Đề tài Kế hoạch tổ chức sự kiện Honda – Ngày hội vì môi trường

Ngày nay, việc tổ chức những sự kiện đặc biệt (event) đã trở thành một trong những công cụ phổ biến nhất trong hoạt động tiếp thị. Cũng như những công cụ tiếp thị khác, mục đích của việc tổ chức một sự kiện là gây sự chú ý cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, tạo sự quan tâm hơn nữa từ khách hàng, từ đó giúp tăng doanh số bán của công ty. Thực tế cho thấy, nhiều công ty lớn đã dám bỏ ra hàng triệu USD mỗi năm để tổ chức các sự kiện và đã đạt được không ít thành công nhờ tăng được doanh số bán. Nhưng không phải lúc nào điều này cũng xảy ra. Để tổ chức một sự kiện thành công, doanh nghiệp, tổ chức phải lựa chọn một thời điểm hoặc một lý do thích hợp. Ngoài ra, cũng cần phải lưu ý rằng, một sự kiện, dù lớn hay nhỏ, sẽ không có tác dụng nếu nó đứng một mình. Trong tiếp thị, có thể sử dụng hình thức quảng cáo hay làm công tác quan hệ công chúng (public relations – PR) mà không cần phải tổ chức một sự kiện. Nhưng để một sự kiện có tác dụng, thì doanh nghiệp, tổ chức phải phối hợp cả quảng cáo và PR. Việc phối hợp ba công cụ này cũng khác nhau tuỳ theo mỗi loại sự kiện.

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 6470 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế hoạch tổ chức sự kiện Honda – Ngày hội vì môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I – LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN Khái niệm sự kiện ( Event ) Ngày nay, việc tổ chức những sự kiện đặc biệt (event) đã trở thành một trong những công cụ phổ biến nhất trong hoạt động tiếp thị. Cũng như những công cụ tiếp thị khác, mục đích của việc tổ chức một sự kiện là gây sự chú ý cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, tạo sự quan tâm hơn nữa từ khách hàng, từ đó giúp tăng doanh số bán của công ty. Thực tế cho thấy, nhiều công ty lớn đã dám bỏ ra hàng triệu USD mỗi năm để tổ chức các sự kiện và đã đạt được không ít thành công nhờ tăng được doanh số bán. Nhưng không phải lúc nào điều này cũng xảy ra. Để tổ chức một sự kiện thành công, doanh nghiệp, tổ chức phải lựa chọn một thời điểm hoặc một lý do thích hợp. Ngoài ra, cũng cần phải lưu ý rằng, một sự kiện, dù lớn hay nhỏ, sẽ không có tác dụng nếu nó đứng một mình. Trong tiếp thị, có thể sử dụng hình thức quảng cáo hay làm công tác quan hệ công chúng (public relations – PR) mà không cần phải tổ chức một sự kiện. Nhưng để một sự kiện có tác dụng, thì doanh nghiệp, tổ chức phải phối hợp cả quảng cáo và PR. Việc phối hợp ba công cụ này cũng khác nhau tuỳ theo mỗi loại sự kiện. Event là những sự kiện, hoạt động được diễn ra tại một thời điểm hoặc trong một khoảng thời gian nhất định, một không gian (địa điểm cụ thể) tập trung ý tưởng, nguồn lực nhằm mục đích truyền đạt những thông điệp, tạo ấn tượng và thu hút sự quan tâm, chú ý với các đối tượng công chúng. Abviet.com – Tổ chức sự kiện – Phương pháp PR luôn hiệu quả Các loại sự kiện Khai trương Khai trương là một trong những lý do tốt nhất để tổ chức một sự kiện. Để có tác dụng tốt, daonh nghiệp phải làm cho sự