Trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau mà còn giữa các doanh nghiệp trong nước với nước ngoài thì một vấn đề quan trọng đang được đặt ra đối với sự tồn tại của các doanh nghiệp sản xuất là phải tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
23 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán thiệt hại trong sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau mà còn giữa các doanh nghiệp trong nước với nước ngoài thì một vấn đề quan trọng đang được đặt ra đối với sự tồn tại của các doanh nghiệp sản xuất là phải tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chủ yếu cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý. Vì vậy, nó là một công cụ quản lý, có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản trị doanh nghịêp. Tài liệu về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là căn cứ để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sủ dụng lao động, vật tư tiền vốn cũng như tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp, từ đó đề ra những quyết định quản lý phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành , nâng cao sức cạnh tranh.
Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất kinh doanh các sản phẩm, các doanh nghiệp không tránh khỏi những thiệt hại trong sản xuất như thiệt hại về sản phẩm hỏng, thiệt hại về ngừng sản xuất, thiệt hại trong xây lắp. Quá trình tập hợp các khoản thiệt hại này để tính vào chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đòi hỏi phải chính xác, phù hợp với từng khoản mục, nội dung. Vì vậy qua khảo sát thực tế em đã chọn đề tài: “Kế toán thiệt hại trong sản xuất”.
Mục đích của đề án này là nhằm học hỏi thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm về các khoản thiệt hại trong sản xuất. Đồng thời qua việc nghiên cứu đề tài em xin được đưa ra một số ý kiến, đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất.
Vì khả năng và thời gian có hạn nên đề án không tránh khỏi những thiếu sót. Để đề án được hoàn thiện hơn em rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của các thầy cô giáo và các bạn.
Nội dung đề án gồm:
Lời mở đầu
Phần I - Kế toán các khoản thiệt hại trong doanh nghiệp công nghiệp
Phần II - Kế toán các khoản thiệt hại trong xây lắp
Phần III – Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán thiệt hại trong sản xuất
Tài liệu tham khảo
PHẦN I
KẾ TOÁN THIỆT HẠI TRONG SẢN XUẤT
I/ Tài khoản sử dụng
Tài khoản 138-Phải thu khác
TK 138 dùng để phản ánh các khoản nợ và tình hình thanh toán về các khoản phải thu ngoài phạm vi đã phản ánh ở TK 131-Phải thu của khách hàng và TK 136-Phải thu nội bộ.
*Nội dung và phạm vi phản ánh của tài khoàn này gồm các nghiệp vụ sau:
1.Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân, còn chờ xử lý.
2.Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể ( trong và ngoài đơn vị) gây ra như mất mát, hư hỏng vật tư, hàng hoá, tiền vốn… đã được xử lý bắt bồi thường.
3.Các khoản cho vay, cho mượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời không lấy lãi.
4.Các khoản phải thu về cho thuê TSCĐ (đối với doanh nghiệp không chuyên kinh doanh về hoạt động cho thuê tài sản) vốn và lãi đầu tư tài chính( góp vốn liên kết kinh tê, đầu tư chứng khoán) và các khoản phải thu khác.
5.Các khoản đã chi cho hoạt động sự nghiệp, chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí sản xuất, kinh doanh nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi hoặc chờ xử lý.
6.Các khoản tiền chuyển cho đơn vị nhân uỷ thác, nhập khẩu nộp hộ để mua hàng hộ hoặc nộp hộ các loại thuế.
7.Khi lập báo cáo tài chính theo quy định hiện hành, doanh nghiệp phải phân loại tuổi nợ của các đối tượng phản ánh ở TK138-phải thu khác ở thời điểm lập báo cáo tài chính có thời hạn phải thu hoặc ứng trước trên một năm để trình bày tại các khoản mục “Phải thu dài hạn khác”( Mã số 213) của mục “Các khoản phải thu dài hạn”( Mã số 210) (nếu có số dư Nợ) hoặc tại khoản mục “Phải thu dài hạn khác” ( Mã số 323) của mục “Nợ dài hạn” (Mã số 320) (nếu có số dư Có) của bảng cân đối kế toán.
*Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 138-phải thu khác
Bên Nợ: - Giá trị tài sản thiếu chờ giải quyết
- Phải thu của cá nhân tập thể ( trong và ngoài đơn vị) đối với tài sản thiếu đã xác định rõ nguyên nhân và có biên bản xử lý ngay.
- Các khoản nợ và tiền lãi phải thu khác
Bên có: - Kết chuyển giá trị tài sản thiếu vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý.
