Đề tài Kế toán doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần Bảo hiểm Nhà Rồng năm 2008

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề mà các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng, một ngành công nghiệp không khói nhưng mang lại lợi nhuận cao quan tâm hàng đầu đó là : “ hoạt động kinh doanh có đem lại lợi nhuận tối đa hay không ? ”. Để xác định được yếu tố lợi nhuận thì cần phải xác định được hai yếu tố đầu vào là các khoản thu và các khoản chi.

doc95 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2097 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần Bảo hiểm Nhà Rồng năm 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài : Kế toán doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần Bảo hiểm Nhà Rồng năm 2008 GVHD : Ths. TRẦN THỊ THANH HẰNG SVTH : NGUYỄN QUỐC TUẤN MSSV : 105401275 Lớp : 05DQK TP. Hồ Chí Minh tháng 10 / 2009 Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Lời cảm ơn Trong suốt thời gian thực tập và bảo vệ Luận văn tốt nghiệp, với sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo và sự quan tâm, luôn tạo mọi điều kiện tốt của các anh chị hiện công tác tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Nhà Rồng, em đã được tiếp xúc, học hỏi với công việc thực tế và hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp.. Em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô Khoa Quản trị kinh doanh, đặc biệt là cô Trần Thị Thanh Hằng đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành tốt chuyên đề này. Kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe để giảng dạy tốt. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, và các anh chị Phòng Kế toán – tài chính, đặc biệt là chị Lê Thị Thanh Bình – Trưởng Phòng Kiểm toán nội bộ đã tạo điều kiện, hướng dẫn để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề. Kính chúc các anh chị luôn thành công trong công việc và đạt được những chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nay. LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề mà các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng, một ngành công nghiệp không khói nhưng mang lại lợi nhuận cao quan tâm hàng đầu đó là : “ hoạt động kinh doanh có đem lại lợi nhuận tối đa hay không ? ”. Để xác định được yếu tố lợi nhuận thì cần phải xác định được hai yếu tố đầu vào là các khoản thu và các khoản chi. Vì vậy đề có thể biết được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì cần phải nắm rõ hai yếu tố là doanh thu và chi phí. Cụ thể như doanh thu bao nhiêu, hoạt động nào mang lại tỷ trọng doanh thu cao để tiếp tục phát huy trong thời gian tiếp theo, đồng thời hoạt động nào mà doanh thu chưa đáp ứng được mục tiêu đặt ra, ngoài doanh thu từ hoạt động kinh doanh gốc thì doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác như thế nào. Đối với yếu tố chi phí thì chi phí bội thường của hoạt động bảo hiểm nào cao, ngoài chi phí bảo hiểm thì chi phí quản lý doanh nghiệp đã tối ưu chưa, chi như vậy có hợp lý hay không, có các khoản chi nào không cần thiết hay không. Không còn các nào khác để có thể trả lời cho các câu hỏi trên ngoài việc làm tốt vai trò kế toán trong doanh nghiệp nói chung và kể toán xác định kết quả kinh doanh nói riêng. Đó cũng chính là lý do em chọn để tài : “Kế toán doanh thu và kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng”. Như đã đề cập ở trên, đối tượng nghiên cứu ở đây là hoạt động kế toán doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty bảo hiểm Nhà Rồng. Mục tiêu nghiên cứu: Nhận thức về tầm quan trọng của vai trò kế toán doanh thu và kết quả kinh doanh trong một doanh nghiệp lớn. Tìm hiểu thực trạng kế toán tại doanh nghiệp, từ đó đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kế toán doanh thu và kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp bảo hiểm Nhà rồng. Đề tài chủ yếu dùng phương pháp khảo sát thực tế tại phòng kế toán cũng như phần mềm kế toán của doanh nghiệp. Do những hạn chế khách quan mang tính ngành nghề nên đề tài chưa thể đi sâu vào cụ thể từng nghiệp một cách sắc sao. Nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được trình bày thành 3 phần Phần một: Cơ sở lý luận về xác định doanh thu và kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp bảo hiểm. Phần hai: Giới thiệu về công ty và thực trạng kế toán doanh thu, kết quả kinh doanh tại công ty CP Bảo Hiểm Nhà Rồng. Phần ba: Nhận xét và kiến nghị. Phần 1 Cơ sở lý luận về xác định doanh thu, kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp bảo hiểm 1. Kế toán tập hợp doanh thu: a. Khái niệm doanh thu: Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hóa, tiền cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có). Chứng từ sử dụng: Hoá đơn (GTGT), Hóa đơn bán hàng, hoặc trên các chứng từ khác có liên quan tới việc bán hàng . b. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Hạch toán Tài khoản 511 cần tôn trọng một số quy định sau: Doanh thu bảo hiểm hạch toán trên Tài khoản 511 phải phản ánh chi tiết cho từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm, gồm: Bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và hoạt động kinh doanh khác. Trong từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải chi tiết theo từng nội dung doanh thu và chi tiết cho từng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, đồng thời phải hạch toán chi tiết cho từng đối tượng trong nước và ngoài nước cho từng nghiệp vụ bảo hiểm. Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ. Phải hạch toán doanh thu liên quan đến từng hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo đúng nội dung quy định trong chế độ tài chính. c. Tài khoản sử dụng : Kế toán sử dụng TK 511 - Doanh thu bán hàng Kết cấu và nội dung phản ánh TK 511 TK 511 Chuyển phí nhượng tái bảo hiểm. K/c cuối kỳ các khoản hoàn phí bảo hiểm gốc, hoàn phí nhận tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm và các khoản doanh thu hàng bán trả lại khác. K/c cuối kỳ các khoản giảm phí bảo hiểm gốc, giảm phí nhận tái bảo hiểm, giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm và các khoản giảm giá hàng bán khác. K/c doanh thu thuần vào TK 911. Doanh thu cung cấp dịch vụ của hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hoạt động kinh doanh khác thực hiện trong một kỳ hạch toán. TK 511 không có số dư cuối kỳ TK 511 có 5 TK cấp 2: Tài khoản 5111 - Doanh thu bảo hiểm gốc: Dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc thực hiện trong kỳ hạch toán. Tài khoản 5111 có 7 tài khoản cấp 3: Tài khoản 51111 - Thu phí bảo hiểm gốc Tài khoản 51112 - Thu phí đại lý giám định tổn thất Tài khoản 51113 - Thu phí đại lý xét giải quyết bồi thường Tài khoản 51114 - Thu phí đại lý yêu cầu người thứ ba bồi hoàn Tài khoản 51115 - Thu phí đại lý xử lý hàng bồi thường 100% Tài khoản 51116 - Thu phí giám định tổn thất Tài khoản 51118 - Thu khác. Tài khoản 5113 - Doanh thu nhận tái bảo hiểm: Dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm thực hiện trong kỳ hạch toán. Tài khoản 5113 có 2 tài khoản cấp 3: Tài khoản 51131 - Thu phí nhận tái bảo hiểm Tài khoản 51138 - Thu khác. Tài khoản 5114 - Doanh thu nhượng tái bảo hiểm: Dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh nhượng tái bảo hiểm thực hiện trong kỳ hạch toán. Tài khoản 5114 có 2 tài khoản cấp 3: Tài khoản 51141 - Thu hoa hồng Tài khoản 51148 - Thu khác. Tài khoản 5115 - Doanh thu môi giới bảo hiểm: Dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm thực hiện trong kỳ hạch toán. Tài khoản 5115 có 2 tài khoản cấp 3: Tài khoản 51151 - Thu hoa hồng Tài khoản 51158 - Thu khác. Tài khoản 5118 - Doanh thu các hoạt động khác: Dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm thực hiện trong kỳ hạch toán. d. Một số định khoản chủ yếu: Khi phát sinh doanh thu của hợp đồng bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã ký với khách hàng nhưng chưa phát sinh trách nhiệm ghi: Nợ TK 005 – Hợp đồng bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm (Chi tiết theo từng nghiệp vụ của khách hàng) Khi doanh nghiệp nhận trách nhiệm đối với hợp đồng bảo hiểm gốc, nhận tái và nhượng tái đã ký với khách hàng, kế toán ghi doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm là số tiền phải thu của khách hàng theo hợp đồng, ghi: Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng Có TK 511 - Doanh thu bán hàng Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (nếu có) Đồng thời ghi: Có TK 005 (đối với hợp đồng bảo hiểm gốc và tái bảo hiểm). Cuối kỳ kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu như giảm giá hàng bán, hàng bán trả lại: Nợ TK 511, 512 Có TK 531, 532 Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần sang tài khoản 911 – Xác định KQKD Nợ TK 511, 512 Có TK 911 e. Sơ đồ hạch toán: TK 511, 512 TK 531, 532 TK 911 TK 333 (3) (2) (1) (1) TK 111,112,131 2. Kế toán các khoản giảm trừ: a. Kế toán hàng bán bị trả lại: Khái niệm: Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hoá doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế như hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại. Chứng từ sử dụng: văn bản đề nghị của người mua ghi rõ lý do trả lại hàng, số lượng, giá trị hàng bị trả lại, đính kèm hoá đơn (nếu trả lại toàn bộ) hoặc bản sao hợp đồng (nếu trả lại một phần hàng). Hạch toán Tài khoản 531 cần tôn trọng một số quy định sau: Các khoản hoàn phí, hoàn hoa hồng bảo hiểm phải hạch toán chi tiết cho từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm, trong từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải hạch toán chi tiết cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và chi tiết cho trong nước, ngoài nước. Các khoản hoàn phí bảo hiểm gốc, hoàn phí nhận tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm khi phát sinh được phản ánh vào bên Nợ Tài khoản 531, cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản hoàn phí bảo hiểm gốc, hoàn phí nhận tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng, để xác định doanh thu thuần trong kỳ hạch toán. Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 531 – Hàng bán bị trả lại Kế cấu và nội dung phản ánh TK 531 TK 531 Các khoản hoàn phí bảo hiểm gốc, hoàn phí nhận tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm phát sinh trong kỳ. Trị giá của hàng hoá, dịch vụ đã bán bị trả lại, phải trả cho khách hàng. - K/c toàn bộ các khoản hoàn phí bảo hiểm gốc, hoàn phí nhận tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm phát sinh và doanh thu hàng bán bị trả lại trong kỳ sang TK 511 – Doanh thu bán hàng, để xác định doanh thu thuần trong kỳ hạch toán. Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ Tài khoản này có 5 Tài khoản cấp 2: Tài khoản 5311 - Hoàn phí bảo hiểm gốc Tài khoản 5313 - Hoàn phí nhận tái bảo hiểm Tài khoản 5314 - Hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm Tài khoản 5315 - Hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm Tài khoản 5318 - Hoàn khác b. Kế toán giảm giá hàng bán: Khái niệm: Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ được doanh nghiệp (bên bán) chấp thuận một cách đặc biệt trên giá đã thoả thuận trong hoá đơn. Chứng từ sử dụng: Công văn đề nghị giảm giá hoặc chứng từ đề nghị giảm giá có sự đồng ý của cả người mua và người bán. Hạch toán Tài khoản 532 cần tôn trọng một số quy định sau: Các khoản giảm phí, giảm hoa hồng bảo hiểm phải hạch toán chi tiết cho từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm, trong từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải hạch toán chi tiết cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và chi tiết cho trong nước, ngoài nước. Các khoản giảm phí bảo hiểm gốc, giảm phí nhận tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm khi phát sinh được phản ánh vào bên Nợ Tài khoản 532, cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản giảm phí bảo hiểm gốc, giảm phí nhận tái bảo hiểm, giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng, để xác định doanh thu thuần trong kỳ hạch toán. Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 532 – Giảm giá hàng bán Kết cấu và nội dung phản ánh TK 532 TK 532 - Các khoản giảm phí bảo hiểm gốc, giảm phí nhận tái bảo hiểm, giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm và các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng phát sinh trong kỳ. - K/c toàn bộ các khoản giảm phí bảo hiểm gốc, giảm phí nhận tái bảo hiểm, giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm phát sinh và các khoản giảm giá hàng bán phải chi trả phát sinh trong kỳ sang TK 511- Doanh thu bán hàng TK 532 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản này có 5 Tài khoản cấp 2: Tài khoản 5321 - Giảm phí bảo hiểm gốc; Tài khoản 5323 - Giảm phí nhận tái bảo hiểm; Tài khoản 5324 - Giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm; Tài khoản 5325 - Giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm; Tài khoản 5328 - Giảm khác. c. Phí nhượng tái bảo hiểm Khái niệm: Chứng từ sử dụng: Hợp đồng nhượng tái bảo hiểm, phiếu chi. Hạch toán Tài khoản 533 cần tôn trọng một số quy định sau: Phí nhượng tái bảo hiểm là khoản điều chỉnh để xác định doanh thu thuần bảo hiểm gốc. Trong kỳ hạch toán số phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển cho nhà nhận tái bảo hiểm khi phát sinh phản ánh vào bên Nợ Tài khoản 533, cuối kỳ kết chuyển toàn bộ số phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển cho nhà nhận tái bảo hiểm sang Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng, để xác định doanh thu thuần thực hiện trong kỳ kế toán. Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 533 – Phí chuyển nhượng tái bảo hiểm. Kế cấu và nội dung phản ánh TK 533 TK 533 - Phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển cho nhà nhận tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ. - K/c toàn bộ số phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển cho nhà nhận tái bảo hiểm sang TK 511 – Doanh thu bán hàng, để xác định doanh thu thuần thực hiện trong kỳ kế toán. TK 533 không có số dư cuối kỳ. d. Một số nghiệp vụ chủ yếu: 1. Nghiệp vụ phát sinh khi giảm giá hàng bán, hoặc hàng bán trả lại: Nợ TK 531, 532, 533 ( Giá bán chưa thuế) Nợ TK 333 (Thuế giá trị gia tăng của hàng bán trả lại, hàng giảm giá) Có TK 111,112,131 (Tổng giá trị thanh toán) 2. Cuối kỳ kết chuyển các khoản giảm trừ vào tài khoản doanh thu hàng bán Nợ TK 511 Có TK 531,532, 533 e. Sơ đồ hạch toán TK 511 TK 531, 532, 533 TK 33311 (1) (1) (2) TK 131, 111, 112 3. Kế toán chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm: a. Khái niệm: Chứng từ sử dụng: giấy giám định tổn thất, hợp đồng bồi thường, phiếu chi. b. Hạch