kiện này mang một nét đặc trưng riêng, nói lên được ngành nghề và chuyển tải được thông điệp mà bạn muốn nhắn gửi đển khách hàng, đó là: ”Chúng tôi đã có mặt. Chúng tôi khác với các đối thủ cạnh tranh, chúng tôi tối hơn các đối thủ cạnh tranh và chúng tôi đang sẵn sàng phục vụ bạn”. Phải làm cho khách hàng có ấn tượng mới lạ và tốt đẹp về buỗi lễ khai trương.Nên tránh đi vào lối mòn như nhất thiết phải có chạy thử máy (đối với việc khai trương nhà máy sản xuất), cắt băng khánh thành…Hãy nghĩ ra những cách làm sáng tạo. Chẳng hạn, nếu khai trương một cửa hàng bán đồ điện tử, bạn có thể dùng một bộ điều khiển từ xa để mở cửa vào giờ khai trương. Hay để cho buổi lễ khai trương thêm phần ấn tượng, có thể thiết kế thiệp mời độc đáo, đăng tải tin trên báo chí, tổ chức các chương trình giải trí, biểu diễn, tặng quà cho những người đến dự. Ngoài ra, cũng có thể nghĩ ra những cách để ghi nhớ và cảm ơn những khách hàng đầu tiên như gửi phiếu mua hàng miễn phí hoặc giảm giá, ghi lại tên và ngày sinh khách hàng để gửi thiệp chúc mừng sinh nhật. Giới thiệu sản phẩm mới Những buổi giới thiệu sản phẩm mới thường được đi kèm với các chương trình giải trí, biểu diễn. Tuy nhiên, không nên để những chương trình này kéo dài quá mức và làm cho khách hàng sao lãng với mục đích chính của doanh nghiệp là giới thiệu sản phẩm/dịch vụ. Nói một cách khác, những chương trình giải trí và biểu diễn chỉ là những “chất xúc tác” còn sản phẩm/dịch vụ của công ty vẫn là phần “cốt lõi”. Ngoài ra, trong hoạt động này cũng nên chú ý đến yếu tố không gian và thời gian khi tổ chức các buổi giới thiệu sản phẩm mới. Các kỳ nghỉ, các ngày lễ Những dịp lễ Giáng Sinh, năm mới hoặc khi hè về, thu sang, đông đến…đều là những dịp rất tốt để tổ chức các sự kiện đặc biệt. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xây dựng được những chương trình độc đáo nhưng không đi quá xa thông điệp mà cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp muốn gửi gắm đến khách hàng. Sự xuất hiện của những người nổi tiếng Làm việc với những người nổi tiếng tuy khá phức tạp nhưng lại có tác dụng rất tốt đối với chương trình tiếp thị. Trước khi tiếp cận với các nhân vật nổi tiếng, điều quan trọng là cần phải nghiên cứu kỹ lịch trình làm việc và cá tính của họ xem có thích hợp với mục tiêu tiếp thị và hình ảnh của công ty hay không. Nên đối xử với những người nổi tiếng theo một tác phong “chuyên nghiệp” và nên báo cho họ biết trước chương trình chi tiết. Khi mời những nhân vật nổi tiếng hợp tác, cũng phải xác định xem đối tượng khách hàng mà daonh nghiệp, tổ chức muốn thu hút là ai, muốn đưa tin về sự kiện xuất hiện của các nhân vật này trên các phương tiện truyền thông nào và muốn tạo ra ấn tượng lâu dài nào đối với khách hàng, đồng tài trợ . Để đạt được các mục tiêu tiếp thị của mình, doanh nghiệp còn có thể tham gia tài trợ cho một sự kiện nào đó do các công ty khác tổ chức hoặc hợp tác với họ để tổ chức các chương trình từ thiện, chúc mừng sinh nhật của các doanh nghiệp khác, tài trợ cho các chương trình thi đấu thể thao, hội họp…Nhưng nên nhớ rằng, không