Số tiền đã thu được về lãi đầu tư các khoản nợ phải thu khác.
Số dư bên Nợ: Các khoản nợ khác còn phải thu
Tài khoản này có thể có số dư bên có.Số dư bên có phản ánh số đã thu nhiều hơn số phải thu( Trường hợp cá biệt và trong chi tiết của từng đối tượng cụ thể).
*Tài khoản 138 có hai tài khoản cấp hai:
- TK 1381- Tài sản thiếu chờ xử lý: phản ánh giá trị tài sản thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý.
Về nguyên tắc trong mọi trường hợp phát hiện thiếu tài sản, phải truy tìm nguyên nhân và người phạm lỗi.
Chỉ hạch toán vào TK1381 trường hợp chưa xác định được nguyên nhân về thiếu, mất mát hư hỏng tài khoản của doanh nghiệp phải chờ xử lý.
Trường hợp tài sản thiếu đã xác định được nguyên nhân và đã có biên bản xử lý thì ghi ngay vào các tài khoản liên quan, không hạch toán qua TK 1381
- TK 1388 - Phải thu khác: phản ánh các tài khoản phải thu của đơn vị ngoài phạm vi các khoản phải thu phản ánh ở các tài khoản 131, 136 và tài khoản 1381.
II/ Kế toán thiệt hại trong sản xuất.
1.Kế toán sản phẩm hỏng
1.1 Định nghĩa
Sản phẩm hỏng là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất hoặc đã sản xuất xong nhưng có những sai phạm về mặt tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan chất lượng, mẫu mã quy cách. Những sai phạm này có thể do những nguyên nhânb liên quan trình độ lành nghề, chất lượng vật liệu, tình hình trang bị kỹ thuật, việc chấp hành kỷ luật lao động, sự tác động của điều kiện tự nhiên…
Tạo ra sản phẩm hư hỏng là gây ra những tổn thất nhất định đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và nếu không có biện pháp kiểm tra chặt chẽ để sản phẩm hỏng đưa ra thị trường thì tổn thất này có thể hết sức lớn lao liên quan đến uy tín sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên khi nói đến sản phẩm hỏng cần phân biệt làm hai trường hợp: Sản phẩm hỏng trong định mức cho phép và sản phẩm hỏng ngoài định mức ( hoặc vượt định mức quy định.
a.Sản phẩm hỏng trong định mức: bao gồm những sản phẩm hỏng nằm trong giới hạn cho phép xảy ra do đặc điểm và điều kiện sản xuất cũng như đặc điểm của bản thân sản phẩm được sản xuất. Các khoản thiệt hại liên quan đến sản phẩm hỏng trong định mức như chi phí sửa chữa, trị giá của sản phẩm hỏng không sửa chữa được sau khi trừ phần phế liệu thu hồi … được tính vào giá thành của sản phẩm hoàn thành.
b.Sản phẩm hỏng ngoài định mức: bao gồm những sản phẩm hỏng vượt qua giới hạn cho phép do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan gây ra. Đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức thì các khoản thiệt hại về mặt chi phí liên quan đến nó không được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành mà xử lý tương ứng với những nguyên nhân gây ra.
1.2 Hạch toán
a. Đối với sản phẩm hỏng sửa chữa được:
Tuỳ sản phẩm hỏng nằm trong định mức hoặc ngoài định mức mà chi phí sửa chữa được hạch toán vào những khoản mục chi phí sản xuất phù hợp với nội dung của từng khoản chi sửa chữa để cuối kỳ kết chuyển vào giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ, hoặc theo dõi chi tiết chi phí sửa chữa để tổng hợp toàn bộ chi phí sửa chữa phát sinh, sau đó kết chuyển vào các đối tượng có liên quan.
*Nội dung và trình tự hạch toán
1) Tập hợp chi phí sửa chữa phát sinh:
Nợ TK 621. 622
Có TK liên quan
2) Kết chuyển để tổng hợp chi phí sửa chữa thực tế phát sinh:
Nợ TK 154(sản phẩm hỏng)
Có TK 621
Có TK 622
Có TK 627--->nếu có phân bổ chi phí sản xuất chung
3) Căn cứ vào kết quả xử lý để phản ánh:
Nợ TK 154 (sản phẩm đang chế tạo)àtính vào giá thành
Nợ TK 1388 àbắt bồi thường
Nợ TK 811 àTính vào chi phí khác
Có TK 154 (sản phẩm hỏng) àchi phí sửa chữa được
b. Đối với sản phẩm hỏng không sửa chữa được:
1) Căn cứ vào giá của sản phẩm hỏng không sửa chữa được ghi:
Nợ TK 154 (sản phẩm hỏng)
Có TK 154 (sản phẩm đang chế tạo) à phát hiện trong quá trình sàn xuất.
