Trong những năm gần đây, mậu dịch thuỷ sản thế giới ở trong xu hướng gia tăng, do đó tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản rất nhanh ở một số thị trường thế giới, đưa thủy sản Việt Nam trở thành ngành kinh tế quan trọng bên cạnh dầu thô và dệt may. Các mặt hàng nông thủy sản xuất khẩu đã mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước với kim ngạch xuất khẩu năm 2006 đạt 3,2 tỷ USD, kế hoạch xuất khẩu thủy sản năm 2007 là 3,5 tỷ USD. Thủy sản luôn là một trong bốn mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đến nay, thủy sản Việt Nam đã có mặt ở 105 Quốc gia và vùng lãnh thổ với nhiều mặt hàng, chủng loại khác nhau.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được thì thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng gặp những thách thức không nhỏ trên thị trường thế giới. Đó là trình độ công nghệ chế biến thủy sản mới ở mức trung bình của thế giới, lao động có trình độ trong ngành chưa nhiều. Mặt khác, dưới tác động của tự do hóa thương mại, các thị trường nhập khẩu thường sử dụng những rào cản thương mại, yêu cầu sản phẩm nhập khẩu phải là sản phẩm sạch, sản phẩm sinh thái Điều này chắc chắn sẽ gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản bởi làm tăng chi phí sản xuất ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận luôn là yếu tố sống còn mà bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển luôn cần phải quan tâm. Do đó nhằm tối thiểu hóa chi phí và tối đa hoá lợi nhuận thì doanh nghiệp luôn cần phải có hệ thống kế toán chi phí.
60 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thánh sản phẩm tại Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, mậu dịch thuỷ sản thế giới ở trong xu hướng gia tăng, do đó tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản rất nhanh ở một số thị trường thế giới, đưa thủy sản Việt Nam trở thành ngành kinh tế quan trọng bên cạnh dầu thô và dệt may. Các mặt hàng nông thủy sản xuất khẩu đã mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước với kim ngạch xuất khẩu năm 2006 đạt 3,2 tỷ USD, kế hoạch xuất khẩu thủy sản năm 2007 là 3,5 tỷ USD. Thủy sản luôn là một trong bốn mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đến nay, thủy sản Việt Nam đã có mặt ở 105 Quốc gia và vùng lãnh thổ với nhiều mặt hàng, chủng loại khác nhau.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được thì thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng gặp những thách thức không nhỏ trên thị trường thế giới. Đó là trình độ công nghệ chế biến thủy sản mới ở mức trung bình của thế giới, lao động có trình độ trong ngành chưa nhiều. Mặt khác, dưới tác động của tự do hóa thương mại, các thị trường nhập khẩu thường sử dụng những rào cản thương mại, yêu cầu sản phẩm nhập khẩu phải là sản phẩm sạch, sản phẩm sinh thái…Điều này chắc chắn sẽ gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản bởi làm tăng chi phí sản xuất ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận luôn là yếu tố sống còn mà bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển luôn cần phải quan tâm. Do đó nhằm tối thiểu hóa chi phí và tối đa hoá lợi nhuận thì doanh nghiệp luôn cần phải có hệ thống kế toán chi phí.
Hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp luôn gắn với môi trường và thị trường nhất định. Do vậy, doanh nghiệp cần phải có kiến thức về thị trường, giá cả và đặc biệt là các chi phí đầu vào và đầu ra nhằm đạt được lợi nhuận tối đa trong kinh doanh. Do đó việc tính đúng, tính đủ, quản lý chi phí sản xuât và tính giá thành là nội dung quan trọng hàng đầu trong các doanh nghiệp sản xuất, để đạt được mục tiêu tiết kiệm, loại trừ được những chi phí bất hợp lý nhưng vẫn không ngừng cho ra những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu khách hàng với giá cả cạnh tranh.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý chi phí nên Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX luôn tổ chức bộ máy kế toán chặt chẽ nhằm quản lý tốt chi phí và xác định chính xác giá thành sản phẩm sản xuất. Xí nghiệp luôn muốn sản xuất ra sản phẩm với chất lượng tốt hơn, với giá cả cạnh tranh nhất là trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh như hiện nay. Do đó, muốn “đứng vững” thì vấn đề quản lý chi phí và xác định chính xác giá thành sản phẩm tại Xí Nghiệp phải được tìm hiểu và giải quyết ngay từ bây giờ. Để hiểu rõ hơn về những biến động của chi phí sản xuất có ảnh hưởng như thế nào đến giá thành sản phẩm nên tôi đã chọn đề tài “KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Thông qua việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành để hiểu được cách thức hạch toán, sử dụng tài khoản, phân bổ chi phí, đánh giá sản phẩm dở dang, tính giá thành sản phẩm, từ đó đề ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm.
Phân tích, đánh giá chung sự biến động của các khoản mục giá thành đơn vị, chủ yếu tập trung vào sản phẩm chủ yếu, có khối lượng lớn và đề ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, giúp Xí Nghiệp sử dụng tốt các tiềm năng về lao động, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu tổng quan về Công ty, Xí nghiệp.
- Tình hình hoạt động của Xí nghiệp trong hai năm gần đây.
- Hạch toán chi phí theo từng khoản mục: nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
- Thực hành kế toán: định khoản, hạch toán, ghi chép trên chứng từ ghi sổ, sổ cái và sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh.
- Kết chuyển và tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm.
- Đánh giá công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Xí nghiệp để đề ra biện pháp hoàn thiện hơn.
- Phân tích biến động chi phí tại Xí nghiệp, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất cách khắc phục những biến động làm tăng chi phí.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu sơ cấp: phỏng vấn, tìm hiểu tình hình thực tế tại các khâu của dây chuyền sản xuất để có cái nhìn tổng thể về qui trình sản xuất.
- Số liệu thứ cấp:
+ Thu thập số liệu thực tế từ phân xưởng sản xuất và phòng kế toán.
+ Tham khảo những tài liệu, sách báo, website có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
1.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp số liệu và ghi sổ.
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Sản phẩm của Xí nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX bao gồm rất nhiều loại như: cá tra fillet đông lạnh đóng gói, cá basa fillet đông lạnh đóng gói, tôm đông lạnh đóng gói… Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn và năng lực còn nhiều hạn chế nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cá tra fillet đóng gói trong một tháng. Với nguồn nguyên liệu chính là cá tra nguyên con.
Để hiểu được phương pháp hạch toán tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp, tôi đã chọn số liệu sử dụng trong đề tài nghiên cứu là số liệu phát sinh trong tháng 12 năm 2006.
Và để hiểu rõ hơn về những biến động chi phí, những khó khăn, thuận lợi trong việc sản xuất ra sản phẩm cá tra fillet, nên tôi đã chọn số liệu phát sinh tại Xí nghiệp trong năm 2005 và năm 2006.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. KHÁI QUÁT VỀ SẢN XUẤT CÔNG NGHỆP
Sản xuất công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất tạo ra các sản phẩm hàng hóa đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng, trong sinh hoạt, trong sản xuất… Doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp là hoạt động chính, đây là những sản phẩm đã đăng ký sản xuất kinh doanh.
Sản xuất công nghiệp thường ổn định, do các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thường có những qui trình công nghệ sản xuất, cơ cấu tổ chức sản xuất tương đối ổn định, sản xuất thường tập trung theo phân xưởng, chủng loại vật tư và nguồn lực sử dụng cũng thường ổn định theo từng quá trình sản xuất. Đây chính là đặc điểm của sản xuất công nghiệp giúp phân biệt với những ngành sản xuất khác như: Xây lắp, nông nghiệp và cũng giúp cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn trong công việc đầu tư, đổi mới và tự động hóa trong quá trình sản xuất, phương pháp lập dự toán và quản lý chi phí sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công nghiệp.