phải chương trình nào cũng đều thích hợp cho tất cả các doanh nghiệp. Việc hợp tác tổ chức sự kiện phải tuỳ theo đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Kỷ niệm thành lập Đây là một sự kiện đặc biệt mà hầu hết các doanh nghiệp đều có thể tổ chức. Có một thâm niên hoạt động trong một ngành nghề nào đó là một điều đáng để doanh nghiệp tự hào và nên tận dụng cơ hội này để củng cố sự ủng hộ, lòng trung thành của những khách hàng trong quá khứ và hiện tại. Buổi tiệc “sinh nhật” cũng là dịp để doanh nghiệp mời những khách hàng tiềm năng và xây dựng quan hệ với họ. Tổ chức các trò chơi và các cuộc thi Thực tế cho thấy, các trò chơi và các cuộc thi là những sự kiện gây được khá nhiều sự chú ý từ khách hàng. Tuy nhiên, những chương trình này chỉ có tác dụng tốt nếu nó được tổ chức và quản lý một cách hợp lý và nghiêm túc. Nghĩa là, doanh nghiệp phải chứng minh được tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức các trò chơi và các cuộc thi. Mọi người cần phải được thông báo, hướng dẫn rõ ràng về những thể lệ cuộc chơi như cách thức chọn lựa, đánh giá và trao giải thưởng. Và một điều quan trọng là nếu đã hứa hẹn có những giải thưởng nào thi phải giữ đúng lời hứa. Vai trò của tổ chức sự kiện trong hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức. - Event giúp doanh nghiệp, tổ chức xác lập một thị trường mục tiêu hay một lối sống cụ thể. Thông qua chương trình sự kiện, các nhà Marketing có thể xác lập mối quan hệ giữa thương hiệu tới nhóm khách hàng mục tiêu đã lựa chọn sản phẩm. Người tiêu dùng có thể được phân nhóm theo địa lý, nhân khẩu, sinh học, hoặc hành vi theo từng sự kiện. Đặc biệt các sự kiện có thể được lựa chọn dựa trên thái độ của những người tham gia vào việc sử dụng các sản phẩm hoặc nhãn hiệu nhất định. - Event làm tăng nhận thức của công chúng về công ty và tên sản phẩm Việc tài trợ cho các event lớn được truyền hình trực tiếp trên toàn thế giới thường đem lại cho thương hiệu sự xuất hiện mang tính ổn định – đây là điều kiện cần thiết để xây dựng nhận thức về thương hiệu đó. Bằng việc lựa chọn khéo léo các sự kiện và hoạt động, nhận thức về thương hiệu có thể được củng cố trong tâm trí người tiêu dùng. - Tạo dựng và củng cố mối liên hệ thương hiệu chính yếu Bản thân các sự kiện có các liên tưởng mà có thể giúp tạo và củng cố các liên tưởng về thương hiệu sản phẩm. Trong một số trường hợp bản thân các sản phẩm có thể được sử dụng tại các sự kiện. Thông qua việc sử dụng tại các sự kiện, khả năng xuất hiện tại các ống kính truyền hình càng cao và thể hiện sự lớn mạnh của thương hiệu vì được sử dụng rộng rãi trong chương trình. - Tăng cường hình ảnh của công ty. Việc tài trợ được xem như cách bán hàng trực tiếp và là một phương tiện tăng cường hình ảnh của công ty như một công ty tốt, công ty có uy tín…bằng cách đó họ mong rằng khách hàng sẽ tin tưởng công ty và sau này sẽ lựa chọn sản phẩm của công ty trong sô rất nhiều các sản phẩm khác. Cocacola là một ví dụ điển hình về nỗ lực tạo ảnh hưởng tích cực đối với sản phẩm thông qua các hoạt động tài trợ dài hơn dành cho