Có TK 155 àphát hiện trong kho thành phẩm
Có TK 157 àhàng gửi bán bị trả lại
Có TK 632 àhàng đã bán bị trả lại
2) Căn cứ vào giá trị phế liệu thu hồi được để ghi:
Nợ TK 152 (phế liệu)
Có TK 154 (sản phẩm hỏng)
3) Căn cứ vào kết quả xử lý khoản thiệt hại để ghi:
Nợ TK 154 (sản phẩm đang chế tạo) àtính vào giá thành sản phẩm
Nợ TK 1388 àbắt bồi thường
Nợ TK 811 àtính vào chi phí khác
Có TK 154 (sản phẩm hỏng) àkhoản thiệt hại về sản phẩm hỏng
Nhận xét: Việc sử dụng chi tiết của tài khoản 154 để theo dõi chi phí về sản phẩm hỏng là phù hợp với hệ thống kế toán Việt Nam hiện nay bởi chi phí về sản phẩm hỏng có thể được tính vào giá thành hoặc phải xử lý vào các tài khoản khác nhưng điều này không thể xác định ngay lúc phát sinh, nói cách khác việc xử lý chi phí về sản phẩm hỏng lại có sự gián đoạn về mặt thời gian kể từ lúc phát sinh chi phí đến lúc được xử lý để kết chuyển. Suy cho cùng chi phí về sản phẩm hỏng trong thời gian chưa xử lý là một phần trong chi phí sản xuất của doanh nghiệp mặc dù những chi phí ngoài dự kiến.
Sơ đồ hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức:
TK 1388,152…
TK152,153,334,338,241…
Giá trị phế liệu thu hồi
Và các khoản bồi thường
Giá trị sản phẩm hỏng
Không sửa chữa được
TK 632, 415...
TK 1381( SPHNĐM)
hỏng có thể sửa chữa được
Chi phí sửa chữa sản phẩm
Giá trị thiệt hại thực
về sản phẩm hỏng ngoài ĐM
TK 154,155,157,632
2.Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất.
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp có thể xảy ra những khoảng thời gian phải ngừng sản xuất do các nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan gây ra: thiết bị sản xuất bị hư hỏng, thiếu nguyên vật liệu, thiếu năng lượng, thiên tai hoả hoạn… Thời gian ngừng sản xuất là thời gian không tạo ra sản phẩm nhưng vẫn phát sinh nhiều loại chi phí để bảo vệ tài sản, bảo đảm đời sống cho người lao động, duy trì các hoạt động quản lý như tiền công lao động, khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo dưỡng. Những khoản chi ra trong thời gian này được coi là thiệt hại về ngừng sản xuất. Với những khoản chi phí về ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến, kế toán đã theo dõi ở tài khoản 335- Chi phí phải trả. Trường hợp ngừng sản xuất bất thường, các chi phí bỏ ra trong thời gian này do không được chấp nhận nên phải theo dõi riêng trên tài khoản 1381 ( chi tiết thiệt hại về ngừng sản xuất) tương tự như hạch toán sản phẩm hỏng ngoài định mức nói trên.Cuối kỳ sau khi trừ phần thu hồi (nếu có do bồi thường) giá trị thiệt hại thực tế sẽ được tính vào giá vốn hàng bán, vào chi phí khác hay trừ vào quỹ dự phòng tài chính. Các khoản chi phí phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất không tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm nên về nguyên tắc không thể tính vào trong giá thành sản phẩm mà đó là chi phí thời kỳ phải xử lý ngay trong kỳ kế toán.
Tuy nhiên trường hợp ngừng sản xuất theo kế hoạch có tính chất tạm thời ( do tính thời vụ, do để bảo dưỡng, sửa chữa máy móc…) và doanh nghiệp có lập dự toán chi phí của thời gian ngừng sản xuất thì kế toán căn cứ vào dự toán để trích trước tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Thật vậy, việc sửa chữa tài sản cố định là việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu của TSCĐ. Tồn tại hai dạng sửa chữa tài sản cố định trong doanh nghiệp: sửa chữa thường xuyên ( sửa chữa nhỏ) và sửa chữa lớn tài sản cố định.
- Sửa chữa nhỏ là sửa chữa các tài sản cố định có mức độ hư hỏng nhẹ nên kỹ thuật sửa chữa đơn giản, thời gian sửa chữa ngắn, chi phí sửa chữa thấp nên chi phí phát sinh được coi như khoản phí tổn và được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Sửa chữa lớn là sửa chữa các tài sản cố định có mức độ hư hỏng nặng nên kỹ thuật sửa chữa phức tạp, thời gian sửa chữa kéo dài và tài sản cố định phải ngưng hoạt động trong thời gian sửa chữa, chi phí sửa chữa phát sinh lớn nên không thể hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ mà phải phân bổ dần nhưng tối đa không quá 3 năm theo quy định hiện hành.
Khi doanh nghiệp thực hiện việc sửa chữa lớn tài sản cố định, lưu ý một số vấn đề sau:
- Đối với một số ngành có chi phí sửa chữa tài sản cố định lớn và phát sinh không đều giữa các kỳ, các năm, doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ với điều kiện sau khi trích trước doanh nghiệp vẫn đảm bảo kinh doanh có lãi. Doanh nghiệp phải lập kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
- Doanh nghiệp phải quyết toán chi phí sửa chữa tài sản cố định thực tế phát sinh với chi phí sửa chữa đã trích trước. Nếu chi phí sửa chữa tài sản cố định thực tế phát sinh lớn hơn chi phí đã trích trước thì phần chênh lệch được hạch toán toàn bộ hoặc được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh các kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm. Nếu chi phí sửa chữa tài sản cố định thực tế phát sinh nhỏ hơn chi phí đã trích trước thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Nâng cấp tài sản cố định: là hoạt động cải tạo, xây lắp, trang bị bổ sung thêm cho tài sản cố định nhằm nâng cao công suất, chât lượng sản phẩm, tính năng tác dụng của tài sản cố định so với mức ban đầu hoặc kéo dài thời gian sử dụng của tài sản cố định, đưa vào áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tài sản cố định so với trước. Các chi phí doanh nghiệp chi ra để nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng nguyên giá của tài sản cố định đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
a.Phương pháp hạch toán:
*Trường hợp ngừng sản xuất theo kế hoạch có tính chất tạm thời ( do tính thời vụ, do để bảo dưỡng, sửa chữa máy móc) và doanh nghiệp có lập dự toán chi phí của thời gian ngừng sản xuất thì kế toán căn cứ vào dự toán để trích trước tính vào chi phí sản xuất kinh doanh:
Nợ TK 622, 627
Có TK 335
Khi phát sinh chi phí thực tế ghi:
Nợ TK 335
Có TK 334, 338, 152…
Cuối niên độ phải điều chỉnh số trích trước theo số thực tế phát sinh:
- Nếu số trích trước > số thực tế thì kết chuyển chênh lệch ghi:
Nợ TK 335
Có TK 622, 627
- Nếu số trích trước < số thực tế thì khoản chênh lệch được tính vào chi phí:
Nợ TK 622, 627
Có TK 335
*Trường hợp ngừng sản xuất phát sinh bất thường ngoài dự kiến
Các khoản chi phí phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất ghi:
Nợ TK 811
Có TK 334, 338, 152…
Các khoản thu được do bắt bồi thường thiệt hại ghi:
Nợ TK 111, 112, 1388
Có TK 711
b.Sơ đồ hạch toán tổng hợp thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch:
sản xuất ngoài kế hoạch
trong thời gian ngừng
Cá nhân gây ra ngừng sx
Giá trị bồi thường của tập thể
TK 1388, 111…
TK334,338,152,214
TK 632, 415
Tập hợp chi phí chi ra
sản xuất
Thiệt hại về ngừng
TK1381( THNSX)
PHẦN II
KẾ TOÁN THIỆT HẠI TRONG XÂY LẮP
Thiệt hại trong xây lắp bao gồm thiệt hại phá đi làm lại và thiệt hại ngừng sản xuất. Việc hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất giống như trong doanh nghiệp công nghiệp công nghiệp. Đối với thiệt hại về phá đi, làm lại kế toán cần mở sổ theo dõi riêng.
Trong quá trình thi công xây lắp có thể có phát sinh khoản thiệt hại phá đi làm lại do bên A, bên doanh nghiệp xây lắp gây ra hoặc do nguyên nhân khách quan.
*Do bên A gây ra:
Chủ đầu tư thay đổi thiết kế, kết cấu công trình
Nếu khối lượng phá đi làm lại lớn, có dự toán riêng xem như tiêu thụ khối lượng xây lắp đó.
Nếu khối lượng phá đi làm lại nhỏ: bên A phải bồi thường thiệt hại
*Do doanh nghiệp xây lắp gây ra:
- Nếu xác định được người chịu trách nhiệm bồi thường phải theo dõi khoản thu hồi.
