trung bình của lực lượng lao động, xác định những chính sách chủ yếu để sử dụng và điều phối lực lượng lao động một cách có hiệu quả nhằm thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và các mục tiêu phúc lợi xã hội khác của một quôcs gia trong thời kỳ kế hoạch. 2.ý nghĩa Xét theo toàn bộ hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch hoá lực lượng lao động là một bộ phận kế hoạch biện pháp vì nó phục vụ cho một số kế hoạch mục tiêu như kế hoạch tăng trưởng, kế hoạch phát triển vùng ... Tuy nhiên kế hoach hoá lực lượng lao động cũng là một bộ phận kế hoạch mục tiêu, trong nội dung này, kế hoạch hoá phát triển lực lượng lao động có bao hàm các chỉ tiêu mục tiêu mang tính hướng đạo của nền kinh tế. Từ hai ý nghĩa trên có thể rút ra một điều như sau: Khi xây dựng kế hoạch hoá lực lượng lao động thì nó vừa phải mang tính bị động vì nó là kế hoạch biện pháp phụ thuộc vào kế hoạch khác, vừa mang tính chủ động vì nó là kế hoạch mục tiêu nên tự nó phải đặt ra các mục tiêu cho các kế hoạch biện pháp thực hiện. Kế hoạch hoá lao động được đặc trưng bởi sự lồng ghép của các kế hoạch lao động với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước trên tầm vĩ mô, và kế hoạch phát triển của doanh nghiệp ở tầm vi mô. Trong trường hợp này chiến lược lao động được coi là một bộ phận cấu thành của chiến lược phát triển kinh tế xã hội và là điều kiện tiên quyết của các chiến lược phát triển. chương ii thực trạng về sử dụng lao động của nước ta thời gian qua (tư 2001 – 2003) i.khái quát về tình hình phát triển lực lượng lao động thời gian từ 2001 - 2003 Phần 1 kế hoạch lao động và việc làm trong thời kì từ 2001 – 2005 Kế hoạch lao động và việc làm trong thời kì 01- 05 : văn kiện đại hội Đảng 9 có xác định những nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực nước ta thời kì 2001 –2005 như sau: - Chiến lược phát triển nguồn nhân lực nứơc ta trong thời kì từ 2001 – 2010 ( trích Văn kiện đại hội Đảng 9 ) 1.Mục tiêu tổng quát Kế hoạch 5 năm (2001-2005) thể hiện các quan điểm phát triển và mục tiêu chiến lược trong mười năm tới. Theo đó, mục tiêu của kế hoạch này là: “Tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao và bền vững. Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nâng cao rõ rệt chất lượng, sức cạnh tranh và hiệu quả phát triển kinh tế. Xây dựng một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tạo chuyển biến mạnh về phát huy nhân tố con người, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ. Giải quyết các vấn đề bức xúc về việc làm, cơ bản xoá đói và giảm mạnh số hộ nghèo, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, ổn định và cải thiện hơn đời sống nhân dân. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo ,giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia”. 2. Các chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế, xã hội chủ yếu 2.1 Các mục tiêu kinh tế -Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hành năm ít nhất là 7%. Tổng GDP năm 2005 gần gấp 2 lần so với năm 1995. -Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng trên 4% /năm. -Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trên 11,2%/năm. -Giá trị dịch vụ tăng trên 7%/năm. -Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 12-14.5%/năm. -Lạm phát dự kiến 5-6% /năm. Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP đến năm 2005 dự kiến -Tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp là 20-21%. -Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng khoảng 38-39%. -Tỷ trọng các ngành dịch vụ 41-42%. Dự kiến cơ cấu lao động trong tổng số lao động có việc làm đến năm 2005 -Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp 56-57%. -Lao động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng 20-21%. -Lao đông trong lĩnh vực dịch vụ 23-24%. 