các sự kiện mà họ cho là có nhiều ảnh hưởng đến quan điểm người tiêu dùng. - Thể hiện sự cam kết của thương hiệu với cộng đồng hoặc về các vấn đề xã hội. Những hoạt động này thường được gọi là hoạt động marketing từ thiện, những sự tài trợ này thường liên quan đến các tổ chức phi lợi nhuận và từ thiện. - Tăng cường lòng trung thành của khách hàng và những nhân viên tài năng. Nhiều sự kiện có các khu nghỉ riêng và những dịch vụ hoặc hoạt động đặc biệt giành cho các nhà tài trợ và khách hàng của họ. Gắn kết khách hàng với các sự kiện như vậy hoặc bằng nhiều cách khác nhau có thể tạo sự tin tưởng và thiết lập các hợp đồng kinh doanh có giá trị. Từ các quan điểm của nhân viên, các sự kiện có thể tạo sự tham gia, giáo dục đạo đức hay một biện pháp đãi ngộ, khuyến khích. - Tạo cơ hội xúc tiến bán hàng và bán hàng Nhiều nhà marketing đã đưa ra các biện pháp như tổ chức các cuộc thi, xổ số, bán hàng trực tuyến, các hoạt động marketing khác cùng với sự kiện mời khách tham gia nhằm thu hồi phản hồi từ phía người tiêu dùng. Các hoạt động event là một cơ hội tốt nhất cho doanh nghiệp tiến hành xúc tiến các hoạt động bán hàng và tiêu thụ sản phẩm. Chương II – Kế hoạch tổ chức sự kiện “Honda – Ngày hội vì môi trường” 2.1. Tổng quan về Honda Công ty động cơ Honda được thành lập ngày 24 tháng 9 năm 1948. Ông Soichiro Honda đã nhân cơ hội nước Nhật có nhu cầu đi lại nhiều, cho dù nền kinh tế Nhật vốn bị hủy hoại sau Thế chiến thứ hai lúc ấy rất thiếu thốn nhiên liệu và tiền bạc, để thành lập công ty. Công ty đã gắn động cơ vào xe đạp tạo ra một phương tiện đi lại hiệu quả và rẻ tiền. Sau chiến tranh, cơ sở sản xuất pít-tông Honda gần như bị phá hủy. Soichiro Honda lập một công ty mới mà tiếng Nhật gọi là "Công ty trách nhiệm hữu hạn nghiên cứu Honda". Cơ sở đầu tiên của công ty có cái tên phô trương này thật ra chỉ là một nhà xưởng bình thường làm bằng gỗ và cũng là nơi ông Honda cùng cộng sự gắn động cơ cho xe đạp. Điều thú vị là cái tên công ty theo tiếng Nhật này vẫn được giữ đến nay để vinh danh nỗ lực của Soichiro Honda. Công ty Honda Hoa Kỳ được thành lập năm 1958. Honda bắt đầu sản xuất từ xe máy tới xe tay ga. Soichiro Honda nhanh chóng phục hồi lại công ty sau những thua lỗ trong thời chiến. Cuối thập niên 1960, Honda chiếm lĩnh thị trường xe máy thế giới. Đến thập niên 1970 công ty trở thành nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới và từ đó đến nay chưa bao giờ để mất danh hiệu này. Tời năm 1972 Công ty bắt đầu tham gia thị trường sản xuất xe ôtô và đến nay đã trở thành một thương hiệu cung cấp xe hơi hoàn thiện nhất và uy tín bậc nhất trên thế giới. Hiện nay Honda có chi nhánh ở hầu hết tất cả các nước trên thế giới với một thị trường vô cùng rộng lớn, Honda đang ngày càng khẳng định thương hiệu mạnh của mình với các đối thủ cạnh tranh khác. Cho đến nay Honda đã cho ra đời vô vàn các kiểu loại với những mẫu mã, chất lượng, giá cả khác nhau, phục vụ khách hàng mọi đối tượng, thu nhập và ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến ào trong quá trình sản xuất. Cho ra đời nhiều loại