toán Tài khoản 624 cần tôn trọng một số quy định sau: Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm hạch toán trên Tài khoản 624 phải phản ánh chi tiết theo từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm gồm: Bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và hoạt động kinh doanh khác. Trong từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải chi tiết theo từng nội dung chi phí và chi tiết cho từng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, đồng thời phải hạch toán chi tiết cho trong nước và ngoài nước cho từng nghiệp vụ bảo hiểm. Chi phí trực tiếp hoạt động kinh doanh bảo hiểm là số tiền phải chi phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ. Chi phí trực tiếp hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải được hạch toán theo đúng nội dung chi phí quy định trong chế độ tài chính. c. Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng Tài khoản 624 – Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm. Kế cấu và nội dung phản ánh TK 624 TK 624 K/c chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm dở dang đầu kỳ. Chi phí trực tiếp phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hoạt động kinh doanh khác. K/c chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm dỡ dang cuối kỳ. Các khoản phải thu ghi giảm chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và kinh doanh khác phát sinh trong kỳ. Số chi bồi thường bảo hiểm, chi trả tiền bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm được chi từ quỹ dự phòng dao động lớn. Giá thành thực tế của khối lượng dịch vụ kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động kinh doanh khác đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng và được xác định là tiêu thụ trong kỳ. Tài khoản 624 không có số dư Tài khoản này có 5 Tài khoản cấp 2: Tài khoản 6241 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gốc: Dùng để phản ánh chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc và tính giá thành dịch vụ của hoạt động này. Tài khoản này có 9 tài khoản cấp 3: Tài khoản 62411 - Chi bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm Tài khoản 62412 - Chi hoa hồng Tài khoản 62413 - Chi giám định tổn thất Tài khoản 62414 - Chi đòi người thứ ba Tài khoản 62415 - Chi xử lý hàng bồi thường 100% Tài khoản 62416 - Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm Tài khoản 62417 - Chi đề phòng hạn chế rủi ro tổn thất Tài khoản 62418 - Dự phòng nghiệp vụ Tài khoản 62419 - Chi khác. Tài khoản 6243 - Chi phí trực tiếp kinh doanh nhận tái bảo hiểm: Dùng để phản ánh chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh nhận tái bảo hiểm và tính giá thành dịch vụ của hoạt động này. Tài khoản này có 5 tài khoản cấp 3: Tài khoản 62431 - Chi bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm Tài khoản 62432 - Chi hoa hồng Tài khoản 62433 - Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm Tài khoản 62434 - Dự phòng nghiệp vụ Tài khoản 62438 - Chi khác. Tài khoản 6244 - Chi phí trực tiếp kinh doanh nhượng tái bảo hiểm: Dùng để phản ánh chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh nhượng tái bảo hiểm và tính giá thành dịch vụ của hoạt động này. Tài khoản 6245 - Chi phí trực tiếp kinh doanh môi giới bảo hiểm: Dùng để phản ánh chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm và tính giá thành dịch vụ của hoạt động này. Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 3: Tài khoản 62451 - Chi môi giới bảo hiểm; Tài khoản 62452 - Chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; Tài khoản 62458 - Chi khác. Tài khoản 6248 - Chi phí trực tiếp kinh doanh hoạt động khác: Dùng để phản ánh chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và tính giá thành dịch vụ của hoạt động này. d. Một số nghiệp vụ chủ yếu: 1. Phát sinh khoản phải trả về chi bồi thường bảo hiểm gốc. Nợ TK 624 (Trị giá hợp đồng bồi thường) Nợ TK 133 (Thuế GTGT được khấu trừ) Có TK 111, 112, 331 (Tổng trị giá bồi thường) 2. Cuối kỳ kết chuyển chi bồi thường sang TK 911 – Xác định KQKD Nợ TK 911 Có TK 624 e. Sơ đồ hạch toán TK 624 TK 133 TK 911 TK 111, 112, 331 (1) (1) (2) 4. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính: Khái niệm: Là những khoản thu về tiền lãi, tiền bản quyển, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp. Doanh thu hoạt động tài chính gồm: Tiền lãi. Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản. Cổ tức, lợi nhuận được chia. Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn. Thu nhập chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng. Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác. Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ. Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn. Chứng từ sử dụng: sổ phụ ngân hàng, phiếu thu, hợp đồng chuyển nhượng. Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 515 – Doanh thu hoạ
Tài liệu liên quan