Ngoài ra, sản xuất công nghiệp cũng rất phong phú và đa dạng. Quá trình sản xuất có thể bao gồm nhiều qui trình công nghệ chế biến khác nhau và mỗi doanh nghiệp có những qui trình công nghệ sản xuất, tổ chức sản xuất khác biệt. Đặc điểm này chi phối sự khác biệt trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm từng bộ phận, từng doanh nghiệp.
Qua tìm hiểu trên đã giúp ta có thể hình dung một cách khái quát về đặc điểm công nghệ, đặc điểm về sản phẩm của sản xuất công nghiệp. Sau đây, chúng ta đi vào tìm hiểm sâu hơn về các đặc trưng về chi phí sản xuất cũng như cách tính giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nói chung.
2.2. CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
2.2.1. Chi phí sản xuất
2.2.1.1. Khái niệm
Trong mọi hoạt động của mọi doanh nghiệp đều phát sinh các hao phí, như nguyên vật liệu, tài sản cố định, lao động,… Biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí phát sinh trên gọi là chi phí, như chi phí nguyên vật liệu, chi phi khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân công…
Đối với người quản lý thì chi phí là một trong những mối quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận thu nhiều hay ít, chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra.
Chi phí được xem như một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Vấn đề đặt ra là làm sao kiểm soát tốt được các loại chi phí. Nhận diện, phân tích các chi phí phát sinh là điều mấu chốt để có thể kiểm soát tốt được các khoản chi phí, từ đó có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đáp ứng được yêu cầu trên chi phí được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau.
2.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất
Phân loại chi phí là một nội dung quan trọng, nhằm để phục vụ cho việc hạch toán, theo dõi, quản lý chặt chẽ các loại chi phí phát sinh cũng như việc tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm.
Có nhiều cách phân loại chi phí sản xuất, tuy nhiên có ba cách phân loại được sử dụng để phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý và tính giá thành sản phẩm.
Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế:
Cách phân loại này căn cứ vào các chi phí có cùng tính chất kinh tế (nội dung kinh tế) để phân loại, không phân loại chi phí phát sinh ở đâu, cho hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Cách phân loại này cho biết tổng chi phí bỏ ra ban đầu để làm căn cứ lập kế hoạch và kiểm soát chi phí theo yếu tố… Toàn bộ chi phí được chia thành các yếu tố sau:
- Chi phí nguyên vật liệu: là toàn bộ các giá trị nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Chi phí nhân công: là tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản trích theo lương như: Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Kinh phí công Đoàn (KPCĐ) và các khoản phải trả khách cho công nhân viên chức trong kỳ.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ): là phần giá trị hao mòn của tài sản cố định chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm những chi phí mua từ bên ngoài dùng cho sản xuất của doanh nghiệp như: điện, nước, điện thoại, vệ sinh và các dịch vụ khác.
- Chi phí bằng tiền: là những chi phí sản xuất kinh doanh khác chưa được phản ánh trong các chi phí trên nhưng đã chi bằng tiền như chi phí tiếp khách, hội nghị,…
Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động:
Theo qui định hiện hành, giá thành sản xuất các loại sản phẩm bao gồm 3 khoản mục chi phí:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT): là biểu hiện bằng tiền những nguyên vật liệu chủ yếu tạo thành thực thể của sản phẩm như: sắt, thép, gỗ, vải, sợi,… Ngoài ra, trong quá trình sản xuất còn phát sinh những loại nguyên vật liệu có tác dụng phụ thuộc, nó kết hợp với nguyên vật liệu chính để sản xuất ra sản phẩm hoặc làm tăng chất lượng của sản phẩm, tạo ra màu sắc, mùi vị cho sản phẩm, hoặc rút ngắn chu trình sản phẩm… Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí.
- Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT): là tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) và các khoản phải trả khác cho công nhân trực tiếp vào các đối tượng chịu chi phí.