xe an toàn, bền, đẹp và có tính năng bảo vệ môi trường, sử dụng các năng lượng sạch vaò trong quá trình vận hành. Tại Việt Nam, Honda cũng đã để lại dấu ấn từ đầu những năm 70, mà cứ khi nhắc tớ Honda là người dân Việt Nam lại liên tưởng tới một thương hiệu xe bền, đẹp, dễ sử dụng, tiết kiệm. Honda chuẩn bị cho ra mắt sản phẩm xe máy sử dụng công nghệ Hybrit – Công nghệ sử dụng các nguyên liệu sạch, bảo vệ môi trường. Với kỳ vọng mở ra một thời đại mới cho công nghệ xe máy sử dụng công nghệ sạch, góp phần bảo vệ môi trường chung của nhân loại – Honda hy vọng sẽ có một bước tiến đáng kể và được công chúng tiếp nhận. Để dòng sản phẩm mới này phát triển mạnh trên thị trường, Honda đang xây dựng một chiến lược tổng hợp, sủ dụng “3 mũi giáp công” – Marketing, PR, Quảng cáo để tiến hành tổng công kích chiếm lĩnh thị trường xe sử dụng công nghệ sạch – bảo vệ môi trường. 2.2. Tiến hành nghiên cứu - Bối cảnh chung: Xe máy là phương tiện đi lại quan trọng và chủ yếu tại Việt Nam. Công ty HONDA là công ty đầu tiên bước vào thị trường xe máy của Việt Nam nhiều năm với tên là công ty HONDA Việt Nam. Công ty đã liên tục đầu tư xây dựng cở sở hạ tầng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường xe máy là phương tiện chiếm gần 90% tại các thành phố lớn. Vào năm 2003, công ty HONDA đã có kế hoạch phát triển thị trường hướng về nông thôn, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu phụ tùng và xe nguyên chiếc, công ty sẽ đưa ra những mẫu xe máy được thiết kế và sản xuất tại Việt Nam. Năm 2010 sẽ là năm đánh dấu cho sự ra đời của một dòng xe mới có tính năng bảo vệ môi trường và mẫu mã đẹp…sử dụng công nghệ Hybrit. Hiện nay công nghệ động cơ Hybrid đã được áp dụng trên xe ô tô và bước đầu nhận được sự ủng hộ của đông đảo người tiêu dùng. Công nghệ này đã được áp dụng vào sản xuất xe máy, đó là hàng Piagio của Italia nhưng các sản phẩm có giá cả còn khá cao, chỉ 1 bộ phận người tiêu dùng có thu nhập cao mới có thể sử dụng được. Với tôn chỉ mục đích là sản xuất ra những sản phầm phục vụ đông đảo người tiêu dùng đồng thời góp phần bảo vệ môi trường hãng Honda bắt tay vào chế tạo, thiết kế và sản xuất dòng xe máy sử dụng công nghệ Hybrid mới có giá cả phù hợp với những người tiêu dùng có thu nhập từ mức trung bình trở lên. 2.2.1. Nghiên cứu: Các yếu tố bên ngoài: - Nghiên cứu theo mô hình PEST + Chính trị: Nhà nước khuyên khích đầu tư, chế tạo ra các sản phẩm bảo vệ môi trường, sử dụng nhiên liệu sạch, tiết kiệm tối đa cho người sử dụng… Hiện nay Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, việc tuân thủ các quy định, các điều khoản của WTO là điều mà nhà nước ta luôn khuyến khích các doanh nghiệp trong nước thực hiện. Đặc biệt đó là các điều khoản về bảo vệ môi trường, bảo vệ người lao động, bảo vệ người tiêu dùng. Các chính sách mà Đảng ta đưa ra luôn quan tâm sát sao đến lợi ích của toàn thể nhân dân, quan tâm đến mọi mặt của đời sống xã hội, điều này đã được ghi trong các Văn kiện Đại hội Đảng các cấp và đó cũng là định hướng cho các ngành sản xuất trong nước tuân thủ và thực hiện. + Kinh