- Nếu không xác định được người chịu trách nhiệm bồi thường phải theo dõi chờ xử lý.
Và khi xác định được nguyên nhân thì phải kết chuyển vào các tài khoản có liên quan.
*Do sự kiện khách quan:
Thiên tai, hoả hoạn…phải theo dõi chờ xử lý và sau đó căn cứ vào quyết định xử lý để tính vào chi phí bất thường…
Như vậy, chi phí sản xuất xây lắp sau khi tập hợp theo từng khoản mục: chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí sử dụng máy thi công trên các tài khoản 621, 622, 623 sẽ được kết chuyển vào tài khoản 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh. Khi có khối lượng công tác xây lắp hoàn thành bàn giao thì doanh nghiệp tiến hành tính giá thành thực tế sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao.
1.Tổng hợp chi phí
Nợ TK 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang( chi tiết xây lắp)
Có TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK 622: chi phí sử dụng máy thi công
Có TK 627: chi phí sản xuất chung
2. Thiệt hại trong sản xuất, ghi giảm chi phí:
Nợ TK 138 : phải thu khác( số thiệt hại phải thu)
Nợ TK 334 : trừ vào lương của công nhân viên
Nợ TK 811 : chi phí khác
Nợ TK 131 : khoản phải thu ( số thiệt hại phải thu của chủ đầu tư)
Có TK 154 : chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
3. Phế liệu thu hồi nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 152 : nguyên vật liệu theo giá có thể thu hồi
Có TK 154 : chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
4. Trường hợp vật liệu thừa và phế liệu thu hồi không qua nhập kho mà tiêu thụ ngay, kế toán phản ánh khoản thu bán vật liệu thừa và phế liệu, ghi giảm chi phí:
Nợ TK 111 : Tổng giá thanh toán bằng tiền mặt
Nợ TK 112 : Tổng giá thanh toán bằng TGNH
Nợ TK 131 : Tổng giá thanh toán phải thu của khách hàng
Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp
Có TK 154 : chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
5. Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ bàn giao hay chờ tiêu thụ hay đã bàn giao, kế toán ghi:
Nợ TK 155 : thành phẩm(1551- sản phẩm xây lắp)
Nợ TK 632 : giá vốn hàng bán
Có TK 154 : chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Hạch toán chi phí bảo hành công trình, theo quy định, nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm bào hành công trình. Nội dung bảo hành công trình bao gồm: khắc phục, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết hoặc khi công trình vận hành, sử dụng không bình thường do lỗi của nhà thầu gây ra. Thời gian bảo hành công trình được xác định theo loại và cấp công trình.
6. Khi trích trước chi phí sửa chữa và bảo hành công trình ghi:
Nợ TK 627 : chi phí sản xuất chung
Có TK 335: chi phí phải trả
7. Khi phát sinh chi phí sửa chữa và bảo hành công trình, như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung, kế toán phản ánh vào các tài khoản chi phí có liên quan.
Nợ TK 621 : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nợ TK 622 : chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 623 : chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 627 : chi phí sản xuất chung
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 152, 153, 214, 334, 338…
8. Cuối kỳ kết chuyển chi phí thực tế phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động sửa chữa và bảo hành công trình xây lắp để tập hợp chi phí sửa chữa và bảo hành và tính giá công trình bảo hành:
Nợ TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang( chi tiết xây lắp)
Có TK 621 : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK 622 : chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 623 : chi phí sử dụng máy thi công
Có TK 627 : chi phí sản xuất chung
9. Khi công việc sửa chữa và bảo hành công trình hoàn thành bàn giao cho khách hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 335 : chi phí phải trả
Có TK 154 : chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
10. Hết thời hạn bảo hành công trình xây dựng, lắp đặt nếu công trình không phải bảo hành hoặc số trích trước chi phí bảo hành công trình lớn hơn chi phí thực tế phát sinh phải hoàn nhập số trích trước về chi phí bảo hành còn lại.
Nợ TK 335 : chi phí phải trả
Có TK 711 : thu nhập khác
Kế toán bàn giao công trình, đặc điểm của tiêu thụ sản phẩm xây lắp trong xây dựng cơ bản: quá trình tiêu thụ sản phẩm xây lắp là quá trình bàn giao công trình sản phẩm tiêu thụ trong xây dựng cơ bản có thể là công trình hoàn thành hay hoàn thành theo giai đoạn quy ước ( tuỳ theo phương pháp lập