- Chi phí sản xuất chung (CPSXC): là những chi phí sản xuất ra sản phẩm nhưng không kể CPNVLTT và CPNCTT. Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng trong sản xuất và quản lý sản xuất, chi phí sửa chữa bảo trì, chi phí quản lý phân xưởng…
Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định lợi nhuận:
Theo cách phân loại này thì chi phí được chia thành hai loại:
- Chi phí sản phẩm: là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm hoặc mua hàng hóa.
Đối với các sản phẩm sản xuất công nghiệp thì các chi phí này gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản phẩm được xem là gắn liền với từng đơn vị sản phẩm, hàng hóa khi chúng được sản xuất ra hoặc được mua vào, chúng gắn liền với sản phẩm hàng hóa tồn kho chờ bán và kho sản phẩm, hàng hóa được tiêu thụ thì mới trở thành phí tổn để xác định kết quả kinh doanh.
- Chi phí thời kỳ: là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ và được tính hết vào phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh. Bao gồm: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Đối với vác doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài và trong kỳ không có hoặc có ít doanh thu thì chúng được tính thành phí tổn của kỳ sau để xác định kết quả sản xuất kinh doanh.
2.2.2. Giá thành sản phẩm
2.2.2.1. Khái niệm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của tổng các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hay lao vụ đã hoàn thành.
Giá thành sản phẩm là chi tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động của xí nghiệp về mặt kỹ thuật, kinh tế, tổ chức là cơ sở để định giá bán và tính toán kết quả kinh doanh. Trong điều kiện hoạt động theo cơ chế thị trường, cùng với chất lượng sản phẩm, giá thành sàn phẩm luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất. Phấn đấu hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm là nhân tố quyết định nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
2.2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm
Phân loại giá thành theo thời điểm xác định:
Đối với doanh nghiệp sản xuất giá thành sản phẩm được chia thành ba loại:
- Giá thành định mức: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho một đơn vị sản phẩm dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch.
- Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho tổng sản phẩm kế hoạch dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch.
Giữa giá thành định mức và giá thành kế hoạch có mối quan hệ như sau:
Giá thành
kế hoạch
=
Giá thành
định mức
X
Tổng sản phẩm
theo kế hoạch
Giá thành định mức theo sản lượng thực tế: là chỉ tiêu quan trọng để các nhà quản trị làm căn cứ để phân tích, kiểm soát chi phí để ra quyết định.
Phân loại theo nội dung cấu thành giá thành:
Giá thành sản phẩm được chia thành hai loại:
- Giá thành sản xuất: là toàn bộ chi phí sản xuất có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành.
- Giá thành toàn bộ: là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến một khối lượng sản phẩm hoàn thành từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ xong sản phẩm.
Giá thành toàn bộ còn gọi là giá thành đầy đủ và được tính như sau:
Giá thành toàn bộ
(giá thành tiêu thụ)
=
Giá thành
sản xuất
+
Chi phí ngoài
sản xuất
2.3. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
2.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành
Để đạt được mục tiêu kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, kế toán cần phải xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thực tế, đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành của sản phẩm.
2.3.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất.
Để xác định được đối tượng chi phí sản xuất, cần phải dựa vào những căn cứ nhất định như: địa bàn sản xuất, cơ cấu tổ chức sản xuất, tính chất qui trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện của kế toán. Các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể được xác định là phân xưởng sản xuất, đơn đặt hàng, qui trình công nghệ, sản phẩm, công trường thi công,…
Trong công tác kế toán, xác định đối tượng chi phí sản xuất là cơ sở xây dựng hệ thống chứng từ ban đầu về chi phí sản xuất, xây dựng hệ thống sổ chi tiết về chi phí sản xuất, xây dựng qui trình kế toán chi phí sản xuất.
2.3.1.2. Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành, bán thành phẩm mà đơn vị cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm, bán thành phẩm.
Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là xác định phạm vi, giới hạn cần tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. Xác định đối tượng để tính giá thành sản phẩm phải dựa vào những căn cứ như đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chủng loại và đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện của kế toán. Lựa chọn đối tượng tính giá thành thích hợp sẽ là cơ sở để tính giá thành chính xác.
Giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành có mối quan hệ như sau: một đối tượng chi phí tương ứng với một đối tượng tính giá thành, một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với nhiều đối tượng tính giá thành hay nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với một đối tượng tính giá thành.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí với đối tượng tính giá thành giúp kế toán thiết lập qui trình kế toán chi phí sản xuất và tiành giá thành sản phẩm.
2.3.1.3. Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành sản phẩm là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất và nhu cầu thông tin, kỳ tính giá thành có thể được xác định hàng tháng, hàng quý, hàng năm hoặc có thể xác định theo từng mùa vụ.
Xác định kỳ tính giá thành sẽ giúp cho kế toán xác định rõ thời gian chi phí phát sinh, thời gian tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm để thu thập, cung cấp thông tin cho việc định giá, đánh giá hoạt động sản xuất theo yêu cầu nhà quản lý theo từng thời kỳ.
2.3.2. Kết cấu chi phí trong giá thành sản phẩm
Trong sản xuất công nghiệp, giá thành sản phẩm bao gồm ba khoản mục:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, vật liệu liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm công nghiệp như chi phí vật liệu chính, chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu.
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm toàn bộ tiền lương, các khoản trích theo lương vào chi phí như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của công nhân sản xuất sản phẩm công nghiệp.
- Chi phí sản xuất chung: bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm công nghiệp không thuộc hai khoản mục chi phí trên như tiền lương, kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của nhân viên phục vụ, quản lý sản xuất, chi phí nguyên vật liệu dùng trong phục vụ sản xuất, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng, tài sản cố định khác ở phạm vi phân xưởng, chi phí dịch vụ thuê ngoài dùng trong phục vụ, quản lý sản xuất như chi phí điện, chi phí nước, chi phí sửa chữa, các khoản thuế được tính vào chi phí sản xuất, chi phí bằng tiền khác…
Trên cơ sở các kết cấu chi phí nêu trên kế toán có thể tiến hành tập hợp các chi phí sản xuất như sau:
2.4. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
2.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Bao gồm tất cả các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm.
- Nguyên vật liệu chính sử dụng để sản xuất nhiều loại sản phẩm nhưng không thể xác định thực tế mức tiêu hao cho từng loại sản phẩm (hoặc đối tượng chịu chi phí) thì kế toán tiến hành phân bổ theo tiêu thức phù hợp. Các tiêu thức có thể sử dụng như định mức tiêu hao cho từng loại sản phẩm, hệ số phân bổ được qui định tỷ lệ với trọng lượng sản phẩm được sản xuất,…
* Tài khoản sử dụng: TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.
- Bên Nợ: tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ.
- Bên Có:
+ Giá trị của nguyên vật liệu không sử dụng hết nhập lại kho.
+ Kết chuyển chi phí sản xuất vào đối tượng tính giá thành.
Sơ đồ 2.1
Sơ đồ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 152 TK 621 TK 152
Giá trị nguyên vật liệu xuất kho Giá trị nguyên vật liệu chưa
dùng sản xuất sản phẩm sử dụng nhập lại kho
TK 111,331 TK 154
Giá trị nguyên vật liệu mua Kết chuyển chi phí sản xuất
giao thẳng cho sản xuất vào đối tượng tính giá thành
2.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp là tiền lương, phụ cấp và các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ.
- Tuy nhiên, nếu tiền lương công nhân trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí và không xác định một cách trực tiếp cho từng đối tượng thì phải tiến hành phân bổ theo những tiêu thức phù hợp. Các tiêu thức phân bổ bao gồm: định mức tiền lương của các đối tượng, hệ số phân bổ được qui định theo số giờ sản xuất hoặc ngày công tiêu chuẩn…, mức phân bổ được xác định như sau:
Mức phân bổ tiền lương Tổng tiền lương NCTT Khố