tế: Tiếp tục thực hiện chính sách phát triển kinh tế của nhà nước theo hướng xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước. Tiết kiệm cho người tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển tạo ra động lực phát triển cho doanh nghiệp cũng như hoạt động cạnh tranh với các doanh nghiệp khác… + Văn hóa – xã hội: xây dựng văn hóa tiêu dùng mới: sử dụng các sản phẩm bảo vệ môi trường, sử dụng nguyên liệu sạch, đa dụng. Triển khai các chương trình thay đổi nhận thức, phổ biến kiến thức về xe máy và các công nghệ bảo vệ môi trường mới. Thiết kế các sản phẩm phù hợp với tầm vóc và thói quen của người Việt Nam. + Công nghệ: - Công nghệ Hybrid đã đc áp dụng trên xe ô tô và có khả năng áp dụng cao vào các sản phẩm động cơ khác - Hiện đại, nhiều ứng dụng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Các yếu tố bên trong: Mô hình SWOT + Điểm mạnh: - Công ty có truyền thống lâu đời, thương hiệu nổi tiếng khẳng định trên toàn thế giới - Có tiềm lực kinh tế lớn - Đội ngũ nhân viên giỏi, có tay nghề, trình độ cao, tinh thần khám phá phát hiện những cái mới. - Nhiều sản phẩm đã được khẳng định, đáp ứng nhu cầu người sử dụng. Hệ thống sản phẩm đa dạng, các chủng loại xe phong phú, cạnh tranh được với các hãng khác: cao cấp có SH, Dylan, hạng trung có: Spacy, AirBlade, Lead, SCR…bình dân có: Wave với đa dạng các chủng loại: Wave S, Wave Anfa, Wave 110…, Dream… + Điểm yếu: - Là sản phẩm mới, chưa từng được sản xuất dành cho phương tiện di chuyển là xe máy. - Sự canh tranh khốc liệt với các đối thủ khác - Sự thay đổi công nghệ sản xuất dẫn đến thay đổi dây chuyện sản xuất, đào tạo nhân viên… (tốn kém => giá sản phẩm cao…) + Cơ hội: - Tạo bước đà thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp: thu hút khách hang, tăng doanh thu… - Bảo vệ môi trường - Người sử dụng được sử dụng sản phẩm mới công nghệ hiện đại + Thách thức: - Khả năng tiếp nhận của người tiêu dùng - Chi phí lớn cho việc thay đổi công nghệ - Cạnh tranh với sản phẩm mới của đối thủ 2.2.2. Lập kế hoạch 2.2.2.1. Xác định mục tiêu: a. Mục tiêu chung: - Xây dựng kế hoạch quảng bá cho Honda trong cả năm 2010, trên cơ sở những sản phẩm sẵn có, tiến hành cải tiến nâng cao chất lượng, mẫu mã, giá thành, dịch vụ sau bán…Tiến hành các chiến dịch đã có tiếng vang như: Tôi yêu Việt Nam, Roadshow 2468km, xây dựng tại hệ thống các đại lý băng rôn khẩu hiệu, biển bảng giới thiệu sâu hơn nữa cho Honda, đồng thời với đó là xây dựng các chương trình quảng cáo trên Phát thanh, truyền hình (VOV3, VTV3 (các Gameshow, quảng cáo TVC…), báo in (báo Bóng đá, báo Thanh niên, Tuổi trẻ, Hoa học trò…) về các sản phẩm của hãng. Đối với Internet, thực hành quảng cáo và giới thiệu sâu hơn về công nghệ, chủng loại hàng hóa trên Website của hãng, xây dựng một số website phụ dùng trong các chương trình thi tìm hiểu về Honda, thi thiết kế kiểu dáng xe…book quảng cáo trên một số website có tiếng như: chuyên mục Ô tô – Xe máy của VnExpress, Dantri.com, các trang Web về công nghệ. Đặc biệt chú trọng nhấn mạnh vào giới thiệu, quảng bá và kích thích nhu cầu thị