2.2.Các mục tiêu xã hội Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở đi học trong độ tuổi đạt 80%, tỷ lệ học sinh phổ thông trung học đi học trong độ tuổi đạt 40% vào năm 2005, thực hiên chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở Giảm tỷ lệ sinh trung bình hàng năm 0,5-0,5%; tốc độ phát triển dân số vào năm 2005 khoảng 1,23%. Tạo việc làm, giải quyết thêm việc làm cho 7,5-8,0 triệu người lao động, bình quân 1,5-1,6 triệu lao động/năm; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30% vào năm 2005. Cơ bản xoá hộ đói, giảm tỷ lệ nghèo (theo tiêu chuẩn hiện nay của Việt Nam ) xuống còn 5% vào năm 2005. Đáp ứng 40% nhu cầu thuốc chữa bệnh trong nước; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuông còn 20-25% vào năm 2005. Nâng tuổi thọ bình quân vào năm 2005 lên 70 tuổi, cung cấp nước sạch cho 80% dân số nông thôn. 3.Kế hoạch lao động và việc làm giai đoạn 2001-2005 3.1.Số lao động trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động Vào năm 2000, số lao động trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động là 43,8 triệu người, dự kiến và năm 2005 khoảng 50,8 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 1,4 triệu người. Số lao động cần có việc làm vào năm 2005 khoảng 47 triệu người, trong đó số lao động nông thôn khoảng 34,8 triệu người, chiếm 74%, lao động ở thàng thị khoảng 12,2 triệu người, chiếm 26%. Ngoài số lao động đã có việc làm ổn định trong nền kinh tế, số lao động cần giải quyết thêm việc làm trong 5 năm trên 15 triệu người, bao gồm tăng tự nhiên 7 triệu người, công với số chưa có việc làm cũ chuyển qua khoảng 8 triệu người; trong đó ở nông thôn trên 12 triệu người (tính theo ngày công quy đổi), chiếm 79%, thành thị khoảng 3 triệu người, chiếm 21% 3.2.Dự kiến thu hút nguồn lao động mới tăng thêm vào các khu vực Tại khu vực nông thôn, dự kiến có thể thu hút thêm trong 5 năm khoảng 6,3 triệu người, trong đó 3,7 triệu người cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp (tính theo ngày công quy đổi), 2,6 triệu người cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Tính đến năm 2005, tổng số lao động có việc làm ở khu vực nông thôn là 28-29 triieụ người, trong đó 22-23 triệu người sản xuất nông nghiệp (tính theo ngày công quy đổi); 6-7 triệu người sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; số lao đông chưa có việc làm (tính theo ngày công quy đổi) khoảng 5,8-6,8 triệu người, chiếm 12-15% số lao động trong độ tuổi và khoảng 17-20% số lao động cần có việc làm ở nông thôn. Tại khu vực thành thị, dự kiến trong 5 năm có thể thu hút thêm khoảng 1,8 triệu người, trong đó 80 vạn người vào sản xuất công nghiệp và xây dựng, 1 triệu người vào các ngành dịch vụ. Tính đến năm 2005, tổng số lao động có việc làm ở thành thị là 11,4-11,6 triệu người, trong đó 5,2-5,5 triệu người sản xuất công nghiệp và xây dựng, 6,1-6,2 triệu người vầo các ngành dịch vụ; số lao động chưa có việc làm khoảng 0,6-0,8 triệu người, chiếm 4,3-4,5% số lao động trong độ tuổi và khoảng 5-6% số lao động chưa có việc làm ở thành thị 3.3.Định hướng phát triển việc làm Giải quyết việc làm và ổn dịnh việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp là nhiệm vụ cơ bản, bức xúc mà các ngành, các cấp phải đặc biệt quan tâm. Phấn đấu giải quyết việc làm và ổn định việc làm cho 7,5-8 triệu người trong 5 năm, bình quân 1,4-1,5 triệu người/năm; phấn đấu đến năm 2005 giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống khoảng 5-6% và nâng quỹ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 80%. Xuất khẩu lao động được xem là một khâu quan trọng trong giải quyết việc làm và tăng thu nhập. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng lao động cho sản xuất công nghiệp, xây dựng từ 16,7% (năm 2000) lên 20-21% (năm 2005), lao động trong các ngành dịch vụ tăng từ 22% (năm 2000) lên 23-24% (năm 2005).Giảm lao động nông, lâm, ngư nghiệp cả về số tuyệt đối và tỷ trọng từ 61,3% (năm 2000) xuống còn 56-57% (năm 2005).Tăng nhanh lao động kỹ thuật từ 18-20% năm 2000 lên 30% năm 2005. “Nâng lên đáng kể chỉ số phát triển con người HDI của nước ta, tốc độ tăng dân số đến năm 2010 còn 1,1%… Giải quyết việc làm cho cả ở thành thị và nông thôn ( thất nghiệp ở thành thị dưới 5%, quỹ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn khoảng 80- 85%); nâng tỉ lệ người lao động được đào tạo nghề lên khoảng 40%” phần2 Tình hình thực hiện trong những năm từ 2001-2003 A).Thành tựu 1.Năm 2001 Tình hình dân số năm 2001 Theo kết quả điều tra dân số ngày 1/7/2001 thì nước ta có khoảng18,7 triệu người, tăng 1 triệu so với năm 2000, trong đó, dân cư ở thành thị khoảng 19,2 triệu, chiếm 24,4%, nông thôn khoảng 59.5 triệu người, chiếm 75,6%. Nếu so sánh về độ tuổi lao động thì dân cư ở nông thôn có xu hướng trẻ hơn dân cư ở thành thị. Tỉ lệ nhân khẩu dưới tuổi lao động ở khu vực thành thị chỉ chiếm 24,4% trong tổng dânsố, trong khi đó, tỉ lệ này ở nông thôn là 32,06%. Cũng tại thời điểm điều tra, cả nước hiện có 39,489 nghìn người trong độ tuổi lao động, và có khoảng 37,617 ngàn người đang hoạt động kinh tế. Nếu phân theo 2 khu vực thành thị và nông thôn thì khu vực thành thị có 9,182 nghìn người chiếm 23,3%, khu vực nông thôn có30.307 nghìn người, chiếm 76,7% tổng lao động toàn xã hội. Cơ cấu lao động năm 2001: + Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có khoảng 22.812 nghìn người lao động, chiếm khoảng 60,54% tổng số nguồn lao động. + Lao động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng khoảng 5,248 nghìn người, chiếm khoảng 14,41%. Lao động trong kĩnh vực dịch vụ chiếm 25,05%, tức là có khoảng 9.436,5nghìn người. + Tỉ lệ thất nghiệp trong khu vực thành thị năm 2001 là khoảng 6,28, tỉ lệ sử dụng thời gian lao động trong khu vực nông thôn khoảng 74,37% 2. Năm 2002 Tình hình dân số năm 2002 Tại thời điểm điều tra ngày 1/7/2003, dân số Việt Nan có khoảng 79,930 nghìn người, trong đó thành thị có 19,880 nghìn người, chiếm 24,78% tổng dân số. Khu vực nông thôn có khoảng 60,05 nghàn người, chiếm 75,13% dân số. Số người trong độ tuổi lao động và đang lao động là khoảng 39.286 nghìn người, tăng 1,612 triệu người Tình hình thực hiện chung trong năm đã tạo việc làm mới và tăng thêm việc làm cho 1,42 triệu lao động ( trong báo cáo Quốc Hội khoá 10 là 1,4 triệu lao động), đạt 101,4% kế hoạch và tăng 1,4% so với thực hiện năm 2001; trong đó thu hút vào các nganh nông , lâm ngư nghiệp khoảng 87 van người; công nghiệp và xây dựng cơ bản khoảng 30 vạn người, dịch vụ, thương mại 25 vạn người. Ngoài ra trong năm đã xuất khẩu được khoảng 46 nghìn lao động, vượt 15,3% kế hoạch. Riêng quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm đã giải quyết được việc làm cho khoảng 32 vạn động, đạt 106,6% kế hoạch, chiếm khoảng 3,5% tổng số lao động đuợc tạo làm mới Cơ câú lao động đã có bước chuyển biến tích cực, theo hướng giảm dần lao động ở khu vực nông nghiệp, tăng lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể, có khoảng 60,95% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, giảm 1,8% so với năm 2001, khu vực công nghiệp có khoảng 15,08%, tăng 07%, khu vực dịch vụ khoảng 23,96%, tăng 1,16% so với năm 2001 Số lao động mới được giải quyết tập trung chủ yếu trong các hoạt động phát triển trang trại và kinh tế vườn, khoảng 10 vạn người, phát triển làng nghề và sản xuất hàng xuất khẩu, 27 vạn người, khai hoang và bố trí lại dân cư, 15 vạn người, các khu công nghiệp và chế xuất chỉ thu hút được 4,5 vạn người. Trong các hình thúc tổ chức sản xuất thì các doanh nghiệp tư nhân thu hút được nhiều lao động mới nhất, khoảng 18 vạn lao động Tỉ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị khoảng 6,01%, giảm 0,27% so với năm 2001, tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn khoảng 75,3%, tăng 0,9% so với năm 2001 Về công tác hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực Kể từ năm 2000 cho đến hết năm 2002, cả nước đã tổ chức khoảng 20 hội chơ việc làm ở tại 14 tỉnh thành, thu hút khoảng 722 vạn đơn vị kinh tế tham gia, với khoảng 20 vạn người đăng kí tham gia, đã tuyển dụng khoảng 1677 người và dăng kí học nghề 2363 lượt người. Các hình thức dự án quốc tế như Dự án trung tâm dịch vụ việc làm, dự án cải thiện cơ hội việc làm cho người tàn tật, cho lao động trẻ và mở rộng cơ hội làm việc cho lao động nữ, chương trình quốc gia về phòng ngừa và xoá bỏ việc sử dụng lao động trẻ em… Về công tác dạy nghề năm 2002, các hoạt động dạy nghề đã có những kết quả quan trọng, nối bật là đã tuyển mới khoảng 1.005.000 học sinh, đạt 100,5% kế hoạch đề ra, tăng khoảng 13,4% so với năm 2001. 3. Năm 2003 Tạo việc làm và bổ sung việc làm mới cho 1,5 triệu người, Đào tạo nghề cho trên 1 triệu người Tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng là 15,9% tỷ trọng lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp là 59,8%; tỷ trọng lao động ngành dịch vụ tăng là 24,3%. Giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị còn 5,81%, tăng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên khoảng 77% Đào tạo nghề cho 1090 nghìn người. B).Bất cập còn tồn tại 1)Tốc độ tăng dân số và tăng nguồn lao động nhanh Hằng năm dân số nước ta tăng khoảng 1,2 triệu người . việc tăng dân số như vậy là tương đối nhanh nếu so với các nước khác.Hiện tượng này vừa có mặt tích cực vừa có những ảnh hưởng không hay đối với phát triển kinh tế. Theo các chuyên gia dân số dự báo từ nay đến năm 2019 tình hì
Tài liệu liên quan