trường đối với loại xe máy mới với các hoạt động như: hướng dẫn sử dụng, chương trình dùng thử sản phẩm, khuyến mãi, bảo hành…. b, Mục tiêu cho sản phẩm mới - Đăng tải đầy đủ các nội dung, công dụng của sản phấm mới trên các ấn phẩm báo chí. - Cho ra mắt 10.000 sản phẩm và phấn đấu bán được 100% số xe đã sản xuất trong tháng đầu tiên, những tháng sau đặt mục tiêu sản xuất tới đâu bán hết tới đó. - Đáp ứng nhu cầu của từng loại đối tượng khách hàng: Giới trẻ là những sản phẩm mang phong cách thời trang, năng động, thể thao, cá tính, biểu hiện cụ thể ở hình dáng xe, màu sắc (3 màu: Đỏ, Đen, Xanh), tem cộng với đó là một số phụ kiện như mũ bảo hiểm, gương chiếu hậu cá tính…Với nhóm khách hàng là những người thuộc lứa tuổi trung niên: màu sắc trầm, kiểu dáng thấp hơn xe dành cho giới trẻ… - Tăng doanh thu, xây dựng hình ảnh hãng xe thân thiện với môi trường, hãng xe quan tâm tới xu thế phát triển của thế giới trong mắt người tiêu dùng. 2.2.22. Xác định các nhóm công chúng a, Nhóm công chúng của Honda Tiếp tục duy trì hình ảnh của hãng xe đa dụng, bền và tiết kiệm nhiên liệu đồng thời với đó là các dòng xe phù hợp với các lứa tuổi. Công chúng chủ yếu sẽ là những người có thu nhập mức trung bình trở lên trên địa bàn cả nước. b. Nhóm công chúng với sản phẩm mới: - Nhóm công chúng là giới trẻ: độ tuổi từ 18 – 35. Đây là lứa tuổi năng động, thích tìm tòi và trải nghiệm cái mới, đồng thời với đó là đam mê thời trang, thể thao. Lứa tuổi này một bộ phận chưa kiếm ra tiền nhưng nhận được sự quan tâm của những người có thu nhập trong gia đình như bố mẹ, anh chị nên lượng tiêu thụ là khá lớn. Một bộ phận lứa tuổi này đã có công việc và bước đầu có thu nhập ổn định, muốn khẳng định bản thân, lại còn trẻ nên có xu hướng thích những sản phẩm thời trang, thể thao và cá tính. Dự đoán lượng tiêu thụ ở bộ phận này cũng là rất lớn. - Nhóm công chúng trung niên: từ 35 – 50, là những người đã có thu nhập và có sự chọn lựa những sản phẩm tiện ích cho cuộc sống cũng như lựa chọn những sản phẩm bảo vệ môi trường. Tóm lại, hai nhóm công chúng trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau 2.2.2.3. Lựa chọn các kênh truyền thông: + Báo viết: Thanh niên; Bóng đá, Tuổi trẻ… + Báo mạng: Congnghe.vn: Vnexpress, dantri… + Báo hình: 7 ngày công nghệ; VTV3; Showgame… + Phát thanh: Quick and Snow, quảng cáo phát thanh. + Một số phương tiện truyền thông công cộng: xe bus; biển báo, poster đường phố, tờ rơi… 2.2.2.4. Thông điệp: Tuyên bố sự ra đời của một sản phẩm mới của hãng xe Honda với thông điệp: “Thời trang, tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường”. 2.2.2.5. Thời gian Quý I, II, III tập trung vào các sản phẩm hiện có của hãng: Wave 110cc mới, Super Dream, Lead, SHi150…Sử dụng các kênh truyền thông hiện có: Báo HHT, Thanh Niên, Tiền Phong, VTV3, VTV2, các báo điện tử, các phương tiện công cộng. Tiến hành tổ chức Live show “Rock and Wave” cho dòng xe Wave 110 cải tiến mới, xây dựng chương trình khuyến mãi mua hàng theo cuộc vận động “Người Việt dùng hàng Việt” của Nhà nước, cụ thể diễn ra vào